Ôm hận vì thương lái Trung Quốc

Với chiêu bài trữ hàng giá rẻ, đặt hàng giá cao, một số thương lái Trung Quốc khiến thị trường hồ tiêu ở khu vực Tây Nguyên rối loạn.
  • Theo phản ánh của nhiều chủ đại lý thu mua hồ tiêu, có thời điểm, các thương lái Trung Quốc ồ ạt đặt hàng với giá cao hơn trị trường từ 3.000-10.000 đồng/kg. Thậm chí, tiêu lép cũng được thu mua với giá gần bằng tiêu chắc, còn tạp chất của tiêu được mua với giá 15.000 đồng/kg.
“Ôm” tiêu... đợi giá

Chị N., chủ doanh nghiệp nông sản H.P. (xã Ea Hur, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk) cho biết cách đây khoảng 3 tuần, giá tiêu trên mạng khoảng 180.000 đồng/kg nhưng giá trong vùng lên đến 190.000 đồng/kg. Lúc đó, nghĩ do mất mùa, sản lượng giảm sút, cung không đủ cầu nên giá lên, chị chấp nhận mua giá cao để chờ cơ hội.

4-chot-1429375453629.jpg
Rất nhiều doanh nghiệp đang “ôm” hàng trăm tấn bụi tiêu còn thương lái thì vắng bóng

“Có nhiều người tới đặt hàng bụi tiêu (gồm các tạp chất như bụi đất, lá, núm tiêu...) với giá khoảng 15.000 đồng/kg và tiêu lép (loại 3) với giá gần bằng tiêu chắc (loại 1) nên tôi cũng cố gắng đi thu mua về trữ bán dần. Không hiểu sao khoảng 1 tuần trở lại đây không thấy bóng dáng các thương lái thu mua tiêu lép và bụi tiêu. Với giá như hiện nay, chỉ tính riêng 50 tấn tiêu lép, chúng tôi đã lỗ trên 500 triệu đồng. Đó là chưa kể 20 tấn bụi tiêu đang nằm trong kho đã gần cả tháng” - chị N. lo lắng.

Theo ông Hồ Hữu Hải, chủ DNTN DV Hải Dung (xã Ea Ning, huyện Cư Kuin), thời gian gần đây xuất hiện nhiều thương lái Trung Quốc thu mua hồ tiêu cao hơn giá thị trường từ 3.000-5.000đồng/kg. Điều này khiến các doanh nghiệp trong vùng không mua được hàng, ảnh hưởng đến các hợp đồng đã ký trước đó.

“Điều đáng lo ngại là điệp khúc giá tiêu tăng vọt xảy ra trong ít ngày rồi lại xuống thấp diễn ra trong một thời gian ngắn khiến thị trường rối loạn. Hiện doanh nghiệp còn tồn rất nhiều tiêu lép và bụi tiêu nhưng các đầu mối ngưng thu mua khiến chúng tôi đứng ngồi không yên” - ông Hải than thở.

Điều tra làm rõ động cơ, mục đích

Theo ông Huỳnh Ngọc Dương, Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Đắk Lắk, thời gian gần đây, thị trường hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk rất “nóng”. Có thời điểm, các thương lái, doanh nghiệp tranh mua, tranh bán với giá cao hơn giá trị trường. Hậu quả là các doanh nghiệp xuất khẩu chân chính không mua được hàng phải chịu thiệt hại lớn.

Qua nắm tình hình, Sở Công Thương nhận thấy có tình trạng thương lái Trung Quốc tung chiêu bài mua bán xoay vòng để hưởng lợi khiến giá hồ tiêu rối loạn. Ông Dương nêu ví dụ: “Cách đây khoảng 3 tuần, họ mua sẵn 1 lô hàng khoảng 100 tấn với giá 175.000 - 180.000 đồng/kg. Sau đó, họ đến đại lý A đặt mua 1 lô hàng khoảng vài chục tấn với giá 185.000 đồng/kg và chỉ đặt cọc một ít với yêu cầu “gom nhanh, lấy ngay”. Tương tự, họ lại tới đại lý B đặt tiếp lô hàng khác với giá 190.000 đồng/kg. Khi đã đẩy giá hồ tiêu lên cao, họ không tới lấy hàng, chấp nhận mất tiền cọc và tung ra thị trường lô hàng giá thấp đã có”.

Ông Dương cho biết dù lỗ nặng nhưng sợ ảnh hưởng đến việc kinh doanh nên các doanh nghiệp không báo cho cơ quan chức năng khiến việc giám sát những thương lái Trung Quốc gặp không ít khó khăn. Sắp tới, Sở Công Thương tỉnh Đắk Lắk sẽ tổ chức cuộc họp với chủ các doanh nghiệp, đại lý thu mua nông sản và đề nghị họ thông báo ngay khi thị trường có những biến động lớn về giá cả. “Sau khi tiếp nhận, sở sẽ cho lực lượng quản lý thị trường phối hợp với cơ quan thuế, công an điều tra xem có tình trạng gian lận thương mại, phá hoại không để có hướng xử lý” - ông Dương nói.

Theo ông Dương, tình trạng nêu trên cũng từng xảy ra với nhiều mặt hàng khác. “Có những thời điểm cà phê chỉ 35.000 đồng nhưng họ thu mua với giá 45.000 đồng. Hậu quả là chúng ta chịu thiệt hại với nhau, còn lợi nhuận thì họ cầm đi mất” - ông Dương băn khoăn.
Bài và ảnh: CAO NGUYÊN
Nguồn: www.nld.com.vn/
 


Trong vụ này nông dân được hưởng lợi rồi,thương lái Việt,nhà phân phối nhỏ chết vì đang còn ôm hàng.Tính ra chiêu trò này của thương lái China vẫn chưa lạc hậu.
 
“Cách đây khoảng 3 tuần, họ mua sẵn 1 lô hàng khoảng 100 tấn với giá 175.000 - 180.000 đồng/kg. Sau đó, họ đến đại lý A đặt mua 1 lô hàng khoảng vài chục tấn với giá 185.000 đồng/kg và chỉ đặt cọc một ít với yêu cầu “gom nhanh, lấy ngay”. Tương tự, họ lại tới đại lý B đặt tiếp lô hàng khác với giá 190.000 đồng/kg. Khi đã đẩy giá hồ tiêu lên cao, họ không tới lấy hàng, chấp nhận mất tiền cọc và tung ra thị trường lô hàng giá thấp đã có”.
Chiêu thức lừa đảo quá ranh ma!
Theo mình thì các thương lái nên đối phó với nạn lừa đảo này bằng cách ":đặt cọc bao nhiêu thì gom hàng bấy nhiêu"
 
Trong vụ này nông dân được hưởng lợi rồi,thương lái Việt,nhà phân phối nhỏ chết vì đang còn ôm hàng.Tính ra chiêu trò này của thương lái China vẫn chưa lạc hậu.
Nông dân trồng tiêu được lợi, nông dân ăn tiêu phải mua giá cao để ăn. Nông dân ăn tiêu nhiều hơn nông dân trồng tiêu ---suy ra nông dân ko được lợi gì cả.
 
Nông dân trồng tiêu được lợi, nông dân ăn tiêu phải mua giá cao để ăn. Nông dân ăn tiêu nhiều hơn nông dân trồng tiêu ---suy ra nông dân ko được lợi gì cả.
Cả nhà bạn 1 tháng ăn hết bao nhiêu tiêu?
Trồng tiêu mà để bán trong nước thì bây giờ chắc nó cũng đổ bờ như các mặt hàng nông sản kia.
Toàn suy luận vớ vẩn.
 
“Cách đây khoảng 3 tuần, họ mua sẵn 1 lô hàng khoảng 100 tấn với giá 175.000 - 180.000 đồng/kg. Sau đó, họ đến đại lý A đặt mua 1 lô hàng khoảng vài chục tấn với giá 185.000 đồng/kg và chỉ đặt cọc một ít với yêu cầu “gom nhanh, lấy ngay”. Tương tự, họ lại tới đại lý B đặt tiếp lô hàng khác với giá 190.000 đồng/kg. Khi đã đẩy giá hồ tiêu lên cao, họ không tới lấy hàng, chấp nhận mất tiền cọc và tung ra thị trường lô hàng giá thấp đã có”.
Chiêu thức lừa đảo quá ranh ma!
Theo mình thì các thương lái nên đối phó với nạn lừa đảo này bằng cách ":đặt cọc bao nhiêu thì gom hàng bấy nhiêu"
Người hoa buôn bán rất giỏi.chỉ trách ta sao dễ bị lừa
 
Với chiêu bài trữ hàng giá rẻ, đặt hàng giá cao, một số thương lái Trung Quốc khiến thị trường hồ tiêu ở khu vực Tây Nguyên rối loạn.
  • Theo phản ánh của nhiều chủ đại lý thu mua hồ tiêu, có thời điểm, các thương lái Trung Quốc ồ ạt đặt hàng với giá cao hơn trị trường từ 3.000-10.000 đồng/kg. Thậm chí, tiêu lép cũng được thu mua với giá gần bằng tiêu chắc, còn tạp chất của tiêu được mua với giá 15.000 đồng/kg.
“Ôm” tiêu... đợi giá

Chị N., chủ doanh nghiệp nông sản H.P. (xã Ea Hur, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk) cho biết cách đây khoảng 3 tuần, giá tiêu trên mạng khoảng 180.000 đồng/kg nhưng giá trong vùng lên đến 190.000 đồng/kg. Lúc đó, nghĩ do mất mùa, sản lượng giảm sút, cung không đủ cầu nên giá lên, chị chấp nhận mua giá cao để chờ cơ hội.

4-chot-1429375453629.jpg
Rất nhiều doanh nghiệp đang “ôm” hàng trăm tấn bụi tiêu còn thương lái thì vắng bóng

“Có nhiều người tới đặt hàng bụi tiêu (gồm các tạp chất như bụi đất, lá, núm tiêu...) với giá khoảng 15.000 đồng/kg và tiêu lép (loại 3) với giá gần bằng tiêu chắc (loại 1) nên tôi cũng cố gắng đi thu mua về trữ bán dần. Không hiểu sao khoảng 1 tuần trở lại đây không thấy bóng dáng các thương lái thu mua tiêu lép và bụi tiêu. Với giá như hiện nay, chỉ tính riêng 50 tấn tiêu lép, chúng tôi đã lỗ trên 500 triệu đồng. Đó là chưa kể 20 tấn bụi tiêu đang nằm trong kho đã gần cả tháng” - chị N. lo lắng.

Theo ông Hồ Hữu Hải, chủ DNTN DV Hải Dung (xã Ea Ning, huyện Cư Kuin), thời gian gần đây xuất hiện nhiều thương lái Trung Quốc thu mua hồ tiêu cao hơn giá thị trường từ 3.000-5.000đồng/kg. Điều này khiến các doanh nghiệp trong vùng không mua được hàng, ảnh hưởng đến các hợp đồng đã ký trước đó.

“Điều đáng lo ngại là điệp khúc giá tiêu tăng vọt xảy ra trong ít ngày rồi lại xuống thấp diễn ra trong một thời gian ngắn khiến thị trường rối loạn. Hiện doanh nghiệp còn tồn rất nhiều tiêu lép và bụi tiêu nhưng các đầu mối ngưng thu mua khiến chúng tôi đứng ngồi không yên” - ông Hải than thở.

Điều tra làm rõ động cơ, mục đích

Theo ông Huỳnh Ngọc Dương, Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Đắk Lắk, thời gian gần đây, thị trường hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk rất “nóng”. Có thời điểm, các thương lái, doanh nghiệp tranh mua, tranh bán với giá cao hơn giá trị trường. Hậu quả là các doanh nghiệp xuất khẩu chân chính không mua được hàng phải chịu thiệt hại lớn.

Qua nắm tình hình, Sở Công Thương nhận thấy có tình trạng thương lái Trung Quốc tung chiêu bài mua bán xoay vòng để hưởng lợi khiến giá hồ tiêu rối loạn. Ông Dương nêu ví dụ: “Cách đây khoảng 3 tuần, họ mua sẵn 1 lô hàng khoảng 100 tấn với giá 175.000 - 180.000 đồng/kg. Sau đó, họ đến đại lý A đặt mua 1 lô hàng khoảng vài chục tấn với giá 185.000 đồng/kg và chỉ đặt cọc một ít với yêu cầu “gom nhanh, lấy ngay”. Tương tự, họ lại tới đại lý B đặt tiếp lô hàng khác với giá 190.000 đồng/kg. Khi đã đẩy giá hồ tiêu lên cao, họ không tới lấy hàng, chấp nhận mất tiền cọc và tung ra thị trường lô hàng giá thấp đã có”.

Ông Dương cho biết dù lỗ nặng nhưng sợ ảnh hưởng đến việc kinh doanh nên các doanh nghiệp không báo cho cơ quan chức năng khiến việc giám sát những thương lái Trung Quốc gặp không ít khó khăn. Sắp tới, Sở Công Thương tỉnh Đắk Lắk sẽ tổ chức cuộc họp với chủ các doanh nghiệp, đại lý thu mua nông sản và đề nghị họ thông báo ngay khi thị trường có những biến động lớn về giá cả. “Sau khi tiếp nhận, sở sẽ cho lực lượng quản lý thị trường phối hợp với cơ quan thuế, công an điều tra xem có tình trạng gian lận thương mại, phá hoại không để có hướng xử lý” - ông Dương nói.

Theo ông Dương, tình trạng nêu trên cũng từng xảy ra với nhiều mặt hàng khác..... “Có những thời điểm cà phê chỉ 35.000 đồng nhưng họ thu mua với giá 45.000 đồng. Hậu quả là chúng ta chịu thiệt hại với nhau, còn lợi nhuận thì họ cầm đi mất” - ông Dương băn khoăn.
Bài và ảnh: CAO NGUYÊN
Nguồn: www.nld.com.vn/
Trung quốc lắm trò....lắm chiêu..!
 
Đây cũng là do hám lợi mà thôi. Nói chuyện này tôi lại nhớ chuyện về viên ngọc quí.
Ở một tiệm buôn bán đá quí mới mua được 1 viên ngọc giá 2 ngàn đô la. Thì có 1 người đến mua giá 2,5 ngàn đô . Và nói rằng, nếu chủ tiệm mua được 1 viên ngọc y như thế này, để thành 1 đôi thì anh ta sẽ mua viên sau với giá 3 ngàn đô. Hứa hẹn sau 1 tháng trôi qua anh đến hỏi chủ tiệm. Vẫn chưa có viên ngọc y như anh anh tìm, để làm tin anh ta đưa cọc cho thủ tiệm 500 đô la để làm tin. Rồi tháng tiếp theo anh lại đến và đưa thêm 2 trăm đô la nữa, mà vẫn chưa có viên ngọc. Anh ta tăng giá viên ngọc sau lên tới 6 ngàn đô, và tăng dần sau mấy lần đến. Chủ tiệm quá tin vì thấy anh này đến nhiều lần là có thiện chí để mua.
- Rồi một ngày nọ có 1 người đến bán viên ngọc giống như viên ngọc anh ta đặc mua với giá 7 ngàn đô la. Chủ tiệm mua ngay với giá 6,5 ngàn đô.
- Thế rồi gọi mãi, chờ mãi... anh mua ngọc vẫn biệt tâm.
- Cuối cùng xem kỹ lại viên ngọc mới mua này, chính là viên ngọc mà chủ tiệm đã bán ra trước đó. Cuối cùng gì hám lợi mà quên đi cách tính toán của mình
 
Hi hi...mua 100 tấn hồ tiêu ở điểm A với giá 180k,rồi mua tiếp 20 tấn ở chỗ B với giá 185k,rồi lại mua tiếp chỗ C 10 tấn với giá 190k.Đặt cọc 2 điểm B và C để làm tin,không đáng kể,nhưng vì lái Việt ăn tham nên mắc bẫy ngay,nhưng thật sự ở đây thì thằng B và thằng C mắc bẫy.
Khi mà đã tạo cơn sốt ảo cho thị trường,thì chúng lui về âm thầm bán 100 tấn hồ tiêu ra thị trường với giá 183k,lúc này thì thằng B và thằng C tranh nhau mua để đủ số lượng giao cho khách hàng,lại có lời nhiều nữa.
Bài toán lừa đảo khuất mắt dân buôn,vì lợi nhuận cao làm mờ mắt nên dân lái buôn Việt còn bị nhiều nữa.
 
Tham ăn thì phải chịu. Cuộc chơi rất rõ ràng, quan trọng là không chịu mở mắt, chỉ thích nhắm lại thôi.
Nói người khác lừa, hãy xem lại có phải tự bản thân đang lừa mình
 
Đây cũng là do hám lợi mà thôi. Nói chuyện này tôi lại nhớ chuyện về viên ngọc quí.
Ở một tiệm buôn bán đá quí mới mua được 1 viên ngọc giá 2 ngàn đô la. Thì có 1 người đến mua giá 2,5 ngàn đô . Và nói rằng, nếu chủ tiệm mua được 1 viên ngọc y như thế này, để thành 1 đôi thì anh ta sẽ mua viên sau với giá 3 ngàn đô. Hứa hẹn sau 1 tháng trôi qua anh đến hỏi chủ tiệm. Vẫn chưa có viên ngọc y như anh anh tìm, để làm tin anh ta đưa cọc cho thủ tiệm 500 đô la để làm tin. Rồi tháng tiếp theo anh lại đến và đưa thêm 2 trăm đô la nữa, mà vẫn chưa có viên ngọc. Anh ta tăng giá viên ngọc sau lên tới 6 ngàn đô, và tăng dần sau mấy lần đến. Chủ tiệm quá tin vì thấy anh này đến nhiều lần là có thiện chí để mua.
- Rồi một ngày nọ có 1 người đến bán viên ngọc giống như viên ngọc anh ta đặc mua với giá 7 ngàn đô la. Chủ tiệm mua ngay với giá 6,5 ngàn đô.
- Thế rồi gọi mãi, chờ mãi... anh mua ngọc vẫn biệt tâm.
- Cuối cùng xem kỹ lại viên ngọc mới mua này, chính là viên ngọc mà chủ tiệm đã bán ra trước đó. Cuối cùng gì hám lợi mà quên đi cách tính toán của mình
Đúng là phương thức Bỏ con săn sắt, bắt con cá rô. Phương thức kinh doanh có trăm phương ngàn kế, ko muốn thiệt thì chỉ có cách từ bỏ tham lam thôi.
 
“Cách đây khoảng 3 tuần, họ mua sẵn 1 lô hàng khoảng 100 tấn với giá 175.000 - 180.000 đồng/kg. Sau đó, họ đến đại lý A đặt mua 1 lô hàng khoảng vài chục tấn với giá 185.000 đồng/kg và chỉ đặt cọc một ít với yêu cầu “gom nhanh, lấy ngay”. Tương tự, họ lại tới đại lý B đặt tiếp lô hàng khác với giá 190.000 đồng/kg. Khi đã đẩy giá hồ tiêu lên cao, họ không tới lấy hàng, chấp nhận mất tiền cọc và tung ra thị trường lô hàng giá thấp đã có”.
Chiêu thức lừa đảo quá ranh ma!
Theo mình thì các thương lái nên đối phó với nạn lừa đảo này bằng cách ":đặt cọc bao nhiêu thì gom hàng bấy nhiêu"
OK. Đồng ý với Bác quan điểm này.
làm thế này thì sao chúng nó quay được dân mình.
 
Chiêu trò này thường dùng cho 2 đối tượng
A- Đang tồn 1 lượng hàng lớn,phẩm chất kém không tiêu thụ được
B- Người trong nghành buôn bán nông lâm sản,rất hiểu rõ về nghành này,đang cần kiếm ngay 1 lượng tiền để quay vòng vốn.
+ Cũng có thể là người Việt Nam,hoặc người Trung Quốc,nhưng chắc chắn là 1 tay buôn lớn. Thành phần này cần phải điều tra tìm ra ,công khai thông tin để tẩy chay. Chứ bắt đc chưa chắc đã xử được
 
Cái cách tính cùi bắp này mà nói của trung quốc. Mua 180 bán ra cao tay 185 đi lời có mấy % còn phải trừ tiền đặc cọc nữa thì kiếm dc mấy , cái bài toán bỏ vốn nhiều mà lời ít ntn thì chắc là người vn làm chứ đẳng cấp như thằng trung quốc thì chúng chả thèm.
Trung quốc thì như những vụ lá điều, con đĩa , .. vốn 1 thì phải lời năm bảy
 
tiêu lép, cuống tiêu, cùi tiêu.....mà vẫn bán đc, ngoài chợ chỉ bán tiêu say. giống như có người mua heo nái ( heo già sinh sản kém) nhưng ngoài chợ lại không có cửa hàng thịt bán thịt heo nái .chắc người ta mua về đổ đi hết rồi........
 
Last edited by a moderator:
Chiêu này thằng trung cẩu nó luôn dùng với dân mình mà sao mãi vẫn mắc vào???
 
Tôi có đọc một bài về điều hành giá cả thị trường xin trích lên đây cho mọi người bày tỏ quan điểm.
Ai đang thực sự điều hành giá cả thị trường?
Cách đây 5 năm, trong khi sang Trung Quốc làm việc, tôi có được xem một bộ phim về các loại dưa hấu của Trung Quốc. Họ có tới 200 loại và số lượng thu hoạch hằng năm rất lớn. Khi đi trên đường phố ở các thành phố hoặc các thị trấn nhỏ, tôi cũng thường thấy rất nhiều quầy bán dưa hấu. Năm nay tôi cũng thấy họ bán với giá như nhiều năm trước: 1 NDT/1 cân Trung Quốc - tức 500g, theo giá hiện nay 1 NDT khoảng 3.300 đồng, tức 1kg bán lẻ trên đường phố giá 6.600 đồng, trong khi đó ở các chợ Hà Nội, giá bán là 10.000 - 18.000 đồng/kg, còn trong siêu thị là 20.000 đồng/kg. Trong khi cùng lúc tại ruộng Phú Yên bà con nông dân đang chỉ bán được giá 500 đồng/kg, trên ruộng miền Tây Nam Bộ giá 1.000 đồng – 2.000 đồng /kg. Tại sao người Việt Nam lại phải ăn dưa hấu với giá rất cao mà lại xuất khẩu sang Trung Quốc với giá rất rẻ mạt?

Tôi nhớ rằng năm 2010, ở biên giới Lạng Sơn, lúc đầu người ta xuất khẩu dưa hấu sang Trung Quốc với giá 5.000 đồng/kg, sau đó xuống còn 3.000 đồng/kg trong khi ở Hà Nội tôi phải mua với giá 16.000 đồng/kg. Khi dưa hấu bị ứ đọng vài ngày, người ta vứt dưa hấu xuống đường cùng với rơm rạ lót. Tại sao các chủ hàng không quay ngược xe để bán tại Hà Nội hoặc các thành phố, thị tứ, địa phương khác?
Năm nay có điều hơi lạ là từ những ngày đầu tháng 2, trên rất nhiều trục đường vành đai quanh Hà Nội đã thấy dưa hấu bán với giá 10.000 đồng/kg. Một người khe khẽ trả lời những câu hỏi của tôi: “Cháu phải lót tay mới được bán ở đây đấy ông ạ!”.
Cũng tương tự, ngày 12.5.2013, một đoàn các nhà khoa học của Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam xuống Phủ Lý thăm những vườn rau trồng rất ít sâu bệnh, sản lượng cao hơn, chất lượng tốt hơn dù không dùng thuốc trừ sâu. Họ không ngờ rằng, những cây xà lách trái mùa đường kính khoảng 20cm ăn rất ngon chỉ với giá 1.000 đồng/kg ở thành phố Phủ Lý trong khi đó chỉ cần đi xe buýt 90 phút lên đến Giáp Bát, giá đã là 15.000 đồng/kg. Một vị viện sĩ hỏi: “Tại sao bà con không đem rau ra Hà Nội bán ?”, mọi người nhìn nhau không ai trả lời. Một người nói nhỏ: “Cháu đi thì hết về với chồng!”.
Cách đây không lâu, su su An Lão, Hải Phòng bán tại ruộng giá 500 đồng/kg, trong khi ở chợ Mơ Hà Nội giá 10.000 đồng/kg. Nhiều nhà có xe ôtô nhưng không thể đem su su lên Hà Nội được.
Nghe đâu ximăng trong nước bán đắt hơn nhiều so với ximăng xuất khẩu. Người bảo là có thật, kẻ bảo điều đó là không đúng. Chẳng ai có thể thuyết phục được người khác lời mình là đúng. Còn hôm nay vợ tôi đi chợ mua 17.000 đồng/kg gạo, trong khi các báo đang rầm rộ đưa tin nông dân Đồng Tháp bán thóc xuất khẩu chỉ được 4.500 đồng/kg - tức khoảng 8.000đ/kg gạo.
Người nước ngoài mua gạo của VN sản xuất ra rẻ hơn chúng ta phải mua gạo trên chính đất nước mình. Còn người làm ra thóc gạo đang không bán được ra thị trường thóc gạo với giá mà người tiêu dùng đang phải mua.
Ai đang thực sự điều hành giá cả trên thị trường? Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang đứng ở đâu trên thị trường hàng hóa nông sản? Hãy làm cho người Việt Nam được mua nông sản Việt Nam rẻ hơn người nước ngoài mua nông sản Việt Nam xuất khẩu đi!
TS Nguyễn Văn Khải/ Báo Lao Động
 


Back
Top