Phát triển HTX dịch vụ NN, Hướng đi cho NN Việt Nam

  • Thread starter kvandiep
  • Ngày gửi
Nếu việc thuê, mua đất để tạo thành một cánh đồng lớn gặp khó khăn, vậy thì hãy làm thuê cho nông dân trên tất cả những cánh đồng nhỏ

Từ các HTX nông nghiệp cũ bắt đầu từ những những cửa hàng vật tư nông nghiệp cung ứng giống, phân bón, thuốc bvtv. đến nay ở chỗ mình đã có nhiều HTX đầu tư mua máy cày, máy cấy, máy gặt đập liên hợp... để làm dịch vụ cho bà con nông dân xã viên. Làm dịch vụ từ khâu cày bừa, làm mạ, cho tới cấy người dân chỉ cần ra đồng nhận ruộng đã cấy xong. phun thuốc trừ sâu và lấy nước cũng làm dịch vụ rồi .Tới thời kỳ thu hoạch lại làm dịch vụ gặt đập liên hợp bà con chỉ việc đứng đầu bờ nhận thóc. làm ruộng bây giờ chỉ cần bón phân với làm cỏ thôi.

Nếu tiến thêm một bước nữa làm trọn gói thì người dân chỉ cần ra ruộng nhận sản phẩm thôi, còn HTX thì có cả cánh đồng lớn để áp dụng máy móc vào.
Tuy vậy các HTX hiện nay còn thiếu vốn đầu tư thiết bị, thiếu kỹ thuật vận hành. Khâu làm cỏ, bón phân tốn nhiều công lao động dẫn tới giá dịch vụ cao nên khó áp dụng với cây lúa. Xong nếu có đủ vốn và kỹ thuật việc thuyết phục người dân trồng cây giá trị cao là không quá khó.

Tại sao phải hợp tác với HTX làm dịch vụ chứ không phải doanh nghiệp tự làm? vì HTX có tiếng nói trong dân hơn doanh nghiệp nhiều.
 
Đúng rồi, nhưng bạn có thể phân tích và bình luận rõ hơn, lập luận rõ ràng hơn, làm nổi bất hơn, làm sáng tỏ hơn ko?
 
Hướng đi thụt lùi thì có. Cái gì dân cũng thuê cuối vụ mất mùa bỏ tiền túi ra mà trả. Mất mùa chán quá không làm đất bỏ hoang hóa, HTX thuê được nhà này không thuê được nhà bên cạnh..cuối cùng là cánh đồng lớn nhưng lủng lỗ khắp nơi. Nông dân nhiều người chỉ cho thuê 1-2 năm chứ lâu hơn thì không chịu cho. Có nhiều người tốt bụng đến nỗi cho làm không, nhưng ký hợp đồng thuê thì không bao giờ chịu. Cuối cùng nền nông nghiệp Việt Nam sẽ lụn bại vì đất thì bỏ hoang nhưng không ai thuê mướn canh tác được.
 
mình ko giỏi văn ko biết nói thế nào, trước hết nói về HTX nếu chỗ bạn chưa có. chủ nghiệm HTX do dân bầu, thường là trưởng, phó thôn hoặc cán bộ nông nghiệp xã kiêm luôn. nói chung là sử dụng tập thể để xử lý cá nhân ko tuân theo đc. HTX cũng ko phải mới, tra trên mạng ra nhan nhản.
Hiện giờ các HTX đang phát triển cả về chất lượng và số lượng, nhưng còn khá chậm.
- đối với phía bắc thành lập HTX chủ yếu là do chính quyền tác động vì có quá nhiều hộ trên 1 cánh đồng.
- đối với chỗ có htx rồi thì, mọi người có thể liên hệ cung cấp các dịch vụ với giá rẻ hơn thị trường(do diện tích lớn và ổn định).
- Với htx đã có đủ vốn, kinh nghiệm và uy tín thì nhận trồng thuê trọn gói từ a-z kèm theo bảo đảm năng xuất tối thiểu.
 
HTX sao lại là thụt lùi??? Ở các nước phát triển ngta cũng HTX đấy thôi, nhưng chẳng qua tên khác chứ mô hình có mấy khác? Hơn nhau ở khâu quản lý và phát triển thôi.
 
HTX sao lại là thụt lùi??? Ở các nước phát triển ngta cũng HTX đấy thôi, nhưng chẳng qua tên khác chứ mô hình có mấy khác? Hơn nhau ở khâu quản lý và phát triển thôi.
Ở nước ngoài chủ yếu là hình thức công ty bạn ơi. Hoặc là cá nhân luôn. HTX chỉ có ở mấy nước nghèo với đang phát triển thôi.
 
Ở nước ngoài chủ yếu là hình thức công ty bạn ơi. Hoặc là cá nhân luôn. HTX chỉ có ở mấy nước nghèo với đang phát triển thôi.
thế bạn nghĩ ở nước ngoài các công ty làm việc ko có liên kết gì ah. có nc nào một cánh đồng hàng nghìn ông chủ ko?.
nhiều người hợp tác gọi là htx thôi, cứ phải thắc mắc.
 
Theo tôi, cần giải thích từ ngữ, phân tích phương án kinh doannh, chúng ta cần phân biệt hộ kinh doanh DVNN, Cty kinh doanh DVNN, HTX DVNN là các chủ thể kinh doanh nhằm mục tiêu lợi nhuận. Chúng ta không nên nhầm lẫn cái HTX với sự giúp đỡ nông dân, hướng dẫn nông dân, cho không nông dân, trợ giúp nông dân, cộng đồng gồm tập hợp các nông dân. HTX ở đây là tập hợp các xã viên cùng kinh doanh dịch vụ nhằm thu lợi nhuận bằng cách lấy tiền của nông dân, nông dân phải trả tiền cho một công việc mà đáng lẽ họ phải tự làm lấy bằng tay chân, thì có một đơn vị đứng ra làm dịch vụ và họ phải trả tiền cho dịch vụ đó, nếu không trả tiền dịch vụ, nếu không thuê dịch vụ, thì tự họ làm lấy bằng tay chân hoặc tự sắm lấy máy móc về mà làm (1 năm làm 1 ngày đắp chiếu 364 ngày).
Loại hình này đã phát triển mạnh ở An Giang, Đồng tháp, mà cái dễ thấy nhất là mô tơ 100 HP bơm nước cho một cánh đồng trong bờ đe bao 1.000 ha lúa của 500 hộ nông dân.
Với ý tưởng thành lập là HTX sẽ cung cấp luôn phân bón, thuốc trừ sâu... để nông dân được mua với giá rẻ, có lợi cho nông dân... Đồng thời, cung cấp luôn cả vấn đề kỹ thuật canh tác (miễn phí) cho nông dân... Nhưng loại hình này không phát triển hơn được ngoài cái mô tơ bơm nước.
Theo tôi, ý tưởng là tốt đẹp, nhưng xác định thị trường và khách hàng, tập quán tiêu dùng đã sai.
Điểm sai thứ nhất: Nông dân rất thiếu vốn, và không thiếu vốn thì cũng do tập quán thương mại cộng đồng là mua thiếu nên họ phải mua thiếu, thích được mua thiếu, mà đã mua thiếu thì phải lệ thuộc kinh tế đối với người bán thiếu, đối với chủ nợ.
Điểm sai thứ hai: Các chủ nhiệm HTX ko phải là người có năng lực kinh doanh, và năng lực tài chính của HXT rất nhỏ bé nên HTX không có đối tác cung cấp cho họ vật đầu vào, đối tác đàng hoàng họ làm việc rất rõ ràng về phương thức thanh toán, mà điều này thì nằm ngoài khả năng của HTX.
Điểm sai thứ ba là cung cấp dịch vụ miễn phí về kỹ thuật: hàng loạt các khóa đào tạo, đào tạo cả một công nghệ, cả một ước muốn to lớn để hướng tới sự phát triển nông thôn ở bậc đào tạo đại học... để đưa cái công nghệ đó vào nông thôn... nhưng không thể đưa được... vì HTX không có quyền quyết định công nghệ trên đồng ruộng - quyền quyết định thuộc về chủ nợ.
Một phòng khám đa khoa tư nhân, một bệnh viện quốc tế họ đang kinh doanh tìm lợi nhuận bằng ngồi khám bệnh thuê, bắt mạch và kê toa thuê? cho thuê máy nội soi, nội soi thuê? hay bán thuốc tây kiếm lãi? Ko! họ đang kinh doanh một dịch vụ khám đi liền với dịch vụ chữa - và sự liên hoàn của nó là khám + chữa, và họ tính tiền cho cả 2: khám: 1 triệu + tiền nghỉ khách sạn 1 triệu + thuốc chữa 1 triệu = tính tiền không phải là 3 triệu.
 
Theo tôi, cần giải thích từ ngữ, phân tích phương án kinh doannh, chúng ta cần phân biệt hộ kinh doanh DVNN, Cty kinh doanh DVNN, HTX DVNN là các chủ thể kinh doanh nhằm mục tiêu lợi nhuận. Chúng ta không nên nhầm lẫn cái HTX với sự giúp đỡ nông dân, hướng dẫn nông dân, cho không nông dân, trợ giúp nông dân, cộng đồng gồm tập hợp các nông dân. HTX ở đây là tập hợp các xã viên cùng kinh doanh dịch vụ nhằm thu lợi nhuận bằng cách lấy tiền của nông dân, nông dân phải trả tiền cho một công việc mà đáng lẽ họ phải tự làm lấy bằng tay chân, thì có một đơn vị đứng ra làm dịch vụ và họ phải trả tiền cho dịch vụ đó, nếu không trả tiền dịch vụ, nếu không thuê dịch vụ, thì tự họ làm lấy bằng tay chân hoặc tự sắm lấy máy móc về mà làm (1 năm làm 1 ngày đắp chiếu 364 ngày).
Loại hình này đã phát triển mạnh ở An Giang, Đồng tháp, mà cái dễ thấy nhất là mô tơ 100 HP bơm nước cho một cánh đồng trong bờ đe bao 1.000 ha lúa của 500 hộ nông dân.
Với ý tưởng thành lập là HTX sẽ cung cấp luôn phân bón, thuốc trừ sâu... để nông dân được mua với giá rẻ, có lợi cho nông dân... Đồng thời, cung cấp luôn cả vấn đề kỹ thuật canh tác (miễn phí) cho nông dân... Nhưng loại hình này không phát triển hơn được ngoài cái mô tơ bơm nước.
Theo tôi, ý tưởng là tốt đẹp, nhưng xác định thị trường và khách hàng, tập quán tiêu dùng đã sai.
Điểm sai thứ nhất: Nông dân rất thiếu vốn, và không thiếu vốn thì cũng do tập quán thương mại cộng đồng là mua thiếu nên họ phải mua thiếu, thích được mua thiếu, mà đã mua thiếu thì phải lệ thuộc kinh tế đối với người bán thiếu, đối với chủ nợ.
Điểm sai thứ hai: Các chủ nhiệm HTX ko phải là người có năng lực kinh doanh, và năng lực tài chính của HXT rất nhỏ bé nên HTX không có đối tác cung cấp cho họ vật đầu vào, đối tác đàng hoàng họ làm việc rất rõ ràng về phương thức thanh toán, mà điều này thì nằm ngoài khả năng của HTX.
Điểm sai thứ ba là cung cấp dịch vụ miễn phí về kỹ thuật: hàng loạt các khóa đào tạo, đào tạo cả một công nghệ, cả một ước muốn to lớn để hướng tới sự phát triển nông thôn ở bậc đào tạo đại học... để đưa cái công nghệ đó vào nông thôn... nhưng không thể đưa được... vì HTX không có quyền quyết định công nghệ trên đồng ruộng - quyền quyết định thuộc về chủ nợ.
Một phòng khám đa khoa tư nhân, một bệnh viện quốc tế họ đang kinh doanh tìm lợi nhuận bằng ngồi khám bệnh thuê, bắt mạch và kê toa thuê? cho thuê máy nội soi, nội soi thuê? hay bán thuốc tây kiếm lãi? Ko! họ đang kinh doanh một dịch vụ khám đi liền với dịch vụ chữa - và sự liên hoàn của nó là khám + chữa, và họ tính tiền cho cả 2: khám: 1 triệu + tiền nghỉ khách sạn 1 triệu + thuốc chữa 1 triệu = tính tiền không phải là 3 triệu.[/QUO
giống và phân bón ở phía bắc đã có htx làm đc, và vẫn còn tiềm năng nữa.
vấn đề thứ nhất là vốn của nông dân. phương thức thanh toán là trả sau khi thu hoạch nên vốn là vấn đề đối tác phải lo.
về thanh toán htx ko có khả năng tài chính nhưng có khả năng thu hồi kinh phí cho đối tác, điều mà doanh nghiệp rất khó thực hiện.
vấn đề thứ 3 về kĩ thuật. phía đối tác làm hầu hêt công việc.số còn lại htx theo dõi, chỉ đạo trực tiếp.cầm tay chỉ việc nên nông dân ko cần trình độ quá cao.
ở trong nam theo như trên phim mình thấy thì tính cộng đồng ít hơn phía bắc. ko có chuyện phép vua thua lệ làng. vậy nên htx ở đó khó thực hiện chức năng quản lý hơn.
Về phương thức thanh toán là trả sau khi thu hoạch nên vốn phải đối tác lo. với mức đầu tư khoảng 5-20 triệu/ha thì ko ít doanh nghiệp đủ khả năng. vấn đề thu hồi kinh phí thì htx sẽ thực hiện.
về kỹ thuật. hầu hết công việc do đối tác làm. số còn lại htx cầm tay chỉ việc nên nông dân ko cần kĩ thuật cao.và mục tiêu phát triển htx đến cao nhất là nông dân ko phải làm gì.
ở trong nam tính cộng đồng có vẻ ít hơn, ko có chuyện phép vua thua lệ làng nên chức năng quản lý của htx có lẽ khó thực hiện hơn.
với lại đất trong nam rộng hơn nên hình thức liên kết nhóm hộ hợp lý hơn htx.
 
Last edited by a moderator:
Về phương thức thanh toán là trả sau khi thu hoạch nên vốn phải đối tác lo. với mức đầu tư khoảng 5-20 triệu/ha thì ko ít doanh nghiệp đủ khả năng. vấn đề thu hồi kinh phí thì htx sẽ thực hiện.
về kỹ thuật. hầu hết công việc do đối tác làm. số còn lại htx cầm tay chỉ việc nên nông dân ko cần kĩ thuật cao.và mục tiêu phát triển htx đến cao nhất là nông dân ko phải làm gì.
ở trong nam tính cộng đồng có vẻ ít hơn, ko có chuyện phép vua thua lệ làng nên chức năng quản lý của htx có lẽ khó thực hiện hơn.
với lại đất trong nam rộng hơn nên hình thức liên kết nhóm hộ hợp lý hơn htx.
Chúa Jesu, phật tổ đã từng mơ ước như vậy.
 
Ở nước ngoài chủ yếu là hình thức công ty bạn ơi. Hoặc là cá nhân luôn. HTX chỉ có ở mấy nước nghèo với đang phát triển thôi.

Sao bạn nghĩ những nước giàu như Anh, Nhật Bản... không có mô hình HTX? Chính những nước đó, mô hình HTX mới thật sự lâu đời và phát triển. Ở VN hiện nay mới đi những bước chập chững theo mô hình HTX kiểu mới, vừa làm vừa chỉnh sửa luật, luật HTX mới nhất được quốc hội thông qua ngày 20/11/2012 gọi là luật HTX 2012. Trong HTX vẫn có công ty, tổng công ty. Chức danh chủ nhiệm HTX theo luật 2012 đổi thành Giám đốc.
mình ko giỏi văn ko biết nói thế nào, trước hết nói về HTX nếu chỗ bạn chưa có. chủ nghiệm HTX do dân bầu, thường là trưởng, phó thôn hoặc cán bộ nông nghiệp xã kiêm luôn. nói chung là sử dụng tập thể để xử lý cá nhân ko tuân theo đc. HTX cũng ko phải mới, tra trên mạng ra nhan nhản.
Hiện giờ các HTX đang phát triển cả về chất lượng và số lượng, nhưng còn khá chậm.
- đối với phía bắc thành lập HTX chủ yếu là do chính quyền tác động vì có quá nhiều hộ trên 1 cánh đồng.
- đối với chỗ có htx rồi thì, mọi người có thể liên hệ cung cấp các dịch vụ với giá rẻ hơn thị trường(do diện tích lớn và ổn định).
- Với htx đã có đủ vốn, kinh nghiệm và uy tín thì nhận trồng thuê trọn gói từ a-z kèm theo bảo đảm năng xuất tối thiểu.

Chức danh chủ nhiệm HTX, nay là Giám đốc HTX, không phải do dân bầu từ trưởng , phó thôn hoặc cán bộ nông nghiệp xã mà là do xã viên bầu trong đại hội xã viên. Trong đại hội sẽ tiến hành bầu cử thành phần ban quản trị, thành phần ban kiểm soát. Ban quản tri, ban kiểm soát họp phiên đầu tiên bầu ra trưởng ban quản trị, giám đốc và trưởng ban kiểm soát.
..............
Điểm sai thứ hai: Các chủ nhiệm HTX ko phải là người có năng lực kinh doanh, và năng lực tài chính của HXT rất nhỏ bé nên HTX không có đối tác cung cấp cho họ vật đầu vào, đối tác đàng hoàng họ làm việc rất rõ ràng về phương thức thanh toán, mà điều này thì nằm ngoài khả năng của HTX.
..............................................

Không phải chủ nhiệm hay giám đốc HTX nào cũng k có năng lực kinh doanh và vốn ít, tùy theo từng HTX, có thể trước đây do chạy theo kế hoạch, chỉ tiêu nên nhiều HTX được thành lập k theo tinh thần tự nguyện mà do chính quyền địa phương vận động thành lập khi chưa có nhu cầu, chưa có đủ nhân sự cũng như sức mạnh tài chính nên đã sản sinh ra nhiều HTX yếu kém. Kể từ những năm 2012 thì kế hoạch chấn chỉnh HTX nhất là những HTX nông nghiệp bắt đầu, như một sự thanh lọc, nhiều HTX yếu kém bắt buộc giải thể. Hiện nay đã bắt đầu xuất hiện nhiều HTX đúng nghĩa, với tiềm lực về nhận sự cũng như tài chính rất mạnh.

Ở TP HCM có liện hiệp HTX thành phố (Coopmart), Đồng Nai có Dona coop...với số vốn hàng ngàn tỷ đồng.
 
Sao bạn nghĩ những nước giàu như Anh, Nhật Bản... không có mô hình HTX? Chính những nước đó, mô hình HTX mới thật sự lâu đời và phát triển. Ở VN hiện nay mới đi những bước chập chững theo mô hình HTX kiểu mới, vừa làm vừa chỉnh sửa luật, luật HTX mới nhất được quốc hội thông qua ngày 20/11/2012 gọi là luật HTX 2012. Trong HTX vẫn có công ty, tổng công ty. Chức danh chủ nhiệm HTX theo luật 2012 đổi thành Giám đốc.
Hợp tác xã của người ta giờ nó tuyệt chủng rồi bạn ạ. VN đi sau nên cái gì người ta thải loại rồi thì mình lại nhảy vào. Phương tiện, vốn, lao động trong hợp tác xã nó thuộc về người khác, còn người điều hành lại không liên quan đến những tài sản đó thì quá trình điều hành sẽ không hiệu quả, Hoặc người điều hành là người sở hữu nhiều tư liệu, phương tiện sinh lợi nhất trong hợp tác xã thì lúc thị trường khan hiếm người đó sẽ giành hợp đồng về cho họ, còn các xã viên khác sẽ ko có hợp đồng. HTX là mô hình của nước nghèo khi tư liệu, đất đai mỗi người nắm 1 tý nên mới lập HTX để phân phối giống, đê điều thôi. Các nước tiến bộ người ta hoặc động theo mô hình công ty nó mang tính tự quyết, tự chịu trách nhiệm cao, nên tính cạnh tranh cao. VN do đi sau nên giờ ôm đồm rất nhiều mô hình lẫn lộn, cái mình muốn nói là mô hình HTX không phải là mô hình hiệu quả, nó chỉ sản sinh ra trong ngắn hạn thôi.
 
Hợp tác xã của người ta giờ nó tuyệt chủng rồi bạn ạ. VN đi sau nên cái gì người ta thải loại rồi thì mình lại nhảy vào. Phương tiện, vốn, lao động trong hợp tác xã nó thuộc về người khác, còn người điều hành lại không liên quan đến những tài sản đó thì quá trình điều hành sẽ không hiệu quả, Hoặc người điều hành là người sở hữu nhiều tư liệu, phương tiện sinh lợi nhất trong hợp tác xã thì lúc thị trường khan hiếm người đó sẽ giành hợp đồng về cho họ, còn các xã viên khác sẽ ko có hợp đồng. HTX là mô hình của nước nghèo khi tư liệu, đất đai mỗi người nắm 1 tý nên mới lập HTX để phân phối giống, đê điều thôi. Các nước tiến bộ người ta hoặc động theo mô hình công ty nó mang tính tự quyết, tự chịu trách nhiệm cao, nên tính cạnh tranh cao. VN do đi sau nên giờ ôm đồm rất nhiều mô hình lẫn lộn, cái mình muốn nói là mô hình HTX không phải là mô hình hiệu quả, nó chỉ sản sinh ra trong ngắn hạn thôi.

Đọc qua tôi biết bạn không hiểu về HTX hiện nay rồi, khó giải thích quá. Còn bạn muốn biết ở các nước phát triển, HTX của họ như thế nào thì bạn chịu khó tìm tòi hoặc là du lịch một chuyến sẽ hiểu. Ở Việt Nam bạn vô hệ thống siêu thị coopmart tìm hiểu xem họ phát triển như thế nào, có lạc hậu và không hiệu quả không?
 
Đọc qua tôi biết bạn không hiểu về HTX hiện nay rồi, khó giải thích quá. Còn bạn muốn biết ở các nước phát triển, HTX của họ như thế nào thì bạn chịu khó tìm tòi hoặc là du lịch một chuyến sẽ hiểu. Ở Việt Nam bạn vô hệ thống siêu thị coopmart tìm hiểu xem họ phát triển như thế nào, có lạc hậu và không hiệu quả không?
coopmart là công ty bạn ơi.
 
Đúng là bạn k hiểu gì hết, coopmart là liên hiệp HTX thành phố HCM.
bạn mới không hiểu gì bạn ơi. coopmart là thương hiệu của liên hiệp htx tphcm chứ ko phải là htx bạn à. Khi nào đi mua hàng nhớ đọc cái hóa đơn để biết nó là công ty gì. Thứ 2 cái HTX này cũng chỉ là một mô hình giống như mô hình tổng công ty của nhà nước thôi bạn ạ. Nó dùng cái tên HTX chứ mô hình của nó không phải là mô hình HTX đâu bạn ạ.
 
bạn mới không hiểu gì bạn ơi. coopmart là thương hiệu của liên hiệp htx tphcm chứ ko phải là htx bạn à. Khi nào đi mua hàng nhớ đọc cái hóa đơn để biết nó là công ty gì. Thứ 2 cái HTX này cũng chỉ là một mô hình giống như mô hình tổng công ty của nhà nước thôi bạn ạ. Nó dùng cái tên HTX chứ mô hình của nó không phải là mô hình HTX đâu bạn ạ.

Giải thích cho bạn mệt quá, k hiểu gì cả mà sao lại tranh luận hăng hái như vậy? đã trích dẫn như thế tưởng bạn đọc rồi hiểu ai ngờ? như vậy hỏi sao HTX phát triển được. Đương nhiên Co.opmart là thương hiệu của Sài Gòn Co.op vì nó do Sài Gòn Co.op sinh ra mà.

Liên hiệp HTX tp HCM gọi tắt là Sai Gon Co.op.

Luật HTX ra đời tháng 01/1997 mà Saigon Co.op là mẫu HTX điển hình minh chứng sống động về sự cần thiết, tính hiệu quả của loại hình kinh tế HTX, góp phần tạo ra thuận lợi mới cho phong trào HTX trên cả nước phát triển.

Năm 1998 Saigon Co.op đã tái cấu trúc về tổ chức và nhân sự, tập trung mọi nguồn lực của mình để đầu tư mạnh cho công tác bán lẻ. Các siêu thị Co.opmart lần lượt ra đời đánh dấu một giai đoạn phát triển quan trọng: hình thành chuỗi siêu thị mang thương hiệu Co.opmart.

Năm 2002: Thành lập Co.opmart Cần Thơ - Siêu thị tỉnh đầu tiên ra đời.
Năm 2007: Thành lập Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Saigon Co.op - SCID.
Thành lập Công ty Cổ phần Thành Công - SC IMEX.
Tham gia thành lập Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển hệ thống phân phối Việt Nam - VDA.
Năm 2008: Ra mắt chuỗi cửa hàng thực phẩm an toàn tiện lợi Co.opFood.
Năm 2010: Phát triển mô hình bán lẻ trực tuyến qua truyền hình HTV Co.op.
Hệ thống siêu thị Co.opmart phát triển trên mọi miền đất nước, Co.opmart đạt 50 siêu thị trên toàn quốc.
Co.opmart Sài Gòn tại thủ đô Hà Nội - siêu thị phía Bắc đầu tiên ra đời.
Năm 2012: Co.opmart thay đổi Bộ nhận diện Thương hiệu mới.
Năm 2013: Khai trương Đại siêu thị Co.opXtraplus tại Thủ Đức, TPHCM.
Năm 2014: Khai trương TTTM SenseCity.

Tính đến 05/2014, hệ thống Co.opmart có 70 siêu thị bao gồm 28 Co.opmart ở TPHCM và 42 Co.opmart tại các tỉnh.

Muốn hiểu hơn nữa về mô hình HTX nó hoạt động như thế nào thì bạn nên tìm đọc thêm về luật HTX năm 1997, luật HTX năm 2003, luật HTX năm 2012, hiểu hết đi rồi tranh luận, hoặc đơn giản bạn lên Liên minh HTX tỉnh Thừa Thiên Huế hỏi để hiểu thêm.

http://www.lmhoptacxatthue.com.vn/
 
Giải thích cho bạn mệt quá, k hiểu gì cả mà sao lại tranh luận hăng hái như vậy? đã trích dẫn như thế tưởng bạn đọc rồi hiểu ai ngờ? như vậy hỏi sao HTX phát triển được. Đương nhiên Co.opmart là thương hiệu của Sài Gòn Co.op vì nó do Sài Gòn Co.op sinh ra mà.

Liên hiệp HTX tp HCM gọi tắt là Sai Gon Co.op.

Luật HTX ra đời tháng 01/1997 mà Saigon Co.op là mẫu HTX điển hình minh chứng sống động về sự cần thiết, tính hiệu quả của loại hình kinh tế HTX, góp phần tạo ra thuận lợi mới cho phong trào HTX trên cả nước phát triển.

Năm 1998 Saigon Co.op đã tái cấu trúc về tổ chức và nhân sự, tập trung mọi nguồn lực của mình để đầu tư mạnh cho công tác bán lẻ. Các siêu thị Co.opmart lần lượt ra đời đánh dấu một giai đoạn phát triển quan trọng: hình thành chuỗi siêu thị mang thương hiệu Co.opmart.

Năm 2002: Thành lập Co.opmart Cần Thơ - Siêu thị tỉnh đầu tiên ra đời.
Năm 2007: Thành lập Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Saigon Co.op - SCID.
Thành lập Công ty Cổ phần Thành Công - SC IMEX.
Tham gia thành lập Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển hệ thống phân phối Việt Nam - VDA.
Năm 2008: Ra mắt chuỗi cửa hàng thực phẩm an toàn tiện lợi Co.opFood.
Năm 2010: Phát triển mô hình bán lẻ trực tuyến qua truyền hình HTV Co.op.
Hệ thống siêu thị Co.opmart phát triển trên mọi miền đất nước, Co.opmart đạt 50 siêu thị trên toàn quốc.
Co.opmart Sài Gòn tại thủ đô Hà Nội - siêu thị phía Bắc đầu tiên ra đời.
Năm 2012: Co.opmart thay đổi Bộ nhận diện Thương hiệu mới.
Năm 2013: Khai trương Đại siêu thị Co.opXtraplus tại Thủ Đức, TPHCM.
Năm 2014: Khai trương TTTM SenseCity.

Tính đến 05/2014, hệ thống Co.opmart có 70 siêu thị bao gồm 28 Co.opmart ở TPHCM và 42 Co.opmart tại các tỉnh.

Muốn hiểu hơn nữa về mô hình HTX nó hoạt động như thế nào thì bạn nên tìm đọc thêm về luật HTX năm 1997, luật HTX năm 2003, luật HTX năm 2012, hiểu hết đi rồi tranh luận, hoặc đơn giản bạn lên Liên minh HTX tỉnh Thừa Thiên Huế hỏi để hiểu thêm.

http://www.lmhoptacxatthue.com.vn/
Bạn tóm tắt mô hình HTX rồi cho mình xem coopmart có giống là HTX không?
 
Bạn tóm tắt mô hình HTX rồi cho mình xem coopmart có giống là HTX không?

Bạn tự tìm hiểu đi nhé, xem sự khác nhau giữa doanh nghiệp HTX với các loại hình doanh nghiệp khác ở chổ nào? rồi hãy hỏi cho chính xác chứ đừng hỏi những câu hỏi như vậy, không có nghĩa.

Tôi hiện là chủ nhiệm HTX An Hòa - Biên Hòa - Đồng Nai, tôi từng làm việc với chị ba Nghĩa - Chủ tịch hội đồng quản trị liên hiệp HTX tp HCM.
 
Back
Top