Tác Động Của Kích Cỡ Thức Ăn Hạt Đến Chất Lượng Lợn Nuôi

Liệu hình dạng của hạt thức ăn viên có tác động đến sức khoẻ, khẩu vị và chất lượng lợn nuôi? Theo tiến sĩ Joseph Kamphues, câu trả lời là Có. Và các tác động này còn tuỳ vào độ tuổi, giống lợn khác nhau.

Người viết bài: Stuart Lumb, dựa trên bài trình bày của Tiến sĩ Joseph Kamphues tại đại học thú y ở Hanover, Đức
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hình dạng của thức ăn chăn nuôi lợn. Bất kỳ đơn vị sản xuất thức ăn chăn nuôi nào cũng cần phải suy nghĩ thấu đáo về việc sản xuất ra loại thức ăn có hình dạng như thế nào thì sẽ đem lại lợi ích tốt nhất. Các công ty phối trộn thức ăn thường muốn sản xuất ra loại thức ăn có hình dạng sao cho ít làm hao mòn máy móc, nhưng nếu xét về mặt có dễ tiêu cho lợn không, thì cả hai lợi ích đôi khi không được đáp ứng cùng lúc.
cong-thuc-thuc-an.jpg

Hình dạng, kích cỡ
pellet-size-feed.jpeg


Máy nghiền kiểu búa (hammer milling) thường được sử dụng để nghiền vỡ nguyên liệu đầu vào. Máy nghiền kiểu trục lăn nghiền các loại vật liệu thô cứng ra thành hạt. Nếu công đoạn trộn đi liền với đùn hạt thì máy nghiền sẽ nghiền nát thêm thành các hạt nhỏ.

Ảnh hưởng đến sức khoẻ vật nuôi

Qua quan sát, theo dõi nhiều trường hợp, chúng tôi nhận thấy lợn được cho ăn các thức ăn nghiền nhuyễn thường dễ dẫn đến bị loét dạ dày (gastric ulcers). Cụ thể, loét dạ dày sẽ nặng hơn và lan rộng hơn nếu hạt thức ăn có kích cỡ trung bình thấp hơn 500μm. Dựa trên các phân tích về thức ăn chăn nuôi, chúng tôi nhận thấy nếu khẩu phần ăn có 35 - 40% hạt có kích cỡ nhỏ hơn 0,2mm có khả năng gây loét dạ dày.

Ngoài ra, u loét dạ dày cũng xảy ra ở các trường hợp thức ăn viên có kích cỡ trung bình nhưng lại sử dụng máy cho ăn tự động, và khi máy gặp trục trặc, lợn được cho ăn trễ vai tiếng đồng hồ, gây stress. Mặt khác, lợn nuôi trong chuồng được lót trấu ít bị loét dạ dày hơn mặc dù được cho ăn thức ăn hạt mịn. Do đó, chúng tôi kết luận rằng, liều sinh lý của khẩu phần ăn có thể ảnh hưởng đến hệ vi khuẩn đường ruột.

Ở lợn con, lợn được cho ăn bằng thức ăn chưa gia hạt dạng thô tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các loại vi khuẩn có lợi là lactobaccilli và vi khuẩn lactic so với lợn cùng tuổi được cho ăn bằng thức ăn viên. Khẩu phần ăn tác động đến thành dạ dày và tuyến tuỵ, thức ăn thô chưa đóng viên làm tăng thể tích của thành dạ dày và tuyến tuỵ.

Liều sinh lý của khẩu phần ăn và Salmonella

Hơn 20 năm qua, ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi lợn đã xây dựng được công thức về liều sinh lý của khẩu phần ăn để đối phó với khuẩn Salmonella. Theo ông Kamphies "Chỉ có duy nhất một cách giải thích là, qua quá trình nghiền vật liệu thô, lượng tinh bột được tạo ra nhiều hơn và thấm vào thành ruột, kết quả là kích thích quá trình sản sinh ra axit butyric, propionic, và axit lactic. Những thay đổi trong quá trình sản sinh ra các axit béo mạch ngắn (short-chain-fatty-acid - SCFA) sẽ làm giảm sự xâm nhập của khuẩn Samonella, kết quả là lợn sẽ xổ ra, giảm sự lây lan của các mầm bệnh."

Liều sinh lý của khẩu phần ăn và chất lượng lợn nuôi

Lý do duy nhất mà chúng ta nên nghiền nhuyễn các vật liệu thức ăn chăn nuôi là để vật nuôi dễ tiêu hoá, đồng thời giúp ổn định quá trình chế biến hạt và giữ vững cấu trúc hạt. Tuy nhiên, quá trình nghiền này tiêu tốn nhiều năng lượng. Chi phí cho năng lượng thì lúc nào cũng có xu hướng tăng, do đó ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi đã phải tính toán lại và phân tích độ chuyên sâu của quá trình nghiền.

Cho lợn ăn bằng thức ăn hạt giúp làm giảm lượng phân thải ra so với thức ăn nghiền. Qua nghiên cứu trên lợn con tập ăn thì thấy, thức ăn hạt nhỏ sẽ kích thích lợn ăn thức ăn dạng rắn, trong khi đó sữa lợn nái là một nguồn dinh dưỡng tự nhiên hơn, hấp dẫn hơn, và là giải pháp thay thế dễ dàng.

Liều sinh lý của khẩu phần ăn và khẩu vị của vật nuôi

Lợn nái đang mang thai và đặc biệt là nái đẻ thường đi phân cứng và khô. Bất cứ khi nào trong đường ruột có xuất hiện vật rắn, cứng thì sẽ có nguy cơ sản sinh nội độc tố vi khuẩn hấp thụ từ đường tiêu hoá, làm tăng nguy cơ rối loạn tuyến sữa lúc sanh. Các nghiên cứu đã được thực đối với các khẩu phần ăn có cùng thành phần nhưng khác nhau về độ nghiền, độ mịn (chẳng hạn từ thức ăn thô, miếng lớn, đến cám nhuyễn). Lợn nái mang thai được cho ăn bằng thức ăn thô, miếng to sẽ đi phân bớt khô hơn và mềm hơn so với lợn nái được cho ăn bằng cám nhuyễn.
pellet-size-feed-2.jpeg

Hình 2: Một vài loại thức ăn hạt có kích cỡ khác nhau đang chờ đem đi thử nghiệm ở một phòng thí nghiệm trong nhà máy sản xuất thức ăn gia súc

Kết luận

1. Các thành phần trong thức ăn, công nghệ nghiền, và công nghệ nén ép (tạo hạt) đã cho thấy có tác động đến hàm lượng hạt thức ăn có kích cỡ khác nhau trong cùng một khẩu phần.

2. Liều sinh lý của khẩu phần ăn có tác động khá lớn đến sự phát triển cơ cấu thành dạ dày và tuyến tuỵ. Ví dụ, thức ăn xay thô có thể giúp tăng trọng

3. Khẩu phần thức ăn xay thô (lúa mì/lúa mạch) không làm giảm đi khả năng tiêu hoá so với thức ăn viên được làm từ các nguyên liệu nghiền nhuyễn.

4. Xét trọng lượng tăng mỗi ngày, thức ăn xay thô cũng cho ra kết quả tương đương thức ăn hạt, nhưng tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR) có thể bị ảnh hưởng;

5. Khi cho lợn ăn thức ăn xay thô, lượng tinh bột đi vào đường ruột sẽ được lên men nhiều hơn, giống như một dạng probiotics.

6. Thức ăn nghiền thô được khuyến khích sử dụng trong những trại có nhiều nguy cơ bị nhiễm khuẩn Samonella;

7. Thức ăn nghiền thô cũng có những tác động tích cực đến nái mang thai trong vấn đề tạo phân mềm và chứng rối loạn sữa khi sanh.

Trên đây là phần tóm tắt của bài trình bày trong Hội Nghị Chuyên Đề Ngành Lợn Châu Âu lần thứ 6 được tổ chức tại Sorrento, Ý, vào tháng 5 năm 2014.

Dịch bởi: Hà Thu
Phiên dịch viên (Hội thảo; Hội nghị; Xúc Tiến Thương Mại)
Chuyên ngành Nông nghiệp; Biến Đổi Khí Hậu; Thương Mại Quốc Tế
Emai: corazondehathu@gmail.com
Mobile: +84.988.692.338


[Nguồn:http://www.allaboutfeed.net]
 


Như vậy là thức ăn là tấm, lúa khi xây thô ( hạt bể nhỏ ) sẽ tốt hơn là xây nhuyễn thành dạng bột, Phải không vậy, xin trả lời dùm.Cám ơn nhiều
 
H
Cám ơn anh dangnguyen đã quan tâm đến bài viết.
Thu giải thích thêm 1 chút, đây là bài thu hoạch của cả 1 hội nghị, có nhiều phần trình bày của nhiều diễn giả khác nhau, nên ý sẽ lộn xộn và độc lập, không phải là 1 bài hoàn chỉnh của 1 quá trình nghiên cứu. Và hiện vẫn đang trong quá trình khảo nghiệm, chưa có kết quả nào mang tính khẳng định. Thu dịch ra cho bà con tham khảo.
Liên quan đến câu hỏi của anh, cũng còn tuỳ vào đối tượng vật nuôi của anh. Ví dụ, như trường hợp nái đẻ thì ngta thấy cho ăn thức ăn nghiền thô sẽ có lợi hơn cám viên, còn đối với lợn con thì cho ăn cám viên sẽ có lợi cho lợn tập ăn cứng,...
Mong giải đáp được phần nào thắc mắc của anh.
 


Back
Top