Tham khảo nuôi Chồn Hương

  • Thread starter sake
  • Ngày gửi
Anh thấy chuồng nuôi của bác đó có rông rãi không anh em không nuôi đẻ nhưng em nghĩ là chồn sẽ đẽ nếu chuồng nuôi nhốt rộng rãi và ít tiếng động ít người qua lại :D

Lồng nuôi (không phải chuồng) toàn bộ đóng bằng lưới mắt cáo, hình như ngang 0.6mx cao 0.6mx dài 1.2m. Thấy có cây cho nó trèo và bác Hòa có xích nó lại bằng xích dài. Mỗi lồng 1 con. Lồng đặt cách mặt đất chừng 0.2m chắc để vệ sinh. Thấy bọn chồn có vẻ dạn dĩ, bác Hòa chóc lưỡi gọi nó chạy ra như gọi chó:p. Trại bác Hòa thì rất yên tĩnh

Tại sao bác Ga vit không "đi thực tế" 1 chuyến nhỉ?
 


Anh kieuanh : nếu làm chuồng nuôi mà còn xích lại nữa thì em nghĩ nó không thể đẻ được đâu anh.Em thì có suy nghĩ phải làm chuồng rộng hơn,cho nó ăn đầy đủ chất như lâu lâu anh bổ xung thêm cho nó ít thịt hay trái trứng ,con chồn nhà em tuy là chồn rừng nhưng em thấy món khoái khẩu củ a nó là trứng đó ,môi trường yên tĩnh thì nó mới đẻ được. Vì ở Bình Dương cũng có trường hợp gấu và hổ cũng đẻ được đó anh , em có đọc một bài báo nói có người nuôi chồn đẻ vào trong lavabo thì em nghĩ cũng lạ tại tại ở rừng hồi trước em nghe những thợ rừng nói chồn nó thường đẻ ở trong bọng cây hoặc trong mấy hang mối không hà anh.Vậy nên em nghĩ đóng cái hộp gỗ cho nó ngũ hoặc đẻ thì có lý hơn đó anh . Vài kinh nghiệm mà em biết.:D
Còn đi thực tế thì em cũng không chủ nuôi bán và xa quá nên cũng ngại đi
 
Trời ơi,cái ông này chuyên bắt chồn hương ở rừng về để bán thôi ,ông ấy đâu có nuôi,ông ấy chỉ lo mua bán nhà đất thôi,ông ta còn có vượn,don,rùa ....đủ cả.Toàn lên Bình Phước gom về bán kiếm lời.
 
@ TSS: chính xác. Trong lúc tán dóc chuyện nuôi nhím, tôi thấy ĐT của bác Hòa đổ chuông liên tục, toàn về chuyện buôn bán đất đai ^_^ chứ không gì khác.

Về cảm quan: ông này có nhốt rất nhiều nhím nhưng không yêu thương chúng, chuồng trại bẩn thỉu, hôi hám. Phàm ở đời, cái gì đam mê là phải yêu, bác TSS ạ.

Rất mong được giao lưu với bác :D
 
Chào bạn Sake:
Về giá chồn hương như bạn đã nêu là không đắt đâu(nếu 3 con chồn đó đã được thuần hóa,nghĩa là nuôi từ nhỏ), để nhận biết chồn được nuôi từ nhỏ cũng không quá khó khăn, chỉ cần yêu cầu người bán bắt nó bắng tay một cách tự nhiên, xem nó có gù gừ không, nếu nó để chủ bắt một cách tự do, nghĩa là nó đã được nuôi từ nhỏ (vì đặc tính của chồn hương cũng giống như mèo nhà vậy, rất dễ thuần hóa; còn nếu bắt từ trong rừng về, thì chắc chắn với bạn rằng chẳn có người nào dám bắt nó, vì nó sẽ quay lại cắn bạn nhanh như tia chớp(và mình đã từng là nạn nhân của nó rồi), hơn nữa nếu chưa có đầy đủ chuồng trại bán hoang dã kèm theo kinh nghiệm, kỹ thuật cần thiết(ít ra bạn phải là nữa chuyên gia trong chăn nuôi) thì bạn hãy khoang mua vội, vì chồn sẽ không chịu ăn uống gì hết (do thay đổi môi trường sống); dễ dẫn đến tự vong, thiệt hại cho người nuôi.
về tuổi sinh sản của chồn hương, thông thường phải từ 16 tháng tuổi trở lên, trọng lượng thường từ 2kg trở lên(chồn rừng), mùa sinh sản bắt đầu từ đầu mùa xuân, vào khoảng tháng 2,3; lúc đó chồn cái sẽ có dấu hiệu động dục rất rõ ràng, nếu bạn quan sát kỹ sẽ hiểu ra điều đó thôi.
Về chuồng trại cho sinh sản: kinh nghiệm của mình là: dài 150cm X rộng 100cm X cao 150cm, đáy chuồng cách mặt đất khoảng 20-30cm là được, để tiện cho việc dọn vệ sinh hàng ngày, xung quanh rào lưới B20 hay B40 đều được, giữa chuồng gác 1,2 cây đà ngang để chồn leo trèo(chồn leo trèo rất giỏi); chịu khó đóng thêm một cái ổ chồn cho chồn nghĩ ngơi vào ban ngày: dài 50, rộng 30cm, cao 30cm, dưới lót rơm khô hoặc vải vụn đều được.
Nói chung còn phải biết nhiều kỹ thuật lắm, chẳn hạn như thức ăn, phòng trị bệnh, kỹ thuật thuần hóa, phối giống, sinh sản v.v...Quan trọng là bạn yêu thích chăn nuôi kèm theo chịu khó học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước kết hợp kinh nghiệm thực tế chăn nuôi của mình thì mọi khó khăn vướn mắc sẽ dần được khắc phục và giải quyết thôi.
Chúc bạn thành công!
 
Tôi ở Long Thành Đồng Nai, chỗ tôi ở có khu du lịch nuôi gấu đẻ, nhưng là nuôi bán tự nhiên (Nuôi trong khu đất rộng có cây, có suối...). Tôi nghĩ muốn nuôi chồn hương đẻ thì cũng phải nuôi bán tự nhiên như vậy, còn muốn nuôi nhốt thì phải có thời gian thuần hóa, có nghĩa là phải tiếp xúc gần gũi với các thế hệ chồn f3,f4...để cho chúng quen với người như mèo, chó trong nhà vậy. Rất mong nhận được nhiều ý kiến trao đổi về chủ đề này.
 
Các bác ơi, mình rất muốn tham quan mô hình trang trại nuôi các loài như: chồn hương, nhím, kỳ đà, dúi, Trĩ....thì mình có thể liên lạc ở đâu nhỉ?Các bác vui lòng chỉ dẫn mình để mình có thêm kiến thức về các loài này. Chân thành cám ơn
Mình ở Sài Gòn
 

Ban Cho Minh Hoi Một Chút

Có bạn nói đã bị lừa vụ Chồn Nhung Đen la sao vậy? mình tham khao thông tin trên mạng thấy: Chồn Nhung Đen nuôi để lấy thịt và da mà. Bạn bi Lừa Bọ Đen với Chồn Nhung Đen àh?
Mong bạn nói rõ dùm mình, tại mình cũng đang định nuôi con Chồn Nhung Đen nhưng mình chưa biết gì về nó hết;):cry:
 
xin mấy bác truyền cho em tí kinh nghiệm sương máu. Em máu nuôi động vật lắm, nhưng em hỏng có kinh nghiệm. huhuhuhuhuhu
 
nhà em cũng đang nuôi may chục em NHÍM. Em mua thêm CHEO về nuôi,nhưng nó chết hết rồi,huhuhu. Bây giờ đang chuyển qua nuôi con chồn hương.
 
Báo Nông nghiệp VN, ngày 16/06/2009.

Chuồng nuôi:
Chuồng nuôi cầy hương được thiết kế rất đơn giản bằng cách xây tường xi măng trên một khoảng sân trống hình chữ nhật. Tường xây cao khoảng 1m bao quanh phía trên tường là lưới B40 và có cửa mở ra vào chắc chắn... Bên trong chuồng, được thiết kế mặt bằng xi măng, hoặc bằng đất và được chia thành nhiều ngăn, mỗi ngăn có diện tích trên dưới 10m<SUP>2</SUP>, có lỗ trống để thoát nước dễ dàng... Mỗi ngăn được thả nuôi hai con cầy hương đực và cái. Anh Trương Bá Linh hiện có một dãy chuồng xi măng cạnh nhà và nuôi gần 50 con cầy hương các loại.
Thức ăn, tăng trưởng, chăm sóc, thuần hóa:
Anh Linh cho cầy hương ăn chủ yếu là: rau, chuối, củ, quả các loại và cá, tép… Bình quân, cứ đầu tư khoảng vài trăm ngàn đồng thức ăn, sau 1 năm nuôi, con cầy hương sẽ đạt trọng lượng trên dưới 5kg. Mỗi năm, cầy hương đẻ 2 đợt và mỗi đợt sinh sản từ 2 - 5 con. Lúc cầy hương tìm ổ đẻ, anh Linh tìm những cái bồn sành sứ - loại bồn rửa mặt đặt trong chuồng rồi bắt cầy hương đang mang thai bỏ vào bồn cho chúng đẻ… Để tránh dơ chuồng và giúp cầy hương phát triển nhanh, sinh sản nhiều con, anh Linh thường xuyên theo dõi nguồn thức ăn thừa - thiếu của cầy hương, vệ sinh chuồng sạch sẽ mỗi ngày một lần và thỉnh thoảng cho phơi chuồng dưới ánh nắng mặt trời để tiêu diệt mầm bệnh.
<TABLE cellSpacing=2 cellPadding=2 width=285 align=right border=0><TBODY><TR><TD bgColor=#eeeeee>
</TD></TR></TBODY></TABLE>
Do cầy hương được thuần dưỡng nên anh Linh luôn mở cửa chuồng cho chúng chạy nhảy quanh nhà để bắt chuột, rắn… và chúng bắt rất tài tình. Nhờ vậy, đàn cầy hương nuôi của anh Linh tăng trưởng nhanh, không bị bệnh, tỷ lệ hao hụt thấp và sinh sản đều. Sau hơn 3 năm chăm sóc, đúng quy trình kỹ thuật đã được hướng dẫn, đàn cầy hương của anh tăng trưởng và phát triển rất nhanh.


Và đây: giá cả con giống và thịt:
Từ năm 2006 đến nay, gia đình anh đã xuất bán được cả chục cặp cầy hương giống, với giá bình quân 10 triệu đồng/cặp đực-cái và hàng trăm ký thịt cầy hương thương phẩm, với giá 700.000đ/kg…, đem lại doanh thu hàng trăm triệu đồng

Lưu ý: chỉ quote về cho các bác quan tâm nghiên cứu và quảng cáo không công cho
Trương Bá Linh ở cồn Hòa Minh, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh.


Bác nào làm theo, em không chịu trách nhiệm đâu ạ.:lol:

 
mỗi ô chuồng có kích thước trên dưới 10m2 vậy có đúng không nhỉ. ai làm theo chứ mình không giám làm theo đâu. mình cũng nuôi đã lâu mà lỡ xỗng ra, nó chạy mất tiêu. ai mà làm theo thì có mà bỏ tiền qua cửa sổ.
 
Mình có cầy Hương giống đây... cầy đẹp 3kg/con ,khỏe mạnh ,được nuôi từ nhỏ nên rất là dạn người . Ai có nhu cầu nuôi đẻ thì liên lạc qua sdt 0979129237 gặp Thiên nha !
 
Last edited by a moderator:
bán chồn hương

nuôi chồn hương thì dễ thôi không khó gì cả đâu,cho ăn trái cây,nó thích nhất là chuối và 1 ít thịt đông vật bổ sung là ok.nhưng nuôi đẻ thì em chưa thấy.giá bán thịt trên thị trường và giá bán nuôi kiểng chênh lệch không bao nhiêu(khoản 70000ngan1 /kg) nên nghĩ a chị có hứng thú có thể nuôi được.em có bán đấy.lớn có,nhỏ có,nhưng a chị nuôi nhỏ dễ thuần hơn mà lớn 1 tí chăm soc cũng chả sao.số lượng cung cấp thường xuyên.alo 0914738291.
 
Xin Chao Bac Xuanvu ,toi Biet Ben Trai Cua Bac Chuyen Ve Ran,ma Hien Nay Toi Dang Co Duong Xuat Khau Ran Sang Thi Truong Xingapore,hongkong,dai Loan.thi Truong Con Rat Lon, Toi Co The Xuat Khau 4 Tan Ran Thit Moi Ngay Ma Hien Nay Toi Khong Co Du Nguon Cung Cap Nen Tuoi Muon Hop Tac Voi Bac De Doi Ben Cung Co Loi.neu Bac Dong Y Thi Chuyen Giay To Va Luat Thi Toi Co The "ba Tăng" Cho Bac.bac Co The Yen Tam Hon Ve Van De Dong Vat Hoang Da Co Nguon Goc "khong Hop Le".chac Rang Bac Cung Chua Biet Toi La Ai Dung Khong,nhung Chac Bac Biet "phòng Pc 15,ba 25,pc 36" Roi Dung Khong.toi Co The Dam Bao "an Ninh" Cho Bac Va "thách Thức" Ai Dam Dung Den Bac.mong Duoc Hop Tac Vui Ve Voi Bac.
Than!
 
Choi Luat

Xin Chao Bac Xuanvu ,toi Biet Ben Trai Cua Bac Chuyen Ve Ran,ma Hien Nay Toi Dang Co Duong Xuat Khau Ran Sang Thi Truong Xingapore,hongkong,dai Loan.thi Truong Con Rat Lon, Toi Co The Xuat Khau 4 Tan Ran Thit Moi Ngay Ma Hien Nay Toi Khong Co Du Nguon Cung Cap Nen Tuoi Muon Hop Tac Voi Bac De Doi Ben Cung Co Loi.neu Bac Dong Y Thi Chuyen Giay To Va Luat Thi Toi Co The "ba Tăng" Cho Bac.bac Co The Yen Tam Hon Ve Van De Dong Vat Hoang Da Co Nguon Goc "khong Hop Le".chac Rang Bac Cung Chua Biet Toi La Ai Dung Khong,nhung Chac Bac Biet "phòng Pc 15,ba 25,pc 36" Roi Dung Khong.toi Co The Dam Bao "an Ninh" Cho Bac Va "thách Thức" Ai Dam Dung Den Bac.mong Duoc Hop Tac Vui Ve Voi Bac.
Than!
 
tôi cũng ở đà nẵng.kô biết nuôi chồn trong điều kiện nhân tạo có sinh sản được kô?.nhưng tôi dám chắc cái ông cho chồn đẻ trong cái lambabo là nói dóc
 
Các Bác ơi em đọc hết 4 trang mà ko hiểu các bác nói về con nào nữa. Chồn và Cầy là hai loài khác nhau mà . Người nói chồn người nói cầy xen kẽ lại nhím ^_^. rốt cuộc là con nào vậy các bác . Hình như Bác sake vẫn còn quyến luyến mấy con Chồn nhung đen nên ghi nhầm thì phải vì em nghĩ các bác muốn nói đến con "Cầy Hương"
 


Back
Top