trồng nấm mối

@: vu_tuan:
ok ngay thôi. bạn lấy và gửi cho mình vài cây nấm mối trong ấy nhé
ngày xưa đi công tác vào đó mà không lấy đc vì không đúng mùa

bạn muốn tự làm giống thì cũng phải sắm vài cái đồ chơi tốn kém
đấy. nếu chưa có dụng cụ và thiết bị thì gửi cây nấm mối -> khoảng
3-4 tuần bạn có bịch meo để làm.

khi bạn đã có giống thuần khiết rồi thì nhân ra sẽ đỡ hơn
mình thích sưu tầm vài loại nấm mối của VN mà chưa đc
cây nào hết :D
 


bác nào có nấm mối tươi - vui lòng cho em vài cây đang còn sống. mấy bữa là có giống thôi.
chuyện trồng giống mới là đương nhiên và cũng là đam mê của nhiều người. giống nấm mối của TQ
thì em chưa muốn mang về, vì chưa làm đến lại tấp tủ lạnh chỉ tổ chật chỗ

Các bác để ý - yêu cầu đầu tiên của nấm mối là phải có tổ mối hoặc cái xác tổ mối. giờ muốn thử thì
phải đào vài tổ mối để lấy chất nền - cũng cực nhọc đấy. bác nào muốn thử trồng thì cứ lên kế hoạch
hỗ trợ em. có mấy chục kg xác tổ mối em làm ngay. đương nhiên khi thử nghiệm xong anh em còn
vất vả nhiều mới đưa được sản phẩm ra chợ ...
Vậy là bác duimoc chưa trồng nấm mối và chưa có nhiều thông tin về nấm mối. Không phải loài mối nào cũng cộng sinh được với nấm để tạo thành nấm mối. Xác tổ mối cho gà ăn không có dưỡng chất để nấm mối phát triển.
Hình bác duimoc cung cấp đúng là tổ của nấm mối đang lên meo nhưng không giống với nấm mối. Tổ nấm mối nếu đào lên (không còn con mối bên trong) để trong mát và giữ ẩm khoảng 5 ngày sẽ lên meo và mầm nấm dại như hình trên.
 
Đúng là mình chưa tự trồng nấm mối bao giờ, trước đây chỉ tham gia một khâu thôi
giờ về VN mới lần mò làm; đang vỡ mặt với ĐTHT đây này ... tuy nhiên vẫn cố ngâm
cứu cái nấm mối.

Giống thì lần đâu cũng có, nhưng muốn kiếm cái của bà con mình ấy. Các bác chuyển
cho em loại nào thì làm cho các bác loại ấy để chính các bác trồng và bán, rồi cũng chính
anh em nhậu thôi.

Hiện tại mình ăn đuợc thì phân lập và trồng, sau này cần thì em gửi định danh sau. Sưu tầm
nhiều nhiều thành bộ. anh em cần là có. chứ giờ các bác thử gọi mấy chỗ bán meo giống
to đùng xem có được bao nhiêu loại các bác cần (kể cả bảo tàng) - nghĩ cảnh em gọi hỏi
mà họ bảo: chỗ mình đang nghiên cứu, chưa bán ... => !!!!!!!!!!!!

Mua của nước ngoài: mất khoảng 2 củ / giống thông thường=> các bác nghĩ sao ạ

thông tin về nấm mối thì cũng nhiều lắm bác ạ. nhưng em chưa có tí thông tin nào của VN
hết, tại bên mình chưa ai trồng, chưa có công bố nào đầy đủ cả. Ngay cả khi có giống và
xác tổ mối (cái tổ mối nó xây như cục đá ong dưới đất) em có trồng nó ra quả thể đuợc
không nữa?. nhưng dù sao một mình mà làm sẽ rất cực => các bác có gì liên quan cứ tập
trung lại đương nhiên sẽ nhanh thành công hơn

=> đồng ý với 1/3 ý kiến của bác :D
 
Last edited:
chán nhỉ... xôm tụ vậy mà giừ lại vắng hoe
có bác nào kiếm đc cây nấm mối đầu đông
này không ạ, em đã đặt một giống nấm mối
đen ... tiếc là không phải của VN ... hic
 
Nấm mối nướng !

Có bác nào ăn nấm mối nướng chưa, thơm ngon cực.
Tình hình có vẻ là chưa có bác nào trồng được nấm mối, thôi thì đợi thêm 5-7 năm nữa đi lúc đó em xây dựng trang trại rùi trồng nấm tặng mỗi bác kí nấm về nướng ăn cho thơm râu. :2cat:
Chào thân ái và quyết thắng !
 
Loại này có trồng được ở miền Bắc không các anh chị ơi??? Em đọc mà thấy mê quá đi mất hi hi, cứ nói đến nấm, động vật hoang dã và rừng là em mê tít luôn ạ :D
 

Chia sẻ kinh nghiệm về Nấm Mối (NM)
Nghe các bác bàn luộn về NM e lại nhớ về quê nhà ( Xuân Lộc - Đồng Nai), những ai sống ở thành thị sẽ ko bao giờ có được cái cảm giác thú vị khi đi tìm và hái NM.
NM mọc 2 lần trong năm, lần 1 (nhiều và rộ nhất) vào những ngày mưa dầm của tháng 5, cụ thể là mùng 5 tháng5 (AL). lần 2, ít và thưa thớt vào tháng 7(AL), cũng có mưa nhiều.
Miền Nam nước ta vào mùa mưa dầm vào cuối th4 đầu th5 AL, những ngày này mọi người thường ùa nhau đi hái NM. NM mọc ở mọi nơi, từ rẩy, vườn cây, bờ ao cho đến vách bên hông nhà, nơi nào có con mối chắc chắn 1 điều là sẽ có NM. NM được mọc từ ổ mối xuyên lên lớp đất rồi thành cây lên khỏi mặt đất, nấm được mọc nhờ dịch vị của con mối tiết ra. Tuy nhiên ko phải loài mối nào cũng mọc lên NM đâu nhé các bác. theo quan sát, nơi nm mọc, loại mối này nhỏ = 1/2 chân nhang, cái bụng và mình trắng ngà ngà, phần đầu màu đen xì. chỉ có loại mối này mới có nấm thôi. (những loại mối khác lâu lâu cũng có nấm nhưng 1-2 cây là nhiều và cây nấm này rất to, có thể = cổ tay em bé, nhưng ăn ko thơm và ko ngon như loại NM kia).
NM ngon hay dỡ, mọc ít hay nhiều phụ thuộc vào số lượng tổ mối sinh sống tại đó, đất cũng là yếu tố trên.
- về đất: đất sẽ là yếu tố chính để có cây nấm ngon, vì ở đất cát, mối này ít sinh sống do loại mối này xây tổ dưới lòng đất ( mối tao một phần rổng trong đất rồi xây tổ, mỗi kết cầu tổ nhỏ thi = khoan cái chèn ăn cơm, to thi khoan cai tô canh, cách mặt đất khoản 5cm-10cm tùy đất cát hay cát pha sét). Đất cát mà mưa xuống thì trôi và có thể tổ mối bị lấp. Đất mở gà, đất sỏi thì có nấm nhiều hơn đất cát chút xíu. Ở những loại đất này, cây nấm nhỏ, thấp, ít thơm.
Đất đỏ bazan, đất thịt, cây nấm cao, to, trắng, mập, ngọt và thơm hơn nhiều.
Những vùng có NM nhiều như: Đồng nai, Bà Rịa, Binh Duong, Tây Ninh. Miền Tây cung có nhưng ít và hiếm, chất lượng thì cũng ko bằng Miến Đông.
Thức ăn của mối là lá cây, cây, mối trú dưới tán cây gốc cây....
Những năm 90, nấm quê tối rất rất nhiều, ra vườn điều hái mệt nghỉ luuôn, sau những vụ mùa, nông dân gom cỏ khô, lá cây tắp vào gốc cây, bờ rào, thế lá mối có nhiều thức ăn. những năm trở lại đây, do việc sử dụng thuốc BVTV quá nhiều, làm cho mối chết hết nên ko còn nhiều nấm nữa.
Phần chế biến, NM làm rất nhiều món mà món nào cũng rất tuyệt: NM xào xả ớt, xào ngũ vị, cari NM, canh chua, bánh xèo, cháo NM, nhất là ướp ngũ vị hương xong quấn lá nghệ non, lá lốt nướng thì ko gì bằng.
 
Nghe các bác bàn luận mà mình cũng thèm muốn chinh phục em Nấm mối này, nhưng tự lượng sức mình nên đành ngồi hóng vậy!

Bữa trước mình có nghe thầy Lê Duy Thắng(DH KHTN TP.HCM) kể là thầy đã nghiên cứu Nấm mối trong vòng 3 năm và đã trồng thành công(thu được 1 tai nấm duy nhất) thầy quyết định bỏ vì không muốn mất quá nhiều thời gian vào nó, thầy cũng kể là bà chủ tịch hội nấm Malaysia cũng nghiên cứu về nấm mối sáu năm rồi mà cũng chưa thành công.
 
Loại này có trồng được ở miền Bắc không các anh chị ơi??? Em đọc mà thấy mê quá đi mất hi hi, cứ nói đến nấm, động vật hoang dã và rừng là em mê tít luôn ạ :D
Ngoài bắc có loại nấm này. Tôi thấy khoa nông nghiệp Đại học Tây Bắc đang nghiên cứu về loại nấm này hơn một năm nay. Nhưng hình dạng của nấm ở ngoài bắc do đại học Tây Bắc cung cấp khác với hinhd dạng của nấm mối trong nam.
 
Có bác nào ăn nấm mối nướng chưa, thơm ngon cực.
Tình hình có vẻ là chưa có bác nào trồng được nấm mối, thôi thì đợi thêm 5-7 năm nữa đi lúc đó em xây dựng trang trại rùi trồng nấm tặng mỗi bác kí nấm về nướng ăn cho thơm râu. :2cat:
Chào thân ái và quyết thắng !
Tôi thì chỉ dừng lại ở việc nhân giống, nuôi mối nấm trong vườn dừa và thu hoạch theo mùa (ở Tiền Giang là từ tháng 6 đến tháng 10 hàng năm, cao điểm trong tháng 7 và tháng 8), không có điều kiện cũng như thời gian để ngghien cứu cho nấm ra nghịch mùa.
 
Tôi thì chỉ dừng lại ở việc nhân giống, nuôi mối nấm trong vườn dừa và thu hoạch theo mùa (ở Tiền Giang là từ tháng 6 đến tháng 10 hàng năm, cao điểm trong tháng 7 và tháng 8), không có điều kiện cũng như thời gian để ngghien cứu cho nấm ra nghịch mùa.
 
trồng ở ngoài được lun hả ban?mình kung đang thủ như vậy,bạn chỉ cho mình thêm được không vậy, mẹo hay goi y kung duoc.tks nhju!
 
trồng ở ngoài được lun hả ban?mình kung đang thủ như vậy,bạn chỉ cho mình thêm được không vậy, mẹo hay goi y kung duoc.tks nhju!
Tôi cũng còn đang trong giai đoạn tìm hiểu về loài mối và nấm này nên chưa phải là lúc cung cấp được nhiều thông tin. Thực tế thì tôi đã phát triển thành công mối nấm theo 4 cách sau:
- Nhân giống bằng cách sử dụng mối cánh vô đèn: Mối cánh là mối sinh sản trong đó có mối chúa và mối vua, khi chúng đi giao hoan vào buổi tối chúng bị cuốn vào ánh sáng đèn, ta bắt chúng để phát triển tập đoàn mối mới với vị trí theo ý muốn. Đây là cách nhân giống có tỷ lệ thành công cao nhất (có thể lên đến 100%) và có thể di chuyển xa nhất.
- Nhân giống bằng cách di dời tổ mối có mối chúa.
- Nhân giống bằng cách di dời tổ mối không có mối chúa.
- Dẫn dụ mối ở khu vực đã có mối nấm.
Đây là những thông tin cơ bản trong việc nghiên cứu về nấm mối. Chúc mọi người có những khám phá thú vị về sự cộng sinh giữa nấm và mối.
 
Nghiên cứu cái này mất nhiều thời gian đấy.
Thành công hay không cũng phải mất ít nhất 1 năm mới thấy kết quả (Có nấm mối mọc lên).
Tính đào tổ mối về gần nhà cho dễ quan sát mà nghĩ đi nghĩ lại sợ nó làm sập nhà mình :confused:.
Tóm lại là theo anh Nhân, mình có 4 hướng để làm. Theo tôi thì sẽ thực hiện như sau:
  1. Rình bắt mối cánh khi tổ mối phân đàn. Cách này để tránh bắt nhầm mối loại khác thì ta phải đến tổ mối đã có nấm thăm khám thường xuyên vào lúc chập tối, đặc biệt là những buổi chiều có mưa. Nếu phát hiện tổ mối đang phân đàn thì ta dùng đèn sạc hoặc bình accu để thắp 1 bóng đèn neon cho sáng (không dùng đèn dầu hoặc nến vì sẽ làm cháy mối cánh). Tiếp theo là ngồi rình đàn mối cánh, chú ý lúc nó rụng cánh bò dưới đất thấy 2 con nào nối đuôi nhau thì bắt bỏ chung vào 1 cái lọ có lỗ thông hơi. Vậy là xong phần bắt mối cánh. Đem về nuôi thế nào thì chưa nghĩ ra.
  2. Đào tổ mối có cả mối chúa về nuôi --> Cực lắm, nhưng muốn nghiên cứu khoa hoc thì phải chấp nhận thôi.
  3. Đào tổ mối không có mối chúa --> Có vẻ đỡ cực hơn cách 2, lại không làm hư ổ nấm nếu bị thât bại.
  4. Dẫn dụ mối ở khu vực đã có mối nấm --> Chưa hiểu dẫn dụ làm sao :confused:.
 
Nghiên cứu cái này mất nhiều thời gian đấy.
Thành công hay không cũng phải mất ít nhất 1 năm mới thấy kết quả (Có nấm mối mọc lên).
Tính đào tổ mối về gần nhà cho dễ quan sát mà nghĩ đi nghĩ lại sợ nó làm sập nhà mình :confused:.
Tóm lại là theo anh Nhân, mình có 4 hướng để làm. Theo tôi thì sẽ thực hiện như sau:
  1. Rình bắt mối cánh khi tổ mối phân đàn. Cách này để tránh bắt nhầm mối loại khác thì ta phải đến tổ mối đã có nấm thăm khám thường xuyên vào lúc chập tối, đặc biệt là những buổi chiều có mưa. Nếu phát hiện tổ mối đang phân đàn thì ta dùng đèn sạc hoặc bình accu để thắp 1 bóng đèn neon cho sáng (không dùng đèn dầu hoặc nến vì sẽ làm cháy mối cánh). Tiếp theo là ngồi rình đàn mối cánh, chú ý lúc nó rụng cánh bò dưới đất thấy 2 con nào nối đuôi nhau thì bắt bỏ chung vào 1 cái lọ có lỗ thông hơi. Vậy là xong phần bắt mối cánh. Đem về nuôi thế nào thì chưa nghĩ ra.
  2. Đào tổ mối có cả mối chúa về nuôi --> Cực lắm, nhưng muốn nghiên cứu khoa hoc thì phải chấp nhận thôi.
  3. Đào tổ mối không có mối chúa --> Có vẻ đỡ cực hơn cách 2, lại không làm hư ổ nấm nếu bị thât bại.
  4. Dẫn dụ mối ở khu vực đã có mối nấm --> Chưa hiểu dẫn dụ làm sao :confused:.
Do không có nhiều thời gian dành cho việc nghiên cứu về nấm mối nên qua hai năm tôi mới thu được một số kết quả. Về cơ bản có thể chủ động nuôi loài mối này kết hợp trong vườn cây ăn trái (đặc biệt là vườn dừa) và có một số biện pháp để cải thiện năng suất của chúng.
Qua quá trình nghiên cứu theo cách của một nông dân (chuyên môn của tôi không phải là nông nghiệp mà là cơ khí và xây dựng), tôi thu thập được khá nhiều thông tin về loài mối này. Tuy nhiên, có nhiều lý do khác nhau, trước mắt tôi chỉ cung cấp được một ít thông tin.
Về dẫn dụ mối: Đây là cách thực hiện khá đơn giản và ai cũng làm được. Khu vực hoạt động của một tập đoàn mối có bán kính lên đến 70m. Tức là từ vị trí tập đoàn mối chúng có thể đi ăn xa đến 70m. Ở đây tôi dùng là tập đoàn mối, vì khác nhiều loại mối thường gặp mối nấm sống thành nhóm từ vài tổ lên đến cả ngàn tổ, trong đó có tổ chính tổ phụ, tổ có chúa và tổ không có chúa. Và các thành viên trong tập đoàn có tổ chức, liên hệ chặt chẽ với nhau. Trong khu vực hoạt động của mối chúng ta tạo điều kiện tối ưu hơn thì có một bộ phận mối đến sinh sống và tạo thành một tập đoàn mới ở đó.
Thông tin chuyên sâu về loài mối này rất ít, tuy nhiên có một kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ và Nhật công bố năm 2012 là sự tồn tại của mối chúa thứ cấp nghĩa là khi tổ mối mất chúa chúng sẽ tạo ra mối chúa thứ cấp để tiếp tục tồn tại. Tôi đã vận dụng thành công kết quả này trong việc di dời tổ mối không có mối chúa. Thực tế cho thấy là không những có mối chúa thứ cấp mà có luôn cả mối vua thứ cấp.
 
nheVai hinh anh cho cac ban tham khaoThem cai anh nghien cuu nua ne
 
Last edited by a moderator:
Vài hình ảnh về mùa nấm mối 2014 tôi vừa chụp:
 

File đính kèm

  • 3.gif
    3.gif
    300.4 KB · Lượt xem: 194
  • 2.gif
    2.gif
    300.2 KB · Lượt xem: 174
  • 1.gif
    1.gif
    189.5 KB · Lượt xem: 171


Back
Top