Cách làm của bác lequangdata là chuẩn rồi, xinh trích một phần trong tài liệu"
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN SẢN XUẤT CÂY GIỐNG BẰNG CHIẾT, GHÉP " để các bạn tham khảo.
BÀI 2: CHIẾT CÀNH
Mã bài: M4-02
Mục tiêu:
- Lựa chọn được cây mẹ, cành chiết đảm bảo yêu cầu kỹthuật
- Chuẩn bị đầy đủ vật tư dụng cụ phục vụ công tác chiết cành
- Thực hiện việc chiết cành đúng yêu cầu kỹ thuật
- Cắt, giâm và chăm sóc cành chiết đảm bảo yêu cầu kỹ thuật
A. Nội dung
1. Chuẩn bị vật tư, dụng cụchiết
- Dao chiết
- Cưa tay
- Nylon
- Đất, nước, trấu, mùn cưa, rơm rác phân chuồng
- Hỗn hợp ruột bầu:
Dùng đất bùn ao phơi khô đập nhỏhoặc sửdụng đất thịt nhẹ, không nên dùng đất thịt nặng ,đất cát. Trộn đất đã đập nhỏ với một trong các nguyên liệu mùn cưa, trấu bổi hay rơm rác băm nhỏ, sau đó trộn với phân chuồng mục theo tỉ lệ 1/3 đất +1/3 mùn rác +1/3 phân chuồng đã ủ hoai.
Dùng nước sạch để pha trộn cho đủ ẩm,độ ẩm bầu khoảng 70% không ướt quá và cũng không khô quá, nắm hỗn hợp đã trộn trong tay khi bỏtay ra không chảy nước trong tay hoặc hỗn hợp không bịtơi tảra, nắm đất nằm trên lòng bàn tay hình những ngón tay là đạt yêu cầu.
2. Chiết cành
2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn cây mẹ và cành chiết
- Chọn những cây mẹ đã thành thục, sinh trưởng khoẻ, không sâu bệnh. Năng suất cao ổn định.
- Chọn những cành bánh tẻ, màu nâu hoặc màu xanh tươi, lưng chừng tán, không chiết cành la, cành vượt. Kích thước tuỳ loài cây nhưng thường có chiều dài 40-60cm, đường kính gốc từ1-2 cm
- Trong nhân giống cây lâm nghiệp, phương pháp chiết được sửdụng rộng rãi nhất với nhân giống một số loài tre lấy măng như: tre Bát độ, luồng, lục trúc, điền trúc...
Tiêu chuẩn của cây tre lấy giống ch ỉlấy cây từ1- 2 tuổi ( không non, già quá), những cây không gẫy cụt ngon, không sâu bệnh, bị khuy. Chọn những cành giữa thân, những cành đã bong mo.
2.2. Kỹ thuật khoanh, bóc vỏ
- Chọn những ngày có thời tiết tốt, dùng dao sắc khoanh vỏcách gốc cành 10-15cm, chiều dài khoanh vỏ tốt nhất bằng 1,5- 2 lần đường kính gốc cành chiết (2-3cm). Bóc lớp vỏngoài, dùng dao cạo sạch lớp vỏ trắng cho tới gỗ.
- Đối với những cây tương đối dễ ra rễ có thể bó bầu ngay hoặc bố trí khoanh vỏ buổi sáng đến chiều bó bầu. Đối với những cây có nhựa mủ sau khi khoanh vỏ cần phơi vết cắt 5-7 ngày trước khi bó dùng dao cạo sạch lớp nhựa khô quanh vết cắt sau đó mới bó bầu.
- Việc chiết cây giống lâm nghiệp người ta chủ yếu áp dụng đối với cây tre măng, luồng. Đối với những loài cây này người ta không khoanh vỏ bóc bầu mà tiến như sau:
Dùng dao sắc phát cành chỉ đểlại 3 đốt, sau đó dùng cưa hạt mướp cắt cành từtrên xuống giữa gốc cành và thân cây cắt sâu 2/3, sau đó đảo chiều cưa cắt từ dưới lên vào phía thân cây mẹ1/3
2.3. Kỹ thuật bó bầu
- Cách bó bầu : Khi đã có hỗn hợp đã pha trộn đủ ẩm nắm sẵn dàn đều xung quanh cành, phủ chờm ra 2 đầu đã cạo vỏ, nắm chặt lại ở phần vết khoanh vỏ, bầu chiết trọng lượng khoảng 300g, kích thước đường kính 7 -8 cm.
- Sửdụng nilon màu trắng bọc phía ngoài của bầu chiết buộc chặt 2 đầu bằng dây lynon hay lạt giang, để hạn chế việc xoay bầu buộc thêm một lạt vào giữa bầu.
3. Cắt và giâm cành chiết
3.1. Cắt cành chiết
- Sau khi chiết từ40-60 ngày tuỳmùa vụ tuỳ giống cây. Rễ sẽ mọc ra và sau 3-4 tháng khi cành có rễ cấp 2 chyển từmàu trắng nõn sang màu vàng ngà hoặc hơi xanh có thểcắt cành chiết đem trồng hoặc giâm.
- Khi cắt cành chiết nên tỉa bớt những cành lá rườm rà, bị sâu, lá non và cắt đi 1/2 số lá hoặc mỗi lá cắt đi 1/2 vì nếu để toàn bộ lá sẽ thoát hơi nước mạnh trong khi rễ chưa đủ độ thuần thục để hút đủnước, gây ra sự mất cân đối giữa hút và thoát làm cành lá khô và bầu dễ chết.
- Với cành tre măng: Cắt phần ngọn cành đểlại 2 đến 3 mắt trên cành chiết, cành chiết có độdài 30-40 cm.. Sau đó tiến hành tách cành chiết ra khỏi cây mẹ bằng cách một tay cầm cành chiết, một tay đỡ bầu cành chiết, vít nhẹ cành chiết về phía dưới mặt đất.
3.2. Giâm cành chiết
- Mục đích của việc giâm là để cho bộ rễcủa cây phát triển tốt, đảm bảo cây ít bị chết khi trồng.
- Người ta có thể giâm trên luống với khoảng cách 30-30 cm, không nên giâm quá dày vì rễ và mầm cành không phát triển được hoặc rễ sẽ ăn xiên vào nhau khi bứng đi trồng gặp khó khăn, cây dễ bị chột hoặc chết. Một cách nữa thường được sử dụng là giâm trực tiếp vào rọ tre, nứa.
- Trước khi giâm lột bỏ vỏ bầu vùi đất cách cổ bầu 3-4 cm, tưới đẫm nước, tưới ướt cả lá duy trì ẩm độ không khí 80%, che bớt 50% ánh sáng.
- Chú ý môi trường giâm cành chiết phải tơi xốp, đầy đủ dinh dưỡng
- Với tre măng: Chuẩn bị bầu giâm đường kính 10 -12 cm, chiều cao 14 – 17 cm. Hỗn hợp ruột bầu: 89% đất cát pha + 10 % phân chuồng hoai + 1% su pe lân, đặt cành chiết vào bầu giâm ngay ngắn thẳng hàng theo luống.
4. Chăm sóc và xuất vườn cành chiết.
a. Chăm sóc cành chiết
- Tưới nước: Ngày tưới 2 lần, sau 5-10 ngày chuyển sang chế độ tưới 1-2 ngày 1 lần tuỳ vào ẩm độ.
- Sau 10-15 ngày bỏhết mái che nắng để cây quen dần với ánh sáng sau 30-45 ngày có thể đem trồng.
- Tưới phân bổsung: NPK pha 100 g + 10 lít nước tưới cho 500 bầu.
- Phân loại cành chiết
Sau khi giâm cành ra vườn 3 - 4 tuần phải tiến hành tuyển chọn và phân loại cành giâm đểcó chế độchăm sóc thích hợp cho cây phát triển đồng đều. Mỗi cành cần loại bỏ những chồi yếu hoặc chồi mảnh để tập trung chăm sóc cho cành giâm phát triển tốt.
b. Xuất vườn cành chiết
Tùy loài cây, thời vụ khác nhau mà thời gian chăm sóc đểcây chiết đủ tiêu chuẩn xuất vườn là khác nhau. Đối với cây tre măng thời gian chăm sóc từ3 đến 6 tháng. Khi xuất vườn, cây chiết có 2 đến 3 lớp lá mới, bầu nhiều rễ.