Ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp. Dễ hay khó?

+Như tôi đã nói trong bài viết trước: Nền nông nghiệp nước ta hiện nay so với vài chục năm trước, đã có bước tiến thần ky!Tuy nhiên, nhìn chung, vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, công nghệ lạc hậu nên năng suất lao động rất thấp so với thế giới; và hình như nông dân VN thích "ăn theo", cứ cái gì có giá là hùa vô làm cho nên cứ tái đi tái lại điệp khúc "được mùa mất giá" (thực ra là do "thừa hàng mất giá").
+Tôi là người say mê học hỏi. Cái tính này cha mẹ ban cho, và nó hình thành từ nhỏ; cho nên tôi học hỏi mọi thứ. Cho tôi "nỗ" một chút nhé! Hiện nay tôi có thể tự mình thiết kế nhà cửa, đường giao thông, hồ đập, thủy điện nhỏ vv...Đây là lĩnh vực chính công ty tôi đang kinh doanh. Còn cái mảng nông nghiệp chỉ là phụ, chỉ vì yêu thích và "tâm thức đồng quê", vì hồi nhỏ, nhà tôi rất nghèo, học một buổi đi làm nông một buổi. Do hoàn cảnh xuất thân đó, cho nên tôi muốn chia sẻ với nông dân (đặc biệt là nông dân nghèo) trên mọi miền đất nước cách làm giàu từ nghề nông. Vào diễn đàn này, tôi hoàn toàn không có ý định quảng cáo như nhiều người đã lên án tôi!
+Tôi lại có tính lười biếng, cái gì cũng muốn cho nhanh, cho nhiều nhưng lại phải tốn ít công sức, ít tốn tiền...cho nên ngoài sách vở, tôi đi nhiều nơi trong và ngoài nước để học hỏi. Từ tiến sĩ đến nông dân tôi đều học tất! Có lần sang Mỹ thăm một nông trường trồng bắp tôi kinh ngạc với cách làm của họ: Nông trường có diện tích trên 20 ngàn ha mà có rất ít nhân công. Tất cả đều làm bằng máy móc, sức người không đáng kể trong cấu thành sản phẩm của họ. Công nhân ngồi trong máy lạnh điều khiển xe máy cày lớn, kéo theo dàn cày có tới 20 chảo cày, Có đến hàng trăm dàn cày như thế dàn hàng ngang tiến lên! Đi đến trưa ghé trạm dừng chân ăn trưa tại trạm trung gian, rồi lại cày tiếp đến đến chiều tối mới đến trạm cuối; ngày hôm sau mới cày theo chiều ngược lại. Điều đáng nói là họ làm cùng lúc: chảo cày lật đất xong, có cuộn ống tưới (tưới thấm) rải theo, sau đó, máy gieo hạt đưa hạt bắp giống vào đúng vị trí nước sẽ rỉ ra trên ống tưới, phía sau có giàn bừa và lấp hàng.
+Tôi đến Israel lại càng nể phục dân tộc này: công nghệ tưới của họ phát triển đỉnh cao nên năng suất nông nghiệp dẫn đầu thế giới, ngoài ra, họ đã tự động hóa được rất nhiều trong nghề nông. Mà đáng phục hơn, đất của họ đa phần là đất "chó ỉa". Còn xấu và ít mưa hơn dãi đất cát ven biển miền trung của ta; bởi vậy, hầu hết cây cối của họ đều trồng trong chậu. Cái mô hình trồng thanh long như trồng nho ở ta (thực ra là mô hình của Israel-có bạn nhầm lẫn là của Đài Loan). Vì họ ít đất nên phải trồng rất dày (1x1=10.000 cây/ha).Có trụ sắt,và giàn leo.. Trồng dày để tiết kiệm đất, dễ bố trí chậu (có thể bê đi nơi khác) và thuận tiện cho việc tưới nhỏ giọt.
+Hiện nay, người Mỹ đang thử nghiệm máy cày tự lái (không cần nhân công điều khiển), còn bên Nhật đã chế tạo thành công rô bốt cắt rau, hái quả. Con rô bốt có đôi mắt thần để phân biệt quả chín, quả già. Mà lạ thật, con rô bốt này làm việc suốt ngày đêm không chê công thấp, không nghỉ giải lao...khi nào đói (gần hết điện) nó tự đi đến ổ điện, cắm 2 ngón tay vào "ăn". No rồi, lại đi làm ngay! Vậy thì ai mà phê bình kiểm điểm nó được ?!...:)
+Cách đây trên 10 năm, ai có cái điện thoại di động là đi tán gái dễ lắm; còn bây giờ, người ăn xin, xe ôm, xe ba gác,, thậm chí trẻ em vùng cao cũng có điện thoại di động...Điều này cho thấy tốc độ tiến bộ như vũ bảo của khoa học công nghệ trên thế giới trong thời đại ngày nay. Cứ cái đà này, trăm năm nữa, máy móc giành việc hết,,,Con người ăn chơi, ở không hoài riết siinh chán nãn, lúc đó lại bảo rằng thiếu nhân quyền, rùi kéo nhau đi biểu tình đòi quyền được làm việc...làm khổ công an!
+Thế giới họ như vậy, còn Việt Nam thì sao? Bức tranh chung, phổ biến vẫn là một nền nông nghiệp lạc hậu, năng suất thấp. Nếu so với thế giới thì không dám. Họ mới đúng là có nền nông nghiệp công nghệ cao, còn ở ta dùng cụm từ đó nghe mắc cở lắm! chỉ mới nhen nhóm nên gọi là công nghệ gì cũng được. Nhưng tôi nghĩ, ta không thể bó tay đứng nhìn mà phải tìm tòi, suy nghĩ và sáng tạo từ chính công việc của mình, nếu ta chỉ có sáng kiến nhỏ thôi, nhưng ứng dụng được, có lợi về công, về tiền (đầu tư) và sinh lợi thì cứ coi đó là ứng dụng công nghệ vào nông nghiệp được rồi! Có còn hơn không! Ở đây, tôi xin lấy các ví dụ mà tôi đã làm được để minh họa thêm (cái này không có nỗ đâu à nha!)
-Về trồng thanh long:Tôi đi học mô hình Đài Loan, Israel nhưng không làm theo họ mà trồng mật độ 2x4 (khoảng 1.200 cây/ha). Vì sao? Theo đề tài tốt nghiệp của 1 sinh viên, cây thanh long trưởng thành có tán lá(thật ra là độ tàn che) rộng bình quân 1 mét, nếu ta trồng cây cách cây 2m thì sau này 2 cây vừa giáp tán nhau, không che sáng lẫn nhau...Tôi còn trồng dạng nanh sấu để tán thanh long của cây này không che tán cây kia (ở hàng bên cạnh) vào buổi sáng và buổi chiều. Còn hàng cách hàng tới 4 m là do tôi tính toán để sao cho sau này cây trưởng thành, xe cải tiến (xe bành bạch hay van VN, hiện rẻ như bèo vì bị cấm chạy ra đường, nhưng có 2 cầu, chạy ít hao dầu và nhỏ gọn) có thể chạy khắp nơi trong vườn thanh long. Hiệu quả là: nếu bón lót phân hữu cơ 20 tấn/ha; thay vì phải dùng xe "rùa" đẩy từng xe cho hết 70 tấn phân vào từng gốc rất nặng nhọc và lâu, thì xe bành bạch của tôi mỗi chuyến chở hơn 1 tấn phân, một người cầm lái, một người cầm xẻng đi theo, khi xe dừng thì xúc phân đổ vô gốc...Chưa kể, khi thu hoạch, 1 ha thanh long cho năng suất từ 20-40 tấn/ha (tùy điều kiện). Cứ dùng xe rùa đẩy vài trăm mét ra đường thì chết công...lúc đó, tôi chỉ cần hái trái bỏ vào ky, đầy ky để ngay gốc, sẽ có xe bành bạch đến gom về.
+Tôi trồng 10 ha rừng bạch đàn W5, mật độ rất dày (8.000 cây.ha) để lấy cây chống trong xây dựng. Bạch đàn 3 năm mới cho thu hoạch; trong khi năm nào tôi cũng phải cày chống cháy, chăm sóc, bón phân 2 lần. Tôi chợt nãy ra sáng kiến: sao không trồng cây leo giàn để cho nó "ăn theo" mà mình khỏi làm giàn? Bạn biết đó,giá thành của các cây leo giàn có cấu thành vật liệu, nhân công làm giàn cho nó leo khá lớn trong đó. Khỏi làm giàn là một lợi thế. Thế là tôi cho máy cày "cào" 1 đường rảnh giữa 2 hàng cây rừng, bỏ phân lót vô, bỏ hột bầu, mướp, khổ qua, dưa leo, đậu rồng...tá lả. Khi cây mọc lên gang tay, lấy một miếng bạt phủ 0,5x0,5 mét phủ lại (tránh cỏ) và bỏ phân hóa học định kỳ (khỏi tưới vì trồng vào mùa mưa). Vậy mà làm chơi ăn thiệt, thu lợi rất cao!
Lại nữa, dây leo lên cây rừng, nó không theo luật lệ nào cả (cứ theo ngọn mà tót lên-vì cạnh tranh ánh sáng) làm sao leo hái, lấy cây khèo rơi xuống đất thì hư trái? Tôi nhớ đến sáng kiến làm đòn bẩy nhổ mì hồi nhỏ, bèn dùng cây sào tre dài tới ngọn cây, gắn một bộ phanh (thắng) xe đạp vô đó. Tôi gở má phanh ra, thay vào một bộ cánh kéo. Công nhận thò cánh kéo lên chỗ cuống trái, bóp tay phanh là nó siết lại, trái rơi vào giỏ lưới bên dưới!
+Hồi đó tội xây cái đập nước rộng 2 ha để trữ nước. Để làm thân đập phải dùng xe đào múc đất đỏ lên xe bành bạch chở đi đắp đập. Nhưng xe múc của tôi nhỏ, gàu chỉ có tấc rưởi, phải xúc đến 20 gàu mới đầy xe bành bạch. Tôi bèn thuê thợ làm thêm 2 cái gàu cùng cở,bằng thép, dùng bù lon gắn vào 2 má của gàu xúc. Nhiều người cho rằng xe múc sẽ bị lật về phía trước khi thao tác; nhưng sau khi xác định trọng tâm của xe và dùng công thức (môn cơ lý thuyết) để tính toán thì không lật nên làm lun! Nhờ đó mà về sau, xe múc làm 7 gàu là xe bành bạch nổ máy chạy đi...năng suất múc đất lên xe tăng gấp 3 lần xe Nhật. Bạn nào có xe gàu chuyên đi múc đất lên xe cứ làm thử đi (nhưng không đào đất cứng đợc đâu nhé!)
Còn nhiều ví dụ như vậy. Nhưng đến đây đã...mõi tay, và bài viết cũng quá dài nên phải tạm dừng...Những điều này nhằm muốn nói lên rằng: công nghệ (sáng kiến, cải tiến) luôn có ở quanh ta, nếu không theo cách cũ, cố gắng tìm tòi, sẽ có cách làm nhanh hơn, lợi hơn. Ý là vậy chứ không có ý định khoe tài giỏi gì cả, vì lên diễn đàn không ai biết ai, khoe khoang mà làm chi!
 


Last edited:
vâng! bác ấy đã "nỗ" xong. có bác nào chém gì không? tiêu biểu như bác sương sâm đu đủ.hjhj. em thì em chỉ phát biểu thế này : bác hồ ra đi tìm đường cứu nước, bác này ra đi tìm đường cứu nông dân, hjhj.vn mình có nhiều người như bác thì nông nghiệp cũng khá rồi (đi được nhiều nơi như bác thì nhà đã khá lắm rồi nên làm gì chả khá)
 
Last edited by a moderator:
Ảo quá!
Bài viết có nhìêu cái hay hay, hữu ích nhưng thiếu tính thực tế!
Ngay bản thân tôi là 1 ví dụ! 4Năm đại học 15năm đi làm, 8công ty, 5công ty được làm quản lý, 1công ty do mình làm chủ, đã từng đi nhiều nơi, Việt Nam thì chưa có tỉnh thành nào tôi chưa đến, nước ngoài thì cũng ghé được vài quốc gia.... về trí tuệ thì làm test IQ khi xin việc được 137/150 câu! Thất bại khi làm ăn, về nhà với 2bàn tay trắng, ông cậu thương tình cho mượn 3hécta đất làm trong 20năm! 2Vợ chồng, 1đứa con, 1chiếc wave, 2chỉ vàng, 3ha đất trống......
Vào hoàn cảnh đó thì bác áp dụng công nghệ gì??? Công nghệ thì phải gắn với vốn đầu tư, không có tiền đi mua cái cuốc cũng phải đắn đo, vô lò rèn cái cuốc 200, trong túi còn 160, chạy ra chợ mua cái cuốc 48k, về cuốc, 30phút lại chạy vô đập lại cái lưỡi cuốc (đất cứng nó quéo cái lưỡi)....
Công nghệ thì ai không biết nhưng làm sao áp dụng? Người không tiền thì bó tay, người có tiền thì sợ - bỏ ra 1đống tiền đầu tư công nghệ cho 1thứ gì đó, rồi thứ đó bán cho ai? Giá cả như thế nào? Nước ngoài nó có hiệp hội, liên minh... để đảm bảo cho sản phẩm của họ, còn nước ta.....?) trả lời được những thứ đó thì công nghệ chỉ là chuyện nhỏ!
Những công nghệ như bác nói thì tui nghe nói đầy rồi, có thằng bạn du học ngành nông nghiệp bên Nhật rồi nó lấy vợ làm việc bên đó luôn, công ty của nó chuyên bán những tấm thảm đất sét hữu cơ (loại này cuộn lại như những tấm thảm, muốn trồng gì thì cấy hạt giống sẵn trên đó rồi đem ra trãi ngoài đồng, chỉ tưới 1lượng nước rất nhỏ, 1năm chỉ tưới vài lần, thích hợp cho vùng khô cằn sa mạc.... bọn Israel đặt làm không kịp bán!
Không biết cái công nghệ nhỏ nhoi này bác chủ thớt nghe qua chưa nhỉ!?
 
Agriviet.Com-cham_phan_2.jpg

Đây là một trong những tấm hình thuyết minh cho bài viết trao đổi về cách làm hệ thống bón phân và thuốc trừ sâu tự động theo nước từ mô tơ...nhưng thấy bà con ném gạch đá nhiều quá (nhất là ngại mang tiếng nỗ, khoe tài,nói láo...). Nếu bà con có nhiều người thích thì sẽ viết tiếp...nếu nhiều gạch đá quá thì..im re lun!...hi hi...
Agriviet.Com-cham_phan_2.jpg

Đây là một trong những tấm hình dự định thuyết minh cho bài viết trao đổi về cách làm hệ thống bón phân và thuốc trừ sâu tự động theo nước từ mô tơ sẽ trình bày trên diễn đàn này trong thời gian tới...nhưng thấy bà con ném gạch đá nhiều quá (nhất là ngại mang tiếng nỗ, khoe tài,nói láo...). Nếu bà con có nhiều người thích thì sẽ viết tiếp...nếu nhiều gạch đá quá thì..im re lun!...hi hi...
 
Last edited:
Agriviet.Com-cham_phan_2.jpg

Đây là một trong những tấm hình thuyết minh cho bài viết trao đổi về cách làm hệ thống bón phân và thuốc trừ sâu tự động theo nước từ mô tơ...nhưng thấy bà con ném gạch đá nhiều quá (nhất là ngại mang tiếng nỗ, khoe tài,nói láo...). Nếu bà con có nhiều người thích thì sẽ viết tiếp...nếu nhiều gạch đá quá thì..im re lun!...hi hi...
Anh cứ viết tiếp đi, sẽ có nhiều người học hỏi.
 
Agriviet.Com-cham_phan_2.jpg

Đây là một trong những tấm hình thuyết minh cho bài viết trao đổi về cách làm hệ thống bón phân và thuốc trừ sâu tự động theo nước từ mô tơ...nhưng thấy bà con ném gạch đá nhiều quá (nhất là ngại mang tiếng nỗ, khoe tài,nói láo...). Nếu bà con có nhiều người thích thì sẽ viết tiếp...nếu nhiều gạch đá quá thì..im re lun!...hi hi...
bạn cứ viết tiếp đi . nông nghiệp việt nam đang rất cần công nghệ. một điều rất thực tế là các thành tựu công nghệ ứng dụng cho nông dân việt hiện giờ phần lớn là ảo cả . thiếu thực tế . chĩ nằm trên báo cáo và báo đài .
rất nhiều thành tựu kỷ thuật hiện hành . như tưới nhỏ giọt . bón phân qua hệ thống tưới . tưới phun sương cho các nhà kín . phun tưới tự động cho rau mầm.
bơm nước vào ruộng bằng pin năng lượng vvv. tất cả những cái tôi đã thấy điều xuất phát từ tư duy của nông dân họ tự mài mò tự mua trang thiết bị họ làm với tâm lí đói đầu gối phải bò . họ đói tri thức nghèo ứng dụng họ tự mài mò và thành công rất nhiều . các cơ quan khoa học đã có ứng dụng gì thiết thực cho nông dân ? được nông dân công nhận ? chúng ta làm thử thống kê đi .
năm nào báo đài rồi đại học tổng hợp lăng xê ông nhóc tì chế tạo thành công máy ấp trứng sử dụng năng lượng mặt trời . cái máy tam sao thất bổn đó đâu ruổi ?? có nông dân nào dủng cảm sử dụng không.
tôi dám nói khoa học ứng dụng cho nông nghiệp của việt nam là tồi nhất thế giới . chỉ giởi báo cáo ảo thôi . lăng xê bang bệ nhau . chứ có thành tựu nào thực tế đâu . chúng ta cần nhình thực tế để thoát ra.
những chia sẽ khoa học thực tiển cho nhau trên diển đàng là đáng trân trọng . tôi rất mong bạn có nhiều bài viết vể kỹ thuật hơn nữa.
thân chào
 
Agriviet.Com-cham_phan_2.jpg

Đây là một trong những tấm hình thuyết minh cho bài viết trao đổi về cách làm hệ thống bón phân và thuốc trừ sâu tự động theo nước từ mô tơ...nhưng thấy bà con ném gạch đá nhiều quá (nhất là ngại mang tiếng nỗ, khoe tài,nói láo...). Nếu bà con có nhiều người thích thì sẽ viết tiếp...nếu nhiều gạch đá quá thì..im re lun!...hi hi...




em nghĩ tưới bằng vòi này không hiệu quả bằng béc tự chế kiểu dưới của a LTV, giá rẻ hơn, mà bán kính tưới cũng xa hơn, anh em xem bên dưới tham khảo áp dụng vào vườn nhà đỡ tốn chi phi nhé:




bec%2010.jpg


ADT13.jpg
 

bác chủ top nói là viết bài để chia sẻ kinh nghiệm giúp đỡ anh em học tập nhưng e có chút thắc mắc là bác chỉ nói sơ sơ về mô hình của bác còn cụ thể và thực tế thì lại có vẻ không được như tinh thần của chủ top. vì thấy có bác nào hỏi xoáy một tí về kĩ thuật chuyên sâu thì bác lại trả lời là bí quyết bí mật với bản quyền công nghệ của bác nên không thể chia sẻ. người ta nói một nửa sự thật thì còn tệ hại hơn là một lời nói dối. vấn đề của bà con nông dân là ít cơ hội tiếp xúc với kiến thức, với khoa học kĩ thuật. nhưng cái đó bác có nhưng bác chỉ nói nửa vời thì khác nào bác dạy một đứa trẻ chưa biết đi cách chạy thế nào cho nhanh. những nguyên lý và lý thuyết cơ bản nói ra thì rất ngắn gọn và đơn giản, nhưng cái mà đa số người nông dân cần là họ phải làm thế nào để đạt được điều đó. và nó phải phù hợp với điều kiện thực tế của đa số người nông dân việt nam vì điều kiên nông dân việt nam thiếu thốn đủ điều, đó mới là đang giúp đỡ người nông dân thực sự chứ cái gì cũng bảo là áp dụng khoa học kỹ thuật. đầu tư hệ thống này hệ thống kia thì người nông dân chân đất với hai bàn tay trắng và chút kiến thức nhỏ nhoi có thể làm được gì to tát. còn có thể đáp ứng được các điều bác nói thì không còn gọi là nông dân nữa mà họ là những doanh nhân trong lĩnh vực nông nghiệp. mà đã là doanh nhân với tiềm lực về kinh tế thì họ có rất nhiều con đường để đến với khoa học kỹ thuật. người giàu vẫn cứ giàu, nông dân nghèo vẫn cứ nghèo. vậy tinh thần mang ánh sáng khoa học kỹ thuật đến cho người mù của bác cũng bỏ sông bỏ biển hay đó cũng chỉ là cách pr của bác để tìm đến những doanh nhân làm nông nghiệp khác như mình!
 
@vodinhtien: em thấy bác rất năng nổ viết bài trên Agriviet, thậm chí thấy rất tâm huyết, tuy nhiên góp ý với bác là: bài viết bác trông hơi dài, cảm giác không muốn đọc hết, bác nên tạo những điểm nhấn trong bài viết, có kèm vài 3 hình ảnh minh họa thì bài nhìn đỡ nhàm chán hơn.

Trân trọng!
 
Agriviet.Com-cham_phan_2.jpg

Đây là một trong những tấm hình thuyết minh cho bài viết trao đổi về cách làm hệ thống bón phân và thuốc trừ sâu tự động theo nước từ mô tơ...nhưng thấy bà con ném gạch đá nhiều quá (nhất là ngại mang tiếng nỗ, khoe tài,nói láo...). Nếu bà con có nhiều người thích thì sẽ viết tiếp...nếu nhiều gạch đá quá thì..im re lun!...hi hi...
Viết tiếp đi Bác, mọi người đang theo dõi mà,
Bản thâm em thấy nông dân mình Đa số rất thụ động, ví dụ hiện nay ngay khu em họ đua nhau trồng mía đen, loại mía chẻ ra ăn, không phải mía đường, khi thấy họ trồng quá nhiều em có thắc mắc thì họ bảo vụ trước hàng xóm trồng thắng lớn nên vụ này trồng theo... Kết quả là hiện nay mía đang quá lứa, nguy cơ chặt bỏ vì thương lái họ mua rất chậm. Em có hỏi sao không tự mang đi bán, hai ba người chung nhau thuê chiếc xe tải nhỏ, mang theo băng rôn, thêm tờ giấy giới thiệu của xã... Thẳng tiến sai gon...nhưng họ cứ chần chừ, em nhìn cánh đồng mía mà sót cả ruột.
 
Viết tiếp đi Bác, mọi người đang theo dõi mà,
Bản thâm em thấy nông dân mình Đa số rất thụ động, ví dụ hiện nay ngay khu em họ đua nhau trồng mía đen, loại mía chẻ ra ăn, không phải mía đường, khi thấy họ trồng quá nhiều em có thắc mắc thì họ bảo vụ trước hàng xóm trồng thắng lớn nên vụ này trồng theo... Kết quả là hiện nay mía đang quá lứa, nguy cơ chặt bỏ vì thương lái họ mua rất chậm. Em có hỏi sao không tự mang đi bán, hai ba người chung nhau thuê chiếc xe tải nhỏ, mang theo băng rôn, thêm tờ giấy giới thiệu của xã... Thẳng tiến sai gon...nhưng họ cứ chần chừ, em nhìn cánh đồng mía mà sót cả ruột.
ý kiến bác cho nông dân rất hay. cách đây gần 30 năm phụ thân của nhà cháu đã từng trồng dưa hấu nhưng bán không được nên ông đã tự thuê xe tải và mấy anh em ông đã mang dưa hấu lên tận sài gòn bán. mọi người thì bảo hâm nhưng nhờ vụ đó ông đã mua được cả trâu, thời đó mua được con trâu cũng như bây giờ mua được xe tải hay máy cày xịn còn gì!
 
Rất nhiều bài bác vodinhtien viết rất tâm huyết, nêu ra những ứng dụng khoa học kỹ thuật tiến bộ. Đúng là khoa học kỹ thuật rất cần thiết cho nông nghiệp VN hiện nay. Dân mình gần 80 phần trăm làm nông nghiệp vậy mà người nông dân vẫn bị coi là nghèo khó, tỷ lệ đại gia chân đất vẫn còn rất ít. Tôi đang làm ở trường ĐH Nông lâm Thái Nguyên. Khoa tôi có chương trình thực tập nghề tại Israel cho sinh viên đi. Sau 1 năm các em về có kinh nghiệm ứng dụng rất nhiều mà không sách vở nào viết hết được.
Vấn đề là ở Việt nam mình rừng vàng biển bạc thật đấy, nhưng quan trọng là yếu tố con người thì lại thua các nước kia quá. Đầu ra cho sản phẩm phụ thuộc vào các công ty chế biến và nhà nước, vậy mà hầu như lại tắc tịt khi vào đúng vụ thu hoạch. Vải, nhãn, dưa hấu.... toàn loại hoa quả đặc sản của ta, chất lượng tốt, nhiều dinh dưỡng, vậy mà xuất khẩu có là bao. Các công ty chế biến đóng hộp thì sản xuất lẹt đẹt.
Cũng có cái khó cho các công ty chế biến đó là hầu như nông sản của ta là theo mùa vụ, ví dụ mùa hè thì chế biến Vải, nhãn không kịp còn 3 mùa còn lại thì không biết chế biến gì./. Máy móc đắp chiếu thì công ty phá sản./.
Cứ thế nên đầu ra cho nông sản vẫn là vấn đề khó khăn cho người nông dân ta.
Một vấn đề nữa là ta thiếu sự hợp tác sản xuất. Cùng một cánh đồng ở Israel hay Mỹ Nhật người ta rộng bát ngát, cò bay mỏi cánh theo đúng nghĩa đen luôn. Còn ở ta thì vài mẫu ruộng mà mỗi nhà một mảnh, ngăn bờ lung tung, thỉnh thoảng lấn của nhau một ít rồi cãi vã nọ kia./. Nói chung là thiếu sự hợp tác sản xuất, do đó việc ứng dụng cơ giới vào sản xuất không hiệu quả. Tất nhiên tôi không nói đó là thực trạng của tất cả nông nghiệp của ta, vẫn có những cánh đồng năng suất cao, 50tr/ha gì đó theo như báo đài vẫn nói. Nhưng việc hợp tác cùng sản xuất của nông nghiệp VN cần nâng cao hơn nữa.
Vấn đề tiếp theo đó là đừng chạy theo phong trào. Mình xác định làm gì thì cứ tập trung cho thật tốt, ngày đêm trăn trở với nó. Chứ nói chung dân mình có tính thích theo phong trào. Đua nhau học đại học, đua nhau chạy công chức, đua nhau hôi của, rồi đua nhau trồng loại cây gì đó,nuôi loại con gì đó mà thấy trước mắt có lời lãi.... Không thể trách nông dân trình độ tri thức kém, vấn đề khuyến nông là của các nhà hoạch định chính sách nhưng ta cũng cần tự nhìn nhận và học tập từ mọi người, từ nước ngoài để ứng dụng cho mình. Có vậy nông nghiệp VN mới tiến triển lên, giảm dần sức người, tăng năng suất, chất lượng và giá thành sản phẩm. Từ đó người nông dân mới đỡ khổ, đỡ cực. Và ta hoàn toàn có thể ngẩng cao đầu với bè bạn năm châu.
 
nước ta rừng vàng biển bạc. lại thêm sự lãnh đạo tài tình sáng suốt của đảng và nhà nước.
hỏi: nhưng sao vẫn cứ nghèo?
 
em nghĩ tưới bằng vòi này không hiệu quả bằng béc tự chế kiểu dưới của a LTV, giá rẻ hơn, mà bán kính tưới cũng xa hơn, anh em xem bên dưới tham khảo áp dụng vào vườn nhà đỡ tốn chi phi nhé:




bec%2010.jpg


ADT13.jpg
Tưới phun bằng béc không có nhìuưu điểm bằng tưới nhỏ giọt đâu nhe, mình biết cái này rồi, thua xa tưới nhỏ giọt
 
Tưới phun bằng béc không có nhìuưu điểm bằng tưới nhỏ giọt đâu nhe, mình biết cái này rồi, thua xa tưới nhỏ giọt
+Tôi cũng chuyên làm hệ thống tưới nhỏ giọt , Nếu nói rằng cái này hơn cái kia là chưa đúng. Mỗi cái có hoàn cảnh ứng dụng đặc thù và ta cần phải áp dụng các phương pháp khác nhau theo từng điều kiện khác nhau.
+Nói cho vui: Tôi trồng 1m2 rau siêu sạch ở tầng 3, dùng phương pháp tưới nhỏ giọt. Nước thì lấy từ ngồn nước sinh hoạt của gia đình. Mỗi cây rau có 1 bét nhỏ giọt. Tôi điều chỉnh bét sao cho lượng nước nhỏ giọt thấp nhất có thể, đến nỗi cái đồng hồ nước ở nhà không quay (khi đóng hết các thiết bị dùng nước khác). Nghĩa là tôi xài nước chùa! hay nói trắng ra là ,,,
Nhưng thiệt hại cho nhà máy nước cũng chả đáng. Người ta tưới nhỏ giọt 5 lít/ngày đêm, tôi giảm đến mức đồng hồ hiện đại, rất nhạy mà không quay...thiệt hại cho nhà máy nước không đáng kể...
Nhân tiện nói thêm, cái bét tưới tự chế trong clip ở trên không rẻ đâu! Bét bọ bán trên thị trường (do VN chế tạo) có 300 đ/cái mà cũng phun xòe và rất sương, rất mịn như ta phun thuốc trừ sâu. Kỳ tới tôi sẽ viết rõ hơn về vấn đề này trong phân bón phân và thuốc trừ sâu qua hệ thống tưới và bài viết chi tiết về hệ thống tưới phun siêu rẻ cho cây rau!
 
Haizz . Em đọc cũng nhiều , thấy ý kiến cũng hay . Mà thực sự chưa có cái nào góp lại thành một cái chung để xài được . Như em trồng đu đủ và chuối : em tưới bằng ống ni lông đâm lỗ , hiệu quả , bơm thuốc trừ sâu em mua máy bơm áp lực bỏ lên máy cày chạy xịt . Phân em chơi vi sinh em đặt làm riêng bón 1 lần duy nhất , 5 kg tại gốc , 20 kg quanh gốc , tưới thấm dần dần . Em cũng đang nghiên cứu hệ thống tưới chạy bằng ròng rọc điều khiển bằng công tắc .nói chung diễn đàn là nơi trao đổi : hay thì học dở thì bỏ đó đừng nên chém nhau kinh quá
 
+Như tôi đã nói trong bài viết trước: Nền nông nghiệp nước ta hiện nay so với vài chục năm trước, đã có bước tiến thần ky!Tuy nhiên, nhìn chung, vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, công nghệ lạc hậu nên năng suất lao động rất thấp so với thế giới; và hình như nông dân VN thích "ăn theo", cứ cái gì có giá là hùa vô làm cho nên cứ tái đi tái lại điệp khúc "được mùa mất giá" (thực ra là do "thừa hàng mất giá").
+Tôi là người say mê học hỏi. Cái tính này cha mẹ ban cho, và nó hình thành từ nhỏ; cho nên tôi học hỏi mọi thứ. Cho tôi "nỗ" một chút nhé! Hiện nay tôi có thể tự mình thiết kế nhà cửa, đường giao thông, hồ đập, thủy điện nhỏ vv...Đây là lĩnh vực chính công ty tôi đang kinh doanh. Còn cái mảng nông nghiệp chỉ là phụ, chỉ vì yêu thích và "tâm thức đồng quê", vì hồi nhỏ, nhà tôi rất nghèo, học một buổi đi làm nông một buổi. Do hoàn cảnh xuất thân đó, cho nên tôi muốn chia sẻ với nông dân (đặc biệt là nông dân nghèo) trên mọi miền đất nước cách làm giàu từ nghề nông. Vào diễn đàn này, tôi hoàn toàn không có ý định quảng cáo như nhiều người đã lên án tôi!
+Tôi lại có tính lười biếng, cái gì cũng muốn cho nhanh, cho nhiều nhưng lại phải tốn ít công sức, ít tốn tiền...cho nên ngoài sách vở, tôi đi nhiều nơi trong và ngoài nước để học hỏi. Từ tiến sĩ đến nông dân tôi đều học tất! Có lần sang Mỹ thăm một nông trường trồng bắp tôi kinh ngạc với cách làm của họ: Nông trường có diện tích trên 20 ngàn ha mà có rất ít nhân công. Tất cả đều làm bằng máy móc, sức người không đáng kể trong cấu thành sản phẩm của họ. Công nhân ngồi trong máy lạnh điều khiển xe máy cày lớn, kéo theo dàn cày có tới 20 chảo cày, Có đến hàng trăm dàn cày như thế dàn hàng ngang tiến lên! Đi đến trưa ghé trạm dừng chân ăn trưa tại trạm trung gian, rồi lại cày tiếp đến đến chiều tối mới đến trạm cuối; ngày hôm sau mới cày theo chiều ngược lại. Điều đáng nói là họ làm cùng lúc: chảo cày lật đất xong, có cuộn ống tưới (tưới thấm) rải theo, sau đó, máy gieo hạt đưa hạt bắp giống vào đúng vị trí nước sẽ rỉ ra trên ống tưới, phía sau có giàn bừa và lấp hàng.
+Tôi đến Israel lại càng nể phục dân tộc này: công nghệ tưới của họ phát triển đỉnh cao nên năng suất nông nghiệp dẫn đầu thế giới, ngoài ra, họ đã tự động hóa được rất nhiều trong nghề nông. Mà đáng phục hơn, đất của họ đa phần là đất "chó ỉa". Còn xấu và ít mưa hơn dãi đất cát ven biển miền trung của ta; bởi vậy, hầu hết cây cối của họ đều trồng trong chậu. Cái mô hình trồng thanh long như trồng nho ở ta (thực ra là mô hình của Israel-có bạn nhầm lẫn là của Đài Loan). Vì họ ít đất nên phải trồng rất dày (1x1=10.000 cây/ha).Có trụ sắt,và giàn leo.. Trồng dày để tiết kiệm đất, dễ bố trí chậu (có thể bê đi nơi khác) và thuận tiện cho việc tưới nhỏ giọt.
+Hiện nay, người Mỹ đang thử nghiệm máy cày tự lái (không cần nhân công điều khiển), còn bên Nhật đã chế tạo thành công rô bốt cắt rau, hái quả. Con rô bốt có đôi mắt thần để phân biệt quả chín, quả già. Mà lạ thật, con rô bốt này làm việc suốt ngày đêm không chê công thấp, không nghỉ giải lao...khi nào đói (gần hết điện) nó tự đi đến ổ điện, cắm 2 ngón tay vào "ăn". No rồi, lại đi làm ngay! Vậy thì ai mà phê bình kiểm điểm nó được ?!...:)
+Cách đây trên 10 năm, ai có cái điện thoại di động là đi tán gái dễ lắm; còn bây giờ, người ăn xin, xe ôm, xe ba gác,, thậm chí trẻ em vùng cao cũng có điện thoại di động...Điều này cho thấy tốc độ tiến bộ như vũ bảo của khoa học công nghệ trên thế giới trong thời đại ngày nay. Cứ cái đà này, trăm năm nữa, máy móc giành việc hết,,,Con người ăn chơi, ở không hoài riết siinh chán nãn, lúc đó lại bảo rằng thiếu nhân quyền, rùi kéo nhau đi biểu tình đòi quyền được làm việc...làm khổ công an!
+Thế giới họ như vậy, còn Việt Nam thì sao? Bức tranh chung, phổ biến vẫn là một nền nông nghiệp lạc hậu, năng suất thấp. Nếu so với thế giới thì không dám. Họ mới đúng là có nền nông nghiệp công nghệ cao, còn ở ta dùng cụm từ đó nghe mắc cở lắm! chỉ mới nhen nhóm nên gọi là công nghệ gì cũng được. Nhưng tôi nghĩ, ta không thể bó tay đứng nhìn mà phải tìm tòi, suy nghĩ và sáng tạo từ chính công việc của mình, nếu ta chỉ có sáng kiến nhỏ thôi, nhưng ứng dụng được, có lợi về công, về tiền (đầu tư) và sinh lợi thì cứ coi đó là ứng dụng công nghệ vào nông nghiệp được rồi! Có còn hơn không! Ở đây, tôi xin lấy các ví dụ mà tôi đã làm được để minh họa thêm (cái này không có nỗ đâu à nha!)
-Về trồng thanh long:Tôi đi học mô hình Đài Loan, Israel nhưng không làm theo họ mà trồng mật độ 2x4 (khoảng 1.200 cây/ha). Vì sao? Theo đề tài tốt nghiệp của 1 sinh viên, cây thanh long trưởng thành có tán lá(thật ra là độ tàn che) rộng bình quân 1 mét, nếu ta trồng cây cách cây 2m thì sau này 2 cây vừa giáp tán nhau, không che sáng lẫn nhau...Tôi còn trồng dạng nanh sấu để tán thanh long của cây này không che tán cây kia (ở hàng bên cạnh) vào buổi sáng và buổi chiều. Còn hàng cách hàng tới 4 m là do tôi tính toán để sao cho sau này cây trưởng thành, xe cải tiến (xe bành bạch hay van VN, hiện rẻ như bèo vì bị cấm chạy ra đường, nhưng có 2 cầu, chạy ít hao dầu và nhỏ gọn) có thể chạy khắp nơi trong vườn thanh long. Hiệu quả là: nếu bón lót phân hữu cơ 20 tấn/ha; thay vì phải dùng xe "rùa" đẩy từng xe cho hết 70 tấn phân vào từng gốc rất nặng nhọc và lâu, thì xe bành bạch của tôi mỗi chuyến chở hơn 1 tấn phân, một người cầm lái, một người cầm xẻng đi theo, khi xe dừng thì xúc phân đổ vô gốc...Chưa kể, khi thu hoạch, 1 ha thanh long cho năng suất từ 20-40 tấn/ha (tùy điều kiện). Cứ dùng xe rùa đẩy vài trăm mét ra đường thì chết công...lúc đó, tôi chỉ cần hái trái bỏ vào ky, đầy ky để ngay gốc, sẽ có xe bành bạch đến gom về.
+Tôi trồng 10 ha rừng bạch đàn W5, mật độ rất dày (8.000 cây.ha) để lấy cây chống trong xây dựng. Bạch đàn 3 năm mới cho thu hoạch; trong khi năm nào tôi cũng phải cày chống cháy, chăm sóc, bón phân 2 lần. Tôi chợt nãy ra sáng kiến: sao không trồng cây leo giàn để cho nó "ăn theo" mà mình khỏi làm giàn? Bạn biết đó,giá thành của các cây leo giàn có cấu thành vật liệu, nhân công làm giàn cho nó leo khá lớn trong đó. Khỏi làm giàn là một lợi thế. Thế là tôi cho máy cày "cào" 1 đường rảnh giữa 2 hàng cây rừng, bỏ phân lót vô, bỏ hột bầu, mướp, khổ qua, dưa leo, đậu rồng...tá lả. Khi cây mọc lên gang tay, lấy một miếng bạt phủ 0,5x0,5 mét phủ lại (tránh cỏ) và bỏ phân hóa học định kỳ (khỏi tưới vì trồng vào mùa mưa). Vậy mà làm chơi ăn thiệt, thu lợi rất cao!
Lại nữa, dây leo lên cây rừng, nó không theo luật lệ nào cả (cứ theo ngọn mà tót lên-vì cạnh tranh ánh sáng) làm sao leo hái, lấy cây khèo rơi xuống đất thì hư trái? Tôi nhớ đến sáng kiến làm đòn bẩy nhổ mì hồi nhỏ, bèn dùng cây sào tre dài tới ngọn cây, gắn một bộ phanh (thắng) xe đạp vô đó. Tôi gở má phanh ra, thay vào một bộ cánh kéo. Công nhận thò cánh kéo lên chỗ cuống trái, bóp tay phanh là nó siết lại, trái rơi vào giỏ lưới bên dưới!
+Hồi đó tội xây cái đập nước rộng 2 ha để trữ nước. Để làm thân đập phải dùng xe đào múc đất đỏ lên xe bành bạch chở đi đắp đập. Nhưng xe múc của tôi nhỏ, gàu chỉ có tấc rưởi, phải xúc đến 20 gàu mới đầy xe bành bạch. Tôi bèn thuê thợ làm thêm 2 cái gàu cùng cở,bằng thép, dùng bù lon gắn vào 2 má của gàu xúc. Nhiều người cho rằng xe múc sẽ bị lật về phía trước khi thao tác; nhưng sau khi xác định trọng tâm của xe và dùng công thức (môn cơ lý thuyết) để tính toán thì không lật nên làm lun! Nhờ đó mà về sau, xe múc làm 7 gàu là xe bành bạch nổ máy chạy đi...năng suất múc đất lên xe tăng gấp 3 lần xe Nhật. Bạn nào có xe gàu chuyên đi múc đất lên xe cứ làm thử đi (nhưng không đào đất cứng đợc đâu nhé!)
Còn nhiều ví dụ như vậy. Nhưng đến đây đã...mõi tay, và bài viết cũng quá dài nên phải tạm dừng...Những điều này nhằm muốn nói lên rằng: công nghệ (sáng kiến, cải tiến) luôn có ở quanh ta, nếu không theo cách cũ, cố gắng tìm tòi, sẽ có cách làm nhanh hơn, lợi hơn. Ý là vậy chứ không có ý định khoe tài giỏi gì cả, vì lên diễn đàn không ai biết ai, khoe khoang mà làm chi!
cám ơn bác về những bài viết của bác .. trên đời có nhiều loại người .. khôn có daij
+Như tôi đã nói trong bài viết trước: Nền nông nghiệp nước ta hiện nay so với vài chục năm trước, đã có bước tiến thần ky!Tuy nhiên, nhìn chung, vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, công nghệ lạc hậu nên năng suất lao động rất thấp so với thế giới; và hình như nông dân VN thích "ăn theo", cứ cái gì có giá là hùa vô làm cho nên cứ tái đi tái lại điệp khúc "được mùa mất giá" (thực ra là do "thừa hàng mất giá").
+Tôi là người say mê học hỏi. Cái tính này cha mẹ ban cho, và nó hình thành từ nhỏ; cho nên tôi học hỏi mọi thứ. Cho tôi "nỗ" một chút nhé! Hiện nay tôi có thể tự mình thiết kế nhà cửa, đường giao thông, hồ đập, thủy điện nhỏ vv...Đây là lĩnh vực chính công ty tôi đang kinh doanh. Còn cái mảng nông nghiệp chỉ là phụ, chỉ vì yêu thích và "tâm thức đồng quê", vì hồi nhỏ, nhà tôi rất nghèo, học một buổi đi làm nông một buổi. Do hoàn cảnh xuất thân đó, cho nên tôi muốn chia sẻ với nông dân (đặc biệt là nông dân nghèo) trên mọi miền đất nước cách làm giàu từ nghề nông. Vào diễn đàn này, tôi hoàn toàn không có ý định quảng cáo như nhiều người đã lên án tôi!
+Tôi lại có tính lười biếng, cái gì cũng muốn cho nhanh, cho nhiều nhưng lại phải tốn ít công sức, ít tốn tiền...cho nên ngoài sách vở, tôi đi nhiều nơi trong và ngoài nước để học hỏi. Từ tiến sĩ đến nông dân tôi đều học tất! Có lần sang Mỹ thăm một nông trường trồng bắp tôi kinh ngạc với cách làm của họ: Nông trường có diện tích trên 20 ngàn ha mà có rất ít nhân công. Tất cả đều làm bằng máy móc, sức người không đáng kể trong cấu thành sản phẩm của họ. Công nhân ngồi trong máy lạnh điều khiển xe máy cày lớn, kéo theo dàn cày có tới 20 chảo cày, Có đến hàng trăm dàn cày như thế dàn hàng ngang tiến lên! Đi đến trưa ghé trạm dừng chân ăn trưa tại trạm trung gian, rồi lại cày tiếp đến đến chiều tối mới đến trạm cuối; ngày hôm sau mới cày theo chiều ngược lại. Điều đáng nói là họ làm cùng lúc: chảo cày lật đất xong, có cuộn ống tưới (tưới thấm) rải theo, sau đó, máy gieo hạt đưa hạt bắp giống vào đúng vị trí nước sẽ rỉ ra trên ống tưới, phía sau có giàn bừa và lấp hàng.
+Tôi đến Israel lại càng nể phục dân tộc này: công nghệ tưới của họ phát triển đỉnh cao nên năng suất nông nghiệp dẫn đầu thế giới, ngoài ra, họ đã tự động hóa được rất nhiều trong nghề nông. Mà đáng phục hơn, đất của họ đa phần là đất "chó ỉa". Còn xấu và ít mưa hơn dãi đất cát ven biển miền trung của ta; bởi vậy, hầu hết cây cối của họ đều trồng trong chậu. Cái mô hình trồng thanh long như trồng nho ở ta (thực ra là mô hình của Israel-có bạn nhầm lẫn là của Đài Loan). Vì họ ít đất nên phải trồng rất dày (1x1=10.000 cây/ha).Có trụ sắt,và giàn leo.. Trồng dày để tiết kiệm đất, dễ bố trí chậu (có thể bê đi nơi khác) và thuận tiện cho việc tưới nhỏ giọt.
+Hiện nay, người Mỹ đang thử nghiệm máy cày tự lái (không cần nhân công điều khiển), còn bên Nhật đã chế tạo thành công rô bốt cắt rau, hái quả. Con rô bốt có đôi mắt thần để phân biệt quả chín, quả già. Mà lạ thật, con rô bốt này làm việc suốt ngày đêm không chê công thấp, không nghỉ giải lao...khi nào đói (gần hết điện) nó tự đi đến ổ điện, cắm 2 ngón tay vào "ăn". No rồi, lại đi làm ngay! Vậy thì ai mà phê bình kiểm điểm nó được ?!...:)
+Cách đây trên 10 năm, ai có cái điện thoại di động là đi tán gái dễ lắm; còn bây giờ, người ăn xin, xe ôm, xe ba gác,, thậm chí trẻ em vùng cao cũng có điện thoại di động...Điều này cho thấy tốc độ tiến bộ như vũ bảo của khoa học công nghệ trên thế giới trong thời đại ngày nay. Cứ cái đà này, trăm năm nữa, máy móc giành việc hết,,,Con người ăn chơi, ở không hoài riết siinh chán nãn, lúc đó lại bảo rằng thiếu nhân quyền, rùi kéo nhau đi biểu tình đòi quyền được làm việc...làm khổ công an!
+Thế giới họ như vậy, còn Việt Nam thì sao? Bức tranh chung, phổ biến vẫn là một nền nông nghiệp lạc hậu, năng suất thấp. Nếu so với thế giới thì không dám. Họ mới đúng là có nền nông nghiệp công nghệ cao, còn ở ta dùng cụm từ đó nghe mắc cở lắm! chỉ mới nhen nhóm nên gọi là công nghệ gì cũng được. Nhưng tôi nghĩ, ta không thể bó tay đứng nhìn mà phải tìm tòi, suy nghĩ và sáng tạo từ chính công việc của mình, nếu ta chỉ có sáng kiến nhỏ thôi, nhưng ứng dụng được, có lợi về công, về tiền (đầu tư) và sinh lợi thì cứ coi đó là ứng dụng công nghệ vào nông nghiệp được rồi! Có còn hơn không! Ở đây, tôi xin lấy các ví dụ mà tôi đã làm được để minh họa thêm (cái này không có nỗ đâu à nha!)
-Về trồng thanh long:Tôi đi học mô hình Đài Loan, Israel nhưng không làm theo họ mà trồng mật độ 2x4 (khoảng 1.200 cây/ha). Vì sao? Theo đề tài tốt nghiệp của 1 sinh viên, cây thanh long trưởng thành có tán lá(thật ra là độ tàn che) rộng bình quân 1 mét, nếu ta trồng cây cách cây 2m thì sau này 2 cây vừa giáp tán nhau, không che sáng lẫn nhau...Tôi còn trồng dạng nanh sấu để tán thanh long của cây này không che tán cây kia (ở hàng bên cạnh) vào buổi sáng và buổi chiều. Còn hàng cách hàng tới 4 m là do tôi tính toán để sao cho sau này cây trưởng thành, xe cải tiến (xe bành bạch hay van VN, hiện rẻ như bèo vì bị cấm chạy ra đường, nhưng có 2 cầu, chạy ít hao dầu và nhỏ gọn) có thể chạy khắp nơi trong vườn thanh long. Hiệu quả là: nếu bón lót phân hữu cơ 20 tấn/ha; thay vì phải dùng xe "rùa" đẩy từng xe cho hết 70 tấn phân vào từng gốc rất nặng nhọc và lâu, thì xe bành bạch của tôi mỗi chuyến chở hơn 1 tấn phân, một người cầm lái, một người cầm xẻng đi theo, khi xe dừng thì xúc phân đổ vô gốc...Chưa kể, khi thu hoạch, 1 ha thanh long cho năng suất từ 20-40 tấn/ha (tùy điều kiện). Cứ dùng xe rùa đẩy vài trăm mét ra đường thì chết công...lúc đó, tôi chỉ cần hái trái bỏ vào ky, đầy ky để ngay gốc, sẽ có xe bành bạch đến gom về.
+Tôi trồng 10 ha rừng bạch đàn W5, mật độ rất dày (8.000 cây.ha) để lấy cây chống trong xây dựng. Bạch đàn 3 năm mới cho thu hoạch; trong khi năm nào tôi cũng phải cày chống cháy, chăm sóc, bón phân 2 lần. Tôi chợt nãy ra sáng kiến: sao không trồng cây leo giàn để cho nó "ăn theo" mà mình khỏi làm giàn? Bạn biết đó,giá thành của các cây leo giàn có cấu thành vật liệu, nhân công làm giàn cho nó leo khá lớn trong đó. Khỏi làm giàn là một lợi thế. Thế là tôi cho máy cày "cào" 1 đường rảnh giữa 2 hàng cây rừng, bỏ phân lót vô, bỏ hột bầu, mướp, khổ qua, dưa leo, đậu rồng...tá lả. Khi cây mọc lên gang tay, lấy một miếng bạt phủ 0,5x0,5 mét phủ lại (tránh cỏ) và bỏ phân hóa học định kỳ (khỏi tưới vì trồng vào mùa mưa). Vậy mà làm chơi ăn thiệt, thu lợi rất cao!
Lại nữa, dây leo lên cây rừng, nó không theo luật lệ nào cả (cứ theo ngọn mà tót lên-vì cạnh tranh ánh sáng) làm sao leo hái, lấy cây khèo rơi xuống đất thì hư trái? Tôi nhớ đến sáng kiến làm đòn bẩy nhổ mì hồi nhỏ, bèn dùng cây sào tre dài tới ngọn cây, gắn một bộ phanh (thắng) xe đạp vô đó. Tôi gở má phanh ra, thay vào một bộ cánh kéo. Công nhận thò cánh kéo lên chỗ cuống trái, bóp tay phanh là nó siết lại, trái rơi vào giỏ lưới bên dưới!
+Hồi đó tội xây cái đập nước rộng 2 ha để trữ nước. Để làm thân đập phải dùng xe đào múc đất đỏ lên xe bành bạch chở đi đắp đập. Nhưng xe múc của tôi nhỏ, gàu chỉ có tấc rưởi, phải xúc đến 20 gàu mới đầy xe bành bạch. Tôi bèn thuê thợ làm thêm 2 cái gàu cùng cở,bằng thép, dùng bù lon gắn vào 2 má của gàu xúc. Nhiều người cho rằng xe múc sẽ bị lật về phía trước khi thao tác; nhưng sau khi xác định trọng tâm của xe và dùng công thức (môn cơ lý thuyết) để tính toán thì không lật nên làm lun! Nhờ đó mà về sau, xe múc làm 7 gàu là xe bành bạch nổ máy chạy đi...năng suất múc đất lên xe tăng gấp 3 lần xe Nhật. Bạn nào có xe gàu chuyên đi múc đất lên xe cứ làm thử đi (nhưng không đào đất cứng đợc đâu nhé!)
Còn nhiều ví dụ như vậy. Nhưng đến đây đã...mõi tay, và bài viết cũng quá dài nên phải tạm dừng...Những điều này nhằm muốn nói lên rằng: công nghệ (sáng kiến, cải tiến) luôn có ở quanh ta, nếu không theo cách cũ, cố gắng tìm tòi, sẽ có cách làm nhanh hơn, lợi hơn. Ý là vậy chứ không có ý định khoe tài giỏi gì cả, vì lên diễn đàn không ai biết ai, khoe khoang mà làm chi!
Cám ơn bác về những bài viết rất hay .. tiện đây bác có thể giúp em cái mô hình tưới nhỏ giọt được không ạ em rất muốn được học hỏi
 
Trồng cafe thì bác khuyên lắp đặt tưới như thế nào cho hợp lý ạ?
 


Back
Top