Vài suy nghĩ về đầu ra quả bơ nói riêng và trái cây nói chung.

Tôi là Đức, mấy bữa trước có viết một bài về kế hoạch trồng bơ. Nay tôi muốn chia sẻ thêm cảm nghĩ của tôi về nền nông nghiệp Việt Nam thông qua một câu chuyện thực tế.

Số là cái kế hoạch của tôi đang trong giai đoạn để thực thi, thì tôi thử đi bán bơ, một phần là tập cho mình khả năng bán hàng vì trước nay tôi chưa từng bán hàng, phần khác cũng muốn tham gia vào thị trường bơ. Vì thứ 7 không phải đi làm, nên thứ 6 rồi tôi gọi ĐT về quê nhờ một người quen gửi cho tôi 50kg lên SG để tôi bán, với yêu cầu "Bơ ngon, khoảng 3 quả 1kg". Sáng thứ 7, tôi lên Bến xe Miền Đông lấy hàng, phí vận chuyển trên đó xuống là 50k cho 50kg.

Kiểm tra bơ ở trên lớp mặt, tôi thấy bơ to, cầm chắc tay, và tôi khá hài lòng. Sau đó, tôi lấy 1 ít, chụp hình lại và post lên cái facebook khoảng 700 friends của mình, và sau đó nhận đc nhiều yêu cầu đặt hàng.

Chỉ trong vài tiếng, số lượng đặt hàng đã hết hơn 50kg. Và khi tôi đi giao thì có vấn đề xảy ra, khi phía bên dưới hàng không đẹp như bên trên, cân đc khoảng 15kg (hơn 25%), tôi không dám giao tiếp mà mang qua quán của 1 người bạn, giảm giá 1 tí nhờ họ bán dùm. Mất 2 giờ để người bạn bán hết số đó.

Bên cạnh đó, tôi gọi cho người quen vừa cung cấp hàng cho tôi, kêu lấy cho tôi thêm 50kg và chất lượng tốt như phần trên của lô hàng hôm qua, tôi cũng không quên nhắc khéo là như phần 15kg đó tôi không bán được.

Và lô hàng thứ 2 đến vào sáng nay, chất lượng còn tệ hơn cái 15kg hôm qua mac tôi phải nhờ bạn bán dùm. Có thêm những đơn hàng mới, cả đơn hàng sỉ, nhưng tôi không thể giao hàng bởi chất lượng hàng hoá.

Chất lượng hàng hoá thật sự là vấn đề nghiêm trọng ít nhất là trong việc bán bơ của tôi lúc này. Đã có khách hàng phản hồi rằng "Bơ có quả béo quả không". Và tôi đang lo, khách hàng của tôi không nhận đc những thứ như họ kỳ vọng, và như tôi muốn cung cấp cho họ.

Phải chăng chất lượng nông sản là một điều xa xỉ, để mà không đảm bảo được. Tôi chỉ là một kẻ tay ngang trong bán hàng, mà tôi có thể tự tin mình có khả năng bán được khoảng 100kg bơ / ngày ngay chính vụ của bơ nếu có nguồn hàng chất lượng đồng đều, điều đó chứng tỏ nông sản không quá khó bán, nếu có nguồn hàng chất lượng.

Tôi muốn bán hàng, muốn mang đến cho khách hàng những sản phẩm với chất lượng như cam kết, nhưng hiện nay, tôi chưa tìm được nguồn hàng đạt yêu cầu đó.

Tôi không biết các loại trái cây khác thì thế nào, nhưng ở cây bơ, chất lượng là một vấn đề. Nhiều người than rằng, trái cây trồng ra không có chỗ tiêu thụ, nhưng có mấy ai chú trọng đến chất lượng sản phẩm mình làm ra. Người tiêu dùng Việt Nam sẵn sàng chi trả cho sản phẩm có chất lượng tốt, nhưng bởi vì họ đã nhiều lần bị "ăn quả lừa" nên giờ mọi quyết định họ rất nghi ngại.

Khách hàng Việt Nam tương đối dễ tính, họ không quá cần các loại giấy chứng nhận này nọ, mà chỉ cần chất lượng sản phẩm đúng như người bán cam kết là được, người ta cũng không quá so đo về giá cả dăm ba ngàn.

Như hôm kia tôi đi ngang đường Âu Cơ, thấy một người bán dạo bơ đề bảng "Bơ sáp Daklak 8000/kg", nhìn thấy bơ cũng to, đẹp. Tấp vào hỏi thì 8k là loại vừa nhỏ vừa xấu, loại tôi thấy giá cao hơn.

Cũng có người khách hàng nói với tôi họ mua bơ về mà không ăn được, từ đó về sau họ ko dám mua bơ nữa dù thích ăn.

Xa hơn, hồi xưa có lần tôi mua xoài được quảng cáo là ngọt, về nhà cắt ra ăn chua, biết hỏi ai. Hay thậm chí mua 2 quả, quả nta cắt ăn thử ngọt, quả ko ăn thử thì chua. Dưa hấu mua về ăn ko ngon..., nhiều lắm.

Chưa kể đến việc cân thiếu, hay giá cắt cổ khi hiếm hàng.

Những cái thuộc về món ăn, đôi khi nó là thói quen, giống như ăn xong bữa ăn phải có trái chuối, hay trước khi ngủ phải có ly sữa, ly sinh tố khi khát ..., nếu như duy trì được thói quen đó của khách hàng, thì nhu cầu gần như ổn định, và giá cả cũng ổn định. Khách hàng ko so đo dăm ba ngàn đâu, vì gửi xe cũng đã 3-5k rồi.

Nhưng chính những người nông và thương lái, đã đưa giá cắt cổ khi hiếm hàng, đôi khi là những cái giá rất vô lý, để khi khách hàng bỏ thói quen ăn món đó vì ko thể chi trả, rồi khi trồng nhiều quá, tràn ngập thị trường lại than sao ko ai mua, phải mang đi đổ, có ai nghĩ rằng, mới đó thôi, khách hàng đã phải chịu cái giá cắt cổ không hợp lý.

Tôi biết có nhiều người sáng sáng đều làm 1 ly cafe vỉa hè 12k-15k. Đấy là thói quen, giả sử ngày nào đó, giá tăng lên 60-70k/ly. Sẽ có rất nhiều người từ bỏ thói quen đó vì ko thể chi trả, rồi họ tập 1 thói quen khác. Rồi lại đến ngày khác, 1 ly càe xuống 8k, chưa chắc đã có người uống nhiều bằng hồi 12-15k.

Hay ví dụ như ổi. Tôi ko ăn ổi ko fai vì nó 20k/kg, hay ăn ổi vì nó 6k/kg. Mà đơn giản tôi không có thói quen ăn ổi. Chứ nếu tôi mà có thói quen đó, 1 tuần ăn 1kg 20k cũng ko fai là vấn đề, gửi xe thôi còn gấp mấy số tiền đó. Đó là một ví dụ cho suy nghĩ của khách hàng.

Tóm lại, một trong những lý do nông sản Việt Nam trồi sụt chính là vấn đề về chất lượng, và "đánh úp" khách hàng (cắt cổ khi khách hàng cần, thì đừng mong khách hàng cứu khi gặp khó). Ngoài ra còn là không tính toán độ lớn thị trường.

Một khi chưa cải thiện đc những điều này thì nông sản cứ lao đao và ko ổn định về đầu ra.

P/S. Mà ai biết đâu cung cấp bơ chất lượng tốt và số lượng ổn định không nhỉ?
 


Tôi là Đức, mấy bữa trước có viết một bài về kế hoạch trồng bơ. Nay tôi muốn chia sẻ thêm cảm nghĩ của tôi về nền nông nghiệp Việt Nam thông qua một câu chuyện thực tế.

Số là cái kế hoạch của tôi đang trong giai đoạn để thực thi, thì tôi thử đi bán bơ, một phần là tập cho mình khả năng bán hàng vì trước nay tôi chưa từng bán hàng, phần khác cũng muốn tham gia vào thị trường bơ. Vì thứ 7 không phải đi làm, nên thứ 6 rồi tôi gọi ĐT về quê nhờ một người quen gửi cho tôi 50kg lên SG để tôi bán, với yêu cầu "Bơ ngon, khoảng 3 quả 1kg". Sáng thứ 7, tôi lên Bến xe Miền Đông lấy hàng, phí vận chuyển trên đó xuống là 50k cho 50kg.

Kiểm tra bơ ở trên lớp mặt, tôi thấy bơ to, cầm chắc tay, và tôi khá hài lòng. Sau đó, tôi lấy 1 ít, chụp hình lại và post lên cái facebook khoảng 700 friends của mình, và sau đó nhận đc nhiều yêu cầu đặt hàng.

Chỉ trong vài tiếng, số lượng đặt hàng đã hết hơn 50kg. Và khi tôi đi giao thì có vấn đề xảy ra, khi phía bên dưới hàng không đẹp như bên trên, cân đc khoảng 15kg (hơn 25%), tôi không dám giao tiếp mà mang qua quán của 1 người bạn, giảm giá 1 tí nhờ họ bán dùm. Mất 2 giờ để người bạn bán hết số đó.

Bên cạnh đó, tôi gọi cho người quen vừa cung cấp hàng cho tôi, kêu lấy cho tôi thêm 50kg và chất lượng tốt như phần trên của lô hàng hôm qua, tôi cũng không quên nhắc khéo là như phần 15kg đó tôi không bán được.

Và lô hàng thứ 2 đến vào sáng nay, chất lượng còn tệ hơn cái 15kg hôm qua mac tôi phải nhờ bạn bán dùm. Có thêm những đơn hàng mới, cả đơn hàng sỉ, nhưng tôi không thể giao hàng bởi chất lượng hàng hoá.

Chất lượng hàng hoá thật sự là vấn đề nghiêm trọng ít nhất là trong việc bán bơ của tôi lúc này. Đã có khách hàng phản hồi rằng "Bơ có quả béo quả không". Và tôi đang lo, khách hàng của tôi không nhận đc những thứ như họ kỳ vọng, và như tôi muốn cung cấp cho họ.

Phải chăng chất lượng nông sản là một điều xa xỉ, để mà không đảm bảo được. Tôi chỉ là một kẻ tay ngang trong bán hàng, mà tôi có thể tự tin mình có khả năng bán được khoảng 100kg bơ / ngày ngay chính vụ của bơ nếu có nguồn hàng chất lượng đồng đều, điều đó chứng tỏ nông sản không quá khó bán, nếu có nguồn hàng chất lượng.

Tôi muốn bán hàng, muốn mang đến cho khách hàng những sản phẩm với chất lượng như cam kết, nhưng hiện nay, tôi chưa tìm được nguồn hàng đạt yêu cầu đó.

Tôi không biết các loại trái cây khác thì thế nào, nhưng ở cây bơ, chất lượng là một vấn đề. Nhiều người than rằng, trái cây trồng ra không có chỗ tiêu thụ, nhưng có mấy ai chú trọng đến chất lượng sản phẩm mình làm ra. Người tiêu dùng Việt Nam sẵn sàng chi trả cho sản phẩm có chất lượng tốt, nhưng bởi vì họ đã nhiều lần bị "ăn quả lừa" nên giờ mọi quyết định họ rất nghi ngại.

Khách hàng Việt Nam tương đối dễ tính, họ không quá cần các loại giấy chứng nhận này nọ, mà chỉ cần chất lượng sản phẩm đúng như người bán cam kết là được, người ta cũng không quá so đo về giá cả dăm ba ngàn.

Như hôm kia tôi đi ngang đường Âu Cơ, thấy một người bán dạo bơ đề bảng "Bơ sáp Daklak 8000/kg", nhìn thấy bơ cũng to, đẹp. Tấp vào hỏi thì 8k là loại vừa nhỏ vừa xấu, loại tôi thấy giá cao hơn.

Cũng có người khách hàng nói với tôi họ mua bơ về mà không ăn được, từ đó về sau họ ko dám mua bơ nữa dù thích ăn.

Xa hơn, hồi xưa có lần tôi mua xoài được quảng cáo là ngọt, về nhà cắt ra ăn chua, biết hỏi ai. Hay thậm chí mua 2 quả, quả nta cắt ăn thử ngọt, quả ko ăn thử thì chua. Dưa hấu mua về ăn ko ngon..., nhiều lắm.

Chưa kể đến việc cân thiếu, hay giá cắt cổ khi hiếm hàng.

Những cái thuộc về món ăn, đôi khi nó là thói quen, giống như ăn xong bữa ăn phải có trái chuối, hay trước khi ngủ phải có ly sữa, ly sinh tố khi khát ..., nếu như duy trì được thói quen đó của khách hàng, thì nhu cầu gần như ổn định, và giá cả cũng ổn định. Khách hàng ko so đo dăm ba ngàn đâu, vì gửi xe cũng đã 3-5k rồi.

Nhưng chính những người nông và thương lái, đã đưa giá cắt cổ khi hiếm hàng, đôi khi là những cái giá rất vô lý, để khi khách hàng bỏ thói quen ăn món đó vì ko thể chi trả, rồi khi trồng nhiều quá, tràn ngập thị trường lại than sao ko ai mua, phải mang đi đổ, có ai nghĩ rằng, mới đó thôi, khách hàng đã phải chịu cái giá cắt cổ không hợp lý.

Tôi biết có nhiều người sáng sáng đều làm 1 ly cafe vỉa hè 12k-15k. Đấy là thói quen, giả sử ngày nào đó, giá tăng lên 60-70k/ly. Sẽ có rất nhiều người từ bỏ thói quen đó vì ko thể chi trả, rồi họ tập 1 thói quen khác. Rồi lại đến ngày khác, 1 ly càe xuống 8k, chưa chắc đã có người uống nhiều bằng hồi 12-15k.

Hay ví dụ như ổi. Tôi ko ăn ổi ko fai vì nó 20k/kg, hay ăn ổi vì nó 6k/kg. Mà đơn giản tôi không có thói quen ăn ổi. Chứ nếu tôi mà có thói quen đó, 1 tuần ăn 1kg 20k cũng ko fai là vấn đề, gửi xe thôi còn gấp mấy số tiền đó. Đó là một ví dụ cho suy nghĩ của khách hàng.

Tóm lại, một trong những lý do nông sản Việt Nam trồi sụt chính là vấn đề về chất lượng, và "đánh úp" khách hàng (cắt cổ khi khách hàng cần, thì đừng mong khách hàng cứu khi gặp khó). Ngoài ra còn là không tính toán độ lớn thị trường.

Một khi chưa cải thiện đc những điều này thì nông sản cứ lao đao và ko ổn định về đầu ra.

P/S. Mà ai biết đâu cung cấp bơ chất lượng tốt và số lượng ổn định không nhỉ?
Hy vọng lần này bạn sẽ tìm ra lý do để bạn thành công.
Lý do mà bạn thành công ở đây chính là tìm ra sự bất ổn trong kênh tiêu thụ nông sản: Chính bản thân bạn nhờ người thân mua hàng mà còn bị "làm mặt", trái trên thì tốt, trái dưới thì xấu.
Và lý do của sự không ổn định lợi nhuận là ở chổ chất lượng không đồng đều nên người tiêu dùng quay lưng.
Và lý do ở thị trường không ổn định ở chổ giá cả thương buôn chi phối lúc cao lúc thấp nên không định hướng được tiêu dùng - từ đó không định vị được thương hiệu bơ - @lmduc13 .
Bạn tự trồng bơ, thì có thể đảm bảo chất lượng.
Tôi có thể chỉ thêm cho bạn một cách khác để bạn có thể hoàn toàn chủ động được nguồn bơ chất lượng nữa là sau khi tự trồng, tự kiểm nghiệm chất lượng bơ mình trồng, và xác định rằng quy trình công nghệ điều khiển sinh lý thực vật cho ra trái bơ hảo hạng đó là của bạn, bạn hãy cung cấp nguyên liệu đầu vào cho nhà máy hóa sinh thực vật đó, và thu mua kết quả phản ứng được tích lũy trong trái bơ đó với giá có lãi hơn cho nông dân. Chắc chắn rằng, bạn sẽ là nhà cung cấp độc quyền một loại bơ mang thương hiệu bơ - @lmduc13 .
Giá cả và giá trị thương hiệu do bạn tự suy luận tiếp.
Với số vốn 200 tr của bạn dùng để cung cấp đầu vào cho cây, bạn sẽ thu được giá trị nông sản không phải là 200 tr, mà nó là 2 tỷ; và một loại trái cây đặc thù như vậy bạn sẽ không có đối thủ, khách hàng của bạn ở một phân khúc khác, lợi nhuận của bạn không phải là 10% X 200 tr vốn, mà nó phải trên doanh số mua 2 tỷ.
Một ngày đẹp trời, hãy bay sang Japan, cho các thằng thu mua ở siêu thị cho nó nếm thử, và biếu nó vài ký cho gia đình nó dùng...
Và bạn hãy xây dựng tiêu chuẩn bơ - @lmduc13 , nó cao hơn một tiêu chuẩn ở trời Âu, GLOBAL-GAP, bởi nó được xây dựng trên tiêu chuẩn của một nhà sản xuất bơ ở một nước nhiệt đới có điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng tốt nhất thế giới cho sản xuất bơ!
 
Một ngày đẹp trời, hãy bay sang Japan, cho các thằng thu mua ở siêu thị cho nó nếm thử, và biếu nó vài ký cho gia đình nó dùng...
Và bạn hãy xây dựng tiêu chuẩn bơ - @lmduc13 , nó cao hơn một tiêu chuẩn ở trời Âu, GLOBAL-GAP, bởi nó được xây dựng trên tiêu chuẩn của một nhà sản xuất bơ ở một nước nhiệt đới có điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng tốt nhất thế giới cho sản xuất bơ!

nói chơi thôi đúng ko bác? hành lí đến sân bay lúc lấy ra ngoài, chưa ra đc đến sân bay chứ đừng nói siêu thị, là bác sẽ có 1 vé hồi huơng miễn phí và sẽ có nguời nhật xin bác vài chứ ký... ko chừng passport sẽ có 1 dấu hoa tuyệt đẹp mà ko phải ai cũng có đc...:D
Như hôm kia tôi đi ngang đường Âu Cơ, thấy một người bán dạo bơ đề bảng "Bơ sáp Daklak 8000/kg", nhìn thấy bơ cũng to, đẹp. Tấp vào hỏi thì 8k là loại vừa nhỏ vừa xấu, loại tôi thấy giá cao hơn.

kiếm đc chỗ mình nói rồi đúng ko? 8k hay mắc hơn cũng vậy, nếu biết lựa trong đám đó, cũng sẽ có ngon mà mua về đc. ngoài xù xì xấu, nhưng ăn vào chưa chắc gì thua trái lớn nhé, hỏi thứ Đức 1 câu, đã từng ăn qua trái bơ nhỏ xấu xí mà Đức nói nó NGỌT chưa? bình thuờng bơ hầu như là ko mùi vị. và độ ngọt thì càng ko có. nhưng theo cảm nhận của mình ăn bơ đó, thì so với độ ngọt của dưa hấu cũng đc 6/10

PS: lựa bơ ko khó, dù trái mua về ko chín, cũng có thể ủ cho nó chín, và ăn cũng ko trên nhau mấy. ACE chưa có kinh nghiệm nên ko biết ủ và ko có tính kiên nhẫn. thấy trái héo là bỏ.
 
Hy vọng lần này bạn sẽ tìm ra lý do để bạn thành công.
Lý do mà bạn thành công ở đây chính là tìm ra sự bất ổn trong kênh tiêu thụ nông sản: Chính bản thân bạn nhờ người thân mua hàng mà còn bị "làm mặt", trái trên thì tốt, trái dưới thì xấu.
Và lý do của sự không ổn định lợi nhuận là ở chổ chất lượng không đồng đều nên người tiêu dùng quay lưng.
Và lý do ở thị trường không ổn định ở chổ giá cả thương buôn chi phối lúc cao lúc thấp nên không định hướng được tiêu dùng - từ đó không định vị được thương hiệu bơ - @lmduc13 .

Tôi có thể chỉ thêm cho bạn một cách khác để bạn có thể hoàn toàn chủ động được nguồn bơ chất lượng nữa là sau khi tự trồng, tự kiểm nghiệm chất lượng bơ mình trồng, và xác định rằng quy trình công nghệ điều khiển sinh lý thực vật cho ra trái bơ hảo hạng đó là của bạn, bạn hãy cung cấp nguyên liệu đầu vào cho nhà máy hóa sinh thực vật đó, và thu mua kết quả phản ứng được tích lũy trong trái bơ đó với giá có lãi hơn cho nông dân. Chắc chắn rằng, bạn sẽ là nhà cung cấp độc quyền một loại bơ mang thương hiệu bơ - @lmduc13 .
Giá cả và giá trị thương hiệu do bạn tự suy luận tiếp.
Với số vốn 200 tr của bạn dùng để cung cấp đầu vào cho cây, bạn sẽ thu được giá trị nông sản không phải là 200 tr, mà nó là 2 tỷ; và một loại trái cây đặc thù như vậy bạn sẽ không có đối thủ, khách hàng của bạn ở một phân khúc khác, lợi nhuận của bạn không phải là 10% X 200 tr vốn, mà nó phải trên doanh số mua 2 tỷ.
Một ngày đẹp trời, hãy bay sang Japan, cho các thằng thu mua ở siêu thị cho nó nếm thử, và biếu nó vài ký cho gia đình nó dùng...
Và bạn hãy xây dựng tiêu chuẩn bơ - @lmduc13 , nó cao hơn một tiêu chuẩn ở trời Âu, GLOBAL-GAP, bởi nó được xây dựng trên tiêu chuẩn của một nhà sản xuất bơ ở một nước nhiệt đới có điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng tốt nhất thế giới cho sản xuất bơ!

Gần như câu trả lời nào của anh @leviet_law cũng làm "em gái xấu xí " hài lòng...
...
PS: lựa bơ ko khó, dù trái mua về ko chín, cũng có thể ủ cho nó chín, và ăn cũng ko trên nhau mấy. ACE chưa có kinh nghiệm nên ko biết ủ và ko có tính kiên nhẫn. thấy trái héo là bỏ.
Chỉ mọi người khâu lựa bơ, ủ bơ với @vincent .
Có làm khó bạn không ta? Nói chứ khi nào về VN, mua bơ về lựa, quay video cho mọi người xem nhé! Loan chờ câu trả lời nha!!!
 
Vấn đề là do a chưa tìm được địa chỉ cung cấp tin cậy, A phải về tận vườn để đặt hàng, giá a có thể mua cao hơn 1 chút do a mua hàng tuyển, hàng đẹp. do a chủ quan và tin tưởng người quen wa.
 

Bạn đổ lỗi như vậy nghe có như là đổ lỗi cho nhà vườn, nhưng xin thưa với bạn, nhà vườn bán cho thương lái thì thương lái phân hàng loại 1 loại 2 và ra từng giá tiền khách nhau, buôn gian bán lận là do thương lái, người chịu thiệt vẫn là nhà vườn, còn chất lượng, thì do thời tiết cũng ảnh hưởng rất lớn đến giá trị nông sản bạn ah, du kỷ thuật có cao đôi khi vẫn chịu.
 
Bạn đổ lỗi như vậy nghe có như là đổ lỗi cho nhà vườn, nhưng xin thưa với bạn, nhà vườn bán cho thương lái thì thương lái phân hàng loại 1 loại 2 và ra từng giá tiền khách nhau, buôn gian bán lận là do thương lái, người chịu thiệt vẫn là nhà vườn, còn chất lượng, thì do thời tiết cũng ảnh hưởng rất lớn đến giá trị nông sản bạn ah, du kỷ thuật có cao đôi khi vẫn chịu.
Ai hiểu nhất sản phẩm của mình ngoại trừ nhà vườn? Có nhà vườn nào ở Việt Nam dám vứt bỏ những sản phẩm không đạt chất lượng trước khi mang bán cho thương lái? Nếu nhà vườn phó thác mọi chuyện cho thương lái, thì đương nhiên phụ thuộc hoàn toàn vào thương lái thôi.

Vấn đề là khách hàng (người sử dụng cuối) họ chỉ quan tâm đến chất lượng sản phẩm họ nhận được so với những gì họ bỏ ra thôi.

Giả sử nói riêng bơ, có bơ nước, bơ mỡ và bơ sáp. Khách hàng họ chỉ thích bơ sáp, nhà vườn là người biết rõ cây bơ của họ thuộc sáp, nước, hay mỡ. Có nhà vườn nào dám từ chối bán cho thương lái cái cây bơ nước của họ khi thương lái đến mua không? Vì bơ nước thì "chỉ dành cho heo ăn". Một khi nhà vườn bán quả trên cây bơ nước, và thương lái mang đi phân phối, thì phần nào đó họ đang coi khách hàng là "heo". Có ai dám chặt bỏ những cây bơ nước, cho trái nhỏ ... không? Chưa kể là hái quả non...

Cái này có lẽ thuộc về tư duy, nhìn thấy cái lợi trước mắt mà không thấy cái lợi lâu dài. Đó là một cái lỗi, lỗi lớn, nhưng lỗi đó thuộc về ai thì không phải dễ xác định, vì thường thì người không biết không có lỗi. Chỉ là nước ngoài người ta làm được, còn mình thì không.
nói chơi thôi đúng ko bác? hành lí đến sân bay lúc lấy ra ngoài, chưa ra đc đến sân bay chứ đừng nói siêu thị, là bác sẽ có 1 vé hồi huơng miễn phí và sẽ có nguời nhật xin bác vài chứ ký... ko chừng passport sẽ có 1 dấu hoa tuyệt đẹp mà ko phải ai cũng có đc...:D


kiếm đc chỗ mình nói rồi đúng ko? 8k hay mắc hơn cũng vậy, nếu biết lựa trong đám đó, cũng sẽ có ngon mà mua về đc. ngoài xù xì xấu, nhưng ăn vào chưa chắc gì thua trái lớn nhé, hỏi thứ Đức 1 câu, đã từng ăn qua trái bơ nhỏ xấu xí mà Đức nói nó NGỌT chưa? bình thuờng bơ hầu như là ko mùi vị. và độ ngọt thì càng ko có. nhưng theo cảm nhận của mình ăn bơ đó, thì so với độ ngọt của dưa hấu cũng đc 6/10

PS: lựa bơ ko khó, dù trái mua về ko chín, cũng có thể ủ cho nó chín, và ăn cũng ko trên nhau mấy. ACE chưa có kinh nghiệm nên ko biết ủ và ko có tính kiên nhẫn. thấy trái héo là bỏ.
Có thể lựa bơ ngon không khó, nhưng ngoài ngon còn phải có chất lượng đồng đều, nghĩa là giống nhau về mẫu mã nữa. Như có một khu phố, nhà nào cũng đẹp nhưng xây to nhỏ khác nhau, lồi ra thụt vào khác nhau, thì khu phố đó cũng xấu. Khách hàng ngoài muốn bơ ngon họ còn muốn "trăm quả như một" nữa.

Khi bán hàng mà cảm giác lo về sản phẩm mình đã cung cấp không biết chất lượng thế nào, thấy cũng khó chịu lắm. Vì mình đã "chơi" khách hàng 1 lần bằng sản phẩm chất lượng không như cam kết, thì khó nói chuyện lại với họ lắm, đặc biệt cũng ko dám "chặt thẳng tay". Họ có thể trả cao hơn phần mình yêu cầu, nhưng cũng không dám "chém", vì một khi khách hàng cảm thấy bị lừa dối, thì cực khó để bán lại cho họ.
 
Tôi rút ra được 2 kết luận:
1.Bạn đánh giá sai về nguồn cung. Bạn phải thử nghiệm thêm một số nguồn cung khác.
2.Nếu kết luận 1 của tôi là sai thì đây là cơ hội của bạn.
Chúc bạn nhanh chóng biến ý tưởng thành hành động.
 
Tài liệu nào về Bơ của Mỹ cũng đều nói rằng:
Bơ già thì ở trên cây, nhưng không chín. Chỉ
khi hái xuống thì nó mới bắt đầu chín, và chín
theo nhiệt độ trong nhà mình ở, có nghĩa 20 độ.
Ở trong chợ Mỹ, nhiệt độ chỉ 15-16 độ thôi, thì
bơ chín chậm hơn. Tùy theo từng quầy, nhiệt độ
có thể còn thấp hơn nữa. Những quầy này đều có
cửa kính để cách nhiệt với bên ngoài, và bản
thân chúng có máy lạnh bên trong.

Tài liệu cũng nói, mốt số giống bơ khi già, có
thể để lâu vài tháng trên cây, và nó càng ngon
hơn. Một số giống Bơ già để lâu trên cây thì
hông ngon nữa, bắt buộc phải hái, nên mùa thu
hoạch ngắn.

Vì thế, khi nghe nói ủ bơ cho chín, tôi cũng
muốn tìm hiểu xem sao?
 
Tôi là Đức, mấy bữa trước có viết một bài về kế hoạch trồng bơ. Nay tôi muốn chia sẻ thêm cảm nghĩ của tôi về nền nông nghiệp Việt Nam thông qua một câu chuyện thực tế.

Số là cái kế hoạch của tôi đang trong giai đoạn để thực thi, thì tôi thử đi bán bơ, một phần là tập cho mình khả năng bán hàng vì trước nay tôi chưa từng bán hàng, phần khác cũng muốn tham gia vào thị trường bơ. Vì thứ 7 không phải đi làm, nên thứ 6 rồi tôi gọi ĐT về quê nhờ một người quen gửi cho tôi 50kg lên SG để tôi bán, với yêu cầu "Bơ ngon, khoảng 3 quả 1kg". Sáng thứ 7, tôi lên Bến xe Miền Đông lấy hàng, phí vận chuyển trên đó xuống là 50k cho 50kg.

Kiểm tra bơ ở trên lớp mặt, tôi thấy bơ to, cầm chắc tay, và tôi khá hài lòng. Sau đó, tôi lấy 1 ít, chụp hình lại và post lên cái facebook khoảng 700 friends của mình, và sau đó nhận đc nhiều yêu cầu đặt hàng.

Chỉ trong vài tiếng, số lượng đặt hàng đã hết hơn 50kg. Và khi tôi đi giao thì có vấn đề xảy ra, khi phía bên dưới hàng không đẹp như bên trên, cân đc khoảng 15kg (hơn 25%), tôi không dám giao tiếp mà mang qua quán của 1 người bạn, giảm giá 1 tí nhờ họ bán dùm. Mất 2 giờ để người bạn bán hết số đó.

Bên cạnh đó, tôi gọi cho người quen vừa cung cấp hàng cho tôi, kêu lấy cho tôi thêm 50kg và chất lượng tốt như phần trên của lô hàng hôm qua, tôi cũng không quên nhắc khéo là như phần 15kg đó tôi không bán được.

Và lô hàng thứ 2 đến vào sáng nay, chất lượng còn tệ hơn cái 15kg hôm qua mac tôi phải nhờ bạn bán dùm. Có thêm những đơn hàng mới, cả đơn hàng sỉ, nhưng tôi không thể giao hàng bởi chất lượng hàng hoá.

Chất lượng hàng hoá thật sự là vấn đề nghiêm trọng ít nhất là trong việc bán bơ của tôi lúc này. Đã có khách hàng phản hồi rằng "Bơ có quả béo quả không". Và tôi đang lo, khách hàng của tôi không nhận đc những thứ như họ kỳ vọng, và như tôi muốn cung cấp cho họ.

Phải chăng chất lượng nông sản là một điều xa xỉ, để mà không đảm bảo được. Tôi chỉ là một kẻ tay ngang trong bán hàng, mà tôi có thể tự tin mình có khả năng bán được khoảng 100kg bơ / ngày ngay chính vụ của bơ nếu có nguồn hàng chất lượng đồng đều, điều đó chứng tỏ nông sản không quá khó bán, nếu có nguồn hàng chất lượng.

Tôi muốn bán hàng, muốn mang đến cho khách hàng những sản phẩm với chất lượng như cam kết, nhưng hiện nay, tôi chưa tìm được nguồn hàng đạt yêu cầu đó.

Tôi không biết các loại trái cây khác thì thế nào, nhưng ở cây bơ, chất lượng là một vấn đề. Nhiều người than rằng, trái cây trồng ra không có chỗ tiêu thụ, nhưng có mấy ai chú trọng đến chất lượng sản phẩm mình làm ra. Người tiêu dùng Việt Nam sẵn sàng chi trả cho sản phẩm có chất lượng tốt, nhưng bởi vì họ đã nhiều lần bị "ăn quả lừa" nên giờ mọi quyết định họ rất nghi ngại.

Khách hàng Việt Nam tương đối dễ tính, họ không quá cần các loại giấy chứng nhận này nọ, mà chỉ cần chất lượng sản phẩm đúng như người bán cam kết là được, người ta cũng không quá so đo về giá cả dăm ba ngàn.

Như hôm kia tôi đi ngang đường Âu Cơ, thấy một người bán dạo bơ đề bảng "Bơ sáp Daklak 8000/kg", nhìn thấy bơ cũng to, đẹp. Tấp vào hỏi thì 8k là loại vừa nhỏ vừa xấu, loại tôi thấy giá cao hơn.

Cũng có người khách hàng nói với tôi họ mua bơ về mà không ăn được, từ đó về sau họ ko dám mua bơ nữa dù thích ăn.

Xa hơn, hồi xưa có lần tôi mua xoài được quảng cáo là ngọt, về nhà cắt ra ăn chua, biết hỏi ai. Hay thậm chí mua 2 quả, quả nta cắt ăn thử ngọt, quả ko ăn thử thì chua. Dưa hấu mua về ăn ko ngon..., nhiều lắm.

Chưa kể đến việc cân thiếu, hay giá cắt cổ khi hiếm hàng.

Những cái thuộc về món ăn, đôi khi nó là thói quen, giống như ăn xong bữa ăn phải có trái chuối, hay trước khi ngủ phải có ly sữa, ly sinh tố khi khát ..., nếu như duy trì được thói quen đó của khách hàng, thì nhu cầu gần như ổn định, và giá cả cũng ổn định. Khách hàng ko so đo dăm ba ngàn đâu, vì gửi xe cũng đã 3-5k rồi.

Nhưng chính những người nông và thương lái, đã đưa giá cắt cổ khi hiếm hàng, đôi khi là những cái giá rất vô lý, để khi khách hàng bỏ thói quen ăn món đó vì ko thể chi trả, rồi khi trồng nhiều quá, tràn ngập thị trường lại than sao ko ai mua, phải mang đi đổ, có ai nghĩ rằng, mới đó thôi, khách hàng đã phải chịu cái giá cắt cổ không hợp lý.

Tôi biết có nhiều người sáng sáng đều làm 1 ly cafe vỉa hè 12k-15k. Đấy là thói quen, giả sử ngày nào đó, giá tăng lên 60-70k/ly. Sẽ có rất nhiều người từ bỏ thói quen đó vì ko thể chi trả, rồi họ tập 1 thói quen khác. Rồi lại đến ngày khác, 1 ly càe xuống 8k, chưa chắc đã có người uống nhiều bằng hồi 12-15k.

Hay ví dụ như ổi. Tôi ko ăn ổi ko fai vì nó 20k/kg, hay ăn ổi vì nó 6k/kg. Mà đơn giản tôi không có thói quen ăn ổi. Chứ nếu tôi mà có thói quen đó, 1 tuần ăn 1kg 20k cũng ko fai là vấn đề, gửi xe thôi còn gấp mấy số tiền đó. Đó là một ví dụ cho suy nghĩ của khách hàng.

Tóm lại, một trong những lý do nông sản Việt Nam trồi sụt chính là vấn đề về chất lượng, và "đánh úp" khách hàng (cắt cổ khi khách hàng cần, thì đừng mong khách hàng cứu khi gặp khó). Ngoài ra còn là không tính toán độ lớn thị trường.

Một khi chưa cải thiện đc những điều này thì nông sản cứ lao đao và ko ổn định về đầu ra.

P/S. Mà ai biết đâu cung cấp bơ chất lượng tốt và số lượng ổn định không nhỉ?

Anh rất quyết tâm và theo kinh nghiệm của em thì những người càng có quyết tâm sẽ càng thành công (chỉ là thời gian nhanh hay chậm thì em chưa có kinh nghiệm)

Chất lượng nông sản chính là vấn đề trước giờ của nông dân mà anh, chính anh cũng đã nói chính xác "Có mấy ai dám chặt bỏ những cây không đạt vì lợi ích cộng đồng và bỏ đi lợi ích của mình?"

Chúc anh sớm thành công với mô hình của mình và nhớ cập nhật thường xuyên cho anh em diễn đàn mình biết với (dù thành công hay thất bại thì kinh nghiệm của anh chính là bài học quý giá cho ACE trên diễn đàn mình)
 
Gần như câu trả lời nào của anh @leviet_law cũng làm "em gái xấu xí " hài lòng...

Chỉ mọi người khâu lựa bơ, ủ bơ với @vincent .
Có làm khó bạn không ta? Nói chứ khi nào về VN, mua bơ về lựa, quay video cho mọi người xem nhé! Loan chờ câu trả lời nha!!!


Loan nếu ko biết lựa và ko muốn mua phải bơ về ko chín, thì cầm trái bơ lên lắc. nếu nghe hột bên trong kêu và rỗng, thì mua về, 100% là bơ đó sẽ chín sau vài ngày. còn nếu ko kiếm đc, thì kiếm trái nào cầm lên chắc tay, sợ ko chín thì bỏ bơ vào bịch và thêm 2,3 trái chuối hoặc táo vào, lợi dụng Etylen từ chuối và táo chín phát ra làm ủ chín bơ, quan sát từng ngày. chắc chắn sẽ chín, ko có gì mà phải bỏ cả, dù vỏ ngoài có nhăn nheo, nhớ dùng tay bốp mạnh vào, ấn vào đc và ko cứng thì chín. nếu ấn vào mà cứng thì cứ tiếp tục.
 
Xin góp vài ý kiến mà bản thân đã biết về cây Bơ,
- Cây bơ được nhập vào việt nam từ thế kỷ trước vào những năm 1960...gồm 2 loại: Bơ sáp và bơ nước; Trong bơ sáp có nhiều loại khác nhau tùy theo độ dẽo của thịt bơ và màu vỏ quả khi chín, Khi ăn bơ sáp có loại béo vừa ăn không ngấy thịt mềm, xay với sữa và đá làm sinh tố thì tuyệt vời; có loại lại rất dẽo cắn vào dính răng nếu bỏ 01 quả vào máy xay không để ý có thể làm cháy máy luôn vì dẽo quá máy bị dừng lại luôn. Màu vỏ khi chín có loại thì vẫn màu xanh, có loại thì màu nâu sẩm. Hình thù quả bơ có nhiều loại, từ bầu dục đều hai đầu 0,3-1,5 kg/quả, loại đầu to đầu phần cuống nhỏ hơn 0,3-1 kg/quả, loại thuôn dài (dài đến 30 cm, nặng 0,7-1kg/quả). Gần đây có thêm loại mới nhập là bơ Booth, trái tròn, bơ sáp chín vào tháng 9-11 rất ngon.
- Chọn Bơ: Quả bơ già thường thì khi lắc nghe tiếng kêu của hạt do giữa hạt và phần thịt đã có độ rỗng. tuy nhiên một số bơ hạt lép thì không lắc được vì bơ đặc luôn không có độ rỗng. muốn chính xác thì phải lấy mẫu và cắt ra xem (thường thì người bán có mẫu cắt sẵn). bơ nước khi bẽ một miếng thịt bơ thì gãy đứt gọn, bơ sáp thì gãy lăn nhăn. lấy dao cắt thì thịt bơ sáp dính hơn bơ nước,nếm vào miệng thì bơ sáp béo, bơ nước nhạt và nhiều nước. võ quả bơ già chín có láng bóng hoặc xù xì nhưng màu sáng và căng. bơ non khi ép chín thường mềm và da nhăn, không sáng.
- Cây Bơ từ trước đến nay trồng để ăn cho vui hoặc biếu bạn bè, ý thức trồng chủ yếu là tự phát, tình cờ có hạt thì trồng chơi, có 10 người trồng bơ thì có 10 loại bơ khác nhau. cách đây 4-5 mới có nhiều người tuyển chọn giống và trồng thuần theo tràng trại nhưng diện tích cũng không nhiều.
- Thời vụ bơ cũng phức tạp: Bơ sớm trái chín khoảng tháng 1-4, bơ chính vụ tháng 5-8, bơ muộn tháng 9-11. đặc biệt có giống tứ quý có thể có trái rải quanh năm.
- Thị trường: Tôi không hiểu nhiều về ý thức mua bán chụp dựt của một số người làm dịch vụ. Tuy nhiên tôi biết trong cái khó của thị trường buôn bán trái cây nhiều người dân vẫn miệt mài sản xuất và tìm đầu ra theo hướng bền vững, có uy tín.
- Ở Đăk lăk có công ty Thu Nhơn: Chuyên buôn bán bơ trái (thương hiệu Dakado, có nhãn mác, bao bì, dán tem sản phẩm đảm bảo chất lượng.., có vùng nguyên liệu liên kết với hơn 300 hộ dân, chăm sóc cây bơ được thực hiện theo tiêu chuẩn Vietgap nếu bạn cần hãy đến 60 nguyễn Chí Thanh - buôn Ma Thuột - Đăk lăk để thăm quan.
- Nếu bạn không cần thương hiệu cũng không cần nhãn mác và tem dán lên sản phẩm thì tôi cũng có thể giới thiệu cho bạn một số nhà cung cấp trái bơ theo ý bạn (khách hàng là thượng đế mà). Người ta thường nói người mua bị nhầm chứ người bán không nhầm, tuy nhiên nếu người mua nhầm thì hôm sau không mua nữa và người bán giải nghệ.
Mong được góp ý bổ sung (trantrongthanh67@gmail.com; DT: 01647230648)
 
Quê nhà tôi còn có cây bán được 17 triệu. Lưu ý giá ở Lai Châu là 50k/kg mua tại vườn.
Vậy là tốt rồi, 17 triệu/ cây, giá 50000 đồng/kg , tính tương đương 340 kg/cây. vậy là có mô hình rồi, mong mọi người ở gần đấy học và trồng theo cho đở vất vã. mình ở Đăk Lak đã thấy nhiều cây mỗi năm thu hơn 20 triệu đồng / cây. cụ thể là vườn cây của vua bơ Xuân Mười. có công ty đóng ở 137nguyễn Thái Bình - Buôn Ma Thuột- Đăk lăk. nếu có dịp bạn ghé qua thăm quan nhé.
Nếu mọi người muốn trồng có cây bơ giống hệt chất lượng như cây mẹ thì trước hết dùng hạt trồng thẳng xuống đất cho mọc cây con cao khoảng 30-40 cm, sau đó xin chồi cây mẹ ghép vào (theo kinh nghiệm của tôi, ghép nêm là dễ nhất). cây ghép khoảng 3 năm là bắt đầu ra hoa đậu quả. nếu trồng thực sinh thì cây con khoảng 5-6 năm mới bắt đầu cho quả, và chưa chắc đã có quả ngon giống cây mẹ vì bị phân ly giống.
 
Last edited by a moderator:
Anh rất quyết tâm và theo kinh nghiệm của em thì những người càng có quyết tâm sẽ càng thành công (chỉ là thời gian nhanh hay chậm thì em chưa có kinh nghiệm)

Chất lượng nông sản chính là vấn đề trước giờ của nông dân mà anh, chính anh cũng đã nói chính xác "Có mấy ai dám chặt bỏ những cây không đạt vì lợi ích cộng đồng và bỏ đi lợi ích của mình?"

Chúc anh sớm thành công với mô hình của mình và nhớ cập nhật thường xuyên cho anh em diễn đàn mình biết với (dù thành công hay thất bại thì kinh nghiệm của anh chính là bài học quý giá cho ACE trên diễn đàn mình)
Hiện thì D đang chưa triển khai được kế hoạch hôm bữa, vì có một vài thay đổi. Bây giờ mọi việc rõ ràng hơn và khả thi hơn. Tuy nhiên lợi nhuận cũng kém đi và khó khăn nhiều hơn, nhưng chắc chắn sẽ bền hơn.

Cần thời gian suy nghĩ và đánh giá thêm vài thứ nữa (do kế hoạch thay đổi), nên có lẽ phải đến đầu mùa mưa năm sau mới trồng được.

Mục tiêu hướng đến vẫn là chất lượng sản phẩm.
 
Người Mỹ không thích ăn bơ mà có hạt
lộc cộc bên trong. Những hột đó thường
có vẩy dính vào thịt bơ. Người ta chỉ
thích bơ hột láng bóng, nhẵn thín, không
có vẩy, không có vỏ hạt, và vì thế cho dù
bạn lắc mạnh đến đâu, cũng không thể có
tiếng lọc cọc được.

Cách chọn bơ bằng cách nghe tiếng hột
không thể áp dụng với bơ ngon. Bơ Booth
có nguồn gốc nước Mỹ. Bơ này không được
chuộng ở Mỹ. Nó chỉ được cái to thôi.
Mấy loại bơ ngon của Mỹ đều nhỏ trái cả.
Người Mỹ lý sự cùn rằng, trái bơ to quá
ăn không hết một trái, lãng phí tiền mua
bơ. Trái bơ Hass của Mỹ chỉ cao 12-13cm
và đường kính 8 cm thôi. Tỷ lệ thịt trái
là 72%. Các giống bơ ngon, tỷ lệ thịt
trái phải trên 70%.

Những giống bơ to trái, nếu tỷ lệ thịt
trái cao, và chất lượng ngon, thường ít
người mua ăn, mà chỉ mua về nghiền ra
làm chất trộn để ăn rau sống, hay ăn với
bánh mì. Người Việt thì trộn đường làm
sinh tố. Người Mỹ sợ đường làm hỏng thận
nên không mấy khi ăn trộn đường.

Người Mỹ đi chợ mua bơ, cầm cả bàn tay
lên trái bơ mà ép nhẹ, để lấy cảm giác
cứng mềm của trái. Có người chọn trái khá
cứng, có người chọn trái khá mềm, nhưng
trái nào mềm quá thì bị loại bỏ. Người ta
lý sự rằng người hái bơ đã hái trái già
nhưng đem bán, thì do chuyên chở nên chín
không đều. Những trái hơi mềm là chín gần
ăn được thì mới mua. Nếu mềm ở độ ăn được
thì đã bị chuyên chở và để bày bán quá
lâu, không mua. Nếu trái khá cứng, ấy là
mới hái, thời gian chưa lâu, rất nên mua.
Mang về mấy hôm sẽ ăn.

Đó là cách sống, bao gồm người hái bơ,
người chuyên chở, người bán, và người ăn
đã thành một nếp chắc nịch rồi. Rất dễ
sống, cho dù bạn là ai, người hái hay người
ăn. Họ biết vị trí của mình và cư xử đúng
như thế. Ví dụ bạn là người trồng bơ, đi
thăm người bạn ở thành phố, và cùng đi chợ
mua bơ, thì bạn lại không phải là người
trồng nữa, mà là người ăn. Bạn tha hồ chê
bôi, bới xấu bơ, và chỉ mua những trái ngon
nhất thôi. Người bán chẳng buồn gì, vì ai
mua bơ cũng thế cả.
 
Người Mỹ không thích ăn bơ mà có hạt
lộc cộc bên trong. Những hột đó thường
có vẩy dính vào thịt bơ. Người ta chỉ
thích bơ hột láng bóng, nhẵn thín, không
có vẩy, không có vỏ hạt, và vì thế cho dù
bạn lắc mạnh đến đâu, cũng không thể có
tiếng lọc cọc được.

Cách chọn bơ bằng cách nghe tiếng hột
không thể áp dụng với bơ ngon. Bơ Booth
có nguồn gốc nước Mỹ. Bơ này không được
chuộng ở Mỹ. Nó chỉ được cái to thôi.
Mấy loại bơ ngon của Mỹ đều nhỏ trái cả.
Người Mỹ lý sự cùn rằng, trái bơ to quá
ăn không hết một trái, lãng phí tiền mua
bơ. Trái bơ Hass của Mỹ chỉ cao 12-13cm
và đường kính 8 cm thôi. Tỷ lệ thịt trái
là 72%. Các giống bơ ngon, tỷ lệ thịt
trái phải trên 70%.

Những giống bơ to trái, nếu tỷ lệ thịt
trái cao, và chất lượng ngon, thường ít
người mua ăn, mà chỉ mua về nghiền ra
làm chất trộn để ăn rau sống, hay ăn với
bánh mì. Người Việt thì trộn đường làm
sinh tố. Người Mỹ sợ đường làm hỏng thận
nên không mấy khi ăn trộn đường.

Người Mỹ đi chợ mua bơ, cầm cả bàn tay
lên trái bơ mà ép nhẹ, để lấy cảm giác
cứng mềm của trái. Có người chọn trái khá
cứng, có người chọn trái khá mềm, nhưng
trái nào mềm quá thì bị loại bỏ. Người ta
lý sự rằng người hái bơ đã hái trái già
nhưng đem bán, thì do chuyên chở nên chín
không đều. Những trái hơi mềm là chín gần
ăn được thì mới mua. Nếu mềm ở độ ăn được
thì đã bị chuyên chở và để bày bán quá
lâu, không mua. Nếu trái khá cứng, ấy là
mới hái, thời gian chưa lâu, rất nên mua.
Mang về mấy hôm sẽ ăn.

Đó là cách sống, bao gồm người hái bơ,
người chuyên chở, người bán, và người ăn
đã thành một nếp chắc nịch rồi. Rất dễ
sống, cho dù bạn là ai, người hái hay người
ăn. Họ biết vị trí của mình và cư xử đúng
như thế. Ví dụ bạn là người trồng bơ, đi
thăm người bạn ở thành phố, và cùng đi chợ
mua bơ, thì bạn lại không phải là người
trồng nữa, mà là người ăn. Bạn tha hồ chê
bôi, bới xấu bơ, và chỉ mua những trái ngon
nhất thôi. Người bán chẳng buồn gì, vì ai
mua bơ cũng thế cả.
Cái hay ở nước Mỹ là cái gì cũng có chuẩn mực, nếu có gắng ở mức chấp nhận được thì thu nhập ở mức chấp nhận được. Sáng tạo thì thu nhập tương đương với sự sáng tạo.
 


Back
Top