Vấn đề đồng, cận huyết có ảnh hưởng gì đến chim bồ câu không?

  • Thread starter philnothing
  • Ngày gửi
Mình có một cặp chim bồ câu, chúng là anh em và hiện giờ đang ấp trứng, nghe người ta nói chim bồ câu non trong 1 tổ thì luôn là một trống,một mái, có đúng như vậy không? vậy nếu mình chỉ dùng một cặp chim anh em này để nhân giống thì có ảnh hưởng gì đến các thế hệ con cháu không?
 


Nuôi công nghiệp để lấy thịt thì: Năng suất,giá thành là điều quan trọng nhất ... Công lao động cũng nằm trong khâu giá thành đó ....

Vậy thì cứ kế tục những gì mà các nhà khoa học đã công bố : Bồ câu lai cận huyết ko tạo ra con dị tật,cứ thế mà làm thôi ... Các tài liệu về sinh học nói quá nhiều . Các bài về Bồ câu cũng nói quá rõ rồi . Đâu cần phải đi tìm chân lý nữa cho phức tạp vấn đề.
 


bác có hiểu:
+ chọn tạo giống thuần là gì ?
+chọn tạo giống lai là gì?
+khi nào chọn tạo giống thuần?
+ khi nào chọn tạo giống lai?
+vì sao giống thuần có thể tự để giống?
+vì sao giống lai chỉ có thể sản xuất thương phẩm? bà con muốn trồng trọt, chăn nuôi thì phải mua giống?
 
"Không ảnh hưởng gì" có nghĩa là "không thấy có ảnh hưởng gì"
thì đúng hơn.
*
Trong thực tế chăn nuôi, chuyện máu gần đã tỏ ra có ảnh hưởng
xấu, và thuyết di truyền đã soi sáng cho việc đó. Còn ảnh hưởng
như thế nào, có người thấy, có người không. Trong thực tế, chuyện
máu gần thường xảy ra, và rất khó thấy. Tuy vậy, ở nước ta, các
giống đều nhỏ yếu, năng suất thấp, vì thường có chuyện máu gần,
trải qua nhiều đời. Ví du, ở một làng chỉ có một con bò đực giống
thì các con bê cái là con của nó, và con các con bê này là em của
các con bê đó. Vậy là cháu của con bò đực giống cũng là con của
nó luôn. Hiện tượng ăn hết bò đực giống, chỉ để lại một con, là
chuyện thường xảy ra nhiều đời. Chẳng ai thấy có ảnh hưởng gì cả.
Thế nhưng so sánh với bò rừng thì khác. Bò rừng khoẻ hơn, và năng
suất hơn. Bò Âu Mỹ cũng vậy. Đó là vì ít chuyện máu gần và cùng
máu.
*
Chuyện nuôi bồ câu đua mà để máu gân, thì chẳng thể nào ăn giải
nhất được đâu.
*
Bác đi xa quá rồi bác
Thứ nhất đang nói đến Bồ câu ko phải bò.
Em ko biết hồi xưa bác có học chương trình như tụi em ko thì em không biết, chứ như tụi em học chương trình lớp 8 hay 9 gì đấy thì trong sách có dạy chúng em BC giao phối gần ko bị ảnh hưởng. Và em nhớ ko nhầm thì gần như tất cả các loài đẻ trứng giao phối cận huyết ko ảnh hưởng gì (giống thuần).
Thứ hai là thể trạng của các loài vật ỡ mỗi vùng miền khác nhau chủ yếu là do giống, điều kiện địa lý, thức ăn.Nói như bác thì bác cho em hỏi, gà rừng ở VN rất nhiều chúng sống trong hoang dã tại sao nó ko to hơn gà ta? Việt Nam là nước nông nghiệp ngày trước công việc đồng áng chủ yếu là dùng sức trâu, sức bò nên người dân đa phần chỉ nuôi giống đực nhà nào có >1 con thì may ra mới nuôi con cái. BC đã đc con ng thuần hóa 3000 năm Trước Công Nguyên vậy tính đến nay con người đã nuôi BC đc 5000 năm vậy chắc ngày xưa chim BC nó phải bằng con bò qua 5000 năm sinh sản cận huyết nó mới nhỏ đc như ngày nay bác nhỉ?
 
1- Giống thuần là giống có rất nhiều cá thể.
Giống lai là giống không có cá thể nào, mà
phải có bố và mẹ khác giống. Nói gọn, là F1.
Ai muốn nuôi F1 thì phải đi mua, nếu không
cho lai hai giống bố mẹ với nhau. Như trên
tôi đã nói, muốn tạo giống, thì phải có hàng
trăm hàng nghìn cá thể F2 trở đi. Sách học
cũng dạy như vậy, nhưng ít người hiểu và nhớ.
*
2- Các giống ngày nay đều là giống thuần,
nhưng không phải máu gần, Có lẽ bạn không biết
người Việt Nam phong tục không cho phép anh
em họ lấy nhau chứ? Vậy thì người Việt lấy nhau
chứ không lấy người Trung Quốc thì máu gần?
Trâu, Bò, Gà, Heo, Chó, Mèo, đều là giống thuần,
sao bạn nghĩ là máu gần? Bạn có biết máu gần là
con cháu, anh em không xa quá 3 đời không? Anh
em họ, chú bác với cháu, bố mẹ với con, anh em
ruột không được lấy nhau vì phạm pháp và loạn luân.
*
3- Sách giáo khoa dạy gien di truyền, không có
chỗ nào đẫn chứng Bồ Câu chống lại thuyết gien
di truyền cả. Chắc bạn nghe ai nói rồi lặp lại,
chứ lý thuyết đó ở chỗ nào? Bạn có cho biết tên
sách, năm xuất bản, trang mấy, và nguyên văn không?
*
Thật tiếc bà con không học kỹ, suy luận sai, nên
đưa ra những câu hỏi cũng vô lý luôn.
*
 
Nếu BC dùng con của chung 1 bố mẹ sinh ra mà thoái hóa nòi giống thì nhà nước đã khuyến cáo rồi bác ơi. kệ nó đi cái gì nhà nước cho phép mình cứ làm.hihi
 
Theo link của bạn dẫn, thì tôi thấy:
(Bài giảng chưa được thẩm định)
Chưa được thẩm định ở: tác giả có trình độ nào?
Kiến thức tác giả lấy ở đâu? Sách nào?
Câu nói trong bài giảng cũng chưa được thẩm định.
*
Bỏ qua chuyện lý luận đi, vì lý luận khẳng đinh
giao phối gần là có hại. Trong thực tế, ai muốn
làm thế nào thì làm. Các cụ có câu nói, "Khôn
sống, mống chết."
*
 

Nói chuyện kiểu như bác thì đúng là bực tiết thật . Có mấy người trên đây đã nói rằng : Đó là nội dung của sgk cấp 2 đó .

Cái từ mà bác trích dẫn chẳng qua đấy là giao diện của trang web . Tài liệu đó trích lược từ SGK và là đề thi Học sinh giỏi nữa thì chẳng lẽ tự tui và mấy cái trang kia bịa ra một câu chuyện không có cơ sở ....

Bác vẫn như thế ... Chẳng lẽ cứ phải để tất cả mọi người vào đây chứng thực rằng : ngày xưa tôi học như thế bác mới hài lòng ...

Trong giao tiếp cái gì cũng cho mình đúng mà phớt lờ ý kiến người người khác ko phaỉ là cách giao tiếp hay đâu ...

Nếu bác còn không tin thì hãy gọi điện cho người nhà ở việt nam ... Nhờ mấy đứa cháu học lớp 9 ấy ... bảo nó tìm cho ......
 
Tui sống ở Úc, mà tui lại quên tên 2 nhà bác-học Úc, đã lãnh giải Nobel Y-học đợt trước đợt vừa rồi. Hai ông nầy bị Hội-đồng Y-khoa chơi ép. Họ không công-nhận công-trình của 2 khoa-học gia Úc: "Bệnh đau bao-tử không phải do dư Acid, hay do căng-thẳng, lo lắng...mà là do vi-trùng". Hai ông nói : "Chúng tôi sẽ "đại-nghĩa diệt thân" bằng cách tự uống vi-trùng nầy, tên là... (bla bla bla!)". Vậy là miệng nói linh như thần, một ông uống, bao-tử bị loét tức thì! Dùng thuốc giết vi-trùng nầy, thì bệnh hết!
Nói sao được bây giờ? Giới Y-khoa đã đè công-trình tìm tòi của 2 ông nầy, cứ theo lối mòn xưa cũ, bác bỏ rồi bác bỏ suốt 20 năm! Giờ phải chịu nhận, trao giải thôi.

Điều nầy cho phép chúng ta nói mà không sợ sai:
- Sự hiểu biết con người không bao giờ hoàn-hảo, nên cứ phải tìm tòi. Nhờ vậy mà loài người tiến-bộ.
Bác anhmytran cũng không nên đứng một chỗ dậm chân!
 
Bác xem ở đây đi nhé .... Từ hồi cấp 2 tất cả học sinh của việt nam đều được học ... và đây là điều rất dễ nhớ .


http://violet.vn/thcs-thongnhat-badinh-hanoi/present/show?entry_id=6923718

Hê..hê.. ông Anhmytran gì đó...chẳng mâm nào mà không có mặt ông ta, nói thì theo cảm tính 10 phần thì sai hết 5...Miễn là được nói " Hên - Xui ". Sai trúng gì cũng nhảy vào " Phán " làm luồng thông tin đảo loạn..!
* Cái gì cũng phải học có trường lớp thì mới nắm được nội dung căn bản chứ theo cái nghĩ của mình rồi phán..!
** Hay là ông ta đang vào trang này để "Luyện Não" Nếu vậy có ngày "Tẩu hỏa nhập ma" gỡ không ra..!
Nếu bác ta đã già rồi thì nên dùng một phương pháp thể thao nào nhẹ nhàng để luyện thì hay hơn & tuổi thọ được kéo dài...!
**
 
1- Trong thảo luận này, chỉ có 2 ý kiến thôi.
Đó là: Có ảnh hưởng xấu, và không có ảnh hưởng xấu.
Tóm lại, chỉ có 2 ý kiến trái ngược, không thể có
ý kiến nửa vời. Người tham gia thảo luận có thể ở
3 nhóm: Nhóm nói có, nhóm nói không, và nhóm không nói.
Thế thì chẳng có lý nào nói nhôm nào đúng, nhôm nào sai,
và nhóm nào ngang, nhóm nào thuyết phục nhóm kia, nhóm
nào phải nghe lời nhóm kia, nhóm nào được bực mình, và
nhóm nào muốn hài lòng. Ai cứ giữ ý kiến của mình, và
lắng nghe người kia nói cái gì, mà không cần nghe theo.
Vậy thì vẹn cả đôi đường.
*
2- Gây giống máu gần thường xảy ra với người nuôi bồ
câu đua, chứ không với người nuôi súc vật ăn thịt. Lý
do là bồ câu chóng có đời sau hơn bò hay voi. Bồ câu
mấy tháng có thể đẻ được rồi. Trong phòng thí nghiệm,
người ta nuôi ruồi dấm, chỉ mấy ngày là có đời con đời
cháu, nên thí nghiệm gien rất mau chóng có kết quả.
Người ta cũng nuôi chuột nhắt trắng để thí nghiệm gien,
vì chúng đẻ con đẻ cháu rất nhanh.
*
3- Thực tế, người nuôi bồ câu đua rất hay giữ giống bằng
cách phối giống máu gần. Lý do là họ mê tín những con
thắng giải, và chúng rất đắt tiền. Cũng như gà chọi ăn
giải thì bán được giống đắt. Họ cho những con ăn giải này
phối với con ruột, cháu ruột của nó, thì đời sau, tỷ lệ
máu (gien di truyền) càng cao lên. Ví dụ, đời con nó thì
máu bị pha chỉ còn một nửa, nhưng đời cháu do phối cha hay
mẹ với con ruột, thì máu pha 1/4, nên máu gốc còn giữ được
3/4. Cứ tiếp tục con Tổ phối với cháu chắt, thì giữ được
càng gần tới 100%. Đây là bài tiếng Anh minh hoạ:
*
http://www.silvio-co.com/pigeons/calculat.htm
*
inbreedingmathchartlarge.gif

*
Công thức cho lý luận đó là đây:
x% = (1 - 0.5^n) x 100%
*
Nếu biết tiếng Anh, tìm những bài từ khoá "pigeon inbreeding"
hay tiếng Tàu 賽鴿近亲交配, 賽鴿同系繁殖
không ít những bài về phối bồ câu máu gần để đua chim.
Tôi có thể tóm tắt cho bà con như sau:
Có người chứng minh rằng chim của họ ăn giải nhờ phối máu gần.
Có người nói rằng phối máu gần thì có chim ăn giải, nhưng số
chim loại thì gấp 10 số chim giữ lại để phối giống. Vì thế
việc phối máu gần phải là người đã phối chim lâu năm kinh nghiệm.
Có người nói rằng nếu cả chim bố cả chim mẹ đều ăn giải mà
khác giống thì tốt nhất, khỏi phải phối máu gần.
Nói chung, cả 3 cách nói này đều có một đặc điểm chung là:
"Ăn chơi thì không ngại tốn kém (công sức và tiền của)."
Bà con biết tiếng Anh và tiếng Tàu, tha hồ kiểm chứng lời tôi
cóp nhặt gọn lại như trên.
*
Đây là hình chụp cố tạo ra để chơi chữ, chọc những người phối
bồ câu máu gần:
*
fullsize-inbred-pigeon-9695.jpg

*
Người chụp ảnh cho bồ câu vào một cái vòng làm bằng bánh mì,
và gọi đó là "trong bánh mì" nhưng đồng âm với "máu gần."
*
5- Câu trả lời trong mạng tiếng Việt không đầu không đuôi, chỉ
là nghe thấy người Tàu, người Anh, người Mỹ phối bồ câu máu gần
mà kết luận vội vàng rằng "không ảnh hưởng xâu," trái ngược với
khoa học, sai lạc tin tức với giới nuôi bồ câu đua. Bà con ở
ViệtNam không tìm được dẫn chứng trong sách, thì tôi ở Mỹ xa xôi,
làm sao lục tìm cho ra sách lớp 9? Nếu cứ phối máu gần mà bồ câu
đua được ăn giải, thì sao người có chim vô địch không tiếp tục
vô địch những giải khác đi? Sao trên thế giới có hàng trăm chim
ăn giải không cùng một giống, không một tay người nuôi?
*
6- Đó là bồ câu thi ăn giải. Chúng ta ở đây bàn về nuôi chim bán
thịt, tha hồ cho máu gần máu xa. Ai tinh ý, và có nhiều chim để
cho chúng tự cặp đôi, thì nhàn. Ai chỉ nuôi một vài đôi vứt một
góc, chẳng chăm nom gì, thì kệ chúng tự phối, thường là máu gần,
thì cũng nhàn, chẳng cần biết chúng dễ ốm đau, hay còi cọc không.
Nếu có chim chết vì máu gần, cũng chẳng cần để ý, vì tỷ lệ vật nuôi
ốm, vật nuôi chết ở trong chăn nuôi, nghề nào cũng có.
*
Tóm lại, một câu hỏi đặt ra, nhiều ý kiến bàn. Không thấy người
khác ăn giọng của mình thì kệ họ. Việc gì mà buồn bực. Diễn đàn ở
đâu cũng vậy, dù là tiếng Việt, tiếng Tàu, hay tiếng Anh.
*
Bạn Nguyễn Ngọc Chi:
Bạn tự xưng có bằng cấp bác sỹ mà viết bài "chuyển đổi giới tính
từ phôi" sai lè, tôi chẳng tham gia tiếp sau bài đầu tiên. Bây
giờ nói liều tôi nói sai mà không chưng ra được bài nào? Mong bạn
đi vào đề chính, phát biểu theo khoa học, và kiến thức của bạn,
xem bạn kết luận "có ảnh hưởng xấu" không cho đúng topic nhé.
Không tham gia đóng góp cho chủ đề, mà nhằm đả kích ngưòi tham
gia không có bằng cớ là không đúng phong cách tham gia diễn đàn đâu.
*
 
Có người chứng minh rằng chim của họ ăn giải nhờ phối máu gần.
Có người nói rằng phối máu gần thì có chim ăn giải, nhưng số
chim loại thì gấp 10 số chim giữ lại để phối giống. Vì thế
việc phối máu gần phải là người đã phối chim lâu năm kinh nghiệm.
Có người nói rằng nếu cả chim bố cả chim mẹ đều ăn giải mà
khác giống thì tốt nhất, khỏi phải phối máu gần.

Link : http://agriviet.com/home/threads/12...gi-den-chim-bo-cau-khong-/page3#ixzz2HRwBFuAt

Người chụp ảnh cho bồ câu vào một cái vòng làm bằng bánh mì,
và gọi đó là "trong bánh mì" nhưng đồng âm với "máu gần."
*
5- Câu trả lời trong mạng tiếng Việt không đầu không đuôi, chỉ
là nghe thấy người Tàu, người Anh, người Mỹ phối bồ câu máu gần
mà kết luận vội vàng rằng "không ảnh hưởng xâu," trái ngược với
khoa học, sai lạc tin tức với giới nuôi bồ câu đua. Bà con ở
ViệtNam không tìm được dẫn chứng trong sách, thì tôi ở Mỹ xa xôi,
làm sao lục tìm cho ra sách lớp 9? Nếu cứ phối máu gần mà bồ câu
đua được ăn giải, thì sao người có chim vô địch không tiếp tục
vô địch những giải khác đi? Sao trên thế giới có hàng trăm chim
ăn giải không cùng một giống, không một tay người nuôi?
*
6- Đó là bồ câu thi ăn giải. Chúng ta ở đây bàn về nuôi chim bán
thịt, tha hồ cho máu gần máu xa. Ai tinh ý, và có nhiều chim để
cho chúng tự cặp đôi, thì nhàn. Ai chỉ nuôi một vài đôi vứt một
góc, chẳng chăm nom gì, thì kệ chúng tự phối, thường là máu gần,
thì cũng nhàn, chẳng cần biết chúng dễ ốm đau, hay còi cọc không.
Nếu có chim chết vì máu gần, cũng chẳng cần để ý, vì tỷ lệ vật nuôi
ốm, vật nuôi chết ở trong chăn nuôi, nghề nào cũng có.
*

Link : http://agriviet.com/home/threads/12...gi-den-chim-bo-cau-khong-/page3#ixzz2HRwLyKAY

Mấy cái ý kiến mà bác trích dẫn . Chỉ là ý kiến của một số cá nhân .Chưa được thẩm định ở: tác giả có trình độ nào?
Kiến thức tác giả lấy ở đâu? Sách nào?


Đề nghị bác anhmytran . Trích dẫn nguồn chính xác . Có tác giả hẳn hoi. Sách cũng được . Nếu là bài viết lung tung theo kiểu . Nghĩ gì nói đấy theo cảm nghĩ cá nhân . Mong bác cũng nên cho bà con biết . Tác giả của những quan điểm đó là ai . Học hành ở trường nào ...

Chỉ cần bác trả lời được câu này . Tôi tin cả diễn đàn sẽ phục bác ...

Xin bác lưu ý rằng : Bác hay nói câu : ngày xưa tôi học phổ thông sách vật lý,hóa học,sinh học .... có nói thế này thế kia để chứng minh điều bác nói là đúng ... Vậy tại sao người khác trích sách giao khoa . Bác lại bảo là sai .

Tương tự như vậy : Khi người khác trích dẫn nguôn trên mạng . Bác bắt người ta phải chứng minh tính xác thực của nguồn trích dẫn . thì liệu những cái mà bác gom trên trang mạng của Tàu của Anh có tính xác thực không ?

Cuối cùng : Trong tranh luận . Bác phải biết tôn trọng người xung quanh . Không thể lấy ý kiến chủ quan của mình dể áp đặt cho người khác ... Vì vậy bác hãy chứng mình những điều sách giao khoa nói là sai hoặc tự nhận mình sai đi ....
 
Bài tiếng Anh tiếng Tàu tôi cóp nhặt lại không có tính xác thực.
Ai tin thì nghe. Ai không tin, thì hoặc là không nghe, hoặc là
tự mình tìm mà đọc. Tôi không cần người tin, cũng không cần chứng
mình điều tôi cóp nhặt được. Tôi cũng không cần ai phục những công
lao tôi tìm đọc. Tôi đã cung cấp từ khoá cho những ai biết tiếng
Anh tiếng Tàu "pigeon inbreeding, 賽鴿近亲交配, 賽鴿同系繁殖" để tự
tìm hiểu, khỏi phải tin những điều tôi cóp nhặt.
*
Kiến thức tôi học ở Việt Nam, tôi cũng đã học lại ở Mỹ. Y chang.
Ai không học, hoặc học mà không hiểu, không nhớ, thì kệ họ. Tôi
đâu có cần họ hiểu biết? Tôi cũng không cần họ tin rằng tôi đã
học ở Việt Nam và ở Mỹ, và ở sách nào, vì nhiều sách lắm.
*
Bạn không dẫn chứng ra được sách, tôi cũng không cần. Tôi chỉ nêu
ra vấn đề thôi. Bạn nói bạn tìm được sách, tôi cũng sẵn lòng tin
ngay. Tin có sách viết bậy bạ. Trên đời thiếu gì sách bậy? Thiếu
gì tài liệu sai trên mạng? Sỗng giữa thế giới tràn ngập tin ảo,
người ta phải biết suy nghĩ, lấy bản lĩnh của mình mà coi xét, không
dễ dàng tin ẩu. Tôi không cần ai tin lý lẽ của tôi, cũng không cần
ai phải phục cả. Phục tôi thì tôi có được béo lên chút nào đâu?
*
Mong rằng diễn đàn để chia sẻ, bàn thảo, và tranh luận, chứ không
đi xa hơn. Không cần ai thắng, ai thua, ai phục, ai buồn, ai hận.
Nghe tin nhiều chiều rất tốt, không bị sai lạc một chiều. Đến khi
thực tế vấp phải, những tin nhiều chiều sẽ soi sáng cho sản xuất.
Người đua chim vẫn phối máu gần, và vẫn thành công. Người đua chim
không phối máu gần cũng thành công. Vậy người nuôi chim thịt thì tha
hồ phối máu gần máu xa. Câu hỏi "Có hay Không" thì tuỳ theo lợi nhuận
mà trả lời. Người đua bồ câu cho phối gần tốn hàng nghìn đô la cho
ra hàng trăm con chim thải, chỉ cần 1 con ăn giải, thừa gỡ lại vốn rồi.
Người nuôi chim thịt không thống kê sổ sách đời chim kỹ càng như thế,
dù có lỗ hay có lãi, cũng chẳng tìm ra câu trả lời "Có hay Không."
Người cẩn thận, không cho phối máu gần, dù có lỗ hay có lãi, cũng
chẳng biết lỗ lãi ở đâu, nhưng trong lòng yên chí rằng mình đã gắng
hết sức, không lãi thì chuyển sang nuôi Gà.
*
 
Trước tiên em xin cảm ơn bác anhmytran vì bác rất nhiệt tình đóng góp kiến thức cho bà con trong diễn đàn, nhưng nói thật em đọc bài bác mà em bực ko chịu đc. Bác thì luôn khăng khăng khẳng định mình là đúng tất cả điều sai, bác dúng dẫn chứng này dẫn chứng nọ, tiếng anh tiếng tàu... trên mất trang web của những ng chơi bồ câu đua, nhưng họ chơi bồ câu chứ họ có nghiên cứu bồ câu ko? cho dù họ có nghiên cứu đi hay chăng nữa thì họ cũng chỉ biết lấy giống đời trước lai đời sau để đc con giống tốt hơn chứ họ có mổ xẻ ra nghiên cứu gen ko? mà họ biết đc. Bác ko cần ng tin hoặc ai tin kệ họ thì khi bác post bài sao bác ko để câu "ý kiến cá nhân hay tôi thấy đc ở chỗ này chỗ kia" mà bác cứ cho mình là đúng rồi ép người khác, trong khi đó trong SGK lớp 9 khi chưa cải cách, còn bây giờ là lớp 8 của VN thì nói rành rành, bác lại kêu sách sai, bài giảng chưa thẩm định bác về VN đi em mời bác vào học 1 buổi học với mấy đứa lớp 8 rồi GV thẩm định cho bác , trong khi bộ GD của VN xuất bản và rất nhiều thế hệ đã học. Nền khoa học của VN yếu kém, nhưng những thứ đưa vào SGK cho hs học thì ko phải đc tổng kết = chỉ những khối óc trong nước mà còn đc tìm hiểu từ nhiều nguồn trên TG. Bác vào ba cái diễn đàn tào lao trên mạng, đa số chỉ là chia sẻ kinh nghiệm tích lũy đc hay những trang web ko rõ nguồn gốc thì sao bác ko cho bác sai? Nếu bác tài giỏi như vậy bác nghiên cứu thử xem coi có ảnh hưởng gì ko? đâu có phải đông ng cùng ý kiến là chắc chắn đúng, nếu tất cả các thuyết từ trước đến nay điều đúng vậy máy khoa học bây giờ cần gì phải vò đầu mà nghiên cứu nữa, vậy mà hằng năm họ tìm ra khối điểm sai của những ng đi trước đó.
 
Nói qua nói lại chỉ chốt lại : Anhmytran luôn luôn nói đúng .

Người khác nói thì ông ấy mang sách giáo khoa ra dọa . Bắt người khác phải đi học lại ... Đến khi người ta mang sách ra thì ông lại bảo . Sách vở viết bậy bạ .

Đến nước này thì quả thật ... Chả biêt tin vào cái gì trên đời này . Ngoài việc tin vào member anhmytran ...:7^:

Mà như anh bocauviet nói cũng rất đúng ... Mấy tay chơi chim chứ có đủ trình độ để nghiên cứu về gen đâu ... Cũng giống như bác anhmytran ấy ... Có nuôi hàng chục,hàng trăm cặp để tự đưa ra kết quả đâu ... Chỉ nói theo người khác . Mà người khác là ai ? Mấy tay chơi chim . Mấy tay chơi chim có bằng cấp gì không ? chưa chắc đã có .

Mong rằng diễn đàn để chia sẻ, bàn thảo, và tranh luận, chứ không
đi xa hơn. Không cần ai thắng, ai thua, ai phục, ai buồn, ai hận.
Nghe tin nhiều chiều rất tốt, không bị sai lạc một chiều. Đến khi
thực tế vấp phải, những tin nhiều chiều sẽ soi sáng cho sản xuất

Link : http://agriviet.com/home/threads/12...gi-den-chim-bo-cau-khong-/page3#ixzz2HUXq6KVU

chia sẻ và thảo luận dựa trên nguyên tắc nào ? Muốn nói thế nào cũng được thì bà con nông dân biết thế nào mà làm .. Thông tin đa chiều và thông tin nhiễu loạn,sai lệch chủ quan cảm tính cá nhân khác hẳn nhau ... Người nông dân cần thông tin chuẩn để áp dụng vào sản xuất ...
 
Tôi không có ý kiến gì cả. Tôi tin theo thuyết Di Truyền.
Những gì trái lại thuyết di truyền thì tôi cho là sai.
Tôi không phải loại người bạ ai nói gì cũng tin theo ngay.
Người dễ tin như thế thì quay như chong chóng, vì nghe 2
người nói ngược nhau thì tin cả 2 làm sao được?
*
Khi nào thuyết Di Truyền đổi, tôi phải mất thời gian dài,
mới tin theo thuyết mới, nhưng bây giờ thuyết đó chưa có
đổi.
*
Tôi đâu có bắt ai phải nghe theo mình? Dù có muốn bắt,
cũng chẳng có dao kề cổ, súng kề tai mà họ phải nghe.
*
Ba trang web tào lao tôi tìm đọc, thì đưa lên chia sẻ với
bà con, có chỗ theo thuyết Di Truyền, có chỗ trái ngược
thuyết Di Truyền, bạn còn thấy chưa đủ, thì bổ sung thêm.
Tôi đâu có nói nó đúng hay nó sai?
*
Lý lẽ bồ câu phối máu gần không ảnh hưởng gì chưa thẩm định
vì chỉ là một câu nói không có căn cứ dựa trên một công
trình nghiên cứu gien di truyền, theo dõi bao nhiều đời bồ
câu với số lượng vài chục cặp. Hơn nữa, các bạn ở Việt nam
không tìm ra được sách in có câu đó, làm sao gán cho Bộ
Giáo Dục Việt Nam đã dạy như vậy?
*
Khoa học chỉ là một môn nghiên cứu, luôn luôn đổi mới. Những
gì ta tin, chỉ là theo trình độ ngày nay, không phải là chân
lý luôn đúng trong tương lai. Bạn không tin khoa học cũng rất
có lý thôi. Tôi cũng mong bà con tỉnh táo để tìm ra cách
chăn nuôi tốt cho mình, đừng nhẹ dạ nghe ai nói cũng tin.
*
Bạn Nuôi Dế có thông tin chuẩn thì nói đi.
*
Thông tin của tôi, ai tin thì tin, không đảm
bảo chuẩn. Kết luận của tôi cho đến nay vẫn
là: không nên cho bồ câu phói máu gần.
*
 
Last edited:
Quá trình nuôi bồ câu công nghiệp, mình nhận thấy ở bồ câu việc phối cận huyết "chưa" thấy ảnh hưởng nhiều đến các đời sau, vì hồi mình học cấp 2, SGK của Việt Nam chúng ta cũng cho rằng bồ câu, đậu Hà Lan, cà chua... không sợ vấn đề lai cận huyết vì chúng mang tổ hợp gen đồng hợp. Tuy nhiên, tốt nhất là khi lai tạo con giống, chúng ta ghép đôi những cặp có đặc tính tốt (ví dụ: chim mái đẻ trứng định kỳ, nuôi con giỏi, nuôi chim con đồng đều; chim trống thì to con, khả năng "đạp mái" tốt, trứng lúc nào cũng có trống,...).

8326211048_5b8be26a4a_c.jpg
 
Nên hiểu nghĩa của từ ảnh hưởng như thế nào? Ảnh hưởng tốt? Ảnh hưởng xấu?
Tại sao lai cận/đồng huyết (lai gần) thường gây ảnh hưởng xấu? Vì các gen xấu thường là gen lặn, ở trạng thái dị hợp tử. Khi lai gần chúng sẽ trở thành đồng hợp tử và được biểu hiện ra kiểu hình.
Nếu lai gần kết hợp chọn lọc tự nhiên sẽ loại được các alen gây hại trong quần thể. Quá trình này phải diễn ra lâu dài và có định hướng.
Do vậy lai gần kết hợp chọn lọc dùng tạo giống thuần chủng và loại bỏ alen gây hại.
Bồ câu là loại động vật đã trải qua quá trình này lâu dài, phần lớn các alen có hại đã được loại bỏ. Do vậy trùng huyết ở bồ câu không ảnh hưởng xấu.
Thế nhưng ở động vật có 1 khái niệm là ưu thế lai. Các con lai giữa các bố mẹ thuần chủng (F1) sẽ có nhiều đặc điểm tốt. Nếu đem F1 này lai với nhau, các đời con cháu sau đó sẽ mất dần các đặc điểm tốt này. Bởi vậy giống thuần chủng chỉ dùng để lưu trữ, không dùng để sản suất. F1 chỉ dùng để sản xuất, không dùng làm giống. Bà con đi lựa giống không phải cứ nhìn con bố mẹ tốt là đời con sẽ tốt giống như thế.
 
Nếu lai gần kết hợp chọn lọc tự nhiên sẽ loại được các alen gây hại trong quần thể. Quá trình này phải diễn ra lâu dài và có định hướng.
Do vậy lai gần kết hợp chọn lọc dùng tạo giống thuần chủng và loại bỏ alen gây hại.
Bồ câu là loại động vật đã trải qua quá trình này lâu dài, phần lớn các alen có hại đã được loại bỏ. Do vậy trùng huyết ở bồ câu không ảnh hưởng xấu.
Trích đoạn trên, điều đó đúng, không những với bồ câu, mà
đúng với tất cả các giống thuần chủng bây giờ, vì các giống
thuần chủng cũng đã trải qua quá trình chọn lọc giống lâu dài.
*
Tôi cũng đã kể vua nước Anh bị lừa ngủ với chị gái mình, đẻ
ra thằng con cũng là thằng cháu con chị mình, và nó khoẻ mạnh
là một đấu sỹ khoẻ. Tôi cũng đã kể ở châu Âu, giòng giõi quý
tộc thường cho anh chị em họ lấy nhau để gia tài khỏi chia vào
tay giòng tộc khác. Tôi cũng kể nhiều bồ câu đua ăn giải là
nhờ phối giống gần (nhưng gần ra sao, thì không ai tiết lộ
bí quyết nhà nghề).
*
Lý thuyết gien nói phối giống xa có lợi, cụ thể ở những con lai,
nhưng chúng ta không thấy được rõ ràng cái lợi ở phối giống xa
trong cùng giống. Chỉ là lý thuyết thôi. Tuy vậy, bồ câu phối
máu gần đã chứng minh rõ ràng là xấu trong nghề nuôi chim đua.
Người ta khuyên rằng không nên phối bồ câu đua máu gần nếu chưa
đủ trình độ phối, vì kết quả xấu, thất bại chắc hơn thành công.
Bạn nào biết tiếng Anh, xin kiểm tra lại điều này.
*
 


Back
Top