XIN ĐỪNG THẦN THÁNH HÓA CÁC NHÃN HÀNG HỮU CƠ

Tôi là một trong những founder của group “Người tiêu dùng cần biết về GMOs”, tôi kêu gọi phong trào này vì không chấp nhận được thực trạng các tập đoàn, trong đó tiêu biểu nhất là Monsanto, kéo bè kết cánh với các chính phủ để độc quyền về hạt giống biến đổi gen, bưng bít các nguy cơ từ thực phẩm biến đổi gen. Sau một thời gian, được sự giúp đỡ của rất nhiều anh chị, bạn bè, phong trào “Người tiêu dùng cần biết về GMOs” đã có sức lan tỏa rộng, nhiều người dân bắt đầu dè dặt khi sử dụng các hãng sản phẩm có thành phần GMOs. Thế nhưng, tôi không cổ vũ cho việc sử dụng sản phẩm hữu cơ, không phải vì sản phẩm hữu cơ không tốt, mà vì trước dòng sản phẩm này tôi vẫn có những nghi ngại nhất định, kể cả đã có các chứng nhận uy tín.
34338335535_08515e163b_o.jpg

Ảnh: Internet​
Ngay sau nỗi sợ GMOs và thực phẩm bẩn, một cơn cuồng tín thực phẩm hữu cơ đã lan tràn trên mạng. Người ta coi thực phẩm hữu cơ như thứ duy nhất sạch sẽ ở trên đời, thứ duy nhất cứu rỗi họ khỏi nỗi sợ. Thực phẩm hữu cơ đã bị thần thánh hóa. Khi một dòng sản phẩm được gọi là “hữu cơ”, tức là nó phải được “dán nhãn hữu cơ” bởi các cơ quan cấp phép. Thế nhưng, không một cơ quan cấp phép nào dù uy tín đến đâu trên thế giới có thể đảm bảo được 100% các mẫu đều sạch và an toàn tuyệt đôi. Những gì họ làm việc chỉ đơn giản là trên giấy tờ chứ không có giám sát chặt chẽ. Gần đây nhất, tôi được biết nhãn hiệu hữu cơ do USDA (Bộ Nông nghiệp Mỹ cấp) cũng không đảm bảo được điều này. USDA trong quá trình cấp giấy phép hữu cơ còn đưa ra một cơ chế rất dễ để tham nhũng và bóp méo thông số, đó là cách thức bỏ phiếu để cho phép các hóa chất được đưa vào sử dụng trong một sản phẩm hữu cơ. Đây là một quá trình hoàn toàn không minh bạch trong cấp phép của USDA.

USDA đòi hỏi các nhà làm nông nghiệp một mức giá rất cao để cấp phép cho một sản phẩm. Điều này gây hại cho các hộ nông dân làm ăn quy mô nhỏ, bởi họ không có tiền và không đủ hiểu biết về các hành lang pháp lý phức tạp để có thể xin được chứng nhận USDA. Cơn cuồng tín “hữu cơ” khiến người dùng lao vào mua các sản phẩm có chứng nhận như là mua hàng hiệu, mà bỏ qua những sản phẩm tốt không kém nhưng vì kinh doanh nhỏ lẻ nên không có điều kiện xin chứng nhận. Chỉ những tập đoàn có quy mô sản xuất lớn mới có đủ tài chính để đáp ứng những sập hồ sơ dầy khự mà USDA yêu cầu. Nên nhớ, USDA cũng chính là nơi cấp phép cho sản phẩm GMOs (một hình thức sản xuất nông nghiệp quy mô lớn của các tập đoàn), đến nay lại tạo ra một hành lang pháp lý để nuôi sống các tập đoàn khác có tên là “nhãn hữu cơ”. Nếu ngày trước người ta thần thánh hóa “GMOs” như một giải pháp cứu đói toàn cầu như thế nào thì giờ đây người ta cũng sùng bái thực phẩm hữu cơ tương tự. Rốt cuộc, được lợi vẫn là các tập đoàn, một tập đoàn có thể vừa sản xuất GMOs, vừa đầu tư hàng loạt vào hữu cơ, bởi chứng nhận nào họ cũng có thể mua được nếu muốn với cơ chế nhập nhằng của USDA. (Đọc thêm tại đây: http://bookhunterclub.com/su-dang-sau-nhan-khong-dot-bien-gene-cua-bo-nong-nghiep-usda/)

Không ít người vì thần thánh hóa cái chứng nhận “Organic” đã bài xích các nhãn hiệu “Nature” là nhập nhằng. Xin thưa, với cơ chế như USDA (được coi là chặt chẽ nhất trong làng kiểm định hữu cơ) thì “Organic” cũng là một chứng nhận mơ hồ tương tự. Cộng thêm vào đó là những lối tuyên truyền và những khảo sát khoa học về sự vĩ đại của “hữu cơ” đã đẩy người tiêu dùng vào vòng xoáy truyền thông, sẵn sàng bỏ một cái giá rất đắt để mua những sản phẩm cũng không đáng tin cậy cho lắm.

33954718730_c4871b6038_o.jpg

Ảnh: Internet​
Vậy thì lấy cái gì để tin ở thời buổi này bây giờ? Từ lâu rồi tôi đã không tin vào nhãn hiệu. Tôi tin vào các giác quan của mình. Cái mũi của các bạn, cái lưỡi của các bạn, cảm giác sờ chạm của các bạn, con mắt của các bạn thừa sức đánh giá sản phẩm nào tốt cho mình hoặc không. Các biện pháp tuyên truyền để cổ vũ luôn gieo rắc nỗi sợ trong chúng ta. Với nỗi sợ ấy chúng ta không dám tin vào khả năng cảm nhận tự có , do đó dễ dàng lao theo cơn tuyên truyền của họ. Điều này khiến chúng ta rơi từ cái bẫy này vào cái bẫy khác. Học cách để sử dụng giác quan đánh giá mức độ an toàn hay nguy hiểm không phải là chuyện dễ, nhưng không phải là không thể thực hiện.
HÀ THỦY NGUYÊN
 


Có giấy tờ tức là có quan liêu. Tôi thích tự nhiên hoang dã. Cứ rau dại mà ăn tới, tuy vẫn còn 1 số mối nguy nhưng còn đỡ hơn nhiều thứ trồng có hóa chất bvtv.
Nếu các nhà quản lý ko thể kiểm tra nổi chất lượng thực phẩm thì hãy để thiên nhiên làm việc thay cho con người. Có thiên nhiên là có tất cả, kể cả các thứ đc định nghĩa "sạch", an toàn, hữu cơ,...thiên nhiên đều có hết.
Tôi thà nuốt luôn con sâu trong nồi canh rau dại còn hơn ăn rau cải thấy đẹp đẻ mà toàn thuốc sâu.
 
Tôi rất choáng khi vào cửa hàng thuốc bvtv hỏi mua thuốc xịt ..........Wao hơn trăm loại, ngàn tên nhà sx, chủ cửa hàng đọc tên ko hết dc(liệu lưỡi luôn ấy chứ), mà đi đọc từng chai tìm chai có hoạt chất cần thì chắc cả ngày.hoặc nếu có mua sử dụng để tìm ra thuốc phù hợp chắc cũng mất vài năm mới biết dc loại nào mình cần .
Trên thị trường nhiều loại Phân thuốc rao toàn loại hữu cơ không ấy chứ, nhiều chứng nhận lắm cả tận Phân nhập khẩu từ các nước tiên tiến.....nhưng chưa thấy trưng bày kết quả, hiệu quả thực nghiệm ngoài đồng ruộng.

Tôi choáng với thị trường Phân bón nước ta !
 
Có ba mối nguy trên sản phẩm nông sản mà chứng chỉ nào cũng ghi nhận đó là:
- Mối nguy hóa học, bao gồm: dư lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng (từ đất), hóa chất khác....
- Mối nguy sinh học, bao gồm: nấm mốc/độc, hại khuẩn (Ecoli, Samonella...), sâu, sinh vật nhỏ (giun, sán.....)
- Mối nguy vật lý, bao gồm: sạn, mảnh kim loại, mảnh gỗ..... có lẫn trong sản phẩm

Sản phẩm được gọi là sạch khi không tiềm ẩn và không có chứa một trong những mỗi nguy trên. Thí dụ cụ thể:
+ Rau mà có sâu cũng không được gọi là rau sạch, vì sâu là một mối nguy. Nó có thể gây ra các rối loạn tiêu hóa ở người nhạy cảm, thậm chí bị dị ứng nặng ở những người mẫn cảm với một loại protein nào đó trong con sâu...
+ Trái cây mà có dư lượng phân bón hóa học cũng không sạch: Bởi ngoài thuốc bvtv và kim loại nặng, hóa chất làm nên phân bón cũng không tốt cho sức khỏe người dùng. Thông thường cây chỉ hút vừa đủ phân để duy trì các hoạt động của mình, nhưng đôi khi cây hút nhiều hơn mức cần thiết, như NO3- chẳng hạn, và để lại tồn dư trên sản phẩm.
+ Gạo có sạn là không sạch. Cái này ko cần phải giải thích.

Có nghĩa là, dù sản xuất theo phương thức nào đi nữa, kể cả khai thác trong tự nhiên thì vẫn tiềm ẩn những mối nguy nhất định. Rau rừng/rau hữu cơ vẫn có sâu, rau trồng thủy canh trong những xí nghiệp hiện đại như ở Nhật vẫn có thể tồn dư một loại phân bón nào đó nằm ngoài sự hiểu biết của chúng ta,...

Thế cho nên, ở hầu hết các nước phát triển giàu có, người dân sẽ ko bao giờ dám ăn các sản phẩm đánh bắt tự nhiên trừ khi nguồn đánh bắt được sự khuyến cáo của cơ quan có thẩm quyền là an toàn. Bởi thế cho nên người Việt sang các nước, đặc biệt là du học sinh, khi thấy cá tung tăng dưới các mương nước hỏi sao dân địa phương ko bắt về mà ăn,.... vấn đề là ở chỗ họ sợ kim loại nặng, chất phóng xạ (ở Nhật chẳng hạn), các mối nguy khác ko kiểm soát được.... Họ chỉ ăn sản phẩm đánh bắt/nuôi trồng được chứng nhận, hoặc sản phẩm tự đánh bắt/tự trồng mà họ chắc chắn các mối nguy được kiểm soát.

Chứng chỉ hữu cơ và các chứng chỉ khác giống như tấm visa thông hành của sản phẩm, ko có chứng chỉ có thể đi được nhưng ko thể đi xa. Nói như bạn chủ top, các đơn vị cấp chứng chỉ cũng chỉ dựa trên các thông tin trên giấy tờ thôi chứ họ ko đứng ra giám sát cả quá trình sản xuất. Vậy nên có thể có vấn đề này vấn đề kia. Nhưng với cách làm ẩu của nhiều người Việt thì để có một chứng chỉ như USDA cũng phải rất là trầy trật rồi. Theo tôi thì hãy tin vào giác quan của bản thân nhưng đồng thời cũng ko nên từ chối tin tưởng vào các chứng chỉ, nó giúp ta có chỗ dựa về mặt nào đấy.

Ăn cái gì, uống cái gì là cái đáng để quan tâm vì nó ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng cuộc sống và sức khỏe của chúng ta. Tuy nhiên, dành thời gian quá mức để lo lắng cho việc ăn cái gì, uống cái gì cũng là một vấn đề đáng phải suy ngẫm. Chưa bao giờ người Việt lại lo lắng về VSATTP như thời gian gần đây. Tại sao? Có lỗi của những nhà sản xuất thiếu lương tâm/thiếu hiểu biết. Có lỗi của Nhà quản lý (Nhà nước) quan liêu, yếu kém trong vấn đề quản lý sản xuất. Có lỗi của nhà phân phối tham lợi nhuận, hám rẻ. Cuối cùng là người tiêu dùng, tuy ít lỗi nhất nhưng vẫn có ở chỗ xuề xòa, thiếu hiểu biết về sản phẩm, vô tình tiếp tay cho sản phẩm bẩn.

Tui chỉ có một lời khuyên thôi, "ĐỪNG QUÁ LO LẮNG, MỌI CHUYỆN SẼ ỔN THÔI" vì theo quy luật tự cái gì ko tốt, ko phù hợp sẽ bị đào thải theo thời gian. Mong ước nhỏ nhoi là được ăn sạch, uống sạch sẽ sớm được toại nguyện
 
Có ba mối nguy trên sản phẩm nông sản mà chứng chỉ nào cũng ghi nhận đó là:
- Mối nguy hóa học, bao gồm: dư lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng (từ đất), hóa chất khác....
- Mối nguy sinh học, bao gồm: nấm mốc/độc, hại khuẩn (Ecoli, Samonella...), sâu, sinh vật nhỏ (giun, sán.....)
- Mối nguy vật lý, bao gồm: sạn, mảnh kim loại, mảnh gỗ..... có lẫn trong sản phẩm

Sản phẩm được gọi là sạch khi không tiềm ẩn và không có chứa một trong những mỗi nguy trên. Thí dụ cụ thể:
+ Rau mà có sâu cũng không được gọi là rau sạch, vì sâu là một mối nguy. Nó có thể gây ra các rối loạn tiêu hóa ở người nhạy cảm, thậm chí bị dị ứng nặng ở những người mẫn cảm với một loại protein nào đó trong con sâu...
+ Trái cây mà có dư lượng phân bón hóa học cũng không sạch: Bởi ngoài thuốc bvtv và kim loại nặng, hóa chất làm nên phân bón cũng không tốt cho sức khỏe người dùng. Thông thường cây chỉ hút vừa đủ phân để duy trì các hoạt động của mình, nhưng đôi khi cây hút nhiều hơn mức cần thiết, như NO3- chẳng hạn, và để lại tồn dư trên sản phẩm.
+ Gạo có sạn là không sạch. Cái này ko cần phải giải thích.

Có nghĩa là, dù sản xuất theo phương thức nào đi nữa, kể cả khai thác trong tự nhiên thì vẫn tiềm ẩn những mối nguy nhất định. Rau rừng/rau hữu cơ vẫn có sâu, rau trồng thủy canh trong những xí nghiệp hiện đại như ở Nhật vẫn có thể tồn dư một loại phân bón nào đó nằm ngoài sự hiểu biết của chúng ta,...

Thế cho nên, ở hầu hết các nước phát triển giàu có, người dân sẽ ko bao giờ dám ăn các sản phẩm đánh bắt tự nhiên trừ khi nguồn đánh bắt được sự khuyến cáo của cơ quan có thẩm quyền là an toàn. Bởi thế cho nên người Việt sang các nước, đặc biệt là du học sinh, khi thấy cá tung tăng dưới các mương nước hỏi sao dân địa phương ko bắt về mà ăn,.... vấn đề là ở chỗ họ sợ kim loại nặng, chất phóng xạ (ở Nhật chẳng hạn), các mối nguy khác ko kiểm soát được.... Họ chỉ ăn sản phẩm đánh bắt/nuôi trồng được chứng nhận, hoặc sản phẩm tự đánh bắt/tự trồng mà họ chắc chắn các mối nguy được kiểm soát.

Chứng chỉ hữu cơ và các chứng chỉ khác giống như tấm visa thông hành của sản phẩm, ko có chứng chỉ có thể đi được nhưng ko thể đi xa. Nói như bạn chủ top, các đơn vị cấp chứng chỉ cũng chỉ dựa trên các thông tin trên giấy tờ thôi chứ họ ko đứng ra giám sát cả quá trình sản xuất. Vậy nên có thể có vấn đề này vấn đề kia. Nhưng với cách làm ẩu của nhiều người Việt thì để có một chứng chỉ như USDA cũng phải rất là trầy trật rồi. Theo tôi thì hãy tin vào giác quan của bản thân nhưng đồng thời cũng ko nên từ chối tin tưởng vào các chứng chỉ, nó giúp ta có chỗ dựa về mặt nào đấy.

Ăn cái gì, uống cái gì là cái đáng để quan tâm vì nó ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng cuộc sống và sức khỏe của chúng ta. Tuy nhiên, dành thời gian quá mức để lo lắng cho việc ăn cái gì, uống cái gì cũng là một vấn đề đáng phải suy ngẫm. Chưa bao giờ người Việt lại lo lắng về VSATTP như thời gian gần đây. Tại sao? Có lỗi của những nhà sản xuất thiếu lương tâm/thiếu hiểu biết. Có lỗi của Nhà quản lý (Nhà nước) quan liêu, yếu kém trong vấn đề quản lý sản xuất. Có lỗi của nhà phân phối tham lợi nhuận, hám rẻ. Cuối cùng là người tiêu dùng, tuy ít lỗi nhất nhưng vẫn có ở chỗ xuề xòa, thiếu hiểu biết về sản phẩm, vô tình tiếp tay cho sản phẩm bẩn.

Tui chỉ có một lời khuyên thôi, "ĐỪNG QUÁ LO LẮNG, MỌI CHUYỆN SẼ ỔN THÔI" vì theo quy luật tự cái gì ko tốt, ko phù hợp sẽ bị đào thải theo thời gian. Mong ước nhỏ nhoi là được ăn sạch, uống sạch sẽ sớm được toại nguyện
Cứ nằm mơ đi mà đợi thời gian đào thải, chọn lọc. Còn tôi phải bv gđ mình ngay bây giờ. Tôi tự trồng rau hoặc hái rau dại quanh nhà, hoặc ko có thì ra chợ lựa thứ rau dại mà mua. Ko có thứ tuyệt đối "sạch" thì tôi chọn tự nhiên. Thà ăn nhầm con sâu, con giòi mà an tâm hơn cải bắp ở chợ.
 
Tôi rất choáng khi vào cửa hàng thuốc bvtv hỏi mua thuốc xịt ..........Wao hơn trăm loại, ngàn tên nhà sx, chủ cửa hàng đọc tên ko hết dc(liệu lưỡi luôn ấy chứ), mà đi đọc từng chai tìm chai có hoạt chất cần thì chắc cả ngày.hoặc nếu có mua sử dụng để tìm ra thuốc phù hợp chắc cũng mất vài năm mới biết dc loại nào mình cần .
Trên thị trường nhiều loại Phân thuốc rao toàn loại hữu cơ không ấy chứ, nhiều chứng nhận lắm cả tận Phân nhập khẩu từ các nước tiên tiến.....nhưng chưa thấy trưng bày kết quả, hiệu quả thực nghiệm ngoài đồng ruộng.

Tôi choáng với thị trường Phân bón nước ta !
@handuy nói quá chuẩn luôn. Ra tiệm bán vật tư hóa chất nông nghiệp hỏi gì cũng có, công dụng gì cũng có,..nhưng hỏi bằng chứng khảo nghiệm hoặc kết quả nghiên cứu khoa học... thì ôi thôi pó tay. Thậm chí hỏi cái COA cũng không có thì biết tin vào điều gì đây? Thôi thì nếu quá cần thì mua đại về dùng thử vậy...hên thì ok, còn không thì tiền mất tật mang chứ biết sao giờ?
 
Cứ nằm mơ đi mà đợi thời gian đào thải, chọn lọc. Còn tôi phải bv gđ mình ngay bây giờ. Tôi tự trồng rau hoặc hái rau dại quanh nhà, hoặc ko có thì ra chợ lựa thứ rau dại mà mua. Ko có thứ tuyệt đối "sạch" thì tôi chọn tự nhiên. Thà ăn nhầm con sâu, con giòi mà an tâm hơn cải bắp ở chợ.
Có ai đó đang cố tình hướng mối quan tâm của chúng ta tới những vấn đề mà đáng lẽ ra ra ít phải quan tâm nhất, đó là chuyện ăn, chuyện uống trong cuộc sống hiện đại. Trong một xã hội được quản lý tốt, những quan tâm này sẽ giảm bớt hoặc ít ra nó được bỏ vào gánh của một đơn vị/cơ quan chuyên môn nào đó. Thật buồn phải không?

Mình nghĩ rằng, không ai có thể sản xuất ra tất cả những thứ cần thiết cho cuộc sống của mình, kể cả đó là thực phẩm. Bạn có thể trồng được một vài loại rau ăn lá, nhưng còn lúa gạo, trái cây, thịt các loại... thì sao? Phải no cái bụng trước khi được ăn ngon/sạch đúng nghĩa.

Ủng hộ sự thận trọng của bạn và trách nhiệm của bạn với gia đình.

Tuy nhiên, mình nhìn thấy sự bi quan và bực dọc trong suy nghĩ của bạn về thực phẩm. Điều đó hẳn cũng ko tốt của sức khỏe ở một mặt nào đó.

Mong bạn đủ thận trọng, sáng suốt và lạc quan không những ở lĩnh vực thực phẩm mà ở các phần khác của cuộc sống.
 

Có ai đó đang cố tình hướng mối quan tâm của chúng ta tới những vấn đề mà đáng lẽ ra ra ít phải quan tâm nhất, đó là chuyện ăn, chuyện uống trong cuộc sống hiện đại. Trong một xã hội được quản lý tốt, những quan tâm này sẽ giảm bớt hoặc ít ra nó được bỏ vào gánh của một đơn vị/cơ quan chuyên môn nào đó. Thật buồn phải không?

Mình nghĩ rằng, không ai có thể sản xuất ra tất cả những thứ cần thiết cho cuộc sống của mình, kể cả đó là thực phẩm. Bạn có thể trồng được một vài loại rau ăn lá, nhưng còn lúa gạo, trái cây, thịt các loại... thì sao? Phải no cái bụng trước khi được ăn ngon/sạch đúng nghĩa.

Ủng hộ sự thận trọng của bạn và trách nhiệm của bạn với gia đình.

Tuy nhiên, mình nhìn thấy sự bi quan và bực dọc trong suy nghĩ của bạn về thực phẩm. Điều đó hẳn cũng ko tốt của sức khỏe ở một mặt nào đó.

Mong bạn đủ thận trọng, sáng suốt và lạc quan không những ở lĩnh vực thực phẩm mà ở các phần khác của cuộc sống.

Nếu tất cả những qui chuẩn, tiêu chuẩn mà thực thi đúng thì sẽ hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro. Bằng không, những thứ đó chỉ là tờ giấy vô tri mà thôi. Thực buồn là gần đây có nhiều chuyện không hay liên quan đến các chứng nhận này. Ví dụ như chứng nhận Vietgap, chứng nhận kiểm định phân, thuốc BVTV, chứng nhận thuốc,...bị phanh thui đều làm ảo, mua bán,...Đấy mặt trái của việc thần tháng hoá các giấy chứng nhận chính là vậy đấy.
 
Em đồng ý với quan điểm. Chứng nhận chỉ là một cái tờ giấy. Trực quan mới cho ta sự tin tưởng. Tuy thế, máy móc có thể text các chỉ số đảm bảo sự an Toàn.. bao giờ các loại máy này Thông dụng như cần nhơn hòa thì người người sẽ đươcj sử dụng thực phẩm an toan.
 
Nếu tất cả những qui chuẩn, tiêu chuẩn mà thực thi đúng thì sẽ hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro. Bằng không, những thứ đó chỉ là tờ giấy vô tri mà thôi. Thực buồn là gần đây có nhiều chuyện không hay liên quan đến các chứng nhận này. Ví dụ như chứng nhận Vietgap, chứng nhận kiểm định phân, thuốc BVTV, chứng nhận thuốc,...bị phanh thui đều làm ảo, mua bán,...Đấy mặt trái của việc thần tháng hoá các giấy chứng nhận chính là vậy đấy.
Nói vế thực phẩm an toàn thì nhiều vấn đề lắm các bác ạ. Vậy theo bác nguồn gốc do đâu ạ ? Riêng mình thì thấy Do các cơ quan nhà nước, Luật quản lý và xử lý quá nhẹ, vì mãi chạy theo chính sách nhân đạo nhân nhượng, phát hiện rồi chỉ Xử phạt..... Riêng em phát hiện cho đi Tù hoặc bắn sạch là hết ai dám bán đồ đọc hại.:Bang:
 
Bài viết rất hay. Các mối nguy của nông sản có thể đến từ các nguồn sau đây:
1. Từ môi trường mà cây trồng tồn tại. Những yếu tố độc hại càng gần thì mối nguy càng nghiêm trọng.
2. Từ chế độ chăm sóc cây trồng đó.
3. Từ thực tại của loại cây trồng.
Như vậy, tất cả các loại nông sản được làm ra từ bất cứ phương thức nào (VietGap, GlobalGap, Organic, ...) đều tồn tại những mối nguy nhất định. Điều quan trọng nhất để tạo ra nông sản an toàn là sự tuân thủ quy trình.
VÌ VẬY, XIN ĐỪNG THẦN THÀNH HÓA ĐỂ ĐÁNH LỪA NGƯỜI TIÊU DÙNG ...
 
cuộc sống quá nhiều nỗi lo nỗi quan tâm nên mọi người cũng hơi hời hợt với chuyện ăn uống.
giống như chuyện tivi hay khuyến cáo ăn đồ nướng nhiều có nguy cơ gây ung thư cao,nhưng tôi vẫn thấy số đông người dân vẫn rất thích các món nướng đó.
có lẽ những người quan tâm đến những mối lo ngại về thực phẩm chỉ là đại đa số các bà nội trợ hay là những người nông dân chân chính thôi.
buồn lắm nông nghiệp ơi
 
cuộc sống quá nhiều nỗi lo nỗi quan tâm nên mọi người cũng hơi hời hợt với chuyện ăn uống.
giống như chuyện tivi hay khuyến cáo ăn đồ nướng nhiều có nguy cơ gây ung thư cao,nhưng tôi vẫn thấy số đông người dân vẫn rất thích các món nướng đó.
có lẽ những người quan tâm đến những mối lo ngại về thực phẩm chỉ là đại đa số các bà nội trợ hay là những người nông dân chân chính thôi.
buồn lắm nông nghiệp ơi
Cá nhân tôi thấy luận điểm của bạn chuẩn ko cần chỉnh. Chỉ một số ít quan tâm đến thực phẩm trong khi nó là thứ ảnh huỏng trực tiếp Tới sức khỏe.
 
Tôi thích tự nhiên hoang dã. Cứ rau dại mà ăn tới
Thực ra rau dại vẫn có rất nhiều nguy cơ tới sức khỏe:
- Các chất độc trong không khí, đất, nước mà cây sử dụng.
- Vi sinh không có lợi cho sức khỏe.
- Những hợp chất hữu cơ trong cây rau dại.
Nói chung là phải biết thích nghi mới là điều quan trọng nhất. Mình mà tách mình ra khỏi cộng đồng tức là mình đã tự loại trừ mình tồn tại trong tương lai. :D
 
Cá nhân tôi thấy luận điểm của bạn chuẩn ko cần chỉnh. Chỉ một số ít quan tâm đến thực phẩm trong khi nó là thứ ảnh huỏng trực tiếp Tới sức khỏe.
bởi vậy chính mình đây cũng là 1 người nội trợ,công việc đau đầu nhất cũng chính là làm sao có thực phâm tươi sạch cho gia đình,nhưng đúng là đời ko như là mơ,hôm nay cá tươi thì rau lại ko ngon(về nguồn gốc),bữa thì thịt ngon nhưng lại ngại trứng ko đảm bảo,bao nhiêu thứ cứ quay mồng mồng,thôi thì trồng 1 ít cây rau lang ở nhà,bữa nào đi chợ ko có gì ngon thì về bứt rau lang vô làm nước mắm xả ăn,vậy mà mấy nhok cũng thích
 


Back
Top