Xin hỏi đây có phải là cây xoan đào không?

  • Thread starter caygiong
  • Ngày gửi
Tình hình là em vừa nhập số lượng lớn hạt giống xoan đào từ trong tây nguyên về, họ đảm bảo đó là cây xoan đào( còn có tên khác là sầu đâu hay sầu đông), mình có tìm hiểu thì xoan đào có nhiều tên khác nhau, vì vậy mình muốn úp ảnh lên đây mọi người kiểm tra hộ mình với ạ
Agriviet.Com-DSC01154.JPG

Agriviet.Com-DSC01156.JPG

Agriviet.Com-DSC01157.JPG

Cảm ơn các bác
 


Xoan Đào không phải Sầu Đông,
vì Sầu Đông là Xoan thường.
*
Tôi rành về Xoan thường, kể cả Thân, Lá, và Gỗ.
Về Xoan Đào, tôi chỉ rành về gỗ thôi. Tôi không
biết Cây, Lá nó ra sao. Hình thứ nhất và thứ ba
không rõ, nên không thể nhận ra cây gì cả. Hình
thứ 2 thì không phải Xoan Thường.
*
Bạn chụp ảnh trái và hạt kèm với thước đo centimet.
Tôi có thể biết đó có phải hạt Sầu Đông hay không.
*
 
Xoan Đào không phải Sầu Đông,
vì Sầu Đông là Xoan thường.
*
Tôi rành về Xoan thường, kể cả Thân, Lá, và Gỗ.
Về Xoan Đào, tôi chỉ rành về gỗ thôi. Tôi không
biết Cây, Lá nó ra sao. Hình thứ nhất và thứ ba
không rõ, nên không thể nhận ra cây gì cả. Hình
thứ 2 thì không phải Xoan Thường.
*
Bạn chụp ảnh trái và hạt kèm với thước đo centimet.
Tôi có thể biết đó có phải hạt Sầu Đông hay không.
*
Cảm ơn bạn, 3 ảnh trên đều là cùng 1 cây, đợi tý mình up hạt lên bạn kiểm tra hộ mình nhé
 
hình trên e thấy không phải là Soan ĐÀo, Gổ kia còn non nhưng Soan ĐÀo thì nó đỏ hơn, thân cây thì xậm mầu hơi đỏ..bác nên snghi kỉ khi trồng soan đào..e ở KOn TUM mọi người cách dây mấy năm có trồng nhưng chặt hết rồi..phí đất lắm anh ak..chúc anh thàng công.
 
Xoan Đào không phải Sầu Đông,
vì Sầu Đông là Xoan thường.
*
Tôi rành về Xoan thường, kể cả Thân, Lá, và Gỗ.
Về Xoan Đào, tôi chỉ rành về gỗ thôi. Tôi không
biết Cây, Lá nó ra sao. Hình thứ nhất và thứ ba
không rõ, nên không thể nhận ra cây gì cả. Hình
thứ 2 thì không phải Xoan Thường.
*
Bạn chụp ảnh trái và hạt kèm với thước đo centimet.
Tôi có thể biết đó có phải hạt Sầu Đông hay không.
*

Bác Anhmytran có ở Hà Nội không ạ, em muốn nhờ bác giám định hộ gỗ cây mẹ xem có phải là gỗ xoan đào không?
Hi vọng được sự giúp đỡ của bác
cảm ơn
 
hình trên e thấy không phải là Soan ĐÀo, Gổ kia còn non nhưng Soan ĐÀo thì nó đỏ hơn, thân cây thì xậm mầu hơi đỏ..bác nên snghi kỉ khi trồng soan đào..e ở KOn TUM mọi người cách dây mấy năm có trồng nhưng chặt hết rồi..phí đất lắm anh ak..chúc anh thàng công.
@tay nguyên xem hộ mình đây có phải là cây xoan đào không nhé
canglo.jpg

Agriviet.Com-DSC_0155.jpg

Agriviet.Com-DSC_0156.jpg

Agriviet.Com-DSC_0158.jpg

Agriviet.Com-DSC_0159.jpg
 
Tình hình là em vừa nhập số lượng lớn hạt giống xoan đào từ trong tây nguyên về, họ đảm bảo đó là cây xoan đào( còn có tên khác là sầu đâu hay sầu đông), mình có tìm hiểu thì xoan đào có nhiều tên khác nhau, vì vậy mình muốn úp ảnh lên đây mọi người kiểm tra hộ mình với ạ
Agriviet.Com-DSC01154.JPG

Agriviet.Com-DSC01156.JPG

Agriviet.Com-DSC01157.JPG

Cảm ơn các bác
Theo như hình ảnh bạn cung cấp thì đây là cây xoan miền bắc gọi là xoan ta vùng Nghệ An Hà tĩnh gọi là xoan đâu ven biển miền trung gọi là thầu đâu, sầu đâu, sầu đông. ở Tây Nguyên trong tự nhiên cây này có hai loại một loại có vân gỗ màu nhạt gọi là xoan thường một loại có vân gỗ màu sẫm( màu nâu hồng) loại này hiếm hơn gọi là xoan đào. Gọi phân biệt như vậy nhưng thực tế hình thái thân lá hoa quả chúng hoàn toàn giống nhau chỉ khác màu vân gỗ tôi nghĩ có lẽ do điều kiện môi trường thổ nhưỡng tạo nên. Từ năm 2005 trở về trước các vườn ươm cây giống ở đây thường mua hạt giống từ Thừa Thiên Huế và Quảng Nam về ươm cây cung cấp ra thị trường và quả thực gỗ từ những cây này có màu sẫm. tôi nghĩ những hình ảnh mà ban cung cấp và nhưng hạt giống mà bạn mua là từ thế hệ những cây này mùa này trên tây nguyên những hạt xoan loại này rụng rất nhiều chỉ cần bỏ cong đi nhặt
Liên quan đến tên xoan đào thì ở vùng tây Quảng Nam có cây sơn đào cũng có người gọi là xoan đào có vỏ nhẵn gỗ màu hồng dùng để đóng đồ mộc cây này chủ yếu khai thác từ tự nhiên chưa thấy trồng. Vài điều chia sẽ cùng bạn mong có thể có ích cho bạn thân chào
 

Người miền Bắc gọi tất cả các loại Xoan thường là Xoan,
mặc kệ màu gỗ có đỏ hơn hay nhạt hơn nhau.
*
Người miền Bắc gọi tên Xoan Đào là một cây gỗ rừng, xưa
chưa có ai trồng, nhà nước cũng không trồng, vì còn nhiều
cây đáng trồng hơn. Cây này tôi không biết cành, lá, hoa,
trái, hạt như thế nào, nhưng tôi rất rành về gỗ của nó,
vì tôi đã làm thợ xẻ gỗ bằng tay (như lâm tặc) và thợ mộc
mấy năm. Gỗ của nó hoàn toàn khác hẳn với gỗ Xoan thường
đến nỗi đàn bà trẻ con thoáng nhìn mẫu gỗ cũng biết là
không phải cùng giống.
*
Trong nghề gỗ, kể từ cán bộ Lâm nghiệp trực tiếp bán gỗ
cây, gỗ xẻ, cho đến thợ xẻ, thợ mộc và người dân mua gỗ về,
Xoan thường chia làm 2 loại, gọi chung là Xoan Nhà, và
Xoan Rừng. Gọi chung thì không hoàn toàn đúng, vì một số
Xoan Rừng mọc ở bìa rứng, có nhiều nắng, thì gỗ cũng chắc,
mịn và đẹp như Xoan Nhà. Cây Xoan mọc trong rừng thường
bị cạnh tranh nắng, còn bị mọc lại từ gốc sau khi chặt
khai thác lần đầu, thì gỗ xốp chứ không mịn, giá rẻ có
thể chỉ một nửa so với giá Xoan Nhà. Xoan rừng nguyên sinh,
gỗ cũng cứng, tuy không thể so với xoan Nhà (trồng) nhưng
đường kính có thể 1 mét hay hơn. Bây giờ không thể tìm ra
những cây Xoan cổ như thế nữa.
*
Xoan Đào thì khác hẳn. Đường kính 1 mét là rất thường.
Nó cũng cao lớn, một cây cắt ra mấy khúc được, trong khi
Xoan Rừng đường kính 1 mét thì chỉ có 1 khúc gốc 2-3 mét
thôi, có khi chưa đủ 2 mét, còn phần ngọn thì nhỏ hẳn, có
nhiều mắt (cành) trong gỗ, lỗ thủng, nên không khai thác.
Đặc điểm gỗ Xoan Đào: cứng hơn Xoan Ta, thớ thô hơn, màu
đỏ tím sậm ở những đốm gỗ, còn thịt gỗ thì nhạt hơn. Xoan
Ta thì đốm gỗ rất nhỏ, coi như không có. Đốm gỗ là những
mảnh gỗ theo chiều ngang thớ, mọc theo chiều từ tâm gỗ ra
ngoài. Đốm này làm kém giá trị của gỗ khi cây còn non. Đốm
này thể hiện rất rõ ờ cây gỗ họ Dẻ. Ví dụ ở Dẻ Đỏ non dưới
10 năm, thì đốm này lớn bằng hạt đậu ván, tức là 1 centimet.
Ở gỗ Dẻ đắt tiền, đốm này có chiều 1 milimet. Cứ chẻ bất
cú một mảnh gỗ Dẻ nào, cũng thấy đốm dày đặc, cho ta học về
cấu trúc của gỗ cây trên đời. Ở Xoan Đào non, đốm này cỡ
nửa milimet. Gỗ Xoan Đào già thì đốm nhỏ hơn, rất nổi bật
màu đỏ tím sẫm trên nền thịt gỗ hồng nhạt, và ở ngoài bìa
gỗ xẻ, thì thịt gỗ trắng nõn, vẫn thấy đốm gỗ đỏ.
*
Đặc điểm quan trọng nhất của gỗ Xoan Đào làm nó bị hạ giá
là: gỗ Xoan Đào xẻ ván mỏng (1 centimet) thì bị cong vênh
rất lớn, có thể bị xé toạc ra. Cong vênh là vì thớ gỗ nó
xen kẽ những lớp không đồng nhất về chất, dẫn đến thớ gỗ
cứng khô bên cạnh thớ gỗ mềm ướt. Một tấm ván mỏng cỡ lớn,
bị cong vênh, cũng như một tấm bánh đa nướng không đều.
Để đỡ cong vênh, phải khai thác những cây trên 5 chục tuổi,
và phải xẻ ra những mảnh nhỏ không dày, ví dụ như xẻ Li Tô
(cỡ 3X3 centimet) để lợp ngói. Nếu xẻ Xà Vồ (8X6) thì rất
có thể bị xoắn vẹo đi, làm một thanh Xà Vồ dở, có thể không
làm nhà được. Xoan Đào ngày xưa thường được xẻ ván mỏng dày
1 centimet, rộng bản 1 gang tay (20cm) chuyên đóng xe Cải Tiến
là xe kéo tay ở nông thôn, đủ sức một người chở rơm rạ, hay
2 người chở đât đâ. Cũng có thể làm chuồng gà, hay bao bì.
*
Xoan Đào thường mọc hoang ở rừng mọc lại, khai thác đường kính
30-50 centimet. Nó không được dân thường và nhà nước trồng.
Nhà nước trồng những cây gỗ loại 2, còn Xoan Đào loại 6-7 tuỳ
theo đường kính lớn hay nhỏ. Xoan Ta thì loại 6, nhưng nếu
nhà trồng thì loại 5, nếu gỗ đồi mọc lại, thì đội sổ loại 6.
Nó không lọt xuỗng loại 7 vì không bị mối mọt, không cong vênh.
*
 
Agriviet.Com-DSC_0281.jpg

Agriviet.Com-DSC_0283.jpg

Agriviet.Com-DSC_0284.jpg


Vừa kiếm được hình ảnh giống xoan đào bên Thái Nguyên, Các bác ai biết vào cho em ý kiến đây có phải cây xoan đào không vậy?
cảm ơn
 
Agriviet.Com-DSC_0281.jpg

Agriviet.Com-DSC_0283.jpg

Agriviet.Com-DSC_0284.jpg


Vừa kiếm được hình ảnh giống xoan đào bên Thái Nguyên, Các bác ai biết vào cho em ý kiến đây có phải cây xoan đào không vậy?
cảm ơn

k phải xoan đào rồi.trong họ xoan tất cả các loài đều có lá kép.lá này là lá đơn

Theo như hình ảnh bạn cung cấp thì đây là cây xoan miền bắc gọi là xoan ta vùng Nghệ An Hà tĩnh gọi là xoan đâu ven biển miền trung gọi là thầu đâu, sầu đâu, sầu đông. ở Tây Nguyên trong tự nhiên cây này có hai loại một loại có vân gỗ màu nhạt gọi là xoan thường một loại có vân gỗ màu sẫm( màu nâu hồng) loại này hiếm hơn gọi là xoan đào. Gọi phân biệt như vậy nhưng thực tế hình thái thân lá hoa quả chúng hoàn toàn giống nhau chỉ khác màu vân gỗ tôi nghĩ có lẽ do điều kiện môi trường thổ nhưỡng tạo nên. Từ năm 2005 trở về trước các vườn ươm cây giống ở đây thường mua hạt giống từ Thừa Thiên Huế và Quảng Nam về ươm cây cung cấp ra thị trường và quả thực gỗ từ những cây này có màu sẫm. tôi nghĩ những hình ảnh mà ban cung cấp và nhưng hạt giống mà bạn mua là từ thế hệ những cây này mùa này trên tây nguyên những hạt xoan loại này rụng rất nhiều chỉ cần bỏ cong đi nhặt
Liên quan đến tên xoan đào thì ở vùng tây Quảng Nam có cây sơn đào cũng có người gọi là xoan đào có vỏ nhẵn gỗ màu hồng dùng để đóng đồ mộc cây này chủ yếu khai thác từ tự nhiên chưa thấy trồng. Vài điều chia sẽ cùng bạn mong có thể có ích cho bạn thân chào

mình k biết chính xác là loài gì nhưng đây k phải xoan ta cũng k phải xoan đào
 
Cây Xoan đào(vỏ hôi, Mạy thoong) thuộc họ hoa hồng(1).
Cây Xoan ta(Sầu đông) thuộc họ xoan (2).
Cây (1) có lá Đơn, vò lá có mùi hôi như mùi bọ xít (vì thế còn có tên Vỏ hôi), cây này có lá xanh quanh năm.
Cây (2) có lá kép, lá có mùi hăng, hay dùng rấm chuối. cây này rụng lá vè mùa đông.
Cây mà bạn @caygiong đưa ra, theo mình là cây Xoan đào.
Cây mà bạn chủ thớt đưa ra theo mình là cây xoan ta.
theo mình biết trong họ Xoan còn một cây nữa gọi là Sầu đâu(không phải sầu đông) hay còn gọi là xoan chịu hạn. cây này quả có vị chua, ăn được.
đoạn đầu gỗ mà bạn chặt ra cung thể hiện đó là xoan ta. nếu bạn để ý thấy có nhưng đường ống mạch lớn tạo thành vòng rất rõ ràng. đây cũng là một đặc trưng của gỗ Xoan ta.

Xin mạo muội hỏi bạn chủ thớt một câu:
Tại sao bạn lại muốn biết đây có phải xoan đào ko?
 
Last edited by a moderator:
Bạn Lộc Thế Giới Mới nói đúng ở chỗ là Xoan Đào hoàn toàn là
một giống cây không có bà con gì với Xoan cả. Chỉ là cái tên
giống nhau thôi. Điều này giúp bà con khỏi nhầm lẫn là Xoan
Đào là một giống Xoan. Có thể ví dụ thế này: Xoan Ta là Lợn,
gồm có Lợn Ỷ, Lợn Mường Khương, Lợn Móng Cái, Lợn Rừng. Thế
nhưng Xoan Đào thì là Chó, gồm Chó Ta, Chó Lài, Chó Béc Giê.
Mặc dàu Lợn và Chó đều là động vật 4 chân, nhưng hoàn toàn
khác nhau.


Tuy vậy, các tên gọi mỗi nơi một khác. Ví dụ tôi vào Tuy Hoà,
thì bà con gọi cây Xoan Ta là Sầu Đông, vì mùa đông nó "buồn"
rụng hết lát.


Bạn còn nói gỗ Xoan Ta cắt ngang thì nhỉn thấy vòng. Thật ra
99 phần trăm gỗ nào cắt ra cũng thấy vòng cả. Ngoài vòng, gỗ
còn hàng trăm đặc tính khác, mà cây nào cũng có. Vấn đề ở chỗ
đặc tính khác giống nhau ra sao, chứ không phải là cứ có đặc
tính thì là tên giống đó. Ví du Chim có đặc tính là có mỏ và
có lông Vũ, thế nhưng mỏ và lông vũ mỗi giống một khác. Gỗ thì
đều có đặc tính giống nhau, nhưng khác với tre nứa.


Dù sao, gốc gỗ này tôi chắc không phải Xoan Ta, vì Xoan Ta ở
gốc, thì phần Dác (phần gỗ đang sinh trưởng, chưa già) rất mỏng,
chỉ độ 1 centimet thôi, nhưng trong hình thì đến cả 1 ngóng
tay, chừng 10 centimet. Màu sắc phần Dác của Xoan Ta cũng rất
sáng, gần như Trắng. Tuy thế, màu phần Dác của Xoan Đào cũng
rất sáng, gần như Trắng. Có điều dác Xoan Ta trắng nõn như
mỡ đông, còn dác Xoan Đào thì trắng, nhưng có đốm hình chữ
nhật sắc cạnh. Hình chụp nhỏ quá, lại là mặt cắt ngang, chứ
không phải chẻ, nên các đốm nhỏ xíu, không nhìn thấy được.
Vì vậy, nó rất có thể là Xoan Đào, nhưng chắc hẳn không thể
là Xoan Ta.


Bạn nói trích ra đây:
Cây mà bạn @caygiong đưa ra, theo mình là cây Xoan đào.
Cây mà bạn chủ thớt đưa ra theo mình là cây xoan ta.


Hình như bạn Cây Giống đúng là chủ thớt thì phải.
Tôi đã nói, cây này không phải Xoan Ta, vì lá xoan ta nhỏ hơn,
mỏng hơn, màu xanh sẫm hơn, và mép lá không trơn nhẵn như trong
ảnh. Mặt lá Xoan Ta phẳng, chứ không vênh 2 cánh lên ra chữ V
như trong ảnh. Hình lá Xoan Ta hơi như hình trái Trám lệch, nửa
đằng cuống thì ngắn hơn nửa ngoài, còn trong hình thì lá hình
bầu dục và ngoài chót thì chuốt nhọn lại. Tôi không nhìn thấy
lá Xoan Ta có đến 4 chục năm rồi, nhưng vẫn nhớ hình dáng nó.
 
Cây Xoan đào(vỏ hôi, Mạy thoong) thuộc họ hoa hồng(1).
Cây Xoan ta(Sầu đông) thuộc họ xoan (2).
Cây (1) có lá Đơn, vò lá có mùi hôi như mùi bọ xít (vì thế còn có tên Vỏ hôi), cây này có lá xanh quanh năm.
Cây (2) có lá kép, lá có mùi hăng, hay dùng rấm chuối. cây này rụng lá vè mùa đông.
Cây mà bạn @caygiong đưa ra, theo mình là cây Xoan đào.
Cây mà bạn chủ thớt đưa ra theo mình là cây xoan ta.
theo mình biết trong họ Xoan còn một cây nữa gọi là Sầu đâu(không phải sầu đông) hay còn gọi là xoan chịu hạn. cây này quả có vị chua, ăn được.
đoạn đầu gỗ mà bạn chặt ra cung thể hiện đó là xoan ta. nếu bạn để ý thấy có nhưng đường ống mạch lớn tạo thành vòng rất rõ ràng. đây cũng là một đặc trưng của gỗ Xoan ta.

Xin mạo muội hỏi bạn chủ thớt một câu:
Tại sao bạn lại muốn biết đây có phải xoan đào ko?
Cảm ơn bác đã tư vấn, em biết được nhiều điều.
Về tại sao em hỏi có phải xoan đào không? Nói thật với các em đang nghiên cứu về cây xoan đào và đã được 2 năm nay chưa có kết quả. Câu chuyện dài lắm, em đã đi nhiều nơi nhưng mỗi nơi "một xoan đào riêng". Họ vẫn bán và cam kết là xoan đào, em muốn nghiên cứu chính xác để mọi người đỡ mua phải cây không phải xoan đào cũng như cung cấp cây cho khách hàng có nhu cầu
 
Last edited by a moderator:
Bạn Lộc Thế Giới Mới nói đúng ở chỗ là Xoan Đào hoàn toàn là
một giống cây không có bà con gì với Xoan cả. Chỉ là cái tên
giống nhau thôi. Điều này giúp bà con khỏi nhầm lẫn là Xoan
Đào là một giống Xoan. Có thể ví dụ thế này: Xoan Ta là Lợn,
gồm có Lợn Ỷ, Lợn Mường Khương, Lợn Móng Cái, Lợn Rừng. Thế
nhưng Xoan Đào thì là Chó, gồm Chó Ta, Chó Lài, Chó Béc Giê.
Mặc dàu Lợn và Chó đều là động vật 4 chân, nhưng hoàn toàn
khác nhau.


Tuy vậy, các tên gọi mỗi nơi một khác. Ví dụ tôi vào Tuy Hoà,
thì bà con gọi cây Xoan Ta là Sầu Đông, vì mùa đông nó "buồn"
rụng hết lát.


Bạn còn nói gỗ Xoan Ta cắt ngang thì nhỉn thấy vòng. Thật ra
99 phần trăm gỗ nào cắt ra cũng thấy vòng cả. Ngoài vòng, gỗ
còn hàng trăm đặc tính khác, mà cây nào cũng có. Vấn đề ở chỗ
đặc tính khác giống nhau ra sao, chứ không phải là cứ có đặc
tính thì là tên giống đó. Ví du Chim có đặc tính là có mỏ và
có lông Vũ, thế nhưng mỏ và lông vũ mỗi giống một khác. Gỗ thì
đều có đặc tính giống nhau, nhưng khác với tre nứa.


Dù sao, gốc gỗ này tôi chắc không phải Xoan Ta, vì Xoan Ta ở
gốc, thì phần Dác (phần gỗ đang sinh trưởng, chưa già) rất mỏng,
chỉ độ 1 centimet thôi, nhưng trong hình thì đến cả 1 ngóng
tay, chừng 10 centimet. Màu sắc phần Dác của Xoan Ta cũng rất
sáng, gần như Trắng. Tuy thế, màu phần Dác của Xoan Đào cũng
rất sáng, gần như Trắng. Có điều dác Xoan Ta trắng nõn như
mỡ đông, còn dác Xoan Đào thì trắng, nhưng có đốm hình chữ
nhật sắc cạnh. Hình chụp nhỏ quá, lại là mặt cắt ngang, chứ
không phải chẻ, nên các đốm nhỏ xíu, không nhìn thấy được.
Vì vậy, nó rất có thể là Xoan Đào, nhưng chắc hẳn không thể
là Xoan Ta.


Bạn nói trích ra đây:
Cây mà bạn @caygiong đưa ra, theo mình là cây Xoan đào.
Cây mà bạn chủ thớt đưa ra theo mình là cây xoan ta.


Hình như bạn Cây Giống đúng là chủ thớt thì phải.
Tôi đã nói, cây này không phải Xoan Ta, vì lá xoan ta nhỏ hơn,
mỏng hơn, màu xanh sẫm hơn, và mép lá không trơn nhẵn như trong
ảnh. Mặt lá Xoan Ta phẳng, chứ không vênh 2 cánh lên ra chữ V
như trong ảnh. Hình lá Xoan Ta hơi như hình trái Trám lệch, nửa
đằng cuống thì ngắn hơn nửa ngoài, còn trong hình thì lá hình
bầu dục và ngoài chót thì chuốt nhọn lại. Tôi không nhìn thấy
lá Xoan Ta có đến 4 chục năm rồi, nhưng vẫn nhớ hình dáng nó.

Em thấy sầu đông cùng họ xoan nhưng khác xoan thì phải. chỗ quê em em thấy khác bác a.
 
Chào chú @anhmytran
Ý của anh @locthegioimoi là bài cháu port đầu tiên (#1) là xoan ta, cháu cũng nghĩ là xoan ta vì xoan ta ở các môi trường đất khác nhau thì có thể khác nhau 1 chút. Và anh @thegioimoi bảo các ảnh cháu up tiếp theo là xoan đào, cháu cũng mới được biết xoan đào là họ hoa hồng, lá đơn. Trước cháu tìm được mấy cây và chụp ở bài #6 và #9 thì cháu không nghĩ là xoan đào vì thấy lá không thuộc họ xoan, nên cháu không lấy gỗ đi kiểm định. Hôm nay cháu được trao đổi với 1 ông anh làm bên Viện nghiện cứu khoa học lâm nghiệp Việt Nam cũng đang nghiên cứu về xoan đào, và được 1 câu trả lời giống của anh @locthegioimoi
Cảm ơn tất cả mọi người, mình sẽ đi chặt lấy gỗ cây xoan đào ở #9 mang đi kiểm định và sẽ thông báo với mọi người ạ
 
Tình hình là em vừa nhập số lượng lớn hạt giống xoan đào từ trong tây nguyên về, họ đảm bảo đó là cây xoan đào( còn có tên khác là sầu đâu hay sầu đông), mình có tìm hiểu thì xoan đào có nhiều tên khác nhau, vì vậy mình muốn úp ảnh lên đây mọi người kiểm tra hộ mình với ạ
Agriviet.Com-DSC01154.JPG

Agriviet.Com-DSC01156.JPG

Agriviet.Com-DSC01157.JPG

Cảm ơn các bác

em thấy trong này sầu đông không được gọi là soan đào. bác mua giống sao không trồng soan ở phú thọ ấy
 
Cây trong hình ở bài số 1 không phải Xoan Ta.
Lá của nó rõ ràng không phải lá Xoan, mà giống lá Si
hay trồng trước cửa Chùa.


Bạn nghĩ rằng đó là Xoan Ta, thì bạn quá xa rời với
nông thôn Việt Nam. Cây Xoan Ta hầu như trẻ con cũng
biết kia mà. Chỉ có Xoan Đào là cây rừng, thì bà con
ta mới không biết thôi. Tôi là thợ xẻ bậc thợ cả, đã
vác cưa đi mấy tỉnh miền bắc kiếm cơm rồi, xẻ không
biết mấy chục mét khối gỗ Xoan Đào rồi, nhưng chưa hề
trông thấy cây Xoan Đào còn có cả vỏ, đừng nói chuyện
thấy cây Xoan Đào còn đang sống.
*
Lá Xoan Ta được coi là rất nóng, để ủ trái cây
cho chóng chín.


Trái Xoan ta cũng nổi tiếng, trong văn học, để
mô tả khuôn mặt người Việt Nam thường là mặt
trái Xoan. Trái Xoan khi già, trên mặt vỏ có
lốm đốm chấm nhỏ máu sẫm. Khi chín, thì vỏ trái
từ Xanh ngả sang Vàng, rồi vàng sẫm, rồi Nâu,
vẫn có những đốm nhỏ sẫm hơn, gần như đen. Vỏ
trái rất nhẵn bóng, dai, và khó tiêu huỷ, như
bằng nilon vậy. Bên trong vỏ, là thịt trái, có
vị hơi chua lúc xanh, rồi chuyển sang hơi ngọt,
và bờ bột, như trái Táo vậy. Hạt Xoan có vỏ cứng
khía múi rất sâu. Trái Xoan chín rất lâu mới rụng
và cũng rất lâu mới thối rữa vỏ và cùi thịt. Hạt
Xoan chín mùa Thu năm năy, rớt xuống đất mùa Đông,
thối rữa cùi, thì mùa Xuân năm sau, hạt mới nứt
kẽ ra, và nảy mầm lên thành cây. Cây 1 tuổi mới
cao chừng 1 mét, thân nhỏ cỡ ngón tay út.


Làng xóm đồng bằng miền Bắc Việt Nam, không làng
nào không có cây Xoan. Làng xóm trung du, Xoan
mọc hoang đâu đâu cũng có. Đi từ Sơn Tây, Phú Thọ,
Thái Nguyên, Đông Triều, chỉ đứng ờ bến xe đò lướt
mắt nhìn quanh, thế nào cũng nhìn thấy cây Xoan.


Nói thế để biết, tìm hiểu cây Xoan chẳng có gì khó
khăn cả. Cứ hỏi người đang đững cạnh mình ở bến xe
thế nào người đó cũng chỉ cho bạn coi cây Xoan.
*
 


Back
Top