Khi mùa mưa đến thì cũng là lúc cây tre Bát Độ cho thu hoạch măng (khoảng từ tháng 5 đến tháng 10 dương lịch), mỗi mụt măng nặng khoảng từ 1,5 – đến 3 kg. Năm nay, năng xuất ước đạt 4 tấn măng tươi với 200 bụi trồng trên khoảng 5 sào đất. Với giá thành bình quân 8 ngàn đồng 1 kg thì gia đình ông đã thu lời trên 30 triệu đồng mỗi lứa.
Bụi tre Bát Độ tại vườn ông Tuấn (xã Bàu Trâm)
Nhằm khuyến khích cho nông dân trong xã học tập mô hình trồng cây tre Bát Độ đạt hiệu quả kinh tế cao. Sáng ngày 15/7/2008, Hội Nông dân xã Bàu Trâm kết hợp cùng Trạm Khuyến nông Thị xã tổ chức buổi hội thảo học tập mô hình trồng cây tre Bát Độ lấy măng, tại hộ ông Trần Tuấn, ngụ ấp Bầu Sầm, xã Bàu Trâm.
Tham dự buổi hội thảo có đại diện Phòng Kinh tế, Trạm Khuyến nông Thị xã; Ban Tuyên giáo, Hội Nông dân, cán bộ khuyến nông xã cùng gần 30 nông dân xã Bàu Trâm cùng tham gia trao đổi.
Các đại biểu tham quan vườn tr Bát Độ
Tại đây, các đại biểu đã cùng nhau tham quan, trao đổi, học tập kinh nghiệm trồng tre Bát Độ lấy măng của gia đình ông Trần Tuấn. Ông Tuấn cho biết: “Trước đây vườn nhà ông trồng nhãn, nhưng do thường xuyên ngập úng vào mùa mưa nên cây nhãn không phát triển được. Sau khi tham quan mô hình trồng tre Bát Độ ở xã Xuân Tân ông đã mạnh dạn chặt bỏ cây nhãn để trồng loại tre này vào đầu mùa mưa năm 2005 với số lượng 200 cây tre giống, trồng trên 5 xào đất. Đồng thời được sự hướng dẫn kỹ thuật trồng của Trạm khuyến nông thị xã, sau 4 năm chăm sóc cây tre Bát Độ phát triển rất tốt”.
Năm nay, năng xuất ước đạt 4 tấn măng tươi trên diện tích khoảng 5 sào đất trồng. Với giá thành bình quân 8 ngàn đồng 1 kg thì gia đình ông đã thu lời trên 30 triệu đồng mỗi lứa.
Theo cán bộ Trạm khuyến nông Thị xã, thì loại tre này có rất nhiều ưu điểm như dễ trồng, không kén đất, cho thu hoạch chỉ sau 1 năm trồng; dễ bán, chất lượng ngon hơn các loại măng tre khác hiện có trên thị trường…Khi mùa mưa đến thì cũng là lúc cây tre Bát Độ cho thu hoạch măng (khoảng từ tháng 5 đến tháng 10 dương lịch), mỗi mụt măng nặng khoảng từ 1,5 – đến 3 kg. Ngoài ra, nếu được tưới nước và bón phân trong mùa khô thì tre vẫn cho măng nhưng năng xuất giảm khoảng 20%, ngược lại giá bán sẽ tăng gấp 2 lần so với chính vụ. Ngoài bán măng, ông Tuấn còn nhân giống loại tre này bán cho những nông dân khác với giá 8 ngàn đồng 1 cây.
Bầu Sầm là vùng đất có nhiều đá, đất cằn cổi, hầu hết những loại cây trồng nơi đây đều không phát triển được. Vì thế việc nhân rộng mô hình trồng tre Bát Độ lấy măng trên vùng đất này là một hướng đi phù hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân nơi đây.
QuốcTuấn
http://www.longkhanh-dongnai.gov.vn/activity_information/nongnghiep/mlnews.2008-07-16.1211864280
Bụi tre Bát Độ tại vườn ông Tuấn (xã Bàu Trâm)
Nhằm khuyến khích cho nông dân trong xã học tập mô hình trồng cây tre Bát Độ đạt hiệu quả kinh tế cao. Sáng ngày 15/7/2008, Hội Nông dân xã Bàu Trâm kết hợp cùng Trạm Khuyến nông Thị xã tổ chức buổi hội thảo học tập mô hình trồng cây tre Bát Độ lấy măng, tại hộ ông Trần Tuấn, ngụ ấp Bầu Sầm, xã Bàu Trâm.
Tham dự buổi hội thảo có đại diện Phòng Kinh tế, Trạm Khuyến nông Thị xã; Ban Tuyên giáo, Hội Nông dân, cán bộ khuyến nông xã cùng gần 30 nông dân xã Bàu Trâm cùng tham gia trao đổi.
Các đại biểu tham quan vườn tr Bát Độ
Tại đây, các đại biểu đã cùng nhau tham quan, trao đổi, học tập kinh nghiệm trồng tre Bát Độ lấy măng của gia đình ông Trần Tuấn. Ông Tuấn cho biết: “Trước đây vườn nhà ông trồng nhãn, nhưng do thường xuyên ngập úng vào mùa mưa nên cây nhãn không phát triển được. Sau khi tham quan mô hình trồng tre Bát Độ ở xã Xuân Tân ông đã mạnh dạn chặt bỏ cây nhãn để trồng loại tre này vào đầu mùa mưa năm 2005 với số lượng 200 cây tre giống, trồng trên 5 xào đất. Đồng thời được sự hướng dẫn kỹ thuật trồng của Trạm khuyến nông thị xã, sau 4 năm chăm sóc cây tre Bát Độ phát triển rất tốt”.
Năm nay, năng xuất ước đạt 4 tấn măng tươi trên diện tích khoảng 5 sào đất trồng. Với giá thành bình quân 8 ngàn đồng 1 kg thì gia đình ông đã thu lời trên 30 triệu đồng mỗi lứa.
Theo cán bộ Trạm khuyến nông Thị xã, thì loại tre này có rất nhiều ưu điểm như dễ trồng, không kén đất, cho thu hoạch chỉ sau 1 năm trồng; dễ bán, chất lượng ngon hơn các loại măng tre khác hiện có trên thị trường…Khi mùa mưa đến thì cũng là lúc cây tre Bát Độ cho thu hoạch măng (khoảng từ tháng 5 đến tháng 10 dương lịch), mỗi mụt măng nặng khoảng từ 1,5 – đến 3 kg. Ngoài ra, nếu được tưới nước và bón phân trong mùa khô thì tre vẫn cho măng nhưng năng xuất giảm khoảng 20%, ngược lại giá bán sẽ tăng gấp 2 lần so với chính vụ. Ngoài bán măng, ông Tuấn còn nhân giống loại tre này bán cho những nông dân khác với giá 8 ngàn đồng 1 cây.
Bầu Sầm là vùng đất có nhiều đá, đất cằn cổi, hầu hết những loại cây trồng nơi đây đều không phát triển được. Vì thế việc nhân rộng mô hình trồng tre Bát Độ lấy măng trên vùng đất này là một hướng đi phù hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân nơi đây.
QuốcTuấn
http://www.longkhanh-dongnai.gov.vn/activity_information/nongnghiep/mlnews.2008-07-16.1211864280