SÂU ĐỤC THÂN TRÊN CÂY LÚA VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

Trong canh tác lúa, mọi đối tượng dịch hại có khả năng ảnh hưởng gây nghiêm trọng trực tiếp đến cây trồng. Tiêu biểu như sâu đục thân là loại sâu rất phổ biến và xuất hiện tất cả các mùa. Để bảo vệ năng suất lúa nông dân cần nắm bắt cách nhận biết sâu bệnh sớm và biện pháp phòng trừ hiệu quả.

NHẬN BIẾT SÂU ĐỤC THÂN HẠI LÚA:

Hiện nay, sâu đục thân hại lúa chủ yếu tấn công bơi 4 loại sâu hại:
Sâu đục thân bướm hai chấm
Sâu đục thân năm vạch đầu nâu
Sâu đục thân năm vạch đầu đen
Sâu bướm Cú mèo.
Trong các loại trên, sâu đục thân bướm hai chấm là loại được phát hiện nhiều nhất đến 95%. Vậy nên các phương pháp phòng ngừa và điều trị thường tập trung tiêu diệt loại sâu này.



sau-duc-than-hai-lua-va-bien-phap-phong-tru.jpg


Sâu đục thân bướm hai chấm hay còn gọi tên khoa học Scirpophaga incertulas. Đây là loại sâu yêu thích sống ở môi trường nóng ẩm, có độ ẩm không khí cao. Thế nên các cánh đồng ở miền Nam và một số tỉnh miền Trung thường bị sâu đục thân hại lúa tấn công hơn so với miền Bắc.
Điểm cần chú trọng sâu đục thân bướm hai chấm có khả năng gây hại trong suốt kỳ sinh trưởng của lúa kể cả giai đoạn mạ. Vì vậy nông dân cần nắm bắt đặc tính của loài sâu này để bảo vệ đồng lúa và vụ mùa.


sau-duc-than-hai-lua-va-bien-phap-phong-tru-1.jpg


Về đặc điểm hình thái, có 4 hình thái theo 4 giai đoạn phát triển của sâu đục thân hại lúa. Nông dân cần nắm rõ để quan sát và theo dõi đồng lúa:
– Trứng: Trứng được đẻ sẽ có ổ hình bầu dục, đoạn giữa nhô cao và trên bề mặt là một lớp lông màu vàng nhạt. Trứng lúc mới để có màu trắng, rồi dần chuyển sang màu vàng nhạt, ngà ngà. Trứng trước khi nở thành sâu con sẽ có màu đen.
– Sâu non: Sâu non có chiều dài từ 21 – 25mm, phần đẫy sức màu trắng sữa, phần đầu có màu nâu vàng.
– Nhộng: Nhộng cái và nhộng đực sẽ có đặc điểm hình dạng khác nhau. Nhộng cái sẽ có chân sau chỉ dài đến đốt bụng thứ 5, riêng nhộng đực thì dài đến đốt bụng thứ 8. Giai đoạn đầu nhộng sẽ có màu trắng sữa rồi chuyển màu vàng nhạt sau một khoảng thời gian.
– Con trưởng thành (hay còn được gọi là ngài):
Ngài đực: Phần đầu ngực và cánh trước của ngài đực có hình tam giác màu nâu vàng nhạt. Ở trung tâm cánh có một chấm đen, ngoài ra sẽ có vệt xiên màu nâu đen từ đỉnh cánh đến mép sau. Ngài đực sẽ có mắt kép, to và đen hơn so với ngài cái.
Ngài cái: Ngài cái thường có màu vàng nhạt hoặc màu trắng ám vàng. Điểm khác biệt dễ nhận biết so với ngài đực là phần lông màu vàng nhạt phía cuối bụng. Ở đoạn giữa cánh có một chấm đen.

TRIỆU CHỨNG CỦA SÂU ĐỤC THÂN GÂY HẠI TRÊN CÂY LÚA:

Sâu đục thân ở giai đoạn gieo mạ và làm đồng thường tấn công mạ non, dễ bị chết khô, dảnh lúa bị héo. Sâu thường tấn công phần nõn ở giữa và hút hết chất dinh dưỡng của cây lúa.
Tiếp theo giai đoạn mạ lúa đã lớn nếu sâu đục thân tấn công cây lúa sẽ dễ bị gẫy thân đứt gốc khi nhổ mạ.
Đến giai đoạn đẻ nhánh khi sâu tấn công vào phần thân dưới sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng dẫn truyền các chất dinh dưỡng, nhựa khiến lá non bên trên không thể phát triển. Lá non sẽ bị cuốn dọc lại chuyển từ màu xanh sang xanh sẫm rồi chuyển vàng và héo khô.


sau-duc-than-hai-lua-va-bien-phap-phong-tru-2.jpg


Giai đoạn lúa đứng làm đồng sâu non sẽ tập trung tấn công phía trong bẹ và đục vào phần ống.
Giai đoạn trổ bông đây là giai đoạn hết sức quan trọng, nếu sâu đục thân tấn công vào lúc này, bông lúa sẽ không thể trổ hoặc nếu trổ thì sẽ bị bạc bông.

CÁCH PHÒNG NGỪA QUẢN LÝ SÂU ĐỤC THÂN HẠI LÚA:

Để phòng trừ sâu đục thân hại lúa bà con nông dân nên thực hiện các biện pháp sau:
Cày bừa và vệ sinh đồng ruộng sau mùa vụ cần loại bỏ những mảnh vụn, thân, gốc rể của cây trồng và những mầm bệnh còn xót trên đất. Hạn chế đi khả năng sinh sản và phát triển của ổ bệnh.
Chọn giống cây kháng bệnh tốt và gieo mạ từng khoảng, đồng đều giúp tiện lợi trong giai đoạn chăm sóc và theo dõi sâu bệnh. Đồng thời hạn chế sự lây lan của sâu đục thân giữa các cây trồng khi gieo mạ.
Trồng cây thu hút thiên địch đây là điều được các hợp tác xã khuyến khích nông dân. Các loại cây hoa thu hút thiên địch như tò vò, các loại ông bắp cày, ông mắt đỏ nên được trồng xung quanh ruộng lúa. Những loài này được cho là kẻ thù của sâu đục thân giúp giảm bớt số lượng sâu trên ruộng lúa một cách hiệu quả và tự nhiên.
Phun thuốc sâu đục thân trong giai đoạn cây lúa trổ bông, các loại thuốc phòng trừ bà con nên sử dụng các loại thuốc lưu dẫn, vị độc, thuốc tiếp xúc hoặc thuốc nội hấp.
Cân đối lượng phân bón trên cây lúa, việc này cũng là một vấn đề cần chú trọng, nông dân cần chăm sóc đung quy trình giúp cây tăng đề kháng chống lại sâu bệnh. Chú ý tránh sử dụng đạm quá cao cũng là yêu tố kích thích sâu đục thân.

DỊCH VỤ PHUN THUỐC MÁY BAY NÔNG NGHIỆP GIẢI PHÁP PHÒNG TRỪ SÂU ĐỤC THÂN:

Hiện nay, việc thếu hụt nhân công trong ngành nông nghiệp luôn là điều nan giải lo lắng của nông dân. Nên việc ứng dụng công nghệ thông minh máy bay không người lái phun thuốc rất cần thiết.
Chi phi thuê dịch vụ phun thuốc trừ sâu tương đương thuê nhân công nhưng máy bay nông nghiệp có thể giải quyết nhanh gấp nhiều lần trong việc phòng trừ sâu bệnh, rút ngắn được thời phun. Giải quyết được bài toán thiếu nhân công cho nông dân.
Ở khía cạnh khác , máy bay phun thuốc còn tiết kiệm được 90% lượng nước và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật ra môi trường sinh thái. Chủ động được thời gian phun hoạt động cả ngày lẫn đêm, giảm tổn thất lúa, tránh bị dẫm đạp so với phương pháp xịt tay thủ công.
Cho thấy, sự hỗ trợ máy bay không người lái phun thuốc đã giải quyết được mọi vấn đề canh tác của nông dân trên cánh đồng, đặc biệt những cánh đồng mẫu lớn. Nông dân không tiếp xúc trực tiếp với thuốc BVTV, an toàn sức khoẻ, gia tăng năng suất chất lượng nông sản.

Công ty TNHH Drone Sông Hồng – Vì nông dân Việt sẵn sàng hỗ trợ dịch vụ máy bay không lái phun thuốc trừ sâu trên khắp miền Bắc
Mọi thắc mắc xin liên hệ qua Hotline: 098 564 92 19 hoặc 0983430798 Trưởng phòng dịch vụ Trịnh Ngọc Hiệp
Website: Drone Sông Hồng - Máy bay Nông Nghiệp
Fanpage: Cty TNHH Drone Sông Hồng - Máy bay Nông nghiệp | Thanh Hóa
 




Back
Top