Bước vào mùa vụ sâu bệnh gây hại thường tấn công, sinh sôi nhanh chóng trên cây lúa. Đặc biệt là bọ trĩ gây hại bằng cách chích hút nhựa và hoa làm lúa chậm sinh trưởng, còi cọc, không thể thụ phấn. Tuy nhiên đây không phải là loại sâu bệnh hại lúa khó tiêu diệt. Chỉ cần áp dụng các biện pháp quản lý phù hợp, nông dân có thể phòng trừ bọ trĩ dễ dàng. Cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin chi tiết hơn qua bài viết sau đây.
Bọ trĩ hại lúa hay còn gọi là bù lạch, tên khoa học là Stenchaetothrips biformis Bagnall thuộc họ Thripidae (Bọ trĩ – bù lạch), bộ Thysanoptera (Cánh viền). Bọ trĩ thường xuất hiện nhiều khi ruộng khô, gây hại làm cho đầu lá lúa bị cuốn lại, lá héo, tóp lại và khô vàng đi. Lúa bị bọ trĩ hoa không thể thụ phấn được, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng trong giai đoạn đầu của lúa.
ĐẶC ĐIỂM VÀ VÒNG ĐỜI BỌ TRĨ GÂY HẠI TRÊN CÂY LÚA:
Vòng đời của bọ trĩ lúa
Vòng đời của bọ trĩ trên lúa được chia thành 4 giai đoạn gồm:
– Giai đoạn trứng: 3 ngày
– Giai đoạn ấu trùng: 14 ngày
– Giai đoạn nhộng: 5 ngày
– Giai đoạn thành trùng: dưới 18 ngày
Đặc điểm hình thái của bọ trĩ hại lúa
– Trứng bọ trĩ hại lúa có hình bầu dục, khi mới đẻ màu trong suốt, lúc sắp nở có màu vàng nhạt.
– Ấu trùng mới nở có thân màu trong suốt, sau lần lột xác đầu tiên có màu vàng nhạt. Cơ thể hình ống, râu dài không quá ½ cơ thể, đầu nhỏ hơn ngực.
– Nhộng màu vàng sẫm, không di chuyển, cánh kéo dài tới đốt bụng thứ 4. Ấu trùng thường hóa nhộng ngay trong những lá đã cuốn lại.
– Bù lạch hại lúa trưởng thành mới vũ hóa có màu nâu sáng, sau có màu đen bóng, rất nhanh nhẹn, thường bò cong bụng trên mặt lá. Râu đầu hình chuỗi hạt 7 đốt, đốt gốc to hơn các đốt khác. Đầu hơi giống hình chữ nhật, mắt kép bé. Con cái có kích thước lớn hơn con đực.
Đặc điểm sinh học của bọ trĩ gây hại trên cây lúa
Con cái trưởng thành đẻ khoảng 3 – 160 trứng trong 5 đến 7 ngày, nhưng bọ trĩ đẻ nhiều nhất là ngày thứ 2,3,4. Một năm bọ trĩ phát sinh 8-10 lứa, trong đó lứa 1 và lứa 2 phát sinh trên cỏ, lứa 2, 3 và 6 là quan trọng nhất. Quần thể của bù hạch phát triển mạnh vào những năm thời tiết hạn hán, con trưởng thành có khả năng kháng thuốc cao. Vào thời tiết mưa, bù hạch giảm số lượng rõ rệt, nhất là giai đoạn bọ trĩ lớn.
Bọ trĩ gây hại nhiều trên các cánh đồng lúa, thời gian xuất hiện bọ trĩ trên lúa vào giai đoạn cây lúa mới mọc và đẻ nhánh. Bọ trĩ trưởng thành và bọ trĩ non hay hút nhựa lá và hoa làm cây lúa sinh trưởng còi cọc, hoa lúa không thụ phấn được. Khi cây lúa bị gây hại lá lúa non có nhiều điểm trắng nhỏ nhưng khi bị hại nặng thì chóp lá khô vàng và cuốn quăn lại dần gây ảnh hưởng cả lá.
Bà con cần nắm bắt tình trạng sâu bênh hại trên lúa và phòng trừ nhanh chóng. Nhất là giai đoạn cây lúa vừa phát triển bọ trĩ thường sinh sôi bà con cần nắm bắt và đặc trị kịp thời để đảm bảo quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Nên sử dụng các biện pháp canh tác thích hợp trước khi tính đến việc phun thuốc BVTV. Nếu cần thiết phải phun thuốc bọ trĩ lúa nông dân nên ưu tiên các loại thuốc sinh học để bảo vệ thiên địch và tránh bùng phát các loại sâu, rầy hại lúa khác trong giai đoạn sau.
Lưu ý bà con cần có biện pháp canh tác hiệu quả:
+ Làm sạch cỏ dại để tránh nơi trú ngụ của bọ trĩ
+ Bón phân đầy đủ, đúng lúc, đúng liều lượng, hạn chế bón thừa đạm
+ Duy trì đủ nước, có thể cho ngập cây lúa từ 1-2 ngày.
Thường xuyên thăm đồng để quản lý được sâu bệnh hay bọ trĩ gây hại bằng cách gạt bên trên bề mặt cây lúa để quan sát.
Hiện nay, tình trang thiếu hụt nhân công lao động trong ngành nông nghiệp khá phổ biến nhiều nơi. Máy bay phun thuốc trừ sâu ra đời để giúp bà con nông dân chúng ta giải quyết những công việc nặng nhọc và ảnh hưởng đến sức khoẻ con người như tiếp xúc với thuốc bảo vệ thực vật. Đây được xem là giải pháp tối ưu cho phòng trừ sâu bệnh cho nông nghiệp hiện nay.
Với thiết bị máy bay không người lái, nông dân dễ dàng điều khiển thông qua điện thoại di động, không cần lội ruộng. Kích hoạt máy bay sẽ tự động cho toàn bộ diện tích cần phun khi đã định vị sẵn.
Ngoài ra, máy bay nông nghiệp nhờ vào công nghệ phun sương các hạt thuốc được thấm đều vào từng lá, dập dịch nhanh và hiệu quả. Hiệu suất làm việc của máy tương đối cao so với phương pháp phun thuốc truyền thống.
Không chỉ riêng cây lúa, máy bay nông nghiệp còn phun thuốc được cho các loại cây ăn quả, hoa màu, cây công nghiệp hỗ trợ nông dân phòng trừ sâu bệnh, gieo sạ, bón phân tiết kiệm được chi phí thuê nhân công, gia tăng năng suất sau khi thu hoạch, nâng cao đời sống người dân.
BỌ TRĨ GÂY HẠI TRÊN CÂY LÚA LÀ GÌ?
Bọ trĩ hại lúa hay còn gọi là bù lạch, tên khoa học là Stenchaetothrips biformis Bagnall thuộc họ Thripidae (Bọ trĩ – bù lạch), bộ Thysanoptera (Cánh viền). Bọ trĩ thường xuất hiện nhiều khi ruộng khô, gây hại làm cho đầu lá lúa bị cuốn lại, lá héo, tóp lại và khô vàng đi. Lúa bị bọ trĩ hoa không thể thụ phấn được, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng trong giai đoạn đầu của lúa.
ĐẶC ĐIỂM VÀ VÒNG ĐỜI BỌ TRĨ GÂY HẠI TRÊN CÂY LÚA:
Vòng đời của bọ trĩ lúaVòng đời của bọ trĩ trên lúa được chia thành 4 giai đoạn gồm:
– Giai đoạn trứng: 3 ngày
– Giai đoạn ấu trùng: 14 ngày
– Giai đoạn nhộng: 5 ngày
– Giai đoạn thành trùng: dưới 18 ngày
Đặc điểm hình thái của bọ trĩ hại lúa
– Trứng bọ trĩ hại lúa có hình bầu dục, khi mới đẻ màu trong suốt, lúc sắp nở có màu vàng nhạt.
– Ấu trùng mới nở có thân màu trong suốt, sau lần lột xác đầu tiên có màu vàng nhạt. Cơ thể hình ống, râu dài không quá ½ cơ thể, đầu nhỏ hơn ngực.
– Nhộng màu vàng sẫm, không di chuyển, cánh kéo dài tới đốt bụng thứ 4. Ấu trùng thường hóa nhộng ngay trong những lá đã cuốn lại.
– Bù lạch hại lúa trưởng thành mới vũ hóa có màu nâu sáng, sau có màu đen bóng, rất nhanh nhẹn, thường bò cong bụng trên mặt lá. Râu đầu hình chuỗi hạt 7 đốt, đốt gốc to hơn các đốt khác. Đầu hơi giống hình chữ nhật, mắt kép bé. Con cái có kích thước lớn hơn con đực.
Đặc điểm sinh học của bọ trĩ gây hại trên cây lúa
Con cái trưởng thành đẻ khoảng 3 – 160 trứng trong 5 đến 7 ngày, nhưng bọ trĩ đẻ nhiều nhất là ngày thứ 2,3,4. Một năm bọ trĩ phát sinh 8-10 lứa, trong đó lứa 1 và lứa 2 phát sinh trên cỏ, lứa 2, 3 và 6 là quan trọng nhất. Quần thể của bù hạch phát triển mạnh vào những năm thời tiết hạn hán, con trưởng thành có khả năng kháng thuốc cao. Vào thời tiết mưa, bù hạch giảm số lượng rõ rệt, nhất là giai đoạn bọ trĩ lớn.
Bọ trĩ gây hại nhiều trên các cánh đồng lúa, thời gian xuất hiện bọ trĩ trên lúa vào giai đoạn cây lúa mới mọc và đẻ nhánh. Bọ trĩ trưởng thành và bọ trĩ non hay hút nhựa lá và hoa làm cây lúa sinh trưởng còi cọc, hoa lúa không thụ phấn được. Khi cây lúa bị gây hại lá lúa non có nhiều điểm trắng nhỏ nhưng khi bị hại nặng thì chóp lá khô vàng và cuốn quăn lại dần gây ảnh hưởng cả lá.
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ BỌ TRĨ HẠI TRÊN CÂY LÚA:
Bà con cần nắm bắt tình trạng sâu bênh hại trên lúa và phòng trừ nhanh chóng. Nhất là giai đoạn cây lúa vừa phát triển bọ trĩ thường sinh sôi bà con cần nắm bắt và đặc trị kịp thời để đảm bảo quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Nên sử dụng các biện pháp canh tác thích hợp trước khi tính đến việc phun thuốc BVTV. Nếu cần thiết phải phun thuốc bọ trĩ lúa nông dân nên ưu tiên các loại thuốc sinh học để bảo vệ thiên địch và tránh bùng phát các loại sâu, rầy hại lúa khác trong giai đoạn sau.Lưu ý bà con cần có biện pháp canh tác hiệu quả:
+ Làm sạch cỏ dại để tránh nơi trú ngụ của bọ trĩ
+ Bón phân đầy đủ, đúng lúc, đúng liều lượng, hạn chế bón thừa đạm
+ Duy trì đủ nước, có thể cho ngập cây lúa từ 1-2 ngày.
Thường xuyên thăm đồng để quản lý được sâu bệnh hay bọ trĩ gây hại bằng cách gạt bên trên bề mặt cây lúa để quan sát.
ỨNG DỤNG MÁY BAY NÔNG NGHIỆP PHUN THUỐC BỌ TRĨ TRÊN CÂY LÚA:
Hiện nay, tình trang thiếu hụt nhân công lao động trong ngành nông nghiệp khá phổ biến nhiều nơi. Máy bay phun thuốc trừ sâu ra đời để giúp bà con nông dân chúng ta giải quyết những công việc nặng nhọc và ảnh hưởng đến sức khoẻ con người như tiếp xúc với thuốc bảo vệ thực vật. Đây được xem là giải pháp tối ưu cho phòng trừ sâu bệnh cho nông nghiệp hiện nay.
Với thiết bị máy bay không người lái, nông dân dễ dàng điều khiển thông qua điện thoại di động, không cần lội ruộng. Kích hoạt máy bay sẽ tự động cho toàn bộ diện tích cần phun khi đã định vị sẵn.
Ngoài ra, máy bay nông nghiệp nhờ vào công nghệ phun sương các hạt thuốc được thấm đều vào từng lá, dập dịch nhanh và hiệu quả. Hiệu suất làm việc của máy tương đối cao so với phương pháp phun thuốc truyền thống.
Không chỉ riêng cây lúa, máy bay nông nghiệp còn phun thuốc được cho các loại cây ăn quả, hoa màu, cây công nghiệp hỗ trợ nông dân phòng trừ sâu bệnh, gieo sạ, bón phân tiết kiệm được chi phí thuê nhân công, gia tăng năng suất sau khi thu hoạch, nâng cao đời sống người dân.