Củ cải trắng còn được gọi là củ cải đường là thực phẩm nhiều dinh dưỡng, được người dân sử dụng thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày. Củ cải trắng dễ ăn, dễ chế biến có thể luộc, xào, muối dưa… đều được.
Hiện nay đã có nhiều hộ dân ở ven thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận tham gia trồng và có một số hộ đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu nhờ trồng loại rau này. Đặc điểm của loại rau này có thời gian sinh trưởng ngắn phù hợp với khí hậu và đất đai vùng cát, một năm bà con có thể trồng tới 4 vụ nếu biết cách chăm sóc và cải tạo đất tốt.
Một trong những hộ đã biết cách thoát nghèo và có cuộc sống khá đầy đủ sau hơn 3 năm trồng loại rau này là gia đình anh Nguyễn Thành Tân ở xã Văn Hải - Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm. Trao đổi với chúng tôi, anh Tân cho biết: Trước đây gia đình anh chỉ biết đến một loại cây là nho trên thửa ruộng 5 sào do bố mẹ để lại. Nhưng do lâu năm nên vườn nho bị thoái hóa, năng suất không còn được như trước mặc dù đã đầu tư nhiều hơn. Gia đình cũng không đủ tiền đầu tư trồng lại giống nho khác nên đành để vậy khoảng hơn 1 năm. Trong một lần tham dự hội thảo trình diễn trồng củ cải tại địa phương, anh đã nhận được một ít hạt giống và đem về trồng thử.
Sau hơn 2 tháng thì thu hoạch thấy năng suất cao mà công lao động lại ít. Vì vậy anh đã quyết định phá bỏ 1 sào nho, cải tạo đất chuyển sang trồng củ cải. Do chưa có kinh nghiệm chăm sóc, bón phân và tưới nước nên lứa củ cải này chỉ đạt 2,5 tấn và chất lượng thấp. Anh tìm gặp các cán bộ khuyến nông và nơi cung cấp giống để tìm hiểu, học hỏi kỹ thuật trồng và chăm sóc cũng như các loại sâu bệnh mà củ cải thường mắc phải. Kết quả vụ sau sản lượng củ cải tăng lên rõ rệt, đạt trên 4 tấn, kích thước củ lại đều, nhìn rất bắt mắt. Lập tức diện tích trồng củ cải được anh mở rộng lên đến 5 sào và đang có ý định mở rộng thêm nữa. Củ cải của gia đình được tư thương mua tại nhà chở đi giao cho các chợ đầu mối ở Ninh Thuận, Khánh Hòa, TPHCM…
Về giá cả, anh nói: Một sào củ cải mình thu về hơn 4 tấn củ tươi/vụ. Với giá thị trường bình quân khoảng 2.000 đồng/kg nên có thể thu được 8 triệu đồng/sào. Tất cả 5 sào củ cải, một vụ anh Tân thu về khoảng 40 triệu. Một năm trồng luân canh 4 vụ, trừ các khoản chi phí anh thu gần một trăm triệu. Bên cạnh việc làm giàu cho gia đình anh Tân còn tận tình hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc cho bà con nông dân trong vùng.
Theo anh thì do là loại cây trồng lấy củ nên củ cải ưa những chân ruộng tơi xốp, đặc biệt là đất cát phù sa. Hàng ngày bà con phải tưới nước thường xuyên làm cho củ mọng và phát triển đều. Chú ý phun các loại thuốc bảo vệ thực vật phòng tránh sâu trên thân lá theo khuyến cáo. Sau khi trồng được gần 2 tháng thì bà con có thể thu hoạch củ cải bán. Còn thân và lá thì vùi xuống đất để làm phân bón rất tốt cho vụ kế tiếp.
Bao Nong Nghiep Viet Nam
Hiện nay đã có nhiều hộ dân ở ven thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận tham gia trồng và có một số hộ đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu nhờ trồng loại rau này. Đặc điểm của loại rau này có thời gian sinh trưởng ngắn phù hợp với khí hậu và đất đai vùng cát, một năm bà con có thể trồng tới 4 vụ nếu biết cách chăm sóc và cải tạo đất tốt.
Một trong những hộ đã biết cách thoát nghèo và có cuộc sống khá đầy đủ sau hơn 3 năm trồng loại rau này là gia đình anh Nguyễn Thành Tân ở xã Văn Hải - Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm. Trao đổi với chúng tôi, anh Tân cho biết: Trước đây gia đình anh chỉ biết đến một loại cây là nho trên thửa ruộng 5 sào do bố mẹ để lại. Nhưng do lâu năm nên vườn nho bị thoái hóa, năng suất không còn được như trước mặc dù đã đầu tư nhiều hơn. Gia đình cũng không đủ tiền đầu tư trồng lại giống nho khác nên đành để vậy khoảng hơn 1 năm. Trong một lần tham dự hội thảo trình diễn trồng củ cải tại địa phương, anh đã nhận được một ít hạt giống và đem về trồng thử.
Sau hơn 2 tháng thì thu hoạch thấy năng suất cao mà công lao động lại ít. Vì vậy anh đã quyết định phá bỏ 1 sào nho, cải tạo đất chuyển sang trồng củ cải. Do chưa có kinh nghiệm chăm sóc, bón phân và tưới nước nên lứa củ cải này chỉ đạt 2,5 tấn và chất lượng thấp. Anh tìm gặp các cán bộ khuyến nông và nơi cung cấp giống để tìm hiểu, học hỏi kỹ thuật trồng và chăm sóc cũng như các loại sâu bệnh mà củ cải thường mắc phải. Kết quả vụ sau sản lượng củ cải tăng lên rõ rệt, đạt trên 4 tấn, kích thước củ lại đều, nhìn rất bắt mắt. Lập tức diện tích trồng củ cải được anh mở rộng lên đến 5 sào và đang có ý định mở rộng thêm nữa. Củ cải của gia đình được tư thương mua tại nhà chở đi giao cho các chợ đầu mối ở Ninh Thuận, Khánh Hòa, TPHCM…
Về giá cả, anh nói: Một sào củ cải mình thu về hơn 4 tấn củ tươi/vụ. Với giá thị trường bình quân khoảng 2.000 đồng/kg nên có thể thu được 8 triệu đồng/sào. Tất cả 5 sào củ cải, một vụ anh Tân thu về khoảng 40 triệu. Một năm trồng luân canh 4 vụ, trừ các khoản chi phí anh thu gần một trăm triệu. Bên cạnh việc làm giàu cho gia đình anh Tân còn tận tình hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc cho bà con nông dân trong vùng.
Theo anh thì do là loại cây trồng lấy củ nên củ cải ưa những chân ruộng tơi xốp, đặc biệt là đất cát phù sa. Hàng ngày bà con phải tưới nước thường xuyên làm cho củ mọng và phát triển đều. Chú ý phun các loại thuốc bảo vệ thực vật phòng tránh sâu trên thân lá theo khuyến cáo. Sau khi trồng được gần 2 tháng thì bà con có thể thu hoạch củ cải bán. Còn thân và lá thì vùi xuống đất để làm phân bón rất tốt cho vụ kế tiếp.
Bao Nong Nghiep Viet Nam
Last edited: