Từ đi bán vé số dạo đến đi buôn đồ điện tử, Ngô Kim Lai đã trở thành người đầu tiên đăng ký bản quyền quy trình nuôi trồng nấm đông trùng hạ thảo ở VN, với giá bán 100 triệu/kg.
Có nhiều người cũng nghiên cứu cách nuôi trồng nấm đông trùng hạ thảo (một loại được liệu quý hiếm) nhưng Ngô Kim Lai (23 tuổi, quê Phú Yên) là người đầu tiên ở VN đăng ký bản quyền cho quy trình nuôi trồng loài này và đã nhận được bằng chứng nhận. Một ngày làm việc của Lai bắt đầu từ phòng thí nghiệm.
Lai từng bỏ ngang ngành khác để học Công nghệ sinh học, ĐH Công nghệ thực phẩm TP.HCM vì thấy có nhiều điều để khám phá. Cậu bắt đầu tìm hiểu về đông trùng hạ thảo từ khi vào học khi biết giá bán của loại nấm này mọc ngoài tự nhiên dao động trên dưới 1 tỷ đồng/kg. Lai khao khát một ngày nào đó cậu có thể trồng được nó. Trong ảnh, Lai đang pha môi trường giữ giống.
Khi mới nghiên cứu, Lai cũng có chút tự tin vì 60-70 % quy trình nuôi trồng nấm đều giống nhau. Cậu lao vào nghiên cứu ở trường rồi mang cả dụng cụ, mẫu vật về phòng trọ nghiên cứu tiếp. Căn phòng trọ biến thành… nơi thí nghiệm, còn Lai thì ngủ ngoài hành lang. Hiện tại, Lai đã có được hai phòng thí nghiệm như ý với hầu hết thiết bị đều do Lai tự chế.
Nhiệt độ trong phòng thí nghiệm luôn ở mức thấp (từ 16 -27 độ) để giữ giống đông trùng hạ thảo. Công việc nghiên cứu không hề đơn giản. Lúc đầu, chàng xai quê Phú Yên đi hơn 20 cửa hàng ở TP.HCM tìm mua loài này nhưng toàn gặp hàng giả. Rồi Lai lần mua ở nước ngoài và cũng tìm được mối bán hàng rẻ của Nhật, với giá 245USD/chủng giống nấm. Lai nhiều lần bị lừa khi mua giống nấm.
Trước khi bắt tay vào việc nhân giống nấm, mọi thứ cần phải được diệt khuẩn bằng cồn 70 độ. Để nhân giống thành công, Lai đã phải trải qua cả ngàn thí nghiệm thất bại trong hơn 1 năm nhằm tìm ra môi trường hỗn hợp có thể nuôi sống nấm này. Vì ở ngoài tự nhiên, loài nấm này sống ký sinh trên một loài sâu chuyên biệt.
Sau khoảng 2 năm nghiên cứu, Lai thành công trong việc nuôi trồng đông trùng hạ thảo. Sau khi làm được giá thể thì sản phẩm Lai trồng được khi đưa đi kiểm định ở viện Thực phẩm chức năng Việt Nam có dược tính đạt chỉ tiêu cao hơn trong tự nhiên rất nhiều.
Trong ảnh, Lai thực hiện thao tác đưa giống vào chai dịch (môi trường tăng sinh) để tăng sinh khối giống đông trùng hạ thảo. Sau đó anh sẽ lắc chai dịch để cho khi oxi có thể khuếch tán vào chất lỏng cho chủng nấm sống được. Lúc mới nghiên cứu, Lai phải lắc thường xuyên, kể cả ban đêm. Hiện tại, Lai đã tìm ra một phương cách khác để sục khí oxy cho chủng nấm sống.
Sau khi nhân giống, Lai thường xuyên phải theo dõi xem giống có bị nhiễm nấm mốc. Nếu việc diệt khuẩn không tốt thì những chủng giống sẽ rất dễ bị nhiễm. Thời gian đầu, sản phẩm của cậu thường xuyên bị nhiễm nấm mốc.
Chủng giống đông trùng hạ thảo bắt đầu lan tơ, mọc rễ, những chồi nấm đầu tiên bắt đầu mọc cây (sinh quả thể).
Những chủng giống sau khi lan tơ, mọc rễ được Lai mang lên phòng thí nghiệm được trang bị các đèn chiếu sáng các loại, có cài đặt hẹn giờ để cho nấm phát triển. Phòng này gọi là phòng tinh quả thể.
Mới đây, Lai vừa thu hoạch một mẻ nấm đông trùng hạ thảo đầu tiên, hiện đang trong quá trình sấy khô, đóng gói và sẽ được tung ra thị trường với giá khoảng 100 triệu đồng/kg. Để có được thành công như hôm nay, ngoài sự miệt mài nghiên cứu, Lai còn được hỗ trợ bởi bạn bè và một mạnh thường quân đã đầu tư vốn giúp anh thành lập công ty của riêng mình, mang tên Nấm Ta.
Ở môi trường tự nhiên, loài nấm này sống ký sinh trên một loài sâu chuyên biệt. Vì thế, ngoài tạo môi trường nhân tạo, Lai cũng tìm hiểu cách nuôi giống sâu để phát triển giống nấm này theo cách tự nhiên. Trong ảnh là kén của loài sâu mà Lai đang nghiên cứu.
Rời phòng thí nghiệm, Lai đi gặp đối tác, đến trại nuôi trồng nấm Linh ở huyện Hóc Môn trên chiếc xe máy 50 phân khối. Anh từng đi xe đạp, rồi bán cả xe máy để có tiên nghiên cứu. Thời sinh viên, Lai thường qua Campuchia buôn hàng điện tử. Từ năm lớp 10 cậu đã làm gia sư. Trước đó, do gia đình khó khăn nên Lai còn vài Sài Gòn đi bán vé số mỗi dịp hè tư năm lớp 2 đến lớp 10. Hiện tại, Lai vẫn đi dạy miễn phí cho trẻ em ở chùa Kỳ Quang (Q.1) vào ngày chủ nhật.
Ngoài phát triển Đông trùng hạ thảo, Lai còn được đầu tư để mở trại nuôi trồng nấm Linh chi, bào ngư, nấm rơm... ở H.Hóc Môn. Trang trại được xây dựng từ 4/2014, với diện tích khoảng 800 m2.
Sau khi công ty của Lai mở (4/2014), có nhiều bạn trẻ yêu thích công việc này đã nộp hồ sơ với mong muốn làm việc chung. Trong ảnh, Lai đang tiếp và phỏng vấn một ứng viên tại quán cà phê ở Q.1.
Không chỉ dành thời gian nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, Lai còn dành thời gian tự mày mò học thiết kế, quảng cáo, marketing để phục vụ cho công việc.
Chàng trai 9X trò chuyện cùng với các nhân viên của mình tại trụ sở công ty nấm ta ở Q.8. Mong ước của Lai Lai là có được sản phẩm đông trùng hạ thảo “Made in Vietnam” với chất lượng không thua nước ngoài, để người dân không phải sử dụng sản phẩm giả, kém chất lượng.
Theo Như Quỳnh (ZING.vn)
Có nhiều người cũng nghiên cứu cách nuôi trồng nấm đông trùng hạ thảo (một loại được liệu quý hiếm) nhưng Ngô Kim Lai (23 tuổi, quê Phú Yên) là người đầu tiên ở VN đăng ký bản quyền cho quy trình nuôi trồng loài này và đã nhận được bằng chứng nhận. Một ngày làm việc của Lai bắt đầu từ phòng thí nghiệm.
Lai từng bỏ ngang ngành khác để học Công nghệ sinh học, ĐH Công nghệ thực phẩm TP.HCM vì thấy có nhiều điều để khám phá. Cậu bắt đầu tìm hiểu về đông trùng hạ thảo từ khi vào học khi biết giá bán của loại nấm này mọc ngoài tự nhiên dao động trên dưới 1 tỷ đồng/kg. Lai khao khát một ngày nào đó cậu có thể trồng được nó. Trong ảnh, Lai đang pha môi trường giữ giống.
Khi mới nghiên cứu, Lai cũng có chút tự tin vì 60-70 % quy trình nuôi trồng nấm đều giống nhau. Cậu lao vào nghiên cứu ở trường rồi mang cả dụng cụ, mẫu vật về phòng trọ nghiên cứu tiếp. Căn phòng trọ biến thành… nơi thí nghiệm, còn Lai thì ngủ ngoài hành lang. Hiện tại, Lai đã có được hai phòng thí nghiệm như ý với hầu hết thiết bị đều do Lai tự chế.
Nhiệt độ trong phòng thí nghiệm luôn ở mức thấp (từ 16 -27 độ) để giữ giống đông trùng hạ thảo. Công việc nghiên cứu không hề đơn giản. Lúc đầu, chàng xai quê Phú Yên đi hơn 20 cửa hàng ở TP.HCM tìm mua loài này nhưng toàn gặp hàng giả. Rồi Lai lần mua ở nước ngoài và cũng tìm được mối bán hàng rẻ của Nhật, với giá 245USD/chủng giống nấm. Lai nhiều lần bị lừa khi mua giống nấm.
Trước khi bắt tay vào việc nhân giống nấm, mọi thứ cần phải được diệt khuẩn bằng cồn 70 độ. Để nhân giống thành công, Lai đã phải trải qua cả ngàn thí nghiệm thất bại trong hơn 1 năm nhằm tìm ra môi trường hỗn hợp có thể nuôi sống nấm này. Vì ở ngoài tự nhiên, loài nấm này sống ký sinh trên một loài sâu chuyên biệt.
Sau khoảng 2 năm nghiên cứu, Lai thành công trong việc nuôi trồng đông trùng hạ thảo. Sau khi làm được giá thể thì sản phẩm Lai trồng được khi đưa đi kiểm định ở viện Thực phẩm chức năng Việt Nam có dược tính đạt chỉ tiêu cao hơn trong tự nhiên rất nhiều.
Trong ảnh, Lai thực hiện thao tác đưa giống vào chai dịch (môi trường tăng sinh) để tăng sinh khối giống đông trùng hạ thảo. Sau đó anh sẽ lắc chai dịch để cho khi oxi có thể khuếch tán vào chất lỏng cho chủng nấm sống được. Lúc mới nghiên cứu, Lai phải lắc thường xuyên, kể cả ban đêm. Hiện tại, Lai đã tìm ra một phương cách khác để sục khí oxy cho chủng nấm sống.
Sau khi nhân giống, Lai thường xuyên phải theo dõi xem giống có bị nhiễm nấm mốc. Nếu việc diệt khuẩn không tốt thì những chủng giống sẽ rất dễ bị nhiễm. Thời gian đầu, sản phẩm của cậu thường xuyên bị nhiễm nấm mốc.
Chủng giống đông trùng hạ thảo bắt đầu lan tơ, mọc rễ, những chồi nấm đầu tiên bắt đầu mọc cây (sinh quả thể).
Những chủng giống sau khi lan tơ, mọc rễ được Lai mang lên phòng thí nghiệm được trang bị các đèn chiếu sáng các loại, có cài đặt hẹn giờ để cho nấm phát triển. Phòng này gọi là phòng tinh quả thể.
Mới đây, Lai vừa thu hoạch một mẻ nấm đông trùng hạ thảo đầu tiên, hiện đang trong quá trình sấy khô, đóng gói và sẽ được tung ra thị trường với giá khoảng 100 triệu đồng/kg. Để có được thành công như hôm nay, ngoài sự miệt mài nghiên cứu, Lai còn được hỗ trợ bởi bạn bè và một mạnh thường quân đã đầu tư vốn giúp anh thành lập công ty của riêng mình, mang tên Nấm Ta.
Ở môi trường tự nhiên, loài nấm này sống ký sinh trên một loài sâu chuyên biệt. Vì thế, ngoài tạo môi trường nhân tạo, Lai cũng tìm hiểu cách nuôi giống sâu để phát triển giống nấm này theo cách tự nhiên. Trong ảnh là kén của loài sâu mà Lai đang nghiên cứu.
Rời phòng thí nghiệm, Lai đi gặp đối tác, đến trại nuôi trồng nấm Linh ở huyện Hóc Môn trên chiếc xe máy 50 phân khối. Anh từng đi xe đạp, rồi bán cả xe máy để có tiên nghiên cứu. Thời sinh viên, Lai thường qua Campuchia buôn hàng điện tử. Từ năm lớp 10 cậu đã làm gia sư. Trước đó, do gia đình khó khăn nên Lai còn vài Sài Gòn đi bán vé số mỗi dịp hè tư năm lớp 2 đến lớp 10. Hiện tại, Lai vẫn đi dạy miễn phí cho trẻ em ở chùa Kỳ Quang (Q.1) vào ngày chủ nhật.
Ngoài phát triển Đông trùng hạ thảo, Lai còn được đầu tư để mở trại nuôi trồng nấm Linh chi, bào ngư, nấm rơm... ở H.Hóc Môn. Trang trại được xây dựng từ 4/2014, với diện tích khoảng 800 m2.
Sau khi công ty của Lai mở (4/2014), có nhiều bạn trẻ yêu thích công việc này đã nộp hồ sơ với mong muốn làm việc chung. Trong ảnh, Lai đang tiếp và phỏng vấn một ứng viên tại quán cà phê ở Q.1.
Không chỉ dành thời gian nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, Lai còn dành thời gian tự mày mò học thiết kế, quảng cáo, marketing để phục vụ cho công việc.
Chàng trai 9X trò chuyện cùng với các nhân viên của mình tại trụ sở công ty nấm ta ở Q.8. Mong ước của Lai Lai là có được sản phẩm đông trùng hạ thảo “Made in Vietnam” với chất lượng không thua nước ngoài, để người dân không phải sử dụng sản phẩm giả, kém chất lượng.
Theo Như Quỳnh (ZING.vn)