(HNM) - Trong cơ cấu hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của nước ta, gạo là mặt hàng chiếm ưu thế lớn, qua đó giúp Việt Nam trở thành một trong 3 quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới.
Tuy nhiên, thực tế thì người dân Việt Nam đang được hưởng lợi rất ít từ mặt hàng nông sản này do tổ chức sản xuất lỏng lẻo, chính sách hỗ trợ không sát thực tế, khả năng điều chỉnh thị trường kém… Nhận định này được đưa ra tại "Hội thảo chính sách xuất khẩu gạo hiện nay và tương lai của người sản xuất nhỏ ở Việt Nam" diễn ra ngày 21-10, do Liên minh Nông nghiệp và Viện Nghiên cứu chính sách - phát triển nông nghiệp Việt Nam phối hợp tổ chức.
Thu hoạch lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long.
Giá gạo xuất khẩu Việt Nam thấp
Từ nước sản xuất chỉ để cung ứng tiêu thụ trong nước, đến nay Việt Nam đã vươn lên thành nước xuất khẩu (XK) gạo lớn trên thế giới. Thị trường XK gạo chính của Việt Nam là Châu Á (chiếm 59%) và Châu Phi (chiếm 24%). Đáng lưu ý, trong những năm gần đây, tỷ trọng các hợp đồng XK chính phủ (G2G) có xu hướng giảm dần. Nếu năm 2007, tỷ trọng hợp đồng G2G chiếm 70% tổng lượng gạo XK của Việt Nam, thì năm 2009 tỷ lệ này giảm xuống còn 42,7% và đến năm 2012, 2013 chỉ còn khoảng 20%. Có một điểm đáng mừng là, tỷ trọng gạo thơm, gạo chất lượng cao XK đang ngày càng tăng.
Tuy nhiên như TS Nguyễn Đức Thành, đại diện Liên minh Nông nghiệp Việt Nam cho rằng, hạn chế lớn nhất ngành lúa gạo nước ta là chất lượng gạo XK. Điều này đã dẫn đến tình trạng cùng một chủng loại gạo, nhưng gạo Thái Lan thường có giá cao nhất và gạo Việt Nam có giá thấp nhất. Chẳng hạn, gạo thơm Hom Mali của Thái Lan có giá 1.025USD/tấn, còn gạo thơm của Việt Nam 5% tấm chỉ có giá 625USD/tấn.
Khảo sát mới đây của Bộ NN&PTNT cho thấy, chỉ có một số lượng nhỏ nông trang sản xuất lúa tập trung, chiếm khoảng 2-3% sản lượng lúa bán ra ở Đồng bằng sông Cửu Long. Họ trồng và bán trực tiếp các loại lúa chất lượng cao cho các doanh nghiệp XK, thu được lợi nhuận cao, song phải đầu tư kỹ thuật lớn. Còn lại là quy mô sản xuất nông hộ, với 93% lúa tươi được bán tại ruộng cho các thương lái. Do có quy mô nhỏ, không có kho chứa, ít vốn, họ dễ bị các thương lái ép giá và thường chịu nhiều rủi ro, nhất là khi có biến động bất lợi trên thị trường (giá cả đầu vào sản xuất, giá lúa gạo bán ra). Sự thiếu vắng của các hình thức tín dụng vi mô khiến cho họ bị phụ thuộc nhiều vào các đại lý cung ứng đầu vào, hoặc tạm ứng của các môi giới/thương lái quen thuộc. Quy trình sản xuất của nông dân hoàn toàn dựa trên kinh nghiệm, thiếu sự gắn kết với doanh nghiệp XK, đặc biệt là hầu như không có khả năng làm giá trên thị trường. Hiện thương lái đang giữ vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị lúa gạo, họ thực hiện thu mua lúa của nông dân, bán lại cho các nhà xay xát, hoặc thuê xay xát, rồi bán cho các doanh nghiệp XK hoặc các nhà buôn trong nước. Mặc dù, số lượng thương lái lớn, nhưng nguồn cung lúa của họ không ổn định do thiếu gắn kết với nông dân và phần lớn vẫn phải dựa vào lực lượng môi giới. Các thương lái này đầu tư ít vốn, phần lớn chỉ sở hữu một ghe thuyền, còn lại là đi thuê, một số rất ít đầu tư vào kho chứa và chủ yếu ăn chênh lệch giá…
Bốc xếp gạo xuất khẩu tại Cần Thơ. Ảnh: Huy Hùng
Nhiều câu hỏi lớn
Theo ông Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý trung ương, dù Bộ NN&PTNT cùng các địa phương triển khai mô hình cánh đồng mẫu lớn, nhằm hình thành chuỗi sản xuất lúa gạo khép kín, song mới chỉ một số nhỏ nông dân tham gia được ký hợp đồng tiêu thụ nông sản với doanh nghiệp XK. Và dù được liên kết, nhưng thể chế bảo vệ lợi ích cho nông dân chưa phát triển. Ngoài ra, chính sách hỗ trợ từ ngân sách nhà nước đang đem lại lợi ích cho các doanh nghiệp thu mua và XK nhiều hơn, thay vì mục tiêu ban đầu là tăng tính cạnh tranh của ngành nông nghiệp và hỗ trợ nông dân. Đơn cử như chính sách quy định giá sàn thu mua lúa không đem lại lợi nhuận lớn hơn cho nông dân, mà còn vô tình cản trở nông dân chuyển dịch sang trồng các giống lúa chất lượng cao. Chính sách cho doanh nghiệp vay vốn ưu đãi để thu mua tạm trữ chưa chứng minh được hiệu quả rõ rệt trong việc bình ổn thị trường và hỗ trợ người dân yếu thế. Hay những quy định về điều kiện XK gạo hiện nay (Nghị định 109) đã ngăn cản một bộ phận doanh nghiệp với sản phẩm gạo đặc thù tham gia vào thị trường, triệt tiêu tính đa dạng của hàng xuất khẩu Việt Nam.
Đồng quan điểm, Giáo sư Võ Tòng Xuân cho rằng, mức giá sàn do Bộ Công thương phối hợp với Bộ NN&PTNT và Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) xác định, công bố, người trồng lúa hoàn toàn không có tiếng nói gì trong các quyết định này. Cần phải có cơ chế chính thức để nông dân tham gia vào việc ấn định giá thu mua lúa mỗi vụ thông qua các tổ chức đại diện cho mình. Có như vậy sân chơi mới công bằng, dần dần gạo Việt Nam mới nâng cao được uy tín, chất lượng và giá bán…
Thực tế cho thấy, để giải quyết bài toán ngành lúa gạo, cần làm rõ một số vấn đề như chính sách lúa gạo Việt Nam hiện nay có đang bị thao túng bởi một số nhỏ các doanh nghiệp XK (?); các tổ chức như Tổng Công ty Lương thực Miền Nam (Vinafood 2), VFA có thực sự đại diện cho lợi ích của ngành lúa gạo Việt Nam. Đặc biệt là đã đến lúc cần xem xét lại tổng thể vai trò của việc XK gạo trong nền ngoại thương Việt Nam như một động lực tăng trưởng. Muốn ngành lúa gạo Việt Nam phát triển, cần cải tổ lại sản xuất cũng như các chiến lược kinh tế và chính sách hỗ trợ.
Tuy nhiên, thực tế thì người dân Việt Nam đang được hưởng lợi rất ít từ mặt hàng nông sản này do tổ chức sản xuất lỏng lẻo, chính sách hỗ trợ không sát thực tế, khả năng điều chỉnh thị trường kém… Nhận định này được đưa ra tại "Hội thảo chính sách xuất khẩu gạo hiện nay và tương lai của người sản xuất nhỏ ở Việt Nam" diễn ra ngày 21-10, do Liên minh Nông nghiệp và Viện Nghiên cứu chính sách - phát triển nông nghiệp Việt Nam phối hợp tổ chức.
Thu hoạch lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long.
Giá gạo xuất khẩu Việt Nam thấp
Từ nước sản xuất chỉ để cung ứng tiêu thụ trong nước, đến nay Việt Nam đã vươn lên thành nước xuất khẩu (XK) gạo lớn trên thế giới. Thị trường XK gạo chính của Việt Nam là Châu Á (chiếm 59%) và Châu Phi (chiếm 24%). Đáng lưu ý, trong những năm gần đây, tỷ trọng các hợp đồng XK chính phủ (G2G) có xu hướng giảm dần. Nếu năm 2007, tỷ trọng hợp đồng G2G chiếm 70% tổng lượng gạo XK của Việt Nam, thì năm 2009 tỷ lệ này giảm xuống còn 42,7% và đến năm 2012, 2013 chỉ còn khoảng 20%. Có một điểm đáng mừng là, tỷ trọng gạo thơm, gạo chất lượng cao XK đang ngày càng tăng.
Tuy nhiên như TS Nguyễn Đức Thành, đại diện Liên minh Nông nghiệp Việt Nam cho rằng, hạn chế lớn nhất ngành lúa gạo nước ta là chất lượng gạo XK. Điều này đã dẫn đến tình trạng cùng một chủng loại gạo, nhưng gạo Thái Lan thường có giá cao nhất và gạo Việt Nam có giá thấp nhất. Chẳng hạn, gạo thơm Hom Mali của Thái Lan có giá 1.025USD/tấn, còn gạo thơm của Việt Nam 5% tấm chỉ có giá 625USD/tấn.
Khảo sát mới đây của Bộ NN&PTNT cho thấy, chỉ có một số lượng nhỏ nông trang sản xuất lúa tập trung, chiếm khoảng 2-3% sản lượng lúa bán ra ở Đồng bằng sông Cửu Long. Họ trồng và bán trực tiếp các loại lúa chất lượng cao cho các doanh nghiệp XK, thu được lợi nhuận cao, song phải đầu tư kỹ thuật lớn. Còn lại là quy mô sản xuất nông hộ, với 93% lúa tươi được bán tại ruộng cho các thương lái. Do có quy mô nhỏ, không có kho chứa, ít vốn, họ dễ bị các thương lái ép giá và thường chịu nhiều rủi ro, nhất là khi có biến động bất lợi trên thị trường (giá cả đầu vào sản xuất, giá lúa gạo bán ra). Sự thiếu vắng của các hình thức tín dụng vi mô khiến cho họ bị phụ thuộc nhiều vào các đại lý cung ứng đầu vào, hoặc tạm ứng của các môi giới/thương lái quen thuộc. Quy trình sản xuất của nông dân hoàn toàn dựa trên kinh nghiệm, thiếu sự gắn kết với doanh nghiệp XK, đặc biệt là hầu như không có khả năng làm giá trên thị trường. Hiện thương lái đang giữ vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị lúa gạo, họ thực hiện thu mua lúa của nông dân, bán lại cho các nhà xay xát, hoặc thuê xay xát, rồi bán cho các doanh nghiệp XK hoặc các nhà buôn trong nước. Mặc dù, số lượng thương lái lớn, nhưng nguồn cung lúa của họ không ổn định do thiếu gắn kết với nông dân và phần lớn vẫn phải dựa vào lực lượng môi giới. Các thương lái này đầu tư ít vốn, phần lớn chỉ sở hữu một ghe thuyền, còn lại là đi thuê, một số rất ít đầu tư vào kho chứa và chủ yếu ăn chênh lệch giá…
Bốc xếp gạo xuất khẩu tại Cần Thơ. Ảnh: Huy Hùng
Nhiều câu hỏi lớn
Theo ông Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý trung ương, dù Bộ NN&PTNT cùng các địa phương triển khai mô hình cánh đồng mẫu lớn, nhằm hình thành chuỗi sản xuất lúa gạo khép kín, song mới chỉ một số nhỏ nông dân tham gia được ký hợp đồng tiêu thụ nông sản với doanh nghiệp XK. Và dù được liên kết, nhưng thể chế bảo vệ lợi ích cho nông dân chưa phát triển. Ngoài ra, chính sách hỗ trợ từ ngân sách nhà nước đang đem lại lợi ích cho các doanh nghiệp thu mua và XK nhiều hơn, thay vì mục tiêu ban đầu là tăng tính cạnh tranh của ngành nông nghiệp và hỗ trợ nông dân. Đơn cử như chính sách quy định giá sàn thu mua lúa không đem lại lợi nhuận lớn hơn cho nông dân, mà còn vô tình cản trở nông dân chuyển dịch sang trồng các giống lúa chất lượng cao. Chính sách cho doanh nghiệp vay vốn ưu đãi để thu mua tạm trữ chưa chứng minh được hiệu quả rõ rệt trong việc bình ổn thị trường và hỗ trợ người dân yếu thế. Hay những quy định về điều kiện XK gạo hiện nay (Nghị định 109) đã ngăn cản một bộ phận doanh nghiệp với sản phẩm gạo đặc thù tham gia vào thị trường, triệt tiêu tính đa dạng của hàng xuất khẩu Việt Nam.
Đồng quan điểm, Giáo sư Võ Tòng Xuân cho rằng, mức giá sàn do Bộ Công thương phối hợp với Bộ NN&PTNT và Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) xác định, công bố, người trồng lúa hoàn toàn không có tiếng nói gì trong các quyết định này. Cần phải có cơ chế chính thức để nông dân tham gia vào việc ấn định giá thu mua lúa mỗi vụ thông qua các tổ chức đại diện cho mình. Có như vậy sân chơi mới công bằng, dần dần gạo Việt Nam mới nâng cao được uy tín, chất lượng và giá bán…
Thực tế cho thấy, để giải quyết bài toán ngành lúa gạo, cần làm rõ một số vấn đề như chính sách lúa gạo Việt Nam hiện nay có đang bị thao túng bởi một số nhỏ các doanh nghiệp XK (?); các tổ chức như Tổng Công ty Lương thực Miền Nam (Vinafood 2), VFA có thực sự đại diện cho lợi ích của ngành lúa gạo Việt Nam. Đặc biệt là đã đến lúc cần xem xét lại tổng thể vai trò của việc XK gạo trong nền ngoại thương Việt Nam như một động lực tăng trưởng. Muốn ngành lúa gạo Việt Nam phát triển, cần cải tổ lại sản xuất cũng như các chiến lược kinh tế và chính sách hỗ trợ.
Đào Huyền
http://hanoimoi.com.vn
http://hanoimoi.com.vn