Cán bộ thú y tiêm phòng heo tai xanh
Từ ngày 18/8 các đoàn công tác của Bộ NN-PTNT đã bắt đầu đi kiểm tra và hỗ trợ công tác chống dịch heo tai xanh tại các tỉnh phía Nam. Đến chiều qua (19/8), dịch bệnh heo tai xanh vẫn diễn biến hết sức phức tạp tại ĐBSCL. NNVN đã có cuộc phỏng vấn nhanh bà Trương Thị Kim Dung, GĐ Cơ quan Thú y vùng VII.
Thưa bà, diễn biến dịch bệnh heo tai xanh ở ĐBSCL hiện nay ra sao?
Đến chiều (19/8), dịch bệnh heo tai xanh vẫn còn diễn biến phức tạp và chưa có chưa có chiều hướng suy giảm. Chúng tôi đang tăng cường đi kiểm tra và hỗ trợ công tác chống dịch tại các địa phương. Mục tiêu là cố gắng sớm nhất khống chế được dịch tai xanh. Cơ quan Thú y vùng VII chúng tôi quản lý 10 tỉnh, đến nay dịch đã xảy ra ở 9 tỉnh thành gồm: Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cần Thơ, Hậu Giang, Kiên Giang, An Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp.
Như vậy có thể nói dịch đã "phủ sóng" gần kín ĐBSCL?
Đúng thế. Có lẽ đây là lần đầu tiên dịch bung ra dữ dội như vậy trên một không gian rộng. Hiện nay các tỉnh đều căng mình ra chống dịch. Nhưng chúng tôi cũng không hiểu bao giờ dịch mới lên đến đỉnh.
Trong công tác phòng, chống bệnh tai xanh ở ĐBSCL khó khăn lớn nhất là gì?
Trong công tác phòng, chống bệnh tai xanh, Bộ NN-PTNT, Cục Thú y cũng như các tỉnh đều đã có những văn bản hướng dẫn rất cụ thể. Nghĩa là về mặt chính sách thì không có gì đáng kêu ca lắm.
Công tác chống dịch gặp khó khăn chủ yếu do lực lượng thú y mỏng, phát hiện bệnh chậm. Người dân thấy heo bị bệnh tự điều trị không khỏi mới khai báo với địa phương. Bên cạnh đó, trong công tác kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển nếu không quản lý chặt chẽ sẽ làm lây lan dịch bệnh. Chính vì vậy, trong việc mua bán và vận chuyển heo cần bám sát công văn 1429/BNN-TY ngày 17/5/2010 của Bộ NN- PTNT để thực hiện. Ngoài ra, tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ đặc biệt phổ biến ở khu vực ĐBSCL của người dân càng làm cho dịch khó kiểm soát hơn. Các vùng chăn nuôi lớn như Đông Nam bộ, TPHCM khác, chủ yếu là các trang trại chăn nuôi lớn, dễ kiểm soát. Còn về mặt thuận lợi thì các cấp, các ngành đã quyết tâm vào cuộc.
Về khuyến cáo sử dụng vacxin tai xanh hiện nay vẫn "năm cha ba mẹ". Vừa rồi Bộ NN- PTNT họp với các tỉnh, tỉnh nào cũng kêu Cục Thú y đưa ra quá nhiều loại vacxin rồi bắt các Chi cục Thú y chọn, chẳng khác nào "đánh đố"?
Hiện nay, Cục Thú y cũng chưa có văn bản chính thức đưa ra 4- 5 loại vacxin để khuyến cáo người chăn nuôi sử dụng. Từng loại vacxin cũng có những ưu điểm riêng. Nhưng công bằng mà nói hiệu quả vacxin chưa cao lắm. Hiện nay, có một vài loại vacxin chủng Bắc Mỹ được Cục Thú y cho phép sử dụng tạm thời. Bộ NN-PTNT đã cho NK một số lượng vacxin của Trung Quốc vì loại này tương thích với chủng virút bệnh đang có tại nước ta. Bên cạnh đó, là nghiên cứu các mô hình kiểm dịch tại các địa phương.
Dịch đang tác oai tác quái, gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi heo. Bà đưa ra khuyến cáo gì cho người chăn nuôi hiện nay?
Bệnh heo tai xanh có tốc độ lây lan nhanh, trong vòng 3-5 ngày cả đàn có thể bị nhiễm bệnh. Bệnh có thể kéo dài khoảng 5-20 ngày tùy theo sức khỏe của heo. Virút có thể phát tán thông qua các hình thức vận chuyển heo mang trùng, theo gió…Vì vậy, bà con chăn nuôi khi phát hiện heo bệnh phải thông báo ngay với cán bộ thú y cơ sở. Nếu phát hiện sớm thì sẽ có những hướng dẫn điều trị cụ thể để giảm bớt thiệt hại.
Ở ĐBSCL bà con đừng vứt xác heo bệnh xuống kênh rạch. Heo bệnh phải được tiêu hủy bằng phương pháp hợp lý nhất. Ngành thú y phải tuyên truyền rộng rãi để bà con hiểu dịch. Đối với Cơ quan Thú y vùng VII chúng tôi sẽ tích cực giúp các địa phương thông báo sớm nhất kết quả các mẫu bệnh phẩm xét nghiệm.
Xin cám ơn bà!
Bao Nong Nghiep Viet Nam
Từ ngày 18/8 các đoàn công tác của Bộ NN-PTNT đã bắt đầu đi kiểm tra và hỗ trợ công tác chống dịch heo tai xanh tại các tỉnh phía Nam. Đến chiều qua (19/8), dịch bệnh heo tai xanh vẫn diễn biến hết sức phức tạp tại ĐBSCL. NNVN đã có cuộc phỏng vấn nhanh bà Trương Thị Kim Dung, GĐ Cơ quan Thú y vùng VII.
Thưa bà, diễn biến dịch bệnh heo tai xanh ở ĐBSCL hiện nay ra sao?
Đến chiều (19/8), dịch bệnh heo tai xanh vẫn còn diễn biến phức tạp và chưa có chưa có chiều hướng suy giảm. Chúng tôi đang tăng cường đi kiểm tra và hỗ trợ công tác chống dịch tại các địa phương. Mục tiêu là cố gắng sớm nhất khống chế được dịch tai xanh. Cơ quan Thú y vùng VII chúng tôi quản lý 10 tỉnh, đến nay dịch đã xảy ra ở 9 tỉnh thành gồm: Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cần Thơ, Hậu Giang, Kiên Giang, An Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp.
Như vậy có thể nói dịch đã "phủ sóng" gần kín ĐBSCL?
Đúng thế. Có lẽ đây là lần đầu tiên dịch bung ra dữ dội như vậy trên một không gian rộng. Hiện nay các tỉnh đều căng mình ra chống dịch. Nhưng chúng tôi cũng không hiểu bao giờ dịch mới lên đến đỉnh.
Trong công tác phòng, chống bệnh tai xanh ở ĐBSCL khó khăn lớn nhất là gì?
Trong công tác phòng, chống bệnh tai xanh, Bộ NN-PTNT, Cục Thú y cũng như các tỉnh đều đã có những văn bản hướng dẫn rất cụ thể. Nghĩa là về mặt chính sách thì không có gì đáng kêu ca lắm.
Công tác chống dịch gặp khó khăn chủ yếu do lực lượng thú y mỏng, phát hiện bệnh chậm. Người dân thấy heo bị bệnh tự điều trị không khỏi mới khai báo với địa phương. Bên cạnh đó, trong công tác kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển nếu không quản lý chặt chẽ sẽ làm lây lan dịch bệnh. Chính vì vậy, trong việc mua bán và vận chuyển heo cần bám sát công văn 1429/BNN-TY ngày 17/5/2010 của Bộ NN- PTNT để thực hiện. Ngoài ra, tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ đặc biệt phổ biến ở khu vực ĐBSCL của người dân càng làm cho dịch khó kiểm soát hơn. Các vùng chăn nuôi lớn như Đông Nam bộ, TPHCM khác, chủ yếu là các trang trại chăn nuôi lớn, dễ kiểm soát. Còn về mặt thuận lợi thì các cấp, các ngành đã quyết tâm vào cuộc.
Về khuyến cáo sử dụng vacxin tai xanh hiện nay vẫn "năm cha ba mẹ". Vừa rồi Bộ NN- PTNT họp với các tỉnh, tỉnh nào cũng kêu Cục Thú y đưa ra quá nhiều loại vacxin rồi bắt các Chi cục Thú y chọn, chẳng khác nào "đánh đố"?
Hiện nay, Cục Thú y cũng chưa có văn bản chính thức đưa ra 4- 5 loại vacxin để khuyến cáo người chăn nuôi sử dụng. Từng loại vacxin cũng có những ưu điểm riêng. Nhưng công bằng mà nói hiệu quả vacxin chưa cao lắm. Hiện nay, có một vài loại vacxin chủng Bắc Mỹ được Cục Thú y cho phép sử dụng tạm thời. Bộ NN-PTNT đã cho NK một số lượng vacxin của Trung Quốc vì loại này tương thích với chủng virút bệnh đang có tại nước ta. Bên cạnh đó, là nghiên cứu các mô hình kiểm dịch tại các địa phương.
Dịch đang tác oai tác quái, gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi heo. Bà đưa ra khuyến cáo gì cho người chăn nuôi hiện nay?
Bệnh heo tai xanh có tốc độ lây lan nhanh, trong vòng 3-5 ngày cả đàn có thể bị nhiễm bệnh. Bệnh có thể kéo dài khoảng 5-20 ngày tùy theo sức khỏe của heo. Virút có thể phát tán thông qua các hình thức vận chuyển heo mang trùng, theo gió…Vì vậy, bà con chăn nuôi khi phát hiện heo bệnh phải thông báo ngay với cán bộ thú y cơ sở. Nếu phát hiện sớm thì sẽ có những hướng dẫn điều trị cụ thể để giảm bớt thiệt hại.
Ở ĐBSCL bà con đừng vứt xác heo bệnh xuống kênh rạch. Heo bệnh phải được tiêu hủy bằng phương pháp hợp lý nhất. Ngành thú y phải tuyên truyền rộng rãi để bà con hiểu dịch. Đối với Cơ quan Thú y vùng VII chúng tôi sẽ tích cực giúp các địa phương thông báo sớm nhất kết quả các mẫu bệnh phẩm xét nghiệm.
Xin cám ơn bà!
Bao Nong Nghiep Viet Nam
Last edited: