Hệ thống bón phân và thuốc trừ sâu tự động theo nước

(Đã cập nhật phần phòng trừ nấm bệnh)
+Trong công việc trồng cây, việc bón phân và phun thuốc phòng trừ sâu bệnh là công việc thường xuyên, khá nặng nhọc và độc hại.
+Ở nước ta, hầu hết hệ thống tưới nhỏ giọt đều đã bón phân theo nước. Riêng các hình thức tưới khác: Tưới phun, tưới thấm vv..thì đưa phân và thuốc trừ sâu theo nước có phức tạp hơn.
Agriviet.Com


Hệ thống này khá đơn giản: Một thùng phuy xanh dùng đựng phân hoặc thuốc trừ sâu mua khoảng 300 ngàn, thùng này nối vào đầu hút của máy bơm nước bằng ống 21 có gắn van. Tổng giá trị vật tư khoảng 400 ngàn (van nhựa) hoặc 500 ngàn (van đồng)
Bà con nhìn vào hình có thể dễ dàng chế tạo hệ thống này, nhưng có 1 số lưu ý:
-Ống 21 gắn vào thùng phuy qua nối răng trong 21. Trên thùng phuy khoan lỗ hoặc nung ống sắt để "dùi" vào vỏ thùng, cách đáy thùng 5cm để tạo lổ tròn vừa khít răng trong 21.

Agriviet.Com-thung_cham_phan.jpg

-Để gắn răng trong 21 vào thùng phuy cần lưu ý: Khi vặn chặt, răng trong 21 có khoảng hở 5mm, do đó bạn phải mua thêm 2 cái ron cao su 21 gắn bên trong và bên ngoài nếu không sẽ bị tình trạng "lậu" phân và thuốc trừ sâu ra ngoài.
-Van 21 phải gắn gần mô tơ để dễ thao tác về sau.
-Ống 21 nối vào đầu hút nước của máy bơm; nếu gắn vào đầu phun ra, khi bật mô tơ, nước sẽ bơm vào thùng phuy qua ống 21.
Hệ thống này áp dụng cho khu tưới có nhiều lô, còn nếu khu tưới chỉ có 1 lô, bạn cần gắn thêm bộ răng trong bằng ống hút của mô tơ (ví dụ ống hút đầu vào của mô tơ là ống 60 thì mua bộ răng trong 60, khoan lổ, gắn răng trong 60 vào thùng phuy tương tự như đã nói cho trường hợp ống 21 ở trên).
Cách sử dụng:
+Dùng bón phân hóa học:
Xin lưu ý, hệ thống này chỉ sử dụng với phân pha loảng hoàn toàn trong nước như phân NPK Vì Dân (xem hình)
Agriviet.Com-phan_long.jpg

, phân tinh thể, phân u rê, ka li (hòa nước). Không bỏ phân NPK dạng hạt hoặc phân vi sinh vào thùng. Cũng có thể dùng phân NPK dạng hạt nhưng phải ngâm ủ trong nước qua đêm, lọc qua lưới mùng nhiều lớp trước khi cho vào thùng...
Trước khi bón phân, bạn phải tính thời gian bón phân . Lý do là nếu mô tơ đang hoạt động mà chất lỏng trong thùng phuy (dung dịch phân hoặc thuốc trừ sâu) hết, không khí sẽ bị hút vào bơm, mô tơ bị "gió", không bơm nước nhưng vẫn hoạt động, để lâu sẽ bị "cháy" phốt bơm nước.
-Để tính toán thời gian bón phân và nồng đọ phân hòa tan trong nước, trước hết, bạn phải đo được chính xác lưu lượng của máy bơm và xác lập thời gian tưới phân bằng cách điều chỉnh lưu lượng từ thùng phuy vào máy bơm nước. Trên các mô tơ đều có ghi chỉ số lưu lượng, nhưng không đáng tin cậy, đại đa số máy bơm có lưu lượng thấp hơn quảng cáo nhiều.
Để đo chính xác lưu lượng của máy bơm, bạn bơm nước vào thùng phuy và bấm đồng hồ đếm thời gian (có trong điện thoại di động) và bấm ngắt bộ đếm giờ ngay khi nước đầy thùng phuy, ta dễ dàng tính ra lưu lượng thật của mô tơ,
Ví dụ: thùng phuy 200 lít (phải biết chính xác dung tích vật chứa, nếu không chắc, có thể bạn phải đổ từng can nước vô đo lường); thời gian bơm đầy nước là 24 giây, bằng quy tắc tam suất, bạn sẽ tính ra được máy bơm của bạn có lưu lượng thật là 30 m3.giờ
(Hình:1,2,3 bật mô tơ và bấm bộ đếm thời gian)
Agriviet.Com-Do_luu_luong.jpg

+Xác lập thời gian chất lỏng chảy từ thùng phuy vào máy bơm.
Như đã nói, bạn phải "canh me" thời gian tưới phân sao cho không xảy ra tình trạng thùng phuy hết chất lỏng mà mô tơ vẫn chạy gây cháy "phốt"
-Nếu khu tưới của bạn chỉ tưới cho 1 lô thì đơn giản: Bạn chỉ cần mở hết van 21 cho phân lỏng từ thùng phuy chảy vào đường ống, máy bơm sẽ hòa phân vào dòng chảy của nó, rồi phân phát đến từng cây cho bạn.
-Nếu khu tưới chia thành nhiều lô, khi đó sẽ có 1 công nhân ở khu tưới, đóng,mở các van tổng để tưới cho từng khu. Ví dụ trong trường hợp trồng 3ha thanh long của tôi; tôi chia thành 4 lô, thời gian tưới xong là 60 phút, như vậy thời gian tưới phân cho mỗi lô là 15 phút. Công nhân ở ngoài đồng mở van tổng tưới lô 1, đến gần 15 phút sẽ mở tiếp van tổng tưới cho lô 2, đồng thời đóng van tổng lô 1, cứ thế cho đến khi tưới hết 4 lô.
-Để đảm bảo cho chất lỏng trong thùng phuy không chảy cạn, trong khi công nhân đi tưới tôi phải mở van 21 nhiều hay ít, sao cho khoảng 1 giờ 10 phút. chất lỏng trong thùng phuy mới chảy ra hết (có 10 phút dự phòng). Muốn vậy, tôi dùng can 5 lít, mở van (lớn hoặc nhỏ) và cố định độ mở của van (vặn mấy vòng) để cho chất lỏng chảy hết ra khỏi thùng phuy trong khoảng thời gian 1 giờ 10 phút.

Agriviet.Com-Do_luu_luong_2.jpg

Nếu bạn thấy cách dùng cái can 5 lít để xác lập thời gian như tôi là phức tạp, bạn có thể mở van 21 to, nhỏ khác nhau và chịu khó ngồi chờ, canh thử bao lâu thì nước trong thùng phuy chảy hết ra ngoài và hiệu chỉnh, đóng mở van sao tho đúng thời gian bạn mong muốn...
+Phân lỏng từ thùng phuy hòa vào dòng chảy của máy bơm (trong ống) đến khu tưới.
-Nếu bạn dùng bét tưới dưới gốc cây, phân sẽ ngấm vào đất, rể cây hút vào.
-Nếu bạn chỉ tưới phun trên cao, phân cũng phun ra, rơi vào tán cây, ngấm xuống đất...Trong trường hợp này bạn sẽ bị lãng phí phân vì phân trải đều trên diện tích tưới chứ không tập trung vào gốc (nhưng dùng phân bón lá thì rất tốt); đồng thời cỏ dại giữa hàng cũng được hưởng xái, phát triển rất nhaanh.
-Với cách tưới truyền thống, cứ mỗi cây tưới 40-50 lít nước, nếu bạn không điều chỉnh thời gian tưới (tưới thật nhanh) thì dung dịch tưới sẽ tràn ra khỏi gốc-> lãng phí phân bón.
Trong hệ thống tưới của tôi, tôi tưới 2.000 gốc cây chỉ trong thời gian có 15 phút. Giả sử lưu lượng máy bơm của tôi là 30 m3/giờ =30.000 lít/giờ thì trong thời gian máy chạy 15 phút sẽ cho ra lưu lượng là 7.500 lít. Lấy số này chia cho 2.000 gốc, mỗi gốc sẽ nhận được 3,75 lít dung dịch trong 15 phút đó. Điều này làm cho nồng độ phân tưới đậm đặc hơn, không bị lãng phí, thời gian tưới ngắn (làm biếng mà !), ít hao điện năng vv...Bạn thử trồng cái cây trong vườn,, cứ mỗi ngày tưới cho nó 3 lít nước thử xem nó có bị héo không?
Đến đây mỏi tay rồi. Còn phần sử dụng đưa thuốc trừ sâu vào cây qua hệ thống này, sẽ viết tiếp vào lần sau :)
+Dùng phun thuốc phòng trừ sâu bệnh:
Trong hệ thống tưới thanh long của tôi có 2 đường tưới riêng biệt: Một đường tưới vào gốc và một đường tưới lên ngọn. Ta có thể làm được điều này nhờ bố trí 2 van đóng mở ở mỗi đầu hàng, nếu khóa van dẫn nước lên ngọn thì chỉ tưới dưới gốc và ngược lại, hoặc có thể khóa cả hai van trong hàng của một số hàng để không tưới những hàng đó mà "dồn" nước lên các hàng khác để tia nước phun ra có độ mịn rất cao.

Agriviet.Com-phun.jpg

Hình trên mô tả cách tưới trên ngọn. Các bạn nào muốn trồng rau sẽ làm hệ thống tưới này để tưới nước, bón phân, phun thuốc trừ sâu đều rất tốt.Tổng chi phí để làm cho 1 sào khoảng 1 đến 2 triệu đồng (tùy thuộc loại vật liệu bạn dùng). Lần sau tôi sẽ viết 1 bài rất tỉ mỉ để các bạn có thể tự tay thiết kế và thi công hệ thống tưới đơn giản này, còn bây giờ trở lại việc phun thuốc trừ sâu kẻo lạc đề.
Để phun tưới thuốc trừ sâu, ta có 2 cách:
-Cách 1:Tưới trên ngọn: Ta hòa thuốc trừ sâu vào thùng phuy theo đúng nồng độ quy định và liều lượng mong muốn đổ vào thùng phuy, nối ống dẫn lớn (ví dụ ống 60) trực tiếp từ thùng phuy vào đầu hút máy bơm, 1 người bật mô tơ và 1 người nhìn vào thùng phuy để canh me, khi thấy thùng phuy sắp cạn, ra hiệu cho người kia tắt mô tơ. Với công suất của máy bơm 2 HP, chỉ "ào" 1 cái là sẽ hết thuốc trừ sâu trong thùng, và ngoài khu tưới mỗi cây cũng đã nhận được lượng dung dịch phân phát cho nó, tưới trên tán lá...
Tôi cũng có thể khóa 2 van đầu hàng trong khu tưới để "dồn" lưu lượng cho 1 số hàng mà tôi muốn, khi đó, tia nước bắn ra sẽ mịn và sương như ta dùng bình xịt thuốc sâu. Để tưới cách này, cần có 2 người; một người ở ngoài đồng và người ở nhà điều khiển mô tơ. Bật mô tơ lên phun thuốc, đếm từ 1 đên 5 là tắt mô tơ. Lúc này, người ở ngoài đồng sẽ đóng các van đầu hàng đã phun thuốc xong và mở các van ở các hàng kế tiếp rồi gọi điện về cho người trực mô tơ bật máy lên phun thuốc...Cứ thế cho đến khi hoàn thành công việc.
Với cách này, tôi có thể đưa bét tưới lên ngọn cây ăn trái cao 7-8 mét để phun, thay vì phải leo lên cây phun thuốc rất cực khổ...đơn giản là kéo dài ống dẫn đến khỏi ngọn cây, cứ thế mà phun thuốc mỗi ngày mấy lần cũng được...
-Cách 2" phun tưới thuốc phòng trừ sâu bệnh vào gốc cây:
Cách phun thuốc phòng trừ sâu bệnh vào gốc cây, khoa học gọi là phương pháp nội hấp hoặc lưu dẫn, Khi ta "tưới" thuốc vào gốc cây, bộ rể sẽ hút thuốc vào cơ thể và mang đi phân phát khắp cành, lá, quả...Rủi cho con sâu, vi rút, bào tử nấm nào cắn chích, xâm nhiễm vào bất kỳ bộ phận nào sẽ tiêu ngay. Cái "dụ" nội hấp và lưu dẫn này, mấy tay bợm nhậu rất rành: sau khi xỉn quắc cần câu, anh ta leo lên gường ngủ quên cả buộc mùng; sáng ra, đàn muỗi nhà anh ta, con thì bị đè dập ruột, con thì say xỉn bay lòng vòng...Nếu anh ta bắt chước tôi, cứ vài ngày làm 1 lần như thế, có khi đàn muỗi nhà anh ta bị ngộ độc rượu, ung thư gan mà chết hết! vợ con, hàng xóm được nhờ vì không sợ bị muỗi chích. Bạn gái nào không tin cứ kêu ông chồng làm thử coi.
Để phun thuốc vào gốc, cần có bét tưới dân vào gốc cây:
Agriviet.Com-goc.jpg

Nhìn vào hình, bạn thấy 2 bên có 2 bét phun (màu vàng). Đây là bét tưới nước và phân, thuốc trừ sâu vào gốc cây; còn cái dây loằng ngoằng ở trên cũng được gắn bét phun. Khi tôi đưa cái bét phun này lên ngọn cây và "cúp" van tưới vào gốc, ta sẽ phun lên tán là như hình ở trên...(Trong khi thanh long chưa có tán, tôi "lôi" cái bét tưới trên ngọn xuống, cắm vào lổ bí đỏ ở giữa hai trụ thanh long để tận dụng, không tốn thêm chi phí làm hệ thống tưới và công tưới cho bí đỏ trồng xen)

Với hai cách trên, tôi thích dùng cách tưới dung dịch vào gốc cây hơn, vì lượng thuốc cả hai cách đều bằng nhau, nhưng dùng phương pháp nội hấp thuốc được dẫn vào các bộ phận của cây đồng đều hơn là phun bằng bình phun hay xịt trên ngọn, vì rất khó xịt ướt đều mặt dưới của lá cây. Đặc biết, cách này không xua đuổi ong đến thụ phấn hoa (cây họ bầu bí) vì ong không bao giờ chính hút vào thân, lá, quả mà chỉ hút mật hoa. Nếu ta dùng loại thuốc không có mùi hôi (như Regant) để tưới vào gốc, sẽ diệt được sâu, bọ trỉ vv nhưng ong vẫn đến thăm vườn...
Lần cập nhật sau, tôi sẽ trao đổi với các bạn một cách phòng trừ nấm bệnh đa chủng (kể cả bệnh nấm tắc kè trên cây thanh long) siêu rẻ, mỗi lần phun xịt, chi phí chỉ khoảng một trăm nghìn đồng...
Như vậy, chỉ cần đầu tư cái bồn (thùng phuy) là nông dân ta cứ thế tiến lên phà phà. Tiền thuốc thì bằng với cách phun bằng bình bơm hoặc hơn tí xíu; bù lại tiết kiệm được nhiều nhân công và không độc hại...còn nếu không có cái "bồn" là "lùi" lại đó, hén hong bà con? hi hi :)
+Về cách phòng trừ nấm bệnh giá rẻ mà hiệu quả:
+Có một loại dung dịch trừ nấm phổ rộng ra đời cách đây hàng trăm năm. Loại hóa chất này có giá siêu rẻ nhưng hầu như loại nấm nào cũng "sợ" nó. Nó diệt được rất nhiều loại nấm (kể cả gây hại hoặc có lợi cho cây trồng như tricoderma...).Đó là dung dịch booc đô. Loại thuốc trừ nấm phổ rộng gốc đồng này là cứu tinh cho vùng Bordeaux và Lorence là vùng trồng nho nỗi tiếng của nước Pháp.
+Nói chung, dung dịch booc đô sử dụng được cho tất cả các loại cây trồng. Cây gì bị nấm là dùng được... "không bổ bề ngang cũng bổ bề dọc!". Do đó, dùng booc đô phun định kỳ để phòng ngừa nấm bệnh là chiệu thức rất hiệu quả.Hiện nay ở các cửa hàng có bán booc đô đóng gói bằng 2 ngón tay cái, giá 10.000 đ/gói. Nếu bạn nhà giàu, ngại pha chế lỉnh kỉnh thì mua về dùng, còn nhà nghèo thì tự pha chế cũng dễ như tinh! mà lại rất rẻ...Cũng như nhiều loại thuốc BVTV khác, booc đô là chất độc hại, ít độc với người và gia súc, nhưng rất độc với cá, cho nên nếu sử dụng cho rau màu thì nên phun phòng luasc cây còn nhỏ, hoặc có thời gian cách ly trước khi thu hoạch...
Cách pha chế dung dịch booc đô:
+Pha 10 lít (dùng cho diện tích nhỏ):
Để có 10 lít nước thuốc, lấy 100 gram sulfat đồng hoà tan với 8 lít nước sạch trong dụng cụ chứa (chậu, xô, lu, vại… bằng nhựa, sành sứ… không dùng dụng cụ chứa bằng kim loại do dễ bị thuốc ăn mòn, làm thủng). Tiếp theo, lấy 100 gram vôi sống hoà tan trong 2 lít nước trong một dụng cụ khác (nếu là vôi đã tôi thì dùng khoảng 130 gram).

Sau khi đã có dung dịch sulfat đồng và nước vôi, đổ từ từ dung dịch sulfat đồng vào nước vôi, vừa đổ vừa khuấy đều tay. Chú ý phải làm tuần tự như trên, không được đổ ngược lại, tức là không được đổ dung dịch nước vôi vào dung dịch sulfat đồng vì nước vôi sẽ bị kết tủa, không hòa tan được.

Kiểm tra dung dịch vừa pha chế: Lấy một cây đinh khoảng 5 phân, còn mới hoặc đã được mài bóng (cũng có thể lấy một con dao mỏng bằng sắt mài sáng ở mũi) nhúng vào nước thuốc vừa pha khoảng một phút. Lấy đinh (hoặc mũi dao) ra, sẽ thấy có một lớp màu gạch cua bao phủ ở trên đinh (mũi dao), để ra ngoài không khí một lát, nếu lớp đó chuyển sang màu đen thì nước thuốc còn chua (độ pH thấp) dễ gây hại cho cây trồng. Điều chỉnh bằng cách thêm nước vôi từ từ cho đến khi nào thử lại không thấy hiện tượng bị đen như trên mới đạt yêu cầu (có thể thử bằng giấy quỳ, độ pH kiềm là đạt).

Để thuốc có tác dụng tốt, phải kiểm tra bệnh thường xuyên, khi thấy bệnh chớm phát sinh thì phải phun thuốc kịp thời. Nếu để trừ bệnh thì phun 7-10 ngày 1 lần, nếu để phòng bệnh thì phun 1 tháng 1 lần. Phun thuốc bám đều trên cả hai mặt lá, trên cành và thân.

Lưu ý:

-Cần dự trù lượng thuốc sử dụng vừa đủ trong ngày. Không nên pha chế quá nhiều, để qua ngày sau thuốc sẽ mất phẩm chất. Tốt nhất là dùng đến đâu pha thuốc đến đó.

-Không phun thuốc vào lúc trời mưa, nhiều sương, ẩm ướt, trời nắng gắt hoặc lúc cây đang ra hoa. Tốt nhất là phun vào buổi sáng và chiều khi trời đã dịu nắng.
(Theo hướng dẫn của Nguyễn Vịnh)
+Cách pha chế 200 lít:
Dụng cụ cần để pha gồm : 1 phi nhựa 200 L, 2 thùng sơn cũ loại 20 L
Thao tác như sau :
I). Lấy 1 thùng sơn đổ 2,5 kg vôi bột vào thùng (vôi cục đã mở miệng bao từ trước cho rã thành vôi bột), cho nước vào gần đầy thùng, dùng cây quạy cho thật kỹ, từ từ đổ vào phi qua một cái rây bột chừa cặn lại, ta nên làm lại 2 lần nữa sao cho đủ 40 L nước vôi và bỏ phần cặn bã vôi đi.
II). Lấy thùng sơn còn lại đổ 1 kg đồng sulfat vào, để nghiêng trên miệng phi, dùng vòi nước từ trên bồn cao (bồn nước dùng trong sinh hoạt gia đình) cho chảy vào thùng, khi nước đầy thùng sẽ chảy vào phi, một tay ta giữ thùng và vòi nước, một tay ta dùng cây quạy phi cho nước vôi và nước đồng tan đều vào nhau, quay chiều nào cũng được nhưng phải theo một chiều nhất định, (nước chảy vào thùng sẽ từ từ tan đồng ra), tan gần hết kg đồng thứ nhất ta lại đổ kg đồng thứ hai vào, canh sao cho khéo để khi đồng tan hết thì nước vừa đầy phi, như vậy ta đã có 200 L booc đô 1%.
(Theo hướng dẫn của Đỗ Trường Sơn)
Một kg CuSO4 loại tốt giá khoảng 60 ngàn, 2,5 kg vôi hết vài ngàn nữa là có 200 lít dung dịch booc đô xài thoải mái, cứ 100 lít dung dịch phun xịt cho 2 ha...
Cũng có thể pha chế dung dịch booc đô để bôi lên vết nấm (đặc biệt là bệnh thán thư trên cây thanh long), cách làm như sau:
1) cho 0,6 kg vôi bột hòa 2l nước quậy kỹ.
2) cho 0,5 kg sulfat đồng, hòa 8 lít nước, quậy cho tan.
3) đổ từ từ nước sulfat đồng vào nước vôi, quạy cho đều là ta có được 10l dung dịch booc-do 5%, sau khi quét xong thì pha tiếp không nên để lâu.
(Theo Đỗ Trường Sơn)
+Tôi thích hòa 200 lít dung dịch booc đô 1% trong thùng phuy xanh, thò ống hút máy bơm vào, bật máy bơm hút "ào" cái là hết dung dịch trong thùng phuy... làm 4 lần như thế là gốc cây nào cũng có thuốc. Cứ mỗi tháng phun 1 lần như thế để ngừa nấm bệnh...
+Tuy nhiên, booc đô cũng diệt nấm có lợi cho cây trồng nên sau đó 10 ngày, mua gói nấm tổng hợp của Mã Lai về hòa nước tưới gốc để "bắt đền" cho cây!
 


Last edited:
bác làm ơn cho hỏi, bác dùng thuốc sâu để diệt giun,dế hay diệt sâu?
có phí thuốc không khi mà sâu hại chủ yếu trong thân và lá, hoa quả còn hệ thống tưới của bác thì thuốc sâu theo nước thấm xuống đất ?
 
bác làm ơn cho hỏi, bác dùng thuốc sâu để diệt giun,dế hay diệt sâu?
có phí thuốc không khi mà sâu hại chủ yếu trong thân và lá, hoa quả còn hệ thống tưới của bác thì thuốc sâu theo nước thấm xuống đất ?
Yên tâm đi, chờ kỳ sau sẽ rõ. Thực tế tôi đã dùng cách này, vừa nhẹ nhàng, không độc hại và vườn cây của tôi không bị sâu bệnh gì cả!
 
Last edited:
Bác cho cháu hỏi. Chi phí để lắp đặt hệ thống tưới phun mưa như của bác cho diện tích 1000m2 là bao nhiêu?
 
+Trong công việc trồng cây, việc bón phân và phun thuốc phòng trừ sâu bệnh là công việc thường xuyên, khá nặng nhọc và độc hại.
+Ở nước ta, hầu hết hệ thống tưới nhỏ giọt đều đã bón phân theo nước. Riêng các hình thức tưới khác: Tưới phun, tưới thấm vv..thì đưa phân và thuốc trừ sâu theo nước có phức tạp hơn.
Agriviet.Com


Hệ thống này khá đơn giản: Một thùng phuy xanh dùng đựng phân hoặc thuốc trừ sâu mua khoảng 300 ngàn, thùng này nối vào đầu hút của máy bơm nước bằng ống 21 có gắn van. Tổng giá trị vật tư khoảng 400 ngàn (van nhựa) hoặc 500 ngàn (van đồng)
Bà con nhìn vào hình có thể dễ dàng chế tạo hệ thống này, nhưng có 1 số lưu ý:
-Ống 21 gắn vào thùng phuy qua nối răng trong 21. Trên thùng phuy khoan lỗ hoặc nung ống sắt để "dùi" vào vỏ thùng, cách đáy thùng 5cm để tạo lổ tròn vừa khít răng trong 21.

Agriviet.Com-thung_cham_phan.jpg

-Để gắn răng trong 21 vào thùng phuy cần lưu ý: Khi vặn chặt, răng trong 21 có khoảng hở 5mm, do đó bạn phải mua thêm 2 cái ron cao su 21 gắn bên trong và bên ngoài nếu không sẽ bị tình trạng "lậu" phân và thuốc trừ sâu ra ngoài.
-Van 21 phải gắn gần mô tơ để dễ thao tác về sau.
-Ống 21 nối vào đầu hút nước của máy bơm; nếu gắn vào đầu phun ra, khi bật mô tơ, nước sẽ bơm vào thùng phuy qua ống 21.
Hệ thống này áp dụng cho khu tưới có nhiều lô, còn nếu khu tưới chỉ có 1 lô, bạn cần gắn thêm bộ răng trong bằng ống hút của mô tơ (ví dụ ống hút đầu vào của mô tơ là ống 60 thì mua bộ răng trong 60, khoan lổ, gắn răng trong 60 vào thùng phuy tương tự như đã nói cho trường hợp ống 21 ở trên).
Cách sử dụng:
+Dùng bón phân hóa học:
Xin lưu ý, hệ thống này chỉ sử dụng với phân pha loảng hoàn toàn trong nước như phân NPK Vì Dân (xem hình)
Agriviet.Com-phan_long.jpg

, phân tinh thể, phân u rê, ka li (hòa nước). Không bỏ phân NPK dạng hạt hoặc phân vi sinh vào thùng. Cũng có thể dùng phân NPK dạng hạt nhưng phải ngâm ủ trong nước qua đêm, lọc qua lưới mùng nhiều lớp trước khi cho vào thùng...
Trước khi bón phân, bạn phải tính thời gian bón phân . Lý do là nếu mô tơ đang hoạt động mà chất lỏng trong thùng phuy (dung dịch phân hoặc thuốc trừ sâu) hết, không khí sẽ bị hút vào bơm, mô tơ bị "gió", không bơm nước nhưng vẫn hoạt động, để lâu sẽ bị "cháy" phốt bơm nước.
-Để tính toán thời gian bón phân và nồng đọ phân hòa tan trong nước, trước hết, bạn phải đo được chính xác lưu lượng của máy bơm và xác lập thời gian tưới phân bằng cách điều chỉnh lưu lượng từ thùng phuy vào máy bơm nước. Trên các mô tơ đều có ghi chỉ số lưu lượng, nhưng không đáng tin cậy, đại đa số máy bơm có lưu lượng thấp hơn quảng cáo nhiều.
Để đo chính xác lưu lượng của máy bơm, bạn bơm nước vào thùng phuy và bấm đồng hồ đếm thời gian (có trong điện thoại di động) và bấm ngắt bộ đếm giờ ngay khi nước đầy thùng phuy, ta dễ dàng tính ra lưu lượng thật của mô tơ,
Ví dụ: thùng phuy 200 lít (phải biết chính xác dung tích vật chứa, nếu không chắc, có thể bạn phải đổ từng can nước vô đo lường); thời gian bơm đầy nước là 24 giây, bằng quy tắc tam suất, bạn sẽ tính ra được máy bơm của bạn có lưu lượng thật là 30 m3.giờ
(Hình:1,2,3 bật mô tơ và bấm bộ đếm thời gian)
Agriviet.Com-Do_luu_luong.jpg

+Xác lập thời gian chất lỏng chảy từ thùng phuy vào máy bơm.
Như đã nói, bạn phải "canh me" thời gian tưới phân sao cho không xảy ra tình trạng thùng phuy hết chất lỏng mà mô tơ vẫn chạy gây cháy "phốt"
-Nếu khu tưới của bạn chỉ tưới cho 1 lô thì đơn giản: Bạn chỉ cần mở hết van 21 cho phân lỏng từ thùng phuy chảy vào đường ống, máy bơm sẽ hòa phân vào dòng chảy của nó, rồi phân phát đến từng cây cho bạn.
-Nếu khu tưới chia thành nhiều lô, khi đó sẽ có 1 công nhân ở khu tưới, đóng,mở các van tổng để tưới cho từng khu. Ví dụ trong trường hợp trồng 3ha thanh long của tôi; tôi chia thành 4 lô, thời gian tưới xong là 60 phút, như vậy thời gian tưới phân cho mỗi lô là 15 phút. Công nhân ở ngoài đồng mở van tổng tưới lô 1, đến gần 15 phút sẽ mở tiếp van tổng tưới cho lô 2, đồng thời đóng van tổng lô 1, cứ thế cho đến khi tưới hết 4 lô.
-Để đảm bảo cho chất lỏng trong thùng phuy không chảy cạn, trong khi công nhân đi tưới tôi phải mở van 21 nhiều hay ít, sao cho khoảng 1 giờ 10 phút. chất lỏng trong thùng phuy mới chảy ra hết (có 10 phút dự phòng). Muốn vậy, tôi dùng can 5 lít, mở van (lớn hoặc nhỏ) và cố định độ mở của van (vặn mấy vòng) để cho chất lỏng chảy hết ra khỏi thùng phuy trong khoảng thời gian 1 giờ 10 phút.

Agriviet.Com-Do_luu_luong_2.jpg

Nếu bạn thấy cách dùng cái can 5 lít để xác lập thời gian như tôi là phức tạp, bạn có thể mở van 21 to, nhỏ khác nhau và chịu khó ngồi chờ, canh thử bao lâu thì nước trong thùng phuy chảy hết ra ngoài và hiệu chỉnh, đóng mở van sao tho đúng thời gian bạn mong muốn...
+Phân lỏng từ thùng phuy hòa vào dòng chảy của máy bơm (trong ống) đến khu tưới.
-Nếu bạn dùng bét tưới dưới gốc cây, phân sẽ ngấm vào đất, rể cây hút vào.
-Nếu bạn chỉ tưới phun trên cao, phân cũng phun ra, rơi vào tán cây, ngấm xuống đất...Trong trường hợp này bạn sẽ bị lãng phí phân vì phân trải đều trên diện tích tưới chứ không tập trung vào gốc (nhưng dùng phân bón lá thì rất tốt); đồng thời cỏ dại giữa hàng cũng được hưởng xái, phát triển rất nhaanh.
-Với cách tưới truyền thống, cứ mỗi cây tưới 40-50 lít nước, nếu bạn không điều chỉnh thời gian tưới (tưới thật nhanh) thì dung dịch tưới sẽ tràn ra khỏi gốc-> lãng phí phân bón.
Trong hệ thống tưới của tôi, tôi tưới 2.000 gốc cây chỉ trong thời gian có 15 phút. Giả sử lưu lượng máy bơm của tôi là 30 m3/giờ =30.000 lít/giờ thì trong thời gian máy chạy 15 phút sẽ cho ra lưu lượng là 7.500 lít. Lấy số này chia cho 2.000 gốc, mỗi gốc sẽ nhận được 3,75 lít dung dịch trong 15 phút đó. Điều này làm cho nồng độ phân tưới đậm đặc hơn, không bị lãng phí, thời gian tưới ngắn (làm biếng mà !), ít hao điện năng vv...Bạn thử trồng cái cây trong vườn,, cứ mỗi ngày tưới cho nó 3 lít nước thử xem nó có bị héo không?
Đến đây mỏi tay rồi. Còn phần sử dụng đưa thuốc trừ sâu vào cây qua hệ thống này, sẽ viết tiếp vào lần sau :)
Hay quá! tiếp đi bác!
 
Sao bác không làm bộ châm phân, thuốc theo nguyên lý venturi? Vừa rẻ tiền, dễ điều chỉnh và an toàn hơn. Làm như bác e thấy dùng nhiều chắc phải thay cánh quạt liên tục vì phân và thuốc sẽ nhanh bào mòn lá quạt lắm. Làm theo nguyên lý venturi thì mình không cần phải đặt thùng phân cao, không phải khoan thùng phi mà phân sẽ được tự hút vào hệ thống.
 
nguyên lý venturi theo em
1. chỉ thích hợp với máy bơm công suất lớn! máy bơm công suất nhỏ bị giảm áp lực nước
2. venturi không trộn đều phân và nước được như qua cánh quạt máy bơm
 
Cách này thì em thấy thủ công quá bác ạ , chưa gọi tự động công nghệ cao gì nhiều , nhưng được cái rẻ , áp dụng cho mấy bác còn thủ công thì quá ok . Thank bác đã chia sẻ . Hy vọng bác ngày càng góp nhiều bài viết cho mọi người tham khảo
 
Cách này của bác chỉ áp dụng được với các loại cây tầm thấp, chứ cây cao như sầu riêng, cây bơ, mít, cây cafe, bưởi,... thì không áp dụng được rồi. Bón phân cho gốc cây tự động theo nước thì hợp lý hơn. Phun thuốc tầm cao phải dùng máy bơm áp lực lớn mới đưa được thuốc lên tận ngọn.
 
Dạ chuẩn bác ạ , sắm cái máy cày , quăng cái bơm áp lực kèm cái phuy 500 lít lên xe . Chạy rà rà 1 công cầm ống xịt nước đã pha thuốc , 5 héc phun thuốc 1 ngày là xong bác ợ .
Cách này của bác chỉ áp dụng được với các loại cây tầm thấp, chứ cây cao như sầu riêng, cây bơ, mít, cây cafe, bưởi,... thì không áp dụng được rồi. Bón phân cho gốc cây tự động theo nước thì hợp lý hơn. Phun thuốc tầm cao phải dùng máy bơm áp lực lớn mới đưa được thuốc lên tận ngọn.
 
e đang canh tác rau hoa,rất mong bác chia sẻ về kinh nghiệm dùng thuốc trừ sâu rõ hơn để áp dụng,hiện tại e dang dùng béc phun mưa để tưới,có hệ thống venturi+nhỏ giọt để châm phân,còn nếu dùng béc phun mưa để tưới thuốc trừ nấm,sâu thì em sợ nồng độ ko đạt hoặc quá tốn kém mong bác hướng dẫn thêm
 
+Nói chung, công nghệ trong nông nghiệp hiện nay đang phát triển rất nhanh và ngày càng có xu hướng đi sâu vào ứng dụng điện từ (chip điều khiển) và tin học (phần mềm thông minh). Công nghệ càng có hàm lượng chất xám cao càng đắt tiền và dĩ nhiên là hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên, tôi cho rằng, với điều kiện của nông dân nghèo, ta không thể "đua" theo các công nghệ đó được; vậy thì, hãy bắt đầu từ cái đơn giản,rẻ tiền, cơ học, miễn là nó phù hợp với mình và mang lại hiệu quả cho mình. Sau này giàu lên rồi, ta mới áp dụng những công nghệ tiên tiến hơn.
Ví dụ như hệ thống bón phân và phun thuốc trừ sâu trên đây, giá thành rất rẻ nhưng tôi có thể kết hợp tưới và bón phân cho 3 ha thanh long và cây trồng xen chỉ trong vòng 1 tiếng đồng hồ trong khi vườn bên cạnh có 2 ha thanh long, tưới bằng bét phun mưa quay vòng phải tưới 3 ngày mới xong (mỗi gốc 40-50 lít). Việc phun thuốc trừ sâu còn nhanh hơn (vì thời gian"phun xịt" thấp hơn tưới nhiều, chỉ tốn công pha thuốc đổ vào thùng là chính).
+Về hệ thống tưới, rất nhiều người nông dân, khi biết nguyên tắc chung, kết cấu, hoạt động của hệ thống là có thể tự mày mò làm ra hệ thống tưới cho mình. Tuy nhiên, cái khác nhau là nông dân làm "mò", áng chừng và do tâm lý sợ nước chảy ra không đủ nên họ thường chọn đường kính ống lớn để lắp đặt...ống càng lớn càng đắt tiền. Bét tưới cũng vật, có những loại giá 3.000 đ/cái trong khi có thể dùng loại 300 đ/cái (hoặc ó thể không cần lắp bét nhỏ giọt). Chênh lệch như thế có đáng là bao? nhưng nếu ta nhân lên cho hàng ngàn cây phải gắn bét tưới thì chênh lệc đơn giá rất đáng kể, như loại bét tự chế bạn nào đưa ra, nếu làm cho vào sào trồng rau cũng đã chết tiền!
+Trong các phương pháp tưới, tưới nhỏ giọt là tiên tiến nhất, vì nước+phân được cung cấp suốt ngày đêm, lúc nào cây cũng được "ăn uống" thường xuyên nên năng suất tăng lên rất cao, có thể gấp 2-3 lần các phương pháp tưới khác. Tuy nhiên, tôi không thích đi ống mềm trên mặt đất như nguyên bản của Israel vì loại ống này đắt tiền (gấp 3 lần loại ống đen 5mm hiện có trên thị trường), nên tôi dùng loại ống nhỏ, giá rẻ và toàn bộ hệ thống đều đi chìm dưới đất để tránh gia súc, côn trùng,máy cắt cỏ vv... phá hại. Hệ thống tưới nhỏ giọt quan trọng nhất là bộ lọc, chứ lưu lượng nước chuyển tải qua hệ thống rất thấp so với phương pháp tưới khác nên nếu bạn biết tính toán thì giá thành rất rẻ.
Hệ tống tưới nhỏ giọt chỉ áp dụng tốt cho cây ăn quả, cây công nghiệp,bầu bí, dưa cũng được (mỗi gốc cây 1 bét) nhưng nếu áp dụng cho trồng rau thì rất khó...Do vậy, tùy từng điều kiện mà áp dụng.
Công nghệ phải ở trong tầm tay của nông dân nghèo...Mơ bay cao, bay xa mà không làm được gì thì cuosi cùng cũng quay về cái cũ mà thôi!
 
Last edited:
Agriviet.Com-phun.jpg

Hình trên mô tả cách tưới trên ngọn. Các bạn nào muốn trồng rau sẽ làm hệ thống tưới này để tưới nước, bón phân, phun thuốc trừ sâu đều rất tốt.Tổng chi phí để làm cho 1 sào khoảng 1 đến 2 triệu đồng (tùy thuộc loại vật liệu bạn dùng). Lần sau tôi sẽ viết 1 bài rất tỉ mỉ để các bạn có thể tự tay thiết kế và thi công hệ thống tưới đơn giản này,
E chỉ hóng khúc này thôi vì đang dự định trang bị hệ thống tưới! cho em hỏi về công suất máy bơm, đường ống, béc tưới như thế nào để sử dụng cho 1500m2 trồng rau hiệu quả? và chi phí càng rẻ càng tốt! cám ơn nhưxng kiến thức, kinh nghiệm mà bác chia sẻ
 
Có muốn đọc phản biện của tôi không chủ top ?

Hahaha..
Sợ rằng phản biện của tôi lại khiến chủ top bỏ top nữa !

Hahaha..
Hắc Long này là tên dốt đen đít thì có, chứ biết quái gì mà phản biện. Này nhé!
1-Vụ đấu giá giống cây mới:thanh long ruột tím hồng 2 tỷ, báo chí đăng đầy, mookt thông tin phổ thông vây mà hắn không hề biết !
2- Hắn cho rằng trồng thanh long nhiều nhất là 1.000 trụ/ha mà không biết rằng dân trồng thanh long đang trồng phổ biến mật độ 2,9x2,9, 2,8x2,8, 2,7x2,7 vv...Đài Loan trồng mật độ 3x1, Israel trồng mật độ 1x1...và hắn không hề biết rằng: không ai có thể trồng thanh long 1.000 trụ/ha (nếu trồng vậy, mật độ là bao nhiêu?)
3-Hắn cho rằng cái bơm văn thể 5 làm ra 25 m3/giờ, chẳng có tí kiến thức gì về lưu lượng.
4- Người ta trồng bí đỏ xen canh trong vườn thanh long, không tốn thêm công lên luống, phủ bạt, công tưới vv...chỉ thêm chút xíu phân bón, thuốc trừ sâu đi theo nước mà hắn chẳng hiểu, nói lung tung...Người ta nói thu ngày khoảng 500 kg, hắn tự cho mỗi xe honda chở 100 kg/chuyến, 2 xe ngày 2 chuyến quy ra 400 kg...rồi tính ra 2,8 triệu/ngày...cái này là vì hắn không hề biết thực tế những phụ nữ dùng xe máy chở hàng lên bán trên vùng cao, mỗi chuyến chở tới 150 kg, đi 40-50 km là chuyện thường...hắn cho rằng để hái được 500 kg bí, cần đến 4 công...trời ạ...quá thiếu hiểu biết thực tế, lấy gì phản biện...
+Phản biện là điều tốt và rất cần thiết. Nhưng cần có kiến thức và vốn sống để phản biện, nếu không thì thành ra phản bậy!
+Lên diễn đàn, chẳng ai biết mặt ai...nhưng đã là con người, cần có ít nhất 1 chút tự trọng, 1 chút lịch sự...cuộc sống chứng minh rằng: Những kẻ không tôn trọng bản thân mình và người khác, cuối cùng sẽ chẳng ra gì...Nếu người ta chỉ cho mình cái sai rành rành, thì cần có lời công nhận hoặc xin lỗi, như thế mới là con người, nếu không...
Dạ chuẩn bác ạ , sắm cái máy cày , quăng cái bơm áp lực kèm cái phuy 500 lít lên xe . Chạy rà rà 1 công cầm ống xịt nước đã pha thuốc , 5 héc phun thuốc 1 ngày là xong bác ợ .
+Bạn đang dùng cách truyền thống, cái này do ông Hải (người Tây Ninh,nổi đình bỗi đám cái vụ sửa xe tăng cho Cam, sáng tạo đầu tiên...). Cách này cũng hay...nhưng còn tốn chi phí (máy+công) lắm...
E chỉ hóng khúc này thôi vì đang dự định trang bị hệ thống tưới! cho em hỏi về công suất máy bơm, đường ống, béc tưới như thế nào để sử dụng cho 1500m2 trồng rau hiệu quả? và chi phí càng rẻ càng tốt! cám ơn nhưxng kiến thức, kinh nghiệm mà bác chia sẻ
+Từ từ rồi khoai nó mới nhừ. Đối với hệ thống tưới, phải viết 1 bài thật dài dòng và rất chi tiết thì một người bình thường mới tự thiết kế, chế tạo hệ thống tưới cho mình được...phải có thời gian, không nóng vôội được đâu...
 
Last edited:
Thank bác góp ý , mỗi vùng mỗi cách - miễn sao chủ vườn khoái là được .Mong bác đóng góp thêm để anh em nhặt được j thì nhặt cho có thêm kinh nghiệm
Hắc Long này là tên dốt đen đít thì có, chứ biết quái gì mà phản biện. Này nhé!
1-Vụ đấu giá giống cây mới:thanh long ruột tím hồng 2 tỷ, báo chí đăng đầy, mookt thông tin phổ thông vây mà hắn không hề biết là cái ngu thứ nhất!
2- Hắn cho rằng trồng thanh long nhiều nhất là 1.000 trụ/ha mà không biết rằng dân trồng thanh long đang trồng phổ biến mật độ 2,9x2,9, 2,8x2,8, 2,7x2,7 vv...Đài Loan trồng mật độ 3x1, Israel trồng mật độ 1x1...và hắn không hề biết rằng: không ai có thể trồng thanh long 1.000 trụ/ha (nếu trồng vậy, mật độ là bao nhiêu?)
3-Hắn cho rằng cái bơm văn thể 5 làm ra 25 m3/giờ, chẳng có tí kiến thức gì về lưu lượng.
4- Người ta trồng bí đỏ xen canh trong vườn thanh long, không tốn thêm công lên luống, phủ bạt, công tưới vv...chỉ thêm chút xíu phân bón, thuốc trừ sâu đi theo nước mà hắn chẳng hiểu, nói lung tung...Người ta nói thu ngày khoảng 500 kg, hắn tự cho mỗi xe honda chở 100 kg/chuyến, 2 xe ngày 2 chuyến quy ra 400 kg...rồi tính ra 2,8 triệu/ngày...cái này là vì hắn không hề biết thực tế những phụ nữ dùng xe máy chở hàng lên bán trên vùng cao, mỗi chuyến chở tới 150 kg, đi 40-50 km là chuyện thường...hắn cho rằng để hái được 500 kg bí, cần đến 4 công...trời ạ...quá thiếu hiểu biết thực tế, lấy gì phản biện...
+Phản biện là điều tốt và rất cần thiết. Nhưng cần có kiến thức và vốn sống để phản biện, nếu không thì thành ra phản bậy!
+Lên diễn đàn, chẳng ai biết mặt ai...nhưng đã là con người, cần có ít nhất 1 chút tự trọng, 1 chút lịch sự...cuộc sống chứng minh rằng: Những kẻ không tôn trọng bản thân mình và người khác, cuối cùng sẽ chẳng ra gì...Nếu người ta chỉ cho mình cái sai rành rành, thì cần có lời công nhận hoặc xin lỗi, như thế mới là con người, nếu không...

+Bạn đang dùng cách truyền thống, cái này do ông Hải (người Tây Ninh,nổi đình bỗi đám cái vụ sửa xe tăng cho Cam, sáng tạo đầu tiên...). Cách này cũng hay...nhưng còn tốn
Hắc Long này là tên dốt đen đít thì có, chứ biết quái gì mà phản biện. Này nhé!
1-Vụ đấu giá giống cây mới:thanh long ruột tím hồng 2 tỷ, báo chí đăng đầy, mookt thông tin phổ thông vây mà hắn không hề biết là cái ngu thứ nhất!
2- Hắn cho rằng trồng thanh long nhiều nhất là 1.000 trụ/ha mà không biết rằng dân trồng thanh long đang trồng phổ biến mật độ 2,9x2,9, 2,8x2,8, 2,7x2,7 vv...Đài Loan trồng mật độ 3x1, Israel trồng mật độ 1x1...và hắn không hề biết rằng: không ai có thể trồng thanh long 1.000 trụ/ha (nếu trồng vậy, mật độ là bao nhiêu?)
3-Hắn cho rằng cái bơm văn thể 5 làm ra 25 m3/giờ, chẳng có tí kiến thức gì về lưu lượng.
4- Người ta trồng bí đỏ xen canh trong vườn thanh long, không tốn thêm công lên luống, phủ bạt, công tưới vv...chỉ thêm chút xíu phân bón, thuốc trừ sâu đi theo nước mà hắn chẳng hiểu, nói lung tung...Người ta nói thu ngày khoảng 500 kg, hắn tự cho mỗi xe honda chở 100 kg/chuyến, 2 xe ngày 2 chuyến quy ra 400 kg...rồi tính ra 2,8 triệu/ngày...cái này là vì hắn không hề biết thực tế những phụ nữ dùng xe máy chở hàng lên bán trên vùng cao, mỗi chuyến chở tới 150 kg, đi 40-50 km là chuyện thường...hắn cho rằng để hái được 500 kg bí, cần đến 4 công...trời ạ...quá thiếu hiểu biết thực tế, lấy gì phản biện...
+Phản biện là điều tốt và rất cần thiết. Nhưng cần có kiến thức và vốn sống để phản biện, nếu không thì thành ra phản bậy!
+Lên diễn đàn, chẳng ai biết mặt ai...nhưng đã là con người, cần có ít nhất 1 chút tự trọng, 1 chút lịch sự...cuộc sống chứng minh rằng: Những kẻ không tôn trọng bản thân mình và người khác, cuối cùng sẽ chẳng ra gì...Nếu người ta chỉ cho mình cái sai rành rành, thì cần có lời công nhận hoặc xin lỗi, như thế mới là con người, nếu không...

+Bạn đang dùng cách truyền thống, cái này do ông Hải (người Tây Ninh,nổi đình bỗi đám cái vụ sửa xe tăng cho Cam, sáng tạo đầu tiên...). Cách này cũng hay...nhưng còn tốn chi phí (máy+công) lắm...

+Từ từ rồi khoai nó mới nhừ. Đối với hệ thống tưới, phải viết 1 bài thật dài dòng và rất chi tiết thì một người bình thường mới tự thiết kế, chế tạo hệ thống tưới cho mình được...phải có thời gian, không nóng vôội được đâu...

chi phí (máy+công) lắm...

+Từ từ rồi khoai nó mới nhừ. Đối với hệ thống tưới, phải viết 1 bài thật dài dòng và rất chi tiết thì một người bình thường mới tự thiết kế, chế tạo hệ thống tưới cho mình được...phải có thời gian, không nóng vôội được đâu...
 
Hắc Long này là tên dốt đen đít thì có, chứ biết quái gì mà phản biện. Này nhé!
1-Vụ đấu giá giống cây mới:thanh long ruột tím hồng 2 tỷ, báo chí đăng đầy, mookt thông tin phổ thông vây mà hắn không hề biết là cái ngu thứ nhất!
2- Hắn cho rằng trồng thanh long nhiều nhất là 1.000 trụ/ha mà không biết rằng dân trồng thanh long đang trồng phổ biến mật độ 2,9x2,9, 2,8x2,8, 2,7x2,7 vv...Đài Loan trồng mật độ 3x1, Israel trồng mật độ 1x1...và hắn không hề biết rằng: không ai có thể trồng thanh long 1.000 trụ/ha (nếu trồng vậy, mật độ là bao nhiêu?)
3-Hắn cho rằng cái bơm văn thể 5 làm ra 25 m3/giờ, chẳng có tí kiến thức gì về lưu lượng.
4- Người ta trồng bí đỏ xen canh trong vườn thanh long, không tốn thêm công lên luống, phủ bạt, công tưới vv...chỉ thêm chút xíu phân bón, thuốc trừ sâu đi theo nước mà hắn chẳng hiểu, nói lung tung...Người ta nói thu ngày khoảng 500 kg, hắn tự cho mỗi xe honda chở 100 kg/chuyến, 2 xe ngày 2 chuyến quy ra 400 kg...rồi tính ra 2,8 triệu/ngày...cái này là vì hắn không hề biết thực tế những phụ nữ dùng xe máy chở hàng lên bán trên vùng cao, mỗi chuyến chở tới 150 kg, đi 40-50 km là chuyện thường...hắn cho rằng để hái được 500 kg bí, cần đến 4 công...trời ạ...quá thiếu hiểu biết thực tế, lấy gì phản biện...
+Phản biện là điều tốt và rất cần thiết. Nhưng cần có kiến thức và vốn sống để phản biện, nếu không thì thành ra phản bậy!
+Lên diễn đàn, chẳng ai biết mặt ai...nhưng đã là con người, cần có ít nhất 1 chút tự trọng, 1 chút lịch sự...cuộc sống chứng minh rằng: Những kẻ không tôn trọng bản thân mình và người khác, cuối cùng sẽ chẳng ra gì...Nếu người ta chỉ cho mình cái sai rành rành, thì cần có lời công nhận hoặc xin lỗi, như thế mới là con người, nếu không...

+Bạn đang dùng cách truyền thống, cái này do ông Hải (người Tây Ninh,nổi đình bỗi đám cái vụ sửa xe tăng cho Cam, sáng tạo đầu tiên...). Cách này cũng hay...nhưng còn tốn chi phí (máy+công) lắm...

+Từ từ rồi khoai nó mới nhừ. Đối với hệ thống tưới, phải viết 1 bài thật dài dòng và rất chi tiết thì một người bình thường mới tự thiết kế, chế tạo hệ thống tưới cho mình được...phải có thời gian, không nóng vôội được đâu...
Bac dung quan tam toi ten nay, de thoi gian viet chia se nhung kien thuc cua bac cho Chung em hoc tap, ngay nao em cung vao topic nay vai lan ma van chua thay phan em dang quan tam, bac viet nhanh nhanh Len, mua kho toi roi ma em van chua chon duoc mo hinh thoi nao Phu hop.
 
Để viết một bài như thế này, đầu tiên là đã thực tế, tự tay làm, tự tay kiểm tra, cũng mất khá nhiều thời gian. Để chia sẻ ntn thì lại còn mất thời gian hơn nữa!
Bác rất có tâm huyết mới làm được! Đam mê, à hơn cả đam mê!

Sau cùng cháu (23t nên xưng như thế ạ) đang quan tâm cho vườn bưởi và xoài của ba cháu có thể học mót từ bài này không. vì chi phí đầu tư cho 1 hệ thống tưới nhỏ giọt công nghệ israel mất 30tr/ha! quá lớn với người nông dân như ba con!

Nếu được cháu có thể xin tài liệu cũng sự chỉ bảo của bác! Cháu tên Hoàng, 23t, hiện ở Đồng Nai ạ!

Cám ơn bác!
 
Phải nói anh Vodinhtien viết hay và hữu ích thật. Chúc anh sức khỏe, thành đạt và có nhiều bải viết hay nữa để cho anh em diễn đàn học theo!
 
Back
Top