Hệ thống bón phân và thuốc trừ sâu tự động theo nước

(Đã cập nhật phần phòng trừ nấm bệnh)
+Trong công việc trồng cây, việc bón phân và phun thuốc phòng trừ sâu bệnh là công việc thường xuyên, khá nặng nhọc và độc hại.
+Ở nước ta, hầu hết hệ thống tưới nhỏ giọt đều đã bón phân theo nước. Riêng các hình thức tưới khác: Tưới phun, tưới thấm vv..thì đưa phân và thuốc trừ sâu theo nước có phức tạp hơn.
Agriviet.Com


Hệ thống này khá đơn giản: Một thùng phuy xanh dùng đựng phân hoặc thuốc trừ sâu mua khoảng 300 ngàn, thùng này nối vào đầu hút của máy bơm nước bằng ống 21 có gắn van. Tổng giá trị vật tư khoảng 400 ngàn (van nhựa) hoặc 500 ngàn (van đồng)
Bà con nhìn vào hình có thể dễ dàng chế tạo hệ thống này, nhưng có 1 số lưu ý:
-Ống 21 gắn vào thùng phuy qua nối răng trong 21. Trên thùng phuy khoan lỗ hoặc nung ống sắt để "dùi" vào vỏ thùng, cách đáy thùng 5cm để tạo lổ tròn vừa khít răng trong 21.

Agriviet.Com-thung_cham_phan.jpg

-Để gắn răng trong 21 vào thùng phuy cần lưu ý: Khi vặn chặt, răng trong 21 có khoảng hở 5mm, do đó bạn phải mua thêm 2 cái ron cao su 21 gắn bên trong và bên ngoài nếu không sẽ bị tình trạng "lậu" phân và thuốc trừ sâu ra ngoài.
-Van 21 phải gắn gần mô tơ để dễ thao tác về sau.
-Ống 21 nối vào đầu hút nước của máy bơm; nếu gắn vào đầu phun ra, khi bật mô tơ, nước sẽ bơm vào thùng phuy qua ống 21.
Hệ thống này áp dụng cho khu tưới có nhiều lô, còn nếu khu tưới chỉ có 1 lô, bạn cần gắn thêm bộ răng trong bằng ống hút của mô tơ (ví dụ ống hút đầu vào của mô tơ là ống 60 thì mua bộ răng trong 60, khoan lổ, gắn răng trong 60 vào thùng phuy tương tự như đã nói cho trường hợp ống 21 ở trên).
Cách sử dụng:
+Dùng bón phân hóa học:
Xin lưu ý, hệ thống này chỉ sử dụng với phân pha loảng hoàn toàn trong nước như phân NPK Vì Dân (xem hình)
Agriviet.Com-phan_long.jpg

, phân tinh thể, phân u rê, ka li (hòa nước). Không bỏ phân NPK dạng hạt hoặc phân vi sinh vào thùng. Cũng có thể dùng phân NPK dạng hạt nhưng phải ngâm ủ trong nước qua đêm, lọc qua lưới mùng nhiều lớp trước khi cho vào thùng...
Trước khi bón phân, bạn phải tính thời gian bón phân . Lý do là nếu mô tơ đang hoạt động mà chất lỏng trong thùng phuy (dung dịch phân hoặc thuốc trừ sâu) hết, không khí sẽ bị hút vào bơm, mô tơ bị "gió", không bơm nước nhưng vẫn hoạt động, để lâu sẽ bị "cháy" phốt bơm nước.
-Để tính toán thời gian bón phân và nồng đọ phân hòa tan trong nước, trước hết, bạn phải đo được chính xác lưu lượng của máy bơm và xác lập thời gian tưới phân bằng cách điều chỉnh lưu lượng từ thùng phuy vào máy bơm nước. Trên các mô tơ đều có ghi chỉ số lưu lượng, nhưng không đáng tin cậy, đại đa số máy bơm có lưu lượng thấp hơn quảng cáo nhiều.
Để đo chính xác lưu lượng của máy bơm, bạn bơm nước vào thùng phuy và bấm đồng hồ đếm thời gian (có trong điện thoại di động) và bấm ngắt bộ đếm giờ ngay khi nước đầy thùng phuy, ta dễ dàng tính ra lưu lượng thật của mô tơ,
Ví dụ: thùng phuy 200 lít (phải biết chính xác dung tích vật chứa, nếu không chắc, có thể bạn phải đổ từng can nước vô đo lường); thời gian bơm đầy nước là 24 giây, bằng quy tắc tam suất, bạn sẽ tính ra được máy bơm của bạn có lưu lượng thật là 30 m3.giờ
(Hình:1,2,3 bật mô tơ và bấm bộ đếm thời gian)
Agriviet.Com-Do_luu_luong.jpg

+Xác lập thời gian chất lỏng chảy từ thùng phuy vào máy bơm.
Như đã nói, bạn phải "canh me" thời gian tưới phân sao cho không xảy ra tình trạng thùng phuy hết chất lỏng mà mô tơ vẫn chạy gây cháy "phốt"
-Nếu khu tưới của bạn chỉ tưới cho 1 lô thì đơn giản: Bạn chỉ cần mở hết van 21 cho phân lỏng từ thùng phuy chảy vào đường ống, máy bơm sẽ hòa phân vào dòng chảy của nó, rồi phân phát đến từng cây cho bạn.
-Nếu khu tưới chia thành nhiều lô, khi đó sẽ có 1 công nhân ở khu tưới, đóng,mở các van tổng để tưới cho từng khu. Ví dụ trong trường hợp trồng 3ha thanh long của tôi; tôi chia thành 4 lô, thời gian tưới xong là 60 phút, như vậy thời gian tưới phân cho mỗi lô là 15 phút. Công nhân ở ngoài đồng mở van tổng tưới lô 1, đến gần 15 phút sẽ mở tiếp van tổng tưới cho lô 2, đồng thời đóng van tổng lô 1, cứ thế cho đến khi tưới hết 4 lô.
-Để đảm bảo cho chất lỏng trong thùng phuy không chảy cạn, trong khi công nhân đi tưới tôi phải mở van 21 nhiều hay ít, sao cho khoảng 1 giờ 10 phút. chất lỏng trong thùng phuy mới chảy ra hết (có 10 phút dự phòng). Muốn vậy, tôi dùng can 5 lít, mở van (lớn hoặc nhỏ) và cố định độ mở của van (vặn mấy vòng) để cho chất lỏng chảy hết ra khỏi thùng phuy trong khoảng thời gian 1 giờ 10 phút.

Agriviet.Com-Do_luu_luong_2.jpg

Nếu bạn thấy cách dùng cái can 5 lít để xác lập thời gian như tôi là phức tạp, bạn có thể mở van 21 to, nhỏ khác nhau và chịu khó ngồi chờ, canh thử bao lâu thì nước trong thùng phuy chảy hết ra ngoài và hiệu chỉnh, đóng mở van sao tho đúng thời gian bạn mong muốn...
+Phân lỏng từ thùng phuy hòa vào dòng chảy của máy bơm (trong ống) đến khu tưới.
-Nếu bạn dùng bét tưới dưới gốc cây, phân sẽ ngấm vào đất, rể cây hút vào.
-Nếu bạn chỉ tưới phun trên cao, phân cũng phun ra, rơi vào tán cây, ngấm xuống đất...Trong trường hợp này bạn sẽ bị lãng phí phân vì phân trải đều trên diện tích tưới chứ không tập trung vào gốc (nhưng dùng phân bón lá thì rất tốt); đồng thời cỏ dại giữa hàng cũng được hưởng xái, phát triển rất nhaanh.
-Với cách tưới truyền thống, cứ mỗi cây tưới 40-50 lít nước, nếu bạn không điều chỉnh thời gian tưới (tưới thật nhanh) thì dung dịch tưới sẽ tràn ra khỏi gốc-> lãng phí phân bón.
Trong hệ thống tưới của tôi, tôi tưới 2.000 gốc cây chỉ trong thời gian có 15 phút. Giả sử lưu lượng máy bơm của tôi là 30 m3/giờ =30.000 lít/giờ thì trong thời gian máy chạy 15 phút sẽ cho ra lưu lượng là 7.500 lít. Lấy số này chia cho 2.000 gốc, mỗi gốc sẽ nhận được 3,75 lít dung dịch trong 15 phút đó. Điều này làm cho nồng độ phân tưới đậm đặc hơn, không bị lãng phí, thời gian tưới ngắn (làm biếng mà !), ít hao điện năng vv...Bạn thử trồng cái cây trong vườn,, cứ mỗi ngày tưới cho nó 3 lít nước thử xem nó có bị héo không?
Đến đây mỏi tay rồi. Còn phần sử dụng đưa thuốc trừ sâu vào cây qua hệ thống này, sẽ viết tiếp vào lần sau :)
+Dùng phun thuốc phòng trừ sâu bệnh:
Trong hệ thống tưới thanh long của tôi có 2 đường tưới riêng biệt: Một đường tưới vào gốc và một đường tưới lên ngọn. Ta có thể làm được điều này nhờ bố trí 2 van đóng mở ở mỗi đầu hàng, nếu khóa van dẫn nước lên ngọn thì chỉ tưới dưới gốc và ngược lại, hoặc có thể khóa cả hai van trong hàng của một số hàng để không tưới những hàng đó mà "dồn" nước lên các hàng khác để tia nước phun ra có độ mịn rất cao.

Agriviet.Com-phun.jpg

Hình trên mô tả cách tưới trên ngọn. Các bạn nào muốn trồng rau sẽ làm hệ thống tưới này để tưới nước, bón phân, phun thuốc trừ sâu đều rất tốt.Tổng chi phí để làm cho 1 sào khoảng 1 đến 2 triệu đồng (tùy thuộc loại vật liệu bạn dùng). Lần sau tôi sẽ viết 1 bài rất tỉ mỉ để các bạn có thể tự tay thiết kế và thi công hệ thống tưới đơn giản này, còn bây giờ trở lại việc phun thuốc trừ sâu kẻo lạc đề.
Để phun tưới thuốc trừ sâu, ta có 2 cách:
-Cách 1:Tưới trên ngọn: Ta hòa thuốc trừ sâu vào thùng phuy theo đúng nồng độ quy định và liều lượng mong muốn đổ vào thùng phuy, nối ống dẫn lớn (ví dụ ống 60) trực tiếp từ thùng phuy vào đầu hút máy bơm, 1 người bật mô tơ và 1 người nhìn vào thùng phuy để canh me, khi thấy thùng phuy sắp cạn, ra hiệu cho người kia tắt mô tơ. Với công suất của máy bơm 2 HP, chỉ "ào" 1 cái là sẽ hết thuốc trừ sâu trong thùng, và ngoài khu tưới mỗi cây cũng đã nhận được lượng dung dịch phân phát cho nó, tưới trên tán lá...
Tôi cũng có thể khóa 2 van đầu hàng trong khu tưới để "dồn" lưu lượng cho 1 số hàng mà tôi muốn, khi đó, tia nước bắn ra sẽ mịn và sương như ta dùng bình xịt thuốc sâu. Để tưới cách này, cần có 2 người; một người ở ngoài đồng và người ở nhà điều khiển mô tơ. Bật mô tơ lên phun thuốc, đếm từ 1 đên 5 là tắt mô tơ. Lúc này, người ở ngoài đồng sẽ đóng các van đầu hàng đã phun thuốc xong và mở các van ở các hàng kế tiếp rồi gọi điện về cho người trực mô tơ bật máy lên phun thuốc...Cứ thế cho đến khi hoàn thành công việc.
Với cách này, tôi có thể đưa bét tưới lên ngọn cây ăn trái cao 7-8 mét để phun, thay vì phải leo lên cây phun thuốc rất cực khổ...đơn giản là kéo dài ống dẫn đến khỏi ngọn cây, cứ thế mà phun thuốc mỗi ngày mấy lần cũng được...
-Cách 2" phun tưới thuốc phòng trừ sâu bệnh vào gốc cây:
Cách phun thuốc phòng trừ sâu bệnh vào gốc cây, khoa học gọi là phương pháp nội hấp hoặc lưu dẫn, Khi ta "tưới" thuốc vào gốc cây, bộ rể sẽ hút thuốc vào cơ thể và mang đi phân phát khắp cành, lá, quả...Rủi cho con sâu, vi rút, bào tử nấm nào cắn chích, xâm nhiễm vào bất kỳ bộ phận nào sẽ tiêu ngay. Cái "dụ" nội hấp và lưu dẫn này, mấy tay bợm nhậu rất rành: sau khi xỉn quắc cần câu, anh ta leo lên gường ngủ quên cả buộc mùng; sáng ra, đàn muỗi nhà anh ta, con thì bị đè dập ruột, con thì say xỉn bay lòng vòng...Nếu anh ta bắt chước tôi, cứ vài ngày làm 1 lần như thế, có khi đàn muỗi nhà anh ta bị ngộ độc rượu, ung thư gan mà chết hết! vợ con, hàng xóm được nhờ vì không sợ bị muỗi chích. Bạn gái nào không tin cứ kêu ông chồng làm thử coi.
Để phun thuốc vào gốc, cần có bét tưới dân vào gốc cây:
Agriviet.Com-goc.jpg

Nhìn vào hình, bạn thấy 2 bên có 2 bét phun (màu vàng). Đây là bét tưới nước và phân, thuốc trừ sâu vào gốc cây; còn cái dây loằng ngoằng ở trên cũng được gắn bét phun. Khi tôi đưa cái bét phun này lên ngọn cây và "cúp" van tưới vào gốc, ta sẽ phun lên tán là như hình ở trên...(Trong khi thanh long chưa có tán, tôi "lôi" cái bét tưới trên ngọn xuống, cắm vào lổ bí đỏ ở giữa hai trụ thanh long để tận dụng, không tốn thêm chi phí làm hệ thống tưới và công tưới cho bí đỏ trồng xen)

Với hai cách trên, tôi thích dùng cách tưới dung dịch vào gốc cây hơn, vì lượng thuốc cả hai cách đều bằng nhau, nhưng dùng phương pháp nội hấp thuốc được dẫn vào các bộ phận của cây đồng đều hơn là phun bằng bình phun hay xịt trên ngọn, vì rất khó xịt ướt đều mặt dưới của lá cây. Đặc biết, cách này không xua đuổi ong đến thụ phấn hoa (cây họ bầu bí) vì ong không bao giờ chính hút vào thân, lá, quả mà chỉ hút mật hoa. Nếu ta dùng loại thuốc không có mùi hôi (như Regant) để tưới vào gốc, sẽ diệt được sâu, bọ trỉ vv nhưng ong vẫn đến thăm vườn...
Lần cập nhật sau, tôi sẽ trao đổi với các bạn một cách phòng trừ nấm bệnh đa chủng (kể cả bệnh nấm tắc kè trên cây thanh long) siêu rẻ, mỗi lần phun xịt, chi phí chỉ khoảng một trăm nghìn đồng...
Như vậy, chỉ cần đầu tư cái bồn (thùng phuy) là nông dân ta cứ thế tiến lên phà phà. Tiền thuốc thì bằng với cách phun bằng bình bơm hoặc hơn tí xíu; bù lại tiết kiệm được nhiều nhân công và không độc hại...còn nếu không có cái "bồn" là "lùi" lại đó, hén hong bà con? hi hi :)
+Về cách phòng trừ nấm bệnh giá rẻ mà hiệu quả:
+Có một loại dung dịch trừ nấm phổ rộng ra đời cách đây hàng trăm năm. Loại hóa chất này có giá siêu rẻ nhưng hầu như loại nấm nào cũng "sợ" nó. Nó diệt được rất nhiều loại nấm (kể cả gây hại hoặc có lợi cho cây trồng như tricoderma...).Đó là dung dịch booc đô. Loại thuốc trừ nấm phổ rộng gốc đồng này là cứu tinh cho vùng Bordeaux và Lorence là vùng trồng nho nỗi tiếng của nước Pháp.
+Nói chung, dung dịch booc đô sử dụng được cho tất cả các loại cây trồng. Cây gì bị nấm là dùng được... "không bổ bề ngang cũng bổ bề dọc!". Do đó, dùng booc đô phun định kỳ để phòng ngừa nấm bệnh là chiệu thức rất hiệu quả.Hiện nay ở các cửa hàng có bán booc đô đóng gói bằng 2 ngón tay cái, giá 10.000 đ/gói. Nếu bạn nhà giàu, ngại pha chế lỉnh kỉnh thì mua về dùng, còn nhà nghèo thì tự pha chế cũng dễ như tinh! mà lại rất rẻ...Cũng như nhiều loại thuốc BVTV khác, booc đô là chất độc hại, ít độc với người và gia súc, nhưng rất độc với cá, cho nên nếu sử dụng cho rau màu thì nên phun phòng luasc cây còn nhỏ, hoặc có thời gian cách ly trước khi thu hoạch...
Cách pha chế dung dịch booc đô:
+Pha 10 lít (dùng cho diện tích nhỏ):
Để có 10 lít nước thuốc, lấy 100 gram sulfat đồng hoà tan với 8 lít nước sạch trong dụng cụ chứa (chậu, xô, lu, vại… bằng nhựa, sành sứ… không dùng dụng cụ chứa bằng kim loại do dễ bị thuốc ăn mòn, làm thủng). Tiếp theo, lấy 100 gram vôi sống hoà tan trong 2 lít nước trong một dụng cụ khác (nếu là vôi đã tôi thì dùng khoảng 130 gram).

Sau khi đã có dung dịch sulfat đồng và nước vôi, đổ từ từ dung dịch sulfat đồng vào nước vôi, vừa đổ vừa khuấy đều tay. Chú ý phải làm tuần tự như trên, không được đổ ngược lại, tức là không được đổ dung dịch nước vôi vào dung dịch sulfat đồng vì nước vôi sẽ bị kết tủa, không hòa tan được.

Kiểm tra dung dịch vừa pha chế: Lấy một cây đinh khoảng 5 phân, còn mới hoặc đã được mài bóng (cũng có thể lấy một con dao mỏng bằng sắt mài sáng ở mũi) nhúng vào nước thuốc vừa pha khoảng một phút. Lấy đinh (hoặc mũi dao) ra, sẽ thấy có một lớp màu gạch cua bao phủ ở trên đinh (mũi dao), để ra ngoài không khí một lát, nếu lớp đó chuyển sang màu đen thì nước thuốc còn chua (độ pH thấp) dễ gây hại cho cây trồng. Điều chỉnh bằng cách thêm nước vôi từ từ cho đến khi nào thử lại không thấy hiện tượng bị đen như trên mới đạt yêu cầu (có thể thử bằng giấy quỳ, độ pH kiềm là đạt).

Để thuốc có tác dụng tốt, phải kiểm tra bệnh thường xuyên, khi thấy bệnh chớm phát sinh thì phải phun thuốc kịp thời. Nếu để trừ bệnh thì phun 7-10 ngày 1 lần, nếu để phòng bệnh thì phun 1 tháng 1 lần. Phun thuốc bám đều trên cả hai mặt lá, trên cành và thân.

Lưu ý:

-Cần dự trù lượng thuốc sử dụng vừa đủ trong ngày. Không nên pha chế quá nhiều, để qua ngày sau thuốc sẽ mất phẩm chất. Tốt nhất là dùng đến đâu pha thuốc đến đó.

-Không phun thuốc vào lúc trời mưa, nhiều sương, ẩm ướt, trời nắng gắt hoặc lúc cây đang ra hoa. Tốt nhất là phun vào buổi sáng và chiều khi trời đã dịu nắng.
(Theo hướng dẫn của Nguyễn Vịnh)
+Cách pha chế 200 lít:
Dụng cụ cần để pha gồm : 1 phi nhựa 200 L, 2 thùng sơn cũ loại 20 L
Thao tác như sau :
I). Lấy 1 thùng sơn đổ 2,5 kg vôi bột vào thùng (vôi cục đã mở miệng bao từ trước cho rã thành vôi bột), cho nước vào gần đầy thùng, dùng cây quạy cho thật kỹ, từ từ đổ vào phi qua một cái rây bột chừa cặn lại, ta nên làm lại 2 lần nữa sao cho đủ 40 L nước vôi và bỏ phần cặn bã vôi đi.
II). Lấy thùng sơn còn lại đổ 1 kg đồng sulfat vào, để nghiêng trên miệng phi, dùng vòi nước từ trên bồn cao (bồn nước dùng trong sinh hoạt gia đình) cho chảy vào thùng, khi nước đầy thùng sẽ chảy vào phi, một tay ta giữ thùng và vòi nước, một tay ta dùng cây quạy phi cho nước vôi và nước đồng tan đều vào nhau, quay chiều nào cũng được nhưng phải theo một chiều nhất định, (nước chảy vào thùng sẽ từ từ tan đồng ra), tan gần hết kg đồng thứ nhất ta lại đổ kg đồng thứ hai vào, canh sao cho khéo để khi đồng tan hết thì nước vừa đầy phi, như vậy ta đã có 200 L booc đô 1%.
(Theo hướng dẫn của Đỗ Trường Sơn)
Một kg CuSO4 loại tốt giá khoảng 60 ngàn, 2,5 kg vôi hết vài ngàn nữa là có 200 lít dung dịch booc đô xài thoải mái, cứ 100 lít dung dịch phun xịt cho 2 ha...
Cũng có thể pha chế dung dịch booc đô để bôi lên vết nấm (đặc biệt là bệnh thán thư trên cây thanh long), cách làm như sau:
1) cho 0,6 kg vôi bột hòa 2l nước quậy kỹ.
2) cho 0,5 kg sulfat đồng, hòa 8 lít nước, quậy cho tan.
3) đổ từ từ nước sulfat đồng vào nước vôi, quạy cho đều là ta có được 10l dung dịch booc-do 5%, sau khi quét xong thì pha tiếp không nên để lâu.
(Theo Đỗ Trường Sơn)
+Tôi thích hòa 200 lít dung dịch booc đô 1% trong thùng phuy xanh, thò ống hút máy bơm vào, bật máy bơm hút "ào" cái là hết dung dịch trong thùng phuy... làm 4 lần như thế là gốc cây nào cũng có thuốc. Cứ mỗi tháng phun 1 lần như thế để ngừa nấm bệnh...
+Tuy nhiên, booc đô cũng diệt nấm có lợi cho cây trồng nên sau đó 10 ngày, mua gói nấm tổng hợp của Mã Lai về hòa nước tưới gốc để "bắt đền" cho cây!
 
Last edited:
Cách này cũng k mới, nhưng mình muốn hỏi cây ăn qua lâu nam liệu có tưới nho giọt dc j? Va hệ thống tưới dùng mấy cấp ống?
 
Chào chú Tiến nhà cháu cũng đang trồng thanh long, thấy cách của chú làm rất hay: rẻ tiền, đỡ tốn công, đơn giản... chú ở đâu vậy cháu có thể tham quan mô hình chú được không? nhà cháu thì ở Bình Thuận nhưng cháu đang công tác ở sài gòn. dự tính là trong nay mai cháu sẽ về đó làm nông đó. mong chú hồi âm.
 
Chào chú Tiến nhà cháu cũng đang trồng thanh long, thấy cách của chú làm rất hay: rẻ tiền, đỡ tốn công, đơn giản... chú ở đâu vậy cháu có thể tham quan mô hình chú được không? nhà cháu thì ở Bình Thuận nhưng cháu đang công tác ở sài gòn. dự tính là trong nay mai cháu sẽ về đó làm nông đó. mong chú hồi âm.
Bác đọc hết chưa? bác Tiến không có cho ai tới thăm quan vì "bí mật" cần bảo tồn :)
 
Chú Tiến có thể cho cháu biết cái béc tưới phun như của Chú mua ở đâu và làm như vậy có cần phải kèm theo bộ lọc không? mong chú hồi âm.
 
Chú Tiến có thể cho cháu biết cái béc tưới phun như của Chú mua ở đâu và làm như vậy có cần phải kèm theo bộ lọc không? mong chú hồi âm.
+Nếu ở các tỉnh phí nam thì mua ở SG, điện thoại vào số 0966696870 (Cô Mai), giá khoảng 300 đ/cái (ở xa có thể gởi tiền theo xe, người ta sẽ gởi hàng cho xe mang về).
Nếu dùng giếng khoang thì không cần bộ lọc nếu dùng trong ao, sông suối thì cần có bộ lọc gắn ở đầu bin (có bán ở các cửa hàng ống nước); hoặc mua lưới i nox và dây i nox 5mm để chế bộ lọc bọc đầu bin lại, không cho rác nhỏ hút vào ống dẫn nước. Nếu dùng hệ thống tưới nhỏ giọt thì bắt buộc phải có bộ lọc Israel.
Các phụ kiện tưới phun và tưới nhỏ giọt như hình sau:
Agriviet.Com-bet.jpg

Từ trái qua: Bét phun tia, bét nhỏ giọt nhỏ, bét nhỏ giọt kiêm phun, bét nhỏ giọt lớn, T trắng 5mm, bét nhỏ giọt nhỏ (300 đ/cái), ống đen 4,5mm
 
Last edited:
+Nếu ở các tỉnh phí nam thì mua ở SG, điện thoại vào số 0966696870 (Cô Mai), giá khoảng 300 đ/cái (ở xa có thể gởi tiền theo xe, người ta sẽ gởi hàng cho xe mang về).
Nếu dùng giếng khoang thì không cần bộ lọc nếu dùng trong ao, sông suối thì cần có bộ lọc gắn ở đầu bin (có bán ở các cửa hàng ống nước); hoặc mua lưới i nox và dây i nox 5mm để chế bộ lọc bọc đầu bin lại, không cho rác nhỏ hút vào ống dẫn nước. Nếu dùng hệ thống tưới nhỏ giọt thì bắt buộc phải có bộ lọc Israel.
Các phụ kiện tưới phun và tưới nhỏ giọt như hình sau:
Agriviet.Com-bet.jpg

Từ trái qua: Bét phun tia, bét nhỏ giọt nhỏ, bét nhỏ giọt kiêm phun, bét nhỏ giọt lớn, T trắng 5mm, bét nhỏ giọt nhỏ (300 đ/cái), ống đen 4,5mm

chú tiến ơi cho cháu hỏi cái ống đen 4,5mm đó bao nhiêu tiền /1m vậy.cháu rất cảm ơn chú đã chia sẻ.
 
Anh chuyên sản xuất và lắp đặt hệ thống tưới. Anh đừng bàn về các chuyện khác (như giá cả sản phẩm ,mùa vụ hay bón phân xịt thuốc..........)
Theo em : anh nên mô tả tỉ mỹ từng chi tiết hệ thống tưới và giá thành lắp đặt hệ thống.
tưới (ưu và khuyết điểm)
Vì anh nói chuyện giá cả sản phẩm , thời vụ ,mùa vụ, cách thu hoạch , nhân công , tiền lương người lao động , trừ chi phí sản xuất ..v...v... càng nói càng sai người ta cười.....thúi đầu anh.
xin lỗi , sự thật mất lòng
Anh nên chấp nhận , vì cách tính của a sai sót quá nhiều
Bác chuẩn bị nhận đòn "xóa bài" vì bác vodinhtien "có ô dù" khá lớn.
 
bác tiến cho e hỏi béc phun tia 300đ đường kính phun la bao nhiêu.còn về phần bật tắt bơm lúc phun thuốc sao bác không dùng remote sóng vô tuyến cho nó auto xíu thì chỉ cần một nhân công thôi bác ạh
 
Em có 3ha cafe, 1ha tiêu, 7 sào mít, liền kề nhau bác tư vấn giúp em lắp đặt hệ thống tưới tự động như thế nào để hiệu quả nhất?
 
Đây là bộ châm phân cùi bắp của mình: sử dụng nguyên cái máy xịt thuốt hút phân bón/thuốc BVTV hoặc vi sinh vật từ bồn rồi đẩy vào hệ thống tưới nhỏ giọt. Bộ châm phân của bác Tiến có cái nguy hiểm là vận hành sai thì phân có thể chảy xuống giếng (ai dùng giếng khoan sẽ hiểu :) ). Bộ châm phân của mình "chơi" được với tất cả loại phân bón, vi sinh vật, không làm giảm áp lực nước không cần phải canh giờ tính toán gì cả. Chỉ có cái hơi tốn điện và tốn cái máy xịt thuốc => Nhà có điều kiện thì xài :)
IMAG1362.jpg
 
Đây là bộ châm phân cùi bắp của mình: sử dụng nguyên cái máy xịt thuốt hút phân bón/thuốc BVTV hoặc vi sinh vật từ bồn rồi đẩy vào hệ thống tưới nhỏ giọt. Bộ châm phân của bác Tiến có cái nguy hiểm là vận hành sai thì phân có thể chảy xuống giếng (ai dùng giếng khoan sẽ hiểu :) ). Bộ châm phân của mình "chơi" được với tất cả loại phân bón, vi sinh vật, không làm giảm áp lực nước không cần phải canh giờ tính toán gì cả. Chỉ có cái hơi tốn điện và tốn cái máy xịt thuốc => Nhà có điều kiện thì xài :)Xem file đính kèm 3373
Cái này được, nhưng cho tôi hỏi hệ thống tưới bằng bét phun như hình dưới có áp dụng được không vậy bác? Chỗ em trồng bưởi:
DSC05247.png


DSC05243.png
 
Cái này được, nhưng cho tôi hỏi hệ thống tưới bằng bét phun như hình dưới có áp dụng được không vậy bác? Chỗ em trồng bưởi:
DSC05247.png


DSC05243.png
Minh nghĩ bạn xài ong 21 đe lam cai bec chế này thì on hon, bạn xài óng ri 10 loai 60k/ cuộn. Ng ta co ban 1 cái đầu noi cho óng ri 10 và ra 21
 
Cái này được, nhưng cho tôi hỏi hệ thống tưới bằng bét phun như hình dưới có áp dụng được không vậy bác?
Đã nói là được tất mà :). Tại vì có cái máy xịt thuốc nên nó chỉ tăng thêm áp lực nước (chứ không làm giảm áp lực nước). Nói chung là cái "bộ châm phân" cùi bắp này nó không "quan tâm" lắm đến áp lực nước, công suất máy bơm, nhỏ giọt hay tưới béc vì cái máy xịt thuốc nó hút phân từ trong phuy bơm vào hệ thống tưới mà.
 
Bạn có thể giải thích sao ống 21 lại ổn hơn được ko?
1.gia thành rẻ( minh làm chỉ 2k thoi), óng cấp cung nho, ri 10, hoac 21 thi re hon óng 27 nhieu,
2. Nêu óng cáp nhỏ nó ep nước hon, ma bec lon thi nước ra k đeu
Nói vạy cũng chỉ la suy nghĩ cua mình thoi, vi k biet ban dùng bao nhiu bec này nen cũng kho chinh xác
 
1.gia thành rẻ( minh làm chỉ 2k thoi), óng cấp cung nho, ri 10, hoac 21 thi re hon óng 27 nhieu,
2. Nêu óng cáp nhỏ nó ep nước hon, ma bec lon thi nước ra k đeu
Nói vạy cũng chỉ la suy nghĩ cua mình thoi, vi k biet ban dùng bao nhiu bec này nen cũng kho chinh xác
Cũng hợp lý :)
 
Cách pha boocdo không đúng đâu bạn ơi.
Và bạn không nên hướng dẫn người tiêu dùng tới một sản phẩm phân bón nào, thương hiệu nào, nếu có hướng dẫn, cần phải chứng minh nêu rõ luận điểm, luận chứng, luận cứ là loại phân bón đó tốt.
Xin lỗi bạn, xin lỗi anh em. Tôi có chuyên môn pha chế, điều chế hóa chất, nên tôi chỉ cần ngồi vào một đại lý VTNN bất kỳ, nhìn qua 1 vòng mắt là tôi biết ngay cách pha chế tất cả các loại phân, thuốc đang bày bán ở cửa hàng, và tôi cũng biết ngay loại nào là "loại đểu". Tuy nhiên, trên diễn đàn này tôi không nói ra vì nói không đúng chỗ. Nói phải đúng chỗ, đúng nơi, đúng lúc, đúng với người có thẩm quyền, cơ quan có thẩm quyền.
 
Last edited:
Back
Top