Chăm chó con mới sinh, cần lưu ý những gì?

1. Chuẩn bị chỗ ở cho chó con mới sinh​

Khoảng thời gian 1-2 tuần đầu là khoảng thời gian nguy hiểm, chó con mới sinh nên chúng sẽ rất yếu ớt, môi trường sống thay đổi đột ngột chưa thể thích nghi được. Vì vậy bạn cần chuẩn bị cho chúng nơi ở ấm áp, êm ái để tránh thân nhiệt hạ xuống gây chết non. Chỉ đơn giản như các quần áo cũ đã giặt sạch, chăn bông cũ bạn đã có thể tự tay tạo ra cho chúng 1 chỗ ở an toàn rồi.

ổ cho chó con


2. Không cắt dây rốn của chó con​

Chúng ta không nên cắt dây rốn cho chó con, vì rốn là nơi các dây thần kinh hội tụ việc cắt dây rốn cho chúng sẽ gây ra tình trạng xuất huyết. Do đó, cách tốt nhất là để cho dây rốn tự rụng.

3. Để chó con luôn gần gũi chó mẹ​

Để cho chó con luôn gần gũi mẹ là điều quan trọng để chó con phát triển khỏe mạnh. Đây là khoảng thời gian quan trọng để chó mẹ gắn kết với chó con và tĩnh dưỡng sau sinh. Hơn hết chó con cần được bú mẹ ngay sau khi sinh để cung cấp chất dinh dưỡng, kháng thể để nuôi dưỡng phát triển. Khoảng thời gian chó con bú mẹ sẽ từ 2-3 tiếng 1 lần. Trong trường hợp chó mẹ không cho con bú thì cần mang chúng đến thú y.

chăm sóc chó con khi cúng bị ốm
Chăm sóc chó con khi chúng bị ốm

4. Nên cho chó con mới sinh ăn gì?​

Với cấu tạo cơ thể chưa hoàn thiện, đặc biệt hệ tiêu hóa vẫn còn non yếu. Chính vì thế ở khoảng thời gian này sữa mẹ sẽ là thức ăn tốt nhất với chúng bởi sữa mẹ có nhiều chất dinh dưỡng, vitamin và các khoáng chất tốt nhất cho chó con giúp chúng tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ chó con khỏi tác nhân của môi trường.

Sau 1-2 tuần, nếu chó mẹ thiếu sữa thì bạn có thể cho chó con uống sữa ngoài bằng cách để cho chúng tự uống bằng khay thấp. Xem ngay tại đây để tìm hiểu thêm về các loại sữa tốt nhất dành cho chó con.

Sau 1 tháng, bạn bắt đầu cho chó con ăn dặm được rồi như các món cháo, phô mai, cơm xay nhuyễn. Kết hợp với sữa để chó con đủ dinh dưỡng và canxi, kích thích vị giác của chúng.

Hướng dẫn cách nấu cháo cho chó con ăn dặm - Mèo Cún


Bắt đầu từ 2-3 tháng trở đi bạn có thể cho chúng ăn thêm rau củ, các loại thịt cá, trứng. tuy nhiên bạn nên hạn chế cho chó con ăn cá bởi sẽ ảnh hưởng đến đường ruột khiến chúng bị tiêu chảy. Thức ăn cần được nấu chín và đảm bảo vệ sinh để chúng có thể có được sức khỏe khỏe mạnh, phát triển 1 cách nhanh chóng và toàn diện về cả thể chất lẫn trí lực.

5. Vệ sinh cho chó​

Để cho những chú chó con lớn lên trong điều kiện tốt nhất thì vệ sinh sạch sẽ cũng là bước quan trọng ảnh hưởng tới. Thường xuyên vệ sinh tuyến vú cho chó mẹ trong quá trình nuôi sữa, với chuồng ổ thì thường xuyên tay tấm lót khi thấy bẩn, thay ga nệm cho vệ sinh sạch sẽ để tránh các bệnh về da cũng như kí sinh trùng gây hại đến chúng.

6. Kiểm tra thân nhiệt và cân nặng định kì​

Đây là việc cần thiết để có thể theo dõi được quá trình phát triển của chó con. Thân nhiệt cún con lúc mới sinh thường vào khoảng 34,5-37,2 độ C. Nhiệt độ này sẽ tăng lên 37,8 độ C khi ẻm được 2 tuần tuổi. Cần chú ý cân nặng và báo cho bác sĩ thú y khi có bất thường.

Cách tính tuổi của chó


Homelypet hi vọng qua bài viết trên, bạn sẽ biết thêm được nhiều kiến thức quan trọng để chăm chó con. Liên hệ với chúng mình để có thể chọn được các sản phẩm cho thú cưng ưng ý nhất và chúng mình sẽ giải đáp các thắc mắc mà thú cưng của bạn đang gặp phải. Xin cảm ơn các bạn
 
Back
Top