Tỉnh Bắc Kạn đã giao cho các ngành chức năng nghiên cứu, lược chọn và qui hoạch cây hồng không hạt thành vùng cây ăn quả đặc sản, với hơn 1.200 ha tại những nơi đất dốc, đồi núi thấp, bờ mương, bờ ao chủ yếu ven theo các triền núi của các nhánh sông chảy vào hồ Ba Bể.
Từ lâu cây hồng không hạt đã trở thành món quà đặc sản, niềm tự hào của nông dân các xã vùng sâu các huyện Ba Bể, Ngân Sơn. Hồng không hạt Bắc Kạn giàu đường, cát, khi ăn thì giòn và ngọt, có mùi thơm, không có vị chua chát, vỏ sừng mỏng nhưng cứng, nhẵn bóng nên không bị sâu bệnh gây hại, quả nhỏ đều, mắt thường đã nhìn nhận rõ hình thù quả hồng nơi đây khác hẳn với hồng không hạt của các tỉnh Bắc Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng.
Trước đây, hồng không hạt Bắc Kạn là món ăn mùa vụ của bà con nông dân, nhà có nhiều thì vài chục cây, nhà ít một hai cây gọi là có quả theo mùa nào thức ấy ở một số hộ gia đình các xã Nà Phặc, Hương Nê, Thuần Mang… huyện Ngân Sơn; Hà Hiệu, Bành Trạch, Khang Ninh (Ba Bể); Quảng Bạch, Nam Cường, Rã Bản (Chợ Đồn).
 Ông Đàm Văn Vụ, xã Hà Hiệu, huyện Ba Bể có 700 cây hồng không hạt cho biết: Từ khi còn nhỏ, ông đã thấy nhà mình có mấy cây hồng không hạt đã già, năm nào cũng rất sai quả, ăn thì ngọt, giòn nhưng không ai tính tới việc sản xuất hàng hóa. Từ khi thấy thương lái săn lùng mua quả hồng tại vườn, với giá khoảng 13.000 đồng/kg, ông và nhiều hộ gia đình khác mới nhân rộng diện tích.
Để tạo nguồn giống tốt cung cấp cho việc nhân rộng loại cây ăn quả đặc sản này, tỉnh Bắc Kạn đã huy động các nhà khoa học, cán bộ KN- KL đồng loạt triển khai các đề tài, dự án nhằm đánh giá, tuyển chọn những cây đầu dòng, hướng dẫn nông dân nhân giống và xây dựng mô hình thâm canh cây ăn quả theo hướng sản xuất theo nhu cầu thị trường. Qua đó, đã sơ tuyển được 98 cá thể có đặc điểm ưu tú, bước đầu bình tuyển được 16 cây đầu dòng có năng suất cao, chất lượng tốt tại các huyện Ba Bể, Ngân Sơn và Chợ Đồn.
Ông Hoàng Ngọc Đường - Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn cho biết: Diện tích trồng hồng không hạt dự kiến sẽ tăng trên 1.000 ha vào năm 2015, gấp 3 lần so với hiện nay. Thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác hồng với năng suất bình quân như hiện nay khoảng 45 tạ/ha, giá bán từ 12.000 đồng đến 15.000 đồng/kg, như vậy 1 ha đất đồi và bờ ao, bờ mương cũng sẽ đạt giá trị kinh tế từ 50 - 60 triệu đồng/ha.
Xây dựng các vườn ươm sản xuất cây giống bằng phương pháp ghép cành, từ năm 2010, mỗi năm sẽ cung cấp khoảng 20.000 cây giống tốt phục vụ nhu cầu mở rộng diện tích trồng hồng không hạt, xây dựng trên 20 ha mô hình thâm canh hồng theo hướng sản xuất hàng hóa.
Để giúp cho việc tạo lập thị trường tiêu thụ, Sở KH- CN Bắc Kạn đã phối hợp với Viện Nghiên cứu rau quả Trung ương tiến hành xây dựng và công nhận vùng chỉ dẫn địa lý cho hồng không hạt Bắc Kạn, xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ hồng trong và ngoài nước. Tuy nhiên, cách trồng nhỏ lẻ, phân tán nên hết năm 2009, diện tích hồng không hạt Bắc Kạn mới được 258 ha, diện tích trong vùng dự án để phát triển cây hồng là 167 ha.
Các hộ dân trồng hồng nhân giống bằng phương pháp ghép đã cho rằng: Sau 5 năm trồng, cây hồng sẽ cho thu hoạch trung bình 10kg/cây, với giá bán buôn trung bình 10.000đ/kg. Như vậy, việc ứng dụng KH- CN vào việc nhân giống, cấy ghép hồng không hạt đã bước đầu đem lại hiệu quả cao, tăng thu nhập cho người dân, góp phần khuyến khích sức dân tự mở rộng diện tích hồng không hạt.
Bao Nong Nghiep Viet Nam
Từ lâu cây hồng không hạt đã trở thành món quà đặc sản, niềm tự hào của nông dân các xã vùng sâu các huyện Ba Bể, Ngân Sơn. Hồng không hạt Bắc Kạn giàu đường, cát, khi ăn thì giòn và ngọt, có mùi thơm, không có vị chua chát, vỏ sừng mỏng nhưng cứng, nhẵn bóng nên không bị sâu bệnh gây hại, quả nhỏ đều, mắt thường đã nhìn nhận rõ hình thù quả hồng nơi đây khác hẳn với hồng không hạt của các tỉnh Bắc Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng.
Trước đây, hồng không hạt Bắc Kạn là món ăn mùa vụ của bà con nông dân, nhà có nhiều thì vài chục cây, nhà ít một hai cây gọi là có quả theo mùa nào thức ấy ở một số hộ gia đình các xã Nà Phặc, Hương Nê, Thuần Mang… huyện Ngân Sơn; Hà Hiệu, Bành Trạch, Khang Ninh (Ba Bể); Quảng Bạch, Nam Cường, Rã Bản (Chợ Đồn).
 Ông Đàm Văn Vụ, xã Hà Hiệu, huyện Ba Bể có 700 cây hồng không hạt cho biết: Từ khi còn nhỏ, ông đã thấy nhà mình có mấy cây hồng không hạt đã già, năm nào cũng rất sai quả, ăn thì ngọt, giòn nhưng không ai tính tới việc sản xuất hàng hóa. Từ khi thấy thương lái săn lùng mua quả hồng tại vườn, với giá khoảng 13.000 đồng/kg, ông và nhiều hộ gia đình khác mới nhân rộng diện tích.
Để tạo nguồn giống tốt cung cấp cho việc nhân rộng loại cây ăn quả đặc sản này, tỉnh Bắc Kạn đã huy động các nhà khoa học, cán bộ KN- KL đồng loạt triển khai các đề tài, dự án nhằm đánh giá, tuyển chọn những cây đầu dòng, hướng dẫn nông dân nhân giống và xây dựng mô hình thâm canh cây ăn quả theo hướng sản xuất theo nhu cầu thị trường. Qua đó, đã sơ tuyển được 98 cá thể có đặc điểm ưu tú, bước đầu bình tuyển được 16 cây đầu dòng có năng suất cao, chất lượng tốt tại các huyện Ba Bể, Ngân Sơn và Chợ Đồn.
Ông Hoàng Ngọc Đường - Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn cho biết: Diện tích trồng hồng không hạt dự kiến sẽ tăng trên 1.000 ha vào năm 2015, gấp 3 lần so với hiện nay. Thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác hồng với năng suất bình quân như hiện nay khoảng 45 tạ/ha, giá bán từ 12.000 đồng đến 15.000 đồng/kg, như vậy 1 ha đất đồi và bờ ao, bờ mương cũng sẽ đạt giá trị kinh tế từ 50 - 60 triệu đồng/ha.
Xây dựng các vườn ươm sản xuất cây giống bằng phương pháp ghép cành, từ năm 2010, mỗi năm sẽ cung cấp khoảng 20.000 cây giống tốt phục vụ nhu cầu mở rộng diện tích trồng hồng không hạt, xây dựng trên 20 ha mô hình thâm canh hồng theo hướng sản xuất hàng hóa.
Để giúp cho việc tạo lập thị trường tiêu thụ, Sở KH- CN Bắc Kạn đã phối hợp với Viện Nghiên cứu rau quả Trung ương tiến hành xây dựng và công nhận vùng chỉ dẫn địa lý cho hồng không hạt Bắc Kạn, xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ hồng trong và ngoài nước. Tuy nhiên, cách trồng nhỏ lẻ, phân tán nên hết năm 2009, diện tích hồng không hạt Bắc Kạn mới được 258 ha, diện tích trong vùng dự án để phát triển cây hồng là 167 ha.
Các hộ dân trồng hồng nhân giống bằng phương pháp ghép đã cho rằng: Sau 5 năm trồng, cây hồng sẽ cho thu hoạch trung bình 10kg/cây, với giá bán buôn trung bình 10.000đ/kg. Như vậy, việc ứng dụng KH- CN vào việc nhân giống, cấy ghép hồng không hạt đã bước đầu đem lại hiệu quả cao, tăng thu nhập cho người dân, góp phần khuyến khích sức dân tự mở rộng diện tích hồng không hạt.
Bao Nong Nghiep Viet Nam
Last edited: