Bán Chồn Nhung Đen .Nơi duy nhất được ĐTHVN & T.Sỹ Võ Văn Sự về thăm và làm việc.

  • Thread starter ChungToDay
  • Ngày gửi
huupupuupuupupuppupuupup

upyppupupupuupuppupupp
 


Up hoài vậy bác ,nên bỏ thì hay hơn,không biết bao nhiêu gia đình vì thiếu thông tin,nghe các bác quãng cáo thuyết trình ,,,,,,, mà giờ họ ôm cục nợ không biết lúc nào mới trả hết vì chồn nhung đen này,hãy trả lại đúng cái giá trị thực của nó ,nó là anh em với con bọ ,có như vậy những người nông dân thiếu thông tin họ không phải khổ vì chồn nhung đen này của các bác,
 
Up...up hoài vậy pác ChungToDay..!!
Biết bao nông dân vì thiếu thông tin nghe lời pác quảng cáo con chuột nam mỹ này mà họ bị vỡ nợ, gia cảnh lâm vào khốn khó...!!! :1^::1^:
Pác up up...hòai giống như pác bị ngộp nước vậy..

Pác hãy dừng lại khi vẫn còn có thể :bash:

Đừng đi qua đời sống quá nhanh, vì bạn không những chỉ quên đi
nơi bạn đã đến mà còn quên cả hướng đi của chính mình.
Đừng để cuộc sống vuột khỏi tầm tay bằng cách sống trong quá khứ , hoặc cho tương lai
Mà bạn hãy sống thật tốt cho từng ngày


Nguồn: http://hgth.vn/diendan/showthread.php?t=44357#ixzz2HYdKGbCA
 
Hiện tại tôi đang thu mua Chồn Thịt cho những người mua hàng của tôi, tôi là ngưòi làm ăn chân chính , k lừa dảo gì cả. MOng các Anh đừng có đánh hội đồng kiểu đó.
 
Đua nhau nuôi chuột thành... chồn nhung đen
http://vtc.vn/394-356784/phong-su-kham-pha/dua-nhau-nuoi-chuot-thanh-chon-nhung-den.htm
26/11/2012 06:19 | Phóng sự - Khám phá Thuộc chuyên đề: Nông dân đổ xô nuôi chồn nhung đen đa cấp: Sẽ có 'cái chết' hàng loạt?
(VTC News) - Loài chuột đồng cỏ màu đen chính là chồn nhung đen mà nông dân Việt Nam đang đổ xô nuôi với giấc mộng làm giàu.

» Những món thịt chuột lạ lùng ở quê lúa
» Chuyện lạ về anh nông dân vỗ béo chuột... làm giàu
» Chuyện săn chuột vui như hội
» Kỳ thú chuyện săn chuột “khủng” ở Thái Bình
» Chuyện khó tin về loài chuột to như lợn ở Nam Mỹ
» Kỳ thú chuyện săn chuột đá trên đỉnh Lung Tang
» Kỳ lạ tục chọn người hùng bằng tài... săn chuột
» Chuột nướng, chuột xào và đặc sản chuột treo gác bếp
» Kỳ lạ chuyện cúng thần bằng tiết canh chuột ở Hà Giang
» Lạ lùng chợ chuột họp giữa thủ đô
» Xơi chuột sống và đặc sản chuột “trinh nữ kén chồng”
» Chuyện lạ về ấp săn chuột người Việt ở Campuchia
» “Tiến sĩ mèo” đi nghiên cứu… chuột (kỳ 2)
» Hà Nội: Cả làng đánh chén thịt chuột




Thời gian gần đây, người dân khắp cả nước đua nhau nuôi loài vật gặm nhấm, với cái tên rất lạ: chồn nhung đen.

Từ chục năm nay, người dân nước ta đã biết đến mô hình kinh doanh kiểu đa cấp. Kết cục của mô hình này, là những ông chủ ôm cả đống tiền chuồn mất, để lại những khoản nợ nần chồng chất cho những người nhẹ dạ cả tin.

Loài gặm nhấm mà người dân, thậm chí các nhà khoa học gọi là chồn nhung đen, mới du nhập, được nghiên cứu, thử nghiệm ở nước ta mấy năm nay, cũng đã biến thành sản phẩm của mô hình đa cấp.

Hàng ngàn nông dân ở nước ta đang nuôi "chồn nhung đen"
Như một mạng nhện, như bộ rễ khổng lồ, mô hình này đã lan ra cả nước. Hai đơn vị phổ biến mô hình này, là Công ty Giấc Mơ Việt và của một cá nhân, có tên Đoàn Việt Châu.

Để tham gia mô hình nuôi chồn nhung đen, người nông dân phải bỏ ra ít nhất vài chục triệu, nhiều thì cả tỷ bạc để xây dựng chuồng trại, mua chồn từ những ông chủ công ty đa cấp này. Một đôi chồn, giá trị thực, đang được bán ngoài thị trường chỉ 200-300 ngàn đồng/ đôi, thì được họ bán với giá 4 triệu đồng/ đôi.

Ấy thế nhưng, người dân vẫn đổ xô tham gia mô hình, khiến mô hình kỳ quặc này lan nhanh như bão, từ tỉnh nọ sang tỉnh kia. Hết tỷ nọ đến tỷ kia đổ về túi các ông chủ, còn người dân thì vẫn đang ngây thơ với mộng làm giàu.

Cũng giống như các mô hình đa cấp khác, tiền sẽ chỉ chảy từ túi người nọ sang người kia. Người nào nhanh chân, chớp thời cơ và rút nhanh thì kiếm chác được, còn phần lớn những người đến sau sẽ lãnh hậu quả.

Thật hài ước khi hàng trăm, cả ngàn hộ dân đang lập chuồng trại nuôi cả triệu con chồn, nhưng không biết nuôi để làm gì, bởi vì chẳng có nhà hàng nào nhập thịt chồn để chế biến, cũng chẳng thấy ai làm thịt chồn để ăn.

Một ông nông dân nuôi hàng trăm con chồn nhung đen cũng khẳng định không dám ăn thịt. Ông chủ của những mô hình đa cấp này cũng chẳng biết dùng thịt chồn làm gì.

Cách thức lừa đảo rất cũ, nhưng vẫn hiệu nghiệm, vì nó đánh vào lòng tham của người dân.

Chồn nhung đen là con gì?

Một số nhà khoa học nông nghiệp ở nước ta ca ngợi con chồn nhung đen lên tận… trời xanh. Rằng nó được lai giống từ chồn hoang dã, là loài vật thuộc họ gặm nhấm. Nó có hình thái khá giống thỏ, chỉ khác là cặp tai nhỏ như... chuột.

Loài vật này rất phù hợp với người nghèo, vì nó chỉ ăn cỏ, các loại rau, củ, nhưng lại đẻ nhiều, lớn nhanh, cho thịt nhiều dinh dưỡng và giá bán khá cao.

Các nhà khoa học tin rằng đây là chồn nhung đen hoặc chồn Nam Mỹ
Tất nhiên, bán đi đâu thì chả ai biết, vì chưa thấy có siêu thị nào cung cấp thịt chồn nhung đen, cũng chưa thấy có nhà hàng nào phục vụ đặc sản này. Chỉ có cầy hương, chồn hương, loài thú rừng trong sách đó là vẫn từng ngày lên bàn nhậu.

Các nhà khoa học cũng khẳng định rằng, loài chồn này rất hiền lành và... không gây dịch bệnh, không phá hoạt mùa màng, không làm thay đổi sinh thái. Tóm lại, chúng rất hợp với điều kiện, hoàn cảnh, môi trường ở nước ta.

Đây mới là loài chồn sống ở Nam Mỹ
Việc nuôi chồn nhung đen mang lại hiệu quả rất cao, bởi chúng có khả năng sinh sản như… chuột. Trung bình, một chồn cái đẻ 4 lứa một năm, mỗi lứa đẻ 3-4 chồn con, thậm chí tới 7 chồn con. Thời gian mang thai của chồn là 65 ngày. Chồn mẹ nuôi con bằng sữa và chỉ sau 21 ngày là cai sữa và chuẩn bị cho chu kỳ sinh sản mới.

Chồn nhung đen là… chuột đồng cỏ Nam Mỹ

Trong khi các nhà khoa học nông nghiệp Việt Nam ca ngợi con chồn nhung đen, một số kẻ chớp thời cơ mở mô hình đa cấp để gom tiền của người nghèo, người người hồn nhiên mang giấc mộng thành tỷ phú, thì một anh bạn tôi ở tận nước Mỹ gọi điện về bảo rằng: “Ông phải cảnh báo cho người dân nước mình kẻo bị lừa quả đắng, còn đắng hơn vụ ốc bươu vàng hai chục năm trước. Đám lừa đảo hiện đang bán con chuột Nam Mỹ cho người dân với cái tên dịch ra tiếng Việt là “chồn nhung đen” với giá cắt cổ. Khi mô hình đa cấp đổ vỡ, người ta sẽ hàng triệu con chuột đồng cỏ Nam Mỹ này ra môi trường tự nhiên”.

"Chồn nhung đen" có xuất xứ từ Nam Mỹ thì ăn cỏ

Chú chồn thực sự ở Nam Mỹ thì lại ăn động vật
Theo anh bạn tôi, loài chuột đồng cỏ Nam Mỹ này rất phổ biến ở các đồng cỏ thấp của miền Tây nước Mỹ, kéo dài đến tận New Mexico. Chúng rất phổ biến ở Đông Montana, Tây Nam và Bắc Dakota, đến tận Texas và cực Đông Nam Arizona.

Chúng là loài vật hoang dã, sống bầy đàn trên các đồng cỏ. 95% lượng thức ăn của chúng là các loại cây cỏ. Chúng cũng ăn côn trùng, nhưng số lượng không đáng kể. Chúng đào hang dưới lòng đất, tạo thành những hang ngầm lớn, thông với nhau như mạng nhện.

Loài chuột đồng cỏ Nam Mỹ có tính cộng đồng rất cao. Tuy nhiên, chúng vẫn có không gian riêng cho gia đình của mình. Gia đình chuột đồng sống cùng nhau trong một hang động riêng.



Chuột đồng cỏ Nam Mỹ có hình thái giống hệt "chồn nhung đen"

Vào mùa sinh sản, chuột đồng Nam Mỹ cái tha cỏ vào hang làm ổ rồi sinh đẻ. Chúng động dục mạnh vào thời điểm tháng 2. Một chú chuột đực sẽ “cưới” cả đàn chuột cái và quản lý hàng ngàn chuột con. Ngoài nhiệm vụ cảnh giới, chuột đực chỉ có nhiệm vụ thụ tinh để chuột cái mang bầu. Còn nuôi con, chăm sóc con cái là nhiệm vụ của các bà mẹ.

Loài chuột đồng cỏ này ngủ vào buổi trưa ở trong hang để trốn cái nóng. Chúng bò lên mặt đất và kiếm ăn vào lúc sáng và chiều. Những ngày mát mẻ, trời u ám, thì nó hoạt động cả ngày. Mùa đông, nó cũng không ngủ, nhưng hoạt động ít và ăn cũng ít.

Chồn hương nuôi ở Việt Nam. Loài chồn có mõm nhọn, đuôi dài và to. "Chồn nhung đen" mõm tù và chẳng thấy đuôi đâu cả.


Tuy nhiên, giờ đây, với sự xuất hiện của con người, của sự ô nhiễm hóa học, môi trường sống của loài chuột đồng cỏ đang bị thu hẹp dần. Căn bệnh dịch hạch cũng đã giết hại hàng trăm triệu con mỗi năm.

Người dân vùng Nam Mỹ cũng có thú săn chuột đồng cỏ. Vào buổi sáng hoặc chiều, những chú chuột to lớn này bò lên khỏi mặt đất, thậm chí đứng bằng hai chân quan sát kẻ địch, sẽ là tấm bia của các thợ săn. Đó cũng là nguyên nhân khiến loài chuột đồng cỏ Nam Mỹ suy giảm về số lượng.

Nông dân nước ta đang nuôi chuột thành... chồn?
Một số vùng dùng chuột đồng cỏ Nam Mỹ là món ăn giàu dinh dưỡng, song nhiều vùng giết bỏ, không ăn, vì nghĩ rằng chúng mang dịch bệnh.

Theo anh bạn tôi, chuột đồng Nam Mỹ có nhiều loại, với nhiều màu sắc khác nhau. Loài chuột đồng cỏ màu đen chính là chồn nhung đen mà nông dân Việt Nam đang đổ xô nuôi với giấc mộng làm giàu.

Sự thật về chồn nhung đen thế nào, mong rằng các nhà khoa học Việt Nam vào cuộc nghiên cứu, giải mã, để những người nông dân tránh bị lừa đảo.
Chi Chồn là một chi có pháp danh khoa học Mustela của họ Chồn (Mustelidae) với khoảng 16 loài. Các loài chồn trong chi này có kích thước dao động trong khoảng 15–35 cm (6-14 inch), và thông thường có lớp lông bên ngoài màu nâu nhạt, bụng trắng và chóp đuôi có lông đen.


Ở nhiều loài, các quần thể sống trên các độ cao lớn thay lông thành màu trắng với chóp đuôi đen vào mùa đông. Chúng có thân hình mảnh dẻ, cho phép chúng dễ dàng theo đuổi con mồi trong hang. Đuôi của chúng nói chung dài gần bằng phần còn lại của cơ thể. Là các loài động vật ăn thịt có kích thước nhỏ nên các loài chồn này nói chung khá thông minh và mưu mẹo.

Các loài chồn ăn thịt các loài thú nhỏ, và trước đây người ta coi chúng là có hại do một vài loài còn dám bắt cả gia cầm từ các trang trại, hay thỏ từ các hang nuôi cho mục đích thương mại.

nguồn: http://vtc.vn/394-356784/phong-su-kham-pha/dua-nhau-nuoi-chuot-thanh-chon-nhung-den.htm
 
Nguồn:
http://www.chonnhungden.net/2012/12/loi-on-va-su-that-ve-chon-nhung-en.html


Lời đồn và sự thật về Chồn nhung đen
Chủ nhật, ngày 09 tháng mười hai năm 2012 | 09:16
Chồn nhung đen.net tham khảo: Ở Đan Phượng (Hà Nội), có hai chàng trai trẻ đang nuôi giấc mộng làm giàu từ một loài vật nuôi có cái tên lạ hoắc: Chồn nhung đen. Sự thật về loài vật nuôi này như thế nào? Liệu chúng có đáng giá đến mức phải bỏ ra hàng triệu đồng để thưởng thức?
Gọi là chồn, nhưng ngoại hình lại lai lai... chuột đồng, dễ nuôi, dễ sinh sản, thịt ăn khá thơm, loài vật nuôi ngoại nhập này đang dấy lên một cơn sốt chồn nhung đen tại miền Bắc, khi mà nhiều đối tượng bán hàng đa cấp trục lợi đang thổi giá bán lên hàng triệu đồng mỗi đôi.

Dễ như nuôi chồn

Không mấy khó khăn để tìm đến trại nuôi chồn nhung đen tại đội 6 – Tam Đạc. Có thể nói là nhờ chồn nhung đen mà tên tuổi của hai thanh niên “chân đất” là chủ trại chồn bỗng nhiên nổi như cồn. Chiếc biển hiệu to tướng “Trang trại chồn nhung đen” đập ngay vào mắt chúng tôi, bên trong là ngôi nhà khá khang trang, dãy hệ thống chuồng trại rộng rãi đang sửa sang.

Lê Văn Được - một trong hai chủ nhân trẻ của trại nuôi chồn - tiếp chúng tôi khi mặt còn lấm lem vôi vữa, quần xắn tận gối và nụ cười... nông dân chính hiệu. 26 tuổi, Được cùng với người bạn chí cốt là Lê Quang Trung trở thành hai chủ nhân trẻ của trại nuôi chồn hàng nghìn con, sở hữu 3 cơ sở (hai cơ sở nuôi khác ở An Khánh và Bắc Ninh).

“Trung hôm nay đi giao hàng tận Tây Nguyên, vài hôm nữa mới ra. Mỗi hai anh em lọ mọ nên phải tự chạy đôn chạy đáo đi giao nhận hàng“ – Được nói.


Lê Văn Được và mô hình làm giàu thành công từ chồn nhung đen. Ảnh: D.H

Trang trại chồn nhung đen của Trung và Được nhìn khá giản đơn với ba dãy chuồng lưới, bên trong cơ man nào là chồn nhung đen đủ mọi lứa tuổi: Sơ sinh, trưởng thành và cả... chửa đẻ. Loại động vật có hình dáng từa tựa chuột đồng nhưng kích thước to hơn, lông đen tuyền và đôi mắt to, hiền lành; nói chung là nom... đáng yêu, dễ mến hơn loài chuột.

Bắt một chú chồn lông đen lên ôm vào lòng vuốt ve, Được kể: “Loài này rất hiền, dễ nuôi, ít bệnh tật, thức ăn đơn giản chỉ cỏ voi, rau muống, thậm chí lõi ngô. Ngoài hai tháng là có thể sinh sản, mỗi năm đẻ đến 4 lứa và cho khoảng 3 – 6 con mỗi lứa nên số lượng đàn phát triển rất nhanh”.

Nuôi chồn nhàn tênh, lại chẳng lo lắng nhiều về khả năng nhiễm bệnh, Được và Trung không khó khăn gì để xoay xở dù không cần đến nhân công phụ việc. Hơn ba tháng là có thể có chồn thương phẩm, trọng lượng lớn nhất lên đến 1,5kg.

Theo Được, loại thịt này khá mới nên được nhiều người chuộng, thịt thơm như thịt thỏ và giá trị protein cũng rất cao. Giá bán chồn giống được bán tại đây khoảng 400.000 – 800.000/đôi, còn thịt thương phẩm thì từ 300.000 – 500.000đ/kg tùy loại. Hiện trại chồn của hai chàng trai này cung ứng cả chồn giống và thịt thương phẩm cho nhiều tỉnh lân cận, vào tận Nghệ An, Tây Nguyên...

Cơn sốt
Tại miền Bắc, trại chồn nhung đen của Được và Trung là trang trại duy nhất đang nhân nuôi loại chồn này. Theo Được, mặc dù đã mày mò gây dựng trang trại gần 5 năm nay, nhưng khoảng gần một năm trở lại đây việc làm ăn của anh và Trung mới trở nên khấm khá. “Hình như trên mạng đang rất sốt trong việc săn lùng con này, mà có đợt giá chồn nhung qua tay thương lái được thổi lên hàng triệu đồng mỗi cặp giống. Chúng tôi thì vẫn giữ nguyên giá chồn giống nhưng nếu ai không tìm hiểu kỹ, thương lái đẩy giá lên cao gấp nhiều lần so với giá gốc”.

Sự thật là thời gian qua, loại chồn nhung này tạo ra một cơn sốt nhỏ từ hậu quả của mô hình bán hàng đa cấp. Đã có lúc giá chồn giống bị đẩy lên đến 4 triệu mỗi cặp mà vẫn khan hàng. Với đồn thổi giá trị dinh dưỡng cao (trong đó còn có loại protein là chất kháng ung thư), lại nuôi dễ hơn cả nuôi lợn, nuôi gà, chồn nhung đen trở thành một hiện tượng khiến giới săn của lạ tò mò muốn biết.


Loài chồn nhung dễ nuôi, sinh sản nhanh, phù hợp với nông hộ nhỏ. Ảnh: D.H

Được và Trung là những người khởi sự từ vài cặp chồn mua lại giống của Viện Chăn nuôi, cũng không thể ngờ là nuôi loại chồn này dễ và nhàn đến như thế. Bản thân họ - từ hai công nhân của một công ty dược- nhờ mô hình này mà trung bình mỗi năm họ thu về hàng trăm triệu.

Theo Được, giá bán thịt thương phẩm hiện tại vẫn còn khá cao, thời gian tới nếu nhân nuôi rộng rãi, lượng thịt tăng lên và nhu cầu bão hòa hơn, họ sẽ giảm giá bán. Thậm chí, họ còn muốn đưa thịt loại chồn này thay thế cho thịt lợn, thịt bò vào bữa ăn hằng ngày...

Tất nhiên đó là nguyện vọng lâu dài, còn hiện tại, với nhu cầu của không ít khách thèm của lạ tận các tỉnh miền trong, thịt chồn nhung đen hiện vẫn được coi là loại thịt bán chạy, giá cao ngất trời (tính ra gần tương đương giá với... thịt bò Australia). Ngoài món nướng truyền thống, dân sành ăn có thể chế biến thành rất nhiều món nhậu hấp dẫn như xào lăn, xào sả ớt, hấp, chiên...

Và sự thật

Chồn này xuất xứ từ đâu? Tại sao nuôi dễ, sinh sản nhanh nhưng không ít người vẫn chưa thấy bán ở chợ, siêu thị, nhà hàng? Liệu đây có phải là chồn thật hay là loài chuột Nam Mỹ như phản ánh của một số cư dân Việt đang sống ở nước ngoài đồn thổi trên mạng Internet? Và có hay không việc nhập nhằng “treo đầu dê bán thịt chó” giữa chồn nhung đen và chồn hương- vốn được xem là đặc sản rừng khoái khẩu của nhiều dân chuyên nhậu thịt rừng?

Ngay cả với trang trại hàng ngàn con của hai thanh niên kể trên, thị trường của họ vẫn chủ yếu “đánh” vào khu vực Tây Nguyên, miền tây Nghệ An... – những nơi vốn được coi là “lãnh địa” của đám thợ săn thịt rừng trái phép?

TS khoa học Võ Văn Sự (Chi hội Động vật quý hiếm Việt Nam – Hội Chăn nuôi Việt Nam) được xem như “cha đẻ” của mô hình nhân nuôi chồn nhung đen và dày công tìm hiểu rất nhiều tài liệu liên quan đến loại chồn nhung này. Ông kể: Khoảng năm 2003, một số thành viên Hiệp hội DN vừa và nhỏ sang Quảng Tây (TQ), thăm và phát hiện thấy dân ở đây nuôi khá nhiều giống chồn nhung đen.

Năm 2009, bộ môn động vật quý hiếm được giao cho nhiệm vụ nuôi thử nghiệm giống này. Sau hai năm nhân nuôi thành công, Trung tâm Thú y vùng 3 cho phép nhân nuôi chồn nhung đen rộng rãi. “Thực ra, mục đích ban đầu là nhập loài chồn này về để làm cảnh. Nhưng do dễ nhân nuôi, từ năm 2007, dân chúng đã nhập chồn nhung đen từ TQ về nuôi tại Thái Nguyên, Lạng Sơn và Bình Phước. Đây là mô hình chăn nuôi dễ, không tốn kém, nhanh cho thành phẩm, rất phù hợp với các hộ chăn nuôi nghèo, ít vốn” – ông Sự nói.

TS Sự cũng khẳng định đây không phải là chuột đồng Nam Mỹ như một số thông tin trên mạng. Loài này có tên khoa học là Guinea Pig, là một giống thuộc loài chồn nhung, tiếng TQ gọi là “hắc thốn” hoặc “hắc đồn”. Tại Peru, đây là thực phẩm phổ biến trong bữa ăn hằng ngày của người dân. Mô hình nuôi chồn nhung đã thành công khi đưa sang các nước Congo, vùng sa mạc Sahara để tăng cường dinh dưỡng cho vùng này.

Cũng theo tài liệu nghiên cứu của TS Sự, lượng đạm trong thịt chồn nhung khoảng 21% - cao hơn thịt bò và lợn, lượng mỡ thấp (8%) và cholesterol cũng thấp nên nhiều người chuộng, và “đây là mô hình chăn nuôi rất cần được mở rộng ở Việt Nam”.

Tuy nhiên, ý kiến của TS Võ Văn Sự lại có phần trái chiều so với GS Nguyễn Lân Hùng – người cũng gắn bó lâu năm với bà con nông dân. Xung quanh việc nuôi chồn nhung, ông Nguyễn Lân Hùng cho hay, đây chỉ là vật nuôi. Ông nói công dụng duy nhất là bổ sung nguồn protein, góp phần cải thiện đời sống chứ không hề có ý nghĩa cao xa như đồn thổi.

“Tôi rất buồn vì đã qua bao lần mà bà con không rút ra được kinh nghiệm. Không thận trọng trong lựa chọn thông tin, dễ bị phỉnh phờ bằng lời dụ dỗ, bỏ ra một đống tiền để nuôi con chồn này với giá trên trời. Bà con hãy cân nhắc khi bỏ tiền đầu tư vào nuôi con gì” - GS Hùng khuyên.

Chưa thể khẳng định ý kiến của ai là đúng, song thực tế là đã có những hộ nông dân làm giàu được nhờ loại chồn nhung này bằng cách bán giống và thương phẩm. Hiện tại, loại thịt chồn nhung vẫn chưa xuất hiện rộng rãi trên thị trường, và chưa có nhiều người dân được thưởng thức bởi đang hiếm và giá cao. May ra, giá bán có hạ xuống bằng thịt lợn, thịt gà, thịt ếch... thì số đông người Việt mới có cơ hội được biết thêm về thứ thịt mới này.

Chồn nhung đen chưa có tên trong danh sách vật nuôi nông nghiệp

Ông Hoàng Kim Giao - Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ NNPTNT - cho biết: Hiện chồn nhung đen chưa có tên trong danh sách các vật nuôi nông nghiệp, không rõ nguồn gốc và chưa có kết quả khảo nghiệm của các cơ quan chuyên môn báo cáo về Bộ NNPTNT. “Chưa có căn cứ đánh giá mặt tích cực và tác hại của chồn nhung đen (lây lan dịch bệnh, phá hoại mùa màng) và chưa có bất cứ kết luận nào về giá trị dinh dưỡng và chất lượng thịt của vật nuôi này” – ông Giao khẳng định. Ngày 6.12, Cục Chăn nuôi đã có văn bản gửi các sở NNPTNT các tỉnh, thành, yêu cầu các sở chủ động tuyên truyền cho người dân về các rủi ro tiềm ẩn từ đối tượng nuôi này, không nuôi phát tán rộng rãi.

Theo laodong
 
Last edited by a moderator:


Back
Top