Phải đầu tư không chỉ thời gian mà còn tiền bạc, cộng với sự tỉ mỉ và yêu động vật, nuôi chim đã trở thành một thú vui của nhiều bạn trẻ thủ đô.
Khác với bạn bè cùng tuổi mải mê công nghệ hay thời gian, âm nhạc…, Hùng Cường - SV khoa Luật, ĐH Mở Hà Nội lại có thú vui chơi chim. Hùng Cường rất tự hào về những lồng chim của mình. Sau một chuyến công tác miền núi, bố Cường mua về một con chim. Lúc đầu được giao nhiệm vụ chăm sóc nó, Cường cũng rất khó chịu. Dần dần, sau một thời gian, Cường đã bị cuốn hút vào thú vui này.
Ngày nào cũng thế, sau khi ăn sáng xong, công việc cũng là niềm thích thú của Cường đó là chăm sóc những lồng chim và nghe chim hót. Hơn chục lồng chim, đủ loại như họa mi, cu gáy, chính chòe, vành khuyên…khiến Cường cũng khá bận.
Nuôi chim cần sự chăm sóc tỉ mỉ. (Ảnh: DK)
Thoăn thoắt thay nước và thêm thức ăn cho từng lồng chim, Cường vui vẻ: “Ngày nào cũng thế, công việc của mình là dọn sạch sẽ lồng. Những hôm nào đi học thì phải dậy thật sớm. Nuôi chim cũng có thú vui riêng. Về nhà nghe tiếng chim hót, mọi mệt mỏi đều xua tan.”
“Nuôi chim từ trước tới nay chỉ được coi là thú chơi của người lớn tuổi. Nhưng giờ đã có nhiều bạn trẻ tham gia nuôi chim. Có thể nói, đây đã trở thành trào lưu” - Cường cho biết thêm.
Hiện nay, chim khuyên đang là một “mốt” mà nhiều bạn trẻ như Cường nuôi. Trong “tài sản” riêng của mình, Cường cũng có tới ba bốn lồng chim khuyên trị giá đến chục triệu đồng.
Có mặt tại một buổi thi chim của câu lạc bộ chim vành khuyên hồ Hale, chúng tôi mới tận mắt chứng kiến sự gay cấn, niềm vui và cả nỗi buồn trên khuôn mặt mỗi bạn trẻ. Hầu hết, những người tham gia cuộc thi này đều là những tay nuôi chim chuyên nghiệp.
Nhiều bạn trẻ đang có đam mê nuôi chim. (Ảnh: DK)Quê ở Quảng Ninh, sống trong nhà trọ nhưng Đức Minh - SV cao đẳng CNTT, ĐH Bách Khoa cũng là chủ nhân của 3 lồng chim khuyên. Có niềm đam mê từ nhỏ, Minh luôn bị hấp dẫn bởi những tiếng chim. Nuôi chim là một thú vui không chỉ giải trí mà còn là một nghệ thuật.
“Lúc đầu mang mấy lồng chim đến nhà trọ, ai cũng bảo mình hâm. Nhà chưa có mà ở lại còn chim chóc. Nhưng dần dần, nghe tiếng chim mọi người trong xóm trọ ai cũng thích. Những lúc bận học cả ngày, mấy anh chị phòng bên cạnh cũng giúp mình chăm sóc chúng”, Minh tâm sự.
Mỗi lần thi chim khuyên tại câu lạc bộ, Minh lại giành giải. Những con chim khuyên của Minh đều được anh em trong giới đánh giá cao. Một số tay chơi đại gia đã gạ Minh bán lại với giá vài triệu nhưng đều bị Minh từ chối.
Minh cho biết, lúc đầu tham gia vào câu lạc bộ chỉ có vài người trẻ. Minh thường phải sinh hoạt với các hội viên “cao tuổi”. Nhưng hiện nay, con số người trẻ đã rất đông, bạn bè bằng tuổi Minh cũng có hơn chục người.
Thú chơi tốn kém và công phu
Theo lời kể của Cường, nuôi chim cũng phải cần có sự kiên trì và tập luyện cho chúng. Không phải con chim nào mua về cũng hót hay mà cần công chăm sóc của người chủ. Mỗi sáng dọn lồng, cho chim ăn, rồi cho chim tắm, cho chim đi ngủ đúng giờ và chống muỗi. Một ngày, công việc này cũng khiến Cường mất mấy tiếng đồng hồ. Bên cạnh đó, chủ nuôi phải biết rèn để chim hót hay và khỏe. Những hôm bận việc học, Cường phải gửi lồng nhờ ông nội chăm sóc hộ.
Cường kể, “Chỉ cần sơ ý một chút là ảnh hưởng tới chim nuôi. Như năm ngoái, mình ôn thi để bố mẹ trông hộ, quên không đóng cửa lồng. Thế là mất toi con chim hót hay. Mình tiếc đứt ruột, mất ăn mất ngủ bao ngày”.
Còn Minh, công việc bận nhất là làm thức ăn cho chim. Minh cho biết, thức ăn bán sẵn ở cửa hàng không đủ chất nên Minh phải tự làm thức ăn riêng. Ngoài ra, Minh cũng phải cho chúng ăn thêm các loại thức ăn như giun, châu chấu,…
Minh thường xuyên tham gia diễn đàn trên mạng và các câu lạc bộ để bàn bạc, trao đổi mọi kiến thức nuôi chim cũng như phương pháp rèn luyện chim hót hay hơn, khỏe hơn.
Trao đổi mọi kiến thức nuôi chim. (Ảnh: DK)Minh cho biết thêm, một chiếc lồng “xịn” cũng có giá lên tới mấy triệu, chưa kể các đồ dùng bên trong và chim. Chính vì thế, không phải bạn trẻ nào cũng có sự đầu tư như vậy.
Hơn 6 năm nuôi chim, nhưng Cường không hề chểnh mảng việc học. “Nuôi chim chỉ là thú vui, cái chính là việc học. Mình học kém là bố mẹ dẹp ngay mấy cái lồng”, Cường kể.
Đối với Minh, nuôi chim giúp cậu học tập được tính tỉ mỉ, cẩn thận và yêu thiên nhiên. Khi được hỏi vì sao trẻ tuổi lại thích thú vui của người già, Minh vui vẻ nói: “Nuôi chim là cũng là một cách giải trí, không chỉ lành mạnh mà còn tao nhã.”
Theo ông Nguyễn Quang Tùng, thành viên của câu lạc bộ chim cảnh Hà Nội, số lượng các bạn trẻ nuôi chim ngày càng lớn. “Nuôi chim trong nhà không chỉ làm cảnh mà còn đem lại những điều tuyệt vời, giảm stress và những ích lợi sức khỏe khác”, ông Tùng khẳng định.
Khác với bạn bè cùng tuổi mải mê công nghệ hay thời gian, âm nhạc…, Hùng Cường - SV khoa Luật, ĐH Mở Hà Nội lại có thú vui chơi chim. Hùng Cường rất tự hào về những lồng chim của mình. Sau một chuyến công tác miền núi, bố Cường mua về một con chim. Lúc đầu được giao nhiệm vụ chăm sóc nó, Cường cũng rất khó chịu. Dần dần, sau một thời gian, Cường đã bị cuốn hút vào thú vui này.
Ngày nào cũng thế, sau khi ăn sáng xong, công việc cũng là niềm thích thú của Cường đó là chăm sóc những lồng chim và nghe chim hót. Hơn chục lồng chim, đủ loại như họa mi, cu gáy, chính chòe, vành khuyên…khiến Cường cũng khá bận.
Nuôi chim cần sự chăm sóc tỉ mỉ. (Ảnh: DK)
Thoăn thoắt thay nước và thêm thức ăn cho từng lồng chim, Cường vui vẻ: “Ngày nào cũng thế, công việc của mình là dọn sạch sẽ lồng. Những hôm nào đi học thì phải dậy thật sớm. Nuôi chim cũng có thú vui riêng. Về nhà nghe tiếng chim hót, mọi mệt mỏi đều xua tan.”
“Nuôi chim từ trước tới nay chỉ được coi là thú chơi của người lớn tuổi. Nhưng giờ đã có nhiều bạn trẻ tham gia nuôi chim. Có thể nói, đây đã trở thành trào lưu” - Cường cho biết thêm.
Hiện nay, chim khuyên đang là một “mốt” mà nhiều bạn trẻ như Cường nuôi. Trong “tài sản” riêng của mình, Cường cũng có tới ba bốn lồng chim khuyên trị giá đến chục triệu đồng.
Có mặt tại một buổi thi chim của câu lạc bộ chim vành khuyên hồ Hale, chúng tôi mới tận mắt chứng kiến sự gay cấn, niềm vui và cả nỗi buồn trên khuôn mặt mỗi bạn trẻ. Hầu hết, những người tham gia cuộc thi này đều là những tay nuôi chim chuyên nghiệp.
Nhiều bạn trẻ đang có đam mê nuôi chim. (Ảnh: DK)
“Lúc đầu mang mấy lồng chim đến nhà trọ, ai cũng bảo mình hâm. Nhà chưa có mà ở lại còn chim chóc. Nhưng dần dần, nghe tiếng chim mọi người trong xóm trọ ai cũng thích. Những lúc bận học cả ngày, mấy anh chị phòng bên cạnh cũng giúp mình chăm sóc chúng”, Minh tâm sự.
Mỗi lần thi chim khuyên tại câu lạc bộ, Minh lại giành giải. Những con chim khuyên của Minh đều được anh em trong giới đánh giá cao. Một số tay chơi đại gia đã gạ Minh bán lại với giá vài triệu nhưng đều bị Minh từ chối.
Minh cho biết, lúc đầu tham gia vào câu lạc bộ chỉ có vài người trẻ. Minh thường phải sinh hoạt với các hội viên “cao tuổi”. Nhưng hiện nay, con số người trẻ đã rất đông, bạn bè bằng tuổi Minh cũng có hơn chục người.
Thú chơi tốn kém và công phu
Theo lời kể của Cường, nuôi chim cũng phải cần có sự kiên trì và tập luyện cho chúng. Không phải con chim nào mua về cũng hót hay mà cần công chăm sóc của người chủ. Mỗi sáng dọn lồng, cho chim ăn, rồi cho chim tắm, cho chim đi ngủ đúng giờ và chống muỗi. Một ngày, công việc này cũng khiến Cường mất mấy tiếng đồng hồ. Bên cạnh đó, chủ nuôi phải biết rèn để chim hót hay và khỏe. Những hôm bận việc học, Cường phải gửi lồng nhờ ông nội chăm sóc hộ.
Cường kể, “Chỉ cần sơ ý một chút là ảnh hưởng tới chim nuôi. Như năm ngoái, mình ôn thi để bố mẹ trông hộ, quên không đóng cửa lồng. Thế là mất toi con chim hót hay. Mình tiếc đứt ruột, mất ăn mất ngủ bao ngày”.
Còn Minh, công việc bận nhất là làm thức ăn cho chim. Minh cho biết, thức ăn bán sẵn ở cửa hàng không đủ chất nên Minh phải tự làm thức ăn riêng. Ngoài ra, Minh cũng phải cho chúng ăn thêm các loại thức ăn như giun, châu chấu,…
Minh thường xuyên tham gia diễn đàn trên mạng và các câu lạc bộ để bàn bạc, trao đổi mọi kiến thức nuôi chim cũng như phương pháp rèn luyện chim hót hay hơn, khỏe hơn.
Trao đổi mọi kiến thức nuôi chim. (Ảnh: DK)
Hơn 6 năm nuôi chim, nhưng Cường không hề chểnh mảng việc học. “Nuôi chim chỉ là thú vui, cái chính là việc học. Mình học kém là bố mẹ dẹp ngay mấy cái lồng”, Cường kể.
Đối với Minh, nuôi chim giúp cậu học tập được tính tỉ mỉ, cẩn thận và yêu thiên nhiên. Khi được hỏi vì sao trẻ tuổi lại thích thú vui của người già, Minh vui vẻ nói: “Nuôi chim là cũng là một cách giải trí, không chỉ lành mạnh mà còn tao nhã.”
Theo ông Nguyễn Quang Tùng, thành viên của câu lạc bộ chim cảnh Hà Nội, số lượng các bạn trẻ nuôi chim ngày càng lớn. “Nuôi chim trong nhà không chỉ làm cảnh mà còn đem lại những điều tuyệt vời, giảm stress và những ích lợi sức khỏe khác”, ông Tùng khẳng định.