Phần 1: Các nguyên tắc khởi nghiệp nông nghiệp:
Học, ra trường, đi làm thuê..
Yên phận, ổn định nhưng khó mà giàu được, lại còn bị cấp trên la rầy..
Lấn vô cơ quan nhà nước đã khó, nhưng ở môi trường này còn phải tranh giành khốc liệt để lấn lên làm lãnh đạo mới có cơ hội làm giàu (và ở tù?). Nếu không thì suốt đời làm nhân viên quèn, gọi cho sang là“tham mưu” mà dân làm nhà nước gọi là nghề“cầm cu cho chúng nó đái!”
Nhiều người chán nản. Thôi thì bỏ, ta về ta tắm ao ta. Bắt đầu khởi nghiệp với nhiều ngành nghề khác nhau.
Trên đầu không đội ai, khả năng làm giàu là vô tận..
Vấn đề là ta có đủ năng lực để thành công hay không thôi.
Nhiều người trẻ, với bầu nhiệt huyết nóng, sức tưởng tượng phong phú cứ nghĩ: Ta tính vậy thì chắc cú rùi, sao mà thua được? Nhưng cuối cùng đến 99% người khởi nghiệp phải nhận lấy thất bại đắng cay (theo thống kê của một tờ báo nào đó, không nhớ); có những người lì lợm, “thua keo này ta bày keo khác”, năm lần bảy lượt rùi mới thành công!
Bài viết này đặt ra vấn đề khởi nghiệp nông nghiệp. Một lãnh vực theo tôi là khó nhất trong các ngành nghề vì nó đòi hỏi kiến thức rất rộng từ nghiên cứu thị trường, sinh lý động, thực vật, bảo vệ thực vật, khí tượng thời tiết, đất phân vv.. Nhưng quan trọng hơn, đòi hỏi phải có kinh nghiệm phong phú mới mong làm giàu từ nông nghiệp; còn làm nông để đủ sống như nông dân thì.. no table!
Mong muốn các còm sĩ tham gia bàn luận, trao đổi từ kinh nghiệm của mình để giúp những ai mới khởi nghiệp với nghề nông, những ai đang còn bươn chải, u đầu mẻ trán với nghề nông tìm được“ánh sáng le lói cuối đường hầm"!
Theo tôi, khi bắt đầu khởi nghiệp nông nghiệp cần lưu ý các nguyên tắc sau đây:
1 - Không nên tưởng tượng ra những dự án vĩ đại, đòi hỏi vốn đầu tư cao, quy mô sản xuất lớn..., dù bản thân và gia đình mình có điều kiện về vốn, bằng cấp nhưng mình chưa có kinh nghiệm, vì cái này còn ở thì tương lai. Nên đi từng bước nhỏ, nếu thành công mới tăng quy mô lên dần dần.
2 - Không nên nghe ai nói cái gì hay hay là bắt chước làm theo; đặc biệt là phải đề phòng những bài viết trên báo, đài, kiểu như: “Bỏ lương cao ở ngân hàng về quê nuôi chim trỉ mỗi năm thu tiền tỷ”.
Việc học hỏi kinh nghiệm của người khác hoặc từ mạng internet, sách vở, báo đài là rất cần thiết nhưng vận dụng vào hoàn cảnh cụ thể của mình là một chuyện hoàn toàn khác. Chỉ có cách cố gắng suy nghĩ, sáng tạo, thực nghiệm trên nền tảng kiến thức, kinh nghiệm của riêng mình và hoàn cảnh cụ thể ở địa phương mới mong tìm được hướng đi vững chắc, khả quan.
3 - Chọn đối tượng để khởi nghiệp nông nghiệp:
Nên bắt đầu bằng những cây trồng, vật nuôi phổ biến, hết sức thân thuộc, thường hiện diện trong bửa ăn hàng ngày như con bò, con gà ta, cây rau, của quả thân quen. Những cái mới lạ, nghe hấp dẫn kiểu như chăn nuôi động vật hoang dã, trồng cây tỷ đô vv.. thì phải dè chừng. Nếu thích thì phải làm từng ít để thử nghiệm nếu thành công và có thị trường thì mới tiếp tục. Đề phòng người ta quảng cáo bán giống!
Có cây trồng gì dễ làm, mùa nắng không cần tưới, giá bán không cao nhưng đảm bảo ít nhất khả năng thất bại lúc ban đầu lại cho thu nhập thu nhập ban đầu để tạm sống không? Chuyện này tôi sẽ nói cụ thể ở phần sau. (Phần 2: Một số kinh nghiệm và cách làm dễ ăn, chắc chắn)
Khi bắt tay vào lãnh vực nào, đừng vội hình dung sẽ thắng lợi ra sao mà cần suy tính thật kỷ về đầu ra, kinh nghiệm, kiến thức của bản thân mình trong lãnh vực đó, và phải tính đến khả năng thất bại trước tiên. Vì sao ta sẽ thất bại, có cách gì giảm thiểu rủi ro?
4 - Nên thực hiện phương châm“lấy ngắn nuôi dài” và bố trí nguồn lực đầu tư phù hợp.
Dù mình có khả năng về vốn, kiến thức chuyên ngành, nhưng mới đầu cần nghĩ đến làm sao cho có thu nhập ổn định. vững chắc để trang trải lúc đầu, vì vốn có bao nhiêu cũng không đủ và lãnh vực nông nghiệp là nơi đốt tiền nhanh nhất. Tính toán quy mô đầu tư và bố trí vốn phù hợp; ví dụ, ban đầu có thể làm chuồng trại tạm bợ nhưng đảm bảo điều kiện chăn nuôi về sau nếu ổn định rồi mới nghĩ đến quy mô hoàng tráng!
5 - Quan tâm tối đa việc ứng dụng công nghệ cao, giá thành phù hợp.
Thời đại chúng ta đang sống là thời của công nghệ cao. Nếu ta không tìm cách ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp thì hàng hóa ta làm ra sẽ không cạnh tranh nỗi về giá thành, chất lượng.
Công nghệ cao đòi hỏi ta phải đổ tiền vào thật nhiều, lấy đâu ra?
Cũng có những cách làm rẻ tiền mà hiệu quả. Vấn đề là ta phải luôn luôn tìm tòi, suy nghĩ cách ứng dụng công nghệ.. vừa vừa cũng được mà rẻ tiền, tiết kiệm tối đa nhân công mà ít rủi ro.
Phần 2 tôi sẽ trình bày kinh nghiệm của riêng tôi về cách làm nhà lưới nhà kiếng siêu rẻ nhưng giải quyết tốt bài toán nan giải là giải nhiệt (hiệu ứng nhà kính); trồng cây gì trong đó để có tiền vô rốt rẻng hàng ngày dù giá chợ xuống thấp nhất? Những vấn đề này không phải lý thuyết suông mà đúc kết từ những thất bại đắng cay rồi mới thành công!
Cái nhà lưới như hình bên dưới (khung gỗ tận dụng, lưới dõm) giá thành khoảng 10 triệu/sào; ai nhìn vô cũng cười chê! Có biết đâu tôi đã phá đi làm lại biết bao lần; (làm bằng vật liệu rẻ tiền nếu phải phá bỏ thì cũng không đáng tiếc lắm). Sau này thành công rồi, tôi mới thiết kế mẫu nhà bằng trụ bê tông giá thành xây dựng khoảng 15 triệu đồng/sào; và được Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư tỉnh chọn chuyển giao cho các hộ nông nghiệp nghèo áp dụng trong sản xuất thực tiển.
6 - Chọn“cái thị trường cần chứ không phải cái mình có” để làm khi khởi nghiệp. Điều này ai cũng biết, nhưng phải làm sao để biết thị trường cần gì, vào thời điểm nào? Cách tốt nhất là bỏ nhiều thời gian lê la ngoài chợ, “tán” mấy em bán rau, mấy bà bán thịt và ghi chép kỷ thử xem mùa nào, lúc nào cái gì có giá nhất, vì sao? Cũng cần đi đến các vùng chuyên canh tìm hiểu cách thiên hạ làm, học hỏi kinh nghiệm thực tế sát với điều kiện địa phương.
Có thể bạn đang nung nấu trong đầu một dự án lớn mà bạn rất yêu thích. Nhưng hãy khoan vội. Bước đầy hãy làm cái gì dễ nhất, chu kỳ thu hoạch ngắn để sống mà nuôi hy vọng đường dài!
7 - Tiết kiệm là quốc sách: Dù bạn có nhiều tiền, nhưng khi bắt tay vào dự án khởi nghiệp, cần tính toán chi li, chi tiêu hợp lý và giảm thiểu tối đa định mức chi. Cái lãng phí lớn nhất là ta làm ra mà không sử dụng được, hoặc sử dụng không hiệu quả!
8 - Phải quản lý cho tốt: Khởi nghiệp với nghề nông, tốt nhất bạn phải“nằm” tại chỗ, lăn lộn với công việc. Nếu bạn ở thành phố, ném tiền về quê đầu tư rồi thuê ai đó, dù là người thân quen, tin tưởng quản lý và điều hành giúp bạn, lâu lâu bạn đánh ô tô về“cởi ngựa xem hoa” thì khuyên bạn không nên làm vì khả năng thất bại rất cao
- - - - - - - - - - - -
Trên đây là vài dòng vừa là tâm sự, vừa là kinh nghiệm của một người từng “xấc bấc xang bang” “lên bờ xuống ruộng" với nghề nông, mong trao đổi cùng các bạn muốn khởi nghiệp nông nghiệp. Chỉ với ý thân thiện đó thôi, chứ người viết không muốn mang tiếng“dạy đời” đâu nhé! Nhưng nói về lãnh vực này thì phải nêu ra kinh nghiệm cụ thể, cả thất bại lẫn thành công của mình!
Cái thời làm nông của tôi, sau 1975, nông dân không sướng như bây giờ. Ngoài cái cuốc, cái cày trâu bò và phân hữu cơ tịnh không có phương tiện cơ giới, phân hóa học, thuốc trừ sâu. Đúng ra trước đó cũng đã có những tiến bộ kỹ thuật trong canh tác nông nghiệp ... nhưng sau chiến tranh, những thứ xa xỉ ấy biến mất. Hoạt động nông nghiệp hầu như dựa vào thủ công. Một nền canh tác hữu cơ thực sự.
Rồi tôi nhảy vào lãnh vực nông nghiệp với 21 ha đất. Tôi mua sắm đủ máy cày, máy đào, ủi, xe tải nhỏ ... nói chung là không thiếu phương tiện gì.
Đầu tiên tôi trồng 18 ha chanh không hạt và bưởi da xanh và ... thất bại! Mất đi một số tiền khá lớn. Nguyên nhân của thất bại là do lúc đó tôi nhận tư vấn công trình thủy điện ở Quảng Nam, Đăklăk, quanh năm suốt tháng bám theo công trình, công việc ở trang trại giao cho lính ruột và người thân, lâu lâu về “cởi ngựa xem hoa” rồi lại đi.
Thất bại này in đậm bài học về quản lý, vì bày ra mà không trực tiếp quản lý được.
Chán nãn, tôi bỏ làm nông một thời gian. Nhưng rồi, cái tâm thức “thương nhớ đồng quê” cứ trỗi dậy!
Sau 2 năm, tôi trở lại với nghề nông; và lần này với hơn 3.000 trụ thanh long. Đa phần diện tích còn lại đưa vào trồng rừng.
Rút kinh nghiệm thất bại của lần trước, tôi bám sát hiện trường. Trồng thanh long rất vất vả, phải chăm như con mọn. Nấm bệnh rất nhiều và lúc nào nó cũng kêu “tiền, tiền”. Trong thời gian chờ thanh long cho thu hoạch, tôi nghĩ kế “lấy ngắn nuôi dài” vì đất còn rất rộng.
Đầu tiên, tôi trồng những loại cây ngắn ngày, những loại rau, củ, quả nhanh cho thu hoạch. Vốn có trách nhiệm với cộng đồng, tôi đi theo hướng sản xuất nông sản sạch.
Làm nông sản sạch trong thời này quả là không dễ. Có lẽ chung quanh bà con dùng đủ loại thuốc BVTV nên sâu bệnh ngày càng kháng thuốc, ngày càng khó trị hơn. Vườn cà tím giống Violet King trái rất to và dài, trồng vài sào cho thu ngày vài triệu. Bỗng một hôm bọn bọ trĩ, rệp sáp từ đâu tới, tấn công tới tấp, xịt thuốc cũng không ăn thua. Khi lá cây chuyển sang màu vàng, đành phải buông tay ...
Chuyển sang canh tác rau ăn lá, tình trạng cũng tương tự. Nếu ta bón phân, phun thuốc đảm bảo thời gian cách ly, vẫn không chống chọi nỗi bọn sâu bệnh. Chưa kể, rau ăn lá mà không bón U rê, Dap, thì màu săc nó chuyển vàng, không xanh ngọc và non mướt như khi ta bón phân hóa học vài ngày trước khi cắt bán; bị thương lái chê, mua giá thấp hoặc không mua ...
Mấy người bán rau còn chỉ cho tôi cách làm ra nông sản “dơ”, non mướt để họ dễ mua, dễ bán ...
Ra chợ quan sát mấy bà đi chợ; cầm bó rau soi lên, để xuống, cố tìm cho được đám rau non mướt mắt. Người tiêu dùng muốn vậy, thương lái phải chiều theo chứ biết làm sao?
Lính tôi bàn: Hay làm mình cứ bón phân, phun thuốc vô tư đi cho dễ bán chú. Ai mà tin rau mình sạch. Mà làm ra bán không được, hoặc bán lổ thì làm làm chi?
Tôi không thể làm vậy, vì suy cho cùng tôi làm nông đâu phải để kiếm sống như nông dân. Tôi làm nông vì đam mê. Nếu để kiếm sống, cái công ty của tôi ở thành phố dư sức đảm bảo cuộc sống cho tôi. Tính tôi cái gì càng khó khăn thì càng muốn lao vào, tìm mọi cách nghiên cứu để tìm ra cách làm hiệu quả.
Hôm chat trên facebook, có bạn trẻ mới tập tành làm nông tuyên bố chắc nịch: Tôi nói không với hoá chất ! Tôi chỉ cười buồn mà không tranh luận!
Tôi nhận ra rằng: Không thể sản xuất nông sản sạch trong điều kiện bình thường được, nếu được cũng rất bấp bênh.
Vậy là tôi lao vô nghiên cứu tiếp cách làm sao để sản xuất ra sản phẩm sạch, mẫu mã chấp nhận được, ít tốn công sức, giá thành rẻ, và ít phụ thuộc tình trạng “trúng mùa mất giá” ...
Đi theo hướng này, sau nhiều lần bỏ công sức, tiền bạc, phá đi làm lại ...
Đến giờ có thể nói tôi đã thành công.
Nhớ câu nói của tỷ phú Jacma trong một bài truyền lửa về khởi nghiệp, đại khái: Hôm nay bạn khởi nghiệp, ngày mai sẽ là ngày đen tối. Ngày mốt bạn sẽ chết. Nếu vượt qua ngày mốt, bạn sẽ có ngày huy hoàng. Nhưng bạn sẽ chết ở ngày mốt đấy!
Dưới đây là những thành quả mà tôi đã làm được, tôi muốn trao đổi, chuyển giao cho bà con nông dân và những người đang bắt tay vào khởi nghiệp nông nghiệp, nhằm giảm thiểu những rủi ro như tỷ phú Jacma đã cảnh báo, theo hướng:
1 - Làm thế nào để có thể sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, sạch, bền vững nhưng giá thành đầu tư chấp nhận được, nằm trong tầm với của bà con nông dân bình thường, những người mới khởi nghiệp?
2 - Làm thế nào để bỏ ít công sức nhất giúp bà con thoát cảnh“bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” mà vẫn thu nhập khá và hướng đến làm giàu khi canh tác nông nghiệp?
3 - Làm sao để hạn chế tối đa thua lổ, giá cả bấp bênh, không ổn định?
Nhưng thời của ông bà ta, sản xuất nông nghiệp đậm chất “tự cấp tự túc”, sản phẩm làm ra chủ yếu sử dụng trong gia đình, còn thừa mới đưa ra chợ bán, cho nên thời xưa, việc tiếp thị sản phẩm chưa quan trọng lắm.
Ngày nay, theo tôi có thể gộp thành 2 yếu tố quyết định thành bại của sản xuất nông nghiệp là thị trường và công nghệ sản xuất.
Thị trường:
Với một nước nông nghiệp có 70% dân số tham gia nghề nông và quy mô sản xuất rất manh mún, công nghệ thấp, sản phẩm làm ra không đạt chất lượng xuất khẩu, nên thị trường nông sản Việt Nam hiện nay chỉ quanh quẩn với thị trường nội địa và thị trường khổng lồ và dễ tính nhưng bấp bênh là Trung Quốc; trong khi đó, thị trường rộng lớn trên thế giới như Mỹ, Nhật, Hàn và nhiều nước khác..., với giá mua rất cao do chênh lệch giá trị sức lao động giữa nước ta và nước họ mà ta mới mon men ở bề ngoài. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng “được mùa mất giá” cứ lập đi lập lại năm này qua năm khác.
Câu nói: Làm ra cái người ta cần, chứ không phải cái mà ta có là kim chỉ nam, nhưng chưa đủ: Cái ta làm ra phải có giá trị cao, tiêu thụ ổn định.
Nghiên cứu thị trường là khâu đặc biệt quan trọng khi bắt tay vào khởi nghiệp.
- Rất nhiều người nghĩ về cây, con nào đó, hoặc đọc trên mạng, báo, đài; rồi cứ thế bắt tay vào làm, nghĩ rằng: khi có sản phẩm rồi thì tự nhiên sẽ có thương lái tìm đến mua. Đó là quy trình ngược và đôi khi là phần lớn nguyên nhân dẫn đến thất bại.
Trước khi bắt tay vào dự án, việc đầu tiên là cần đi tham quan nhiều nơi, mở cuộc điều tra cơ bản: Tại địa phương ở đâu đã làm ra sản phẩm tương tự; họ làm thế nào (kỹ thuật - công nghệ); tiêu thụ ở đâu (thị trường); thu nhập ra sao?
- Hiện nay, tỉnh thành nào cũng có những công ty xuất khẩu nông sản qua châu Âu, Mỹ và nhiều nhất là Trung Quốc, và đều có nhu cầu thu mua sản phẩm sạch, ít nhất là phải đạt theo tiêu chuẩn Vietgap. Họ đang rất cần sản phẩm đủ số lượng và đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu. Cần tìm hiểu họ cần sản phẩm gì, chất lượng, mẫu mã sản phẩm yêu cầu ra sao và ta có thể xen vô cung ứng cho họ không?
- Ngoài hướng xuất khẩu, các siêu thị, cửa hàng thực phẩm sạch tại địa phương cũng cần số lượng lớn hàng hóa nông sản sạch, đạt yêu cầu chất lượng, mẫu mã.
Đã có những trường hợp sản xuất nhỏ nhưng đạt tiêu chuẩn để nhập “ké” vào những công ty xuất khẩu hoặc cửa hàng, siêu thị. Ví dụ: hiện nay nhu cầu ớt chỉ thiên sạch xuất sang Hàn Quốc và Nhật rất cao và các công ty xuất khẩu sẵn sàng ký kết hợp đồng thu mua ổn định với giá 30 ngàn/kg, trong khi giá thành sản xuất 1 kg ớt chỉ thiên trong nhà lưới khoảng 13 ngàn/kg (riêng công hái ớt là 5 ngàn/kg); hoặc măng tây xanh, các công ty đang thu mua xuất khẩu với giá ổn định 50-70 ngàn/kg. Trồng 1.000 m2 măng tây xanh có thể thu hoạch 10kg/ngày trong vòng 9-10 năm, cho thu nhập 500-700 ngàn/ngày. Nghe cũng dễ ăn, nhưng cái khó là sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn sạch và đạt yêu cầu về mẫu mã (kích thước, màu săc sản phẩm vv)
Tôi trồng các loại rau mà ta chỉ trồng 1 lần và thu hoạch bán hoài, rất lâu sau mới phải trồng lại trong nhà lưới, bao gồm: Rau húng lủi, rau diếp cá, rau bồ ngót, rau má, rau răm và chia diện tích trồng ra làm 30 phần, mỗi ngày cắt 1/30 diện tích trồng để ngày nào cũng có các mặt hàng trên giao cho thương lái và ngày nào cũng có thu nhập ổn định.
Thị trường như nước chảy về chổ trũng: Cái gì dễ làm thì giá rẻ, khó làm thì giá đắt. Ví dụ: Vào mùa mưa, giá rau húng lủi bán ra ở chợ từ 60 đến 100 ngàn/kg; thương lái thu mua của mình giá từ 30 đến 60 ngàn/kg. Chỉ cần giao bán mỗi ngày 10kg, một gia đình cũng đủ sống. Tuy nhiên, rau húng lủi là loại cây khó tính: vào mùa mưa, do lực mưa va đập quá mạnh, biểu bì, mô lá bị trầy xước làm cho nấm xâm nhiễm, thân, lá rau húng lủi nhủn đen, chết rụi từng đám. Chính điều này làm giá thành rau húng lủi tăng vọt ngay khi mùa mưa bắt đầu. Ta chỉ có thể khắc phục tình trạng này bằng cách trồng húng lủi trong nhà lưới, hoặc nhà màng, nhờ mái lưới cắt lực va đập rất mạnh của giọt mưa từ trên trời rơi xuống, cây trồng mới tránh được hư rách, sâu bệnh xâm nhiễm.
Một vấn đề khác mà bà con nông dân ta đều thuộc và áp dụng thành công là“canh me” sao cho thời điểm thu hoạch trùng vào các ngày lể, tết, các dịp kỷ niệm: 22/12, ngày 8/3, ngày 20/11 vv Nhưng cũng cần đề phòng vì ai cũng tập trung vào những dịp đó, có khi “dội hàng”.
Công nghệ:
Thời đại hiện nay là thời của cuộc cách mạng 4.0, thời của công nghệ cao. Nếu ta chậm chân, không tìm cách ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất thì ta sẽ ngày càng tụt lại phía sau, ngay cả thị trường trong nước chứ chưa so với thế giới.
Công nghệ cao đòi hỏi vốn đầu tư lớn, áp dụng những kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất và đòi hỏi rất nhiều tiền vốn đầu tư. Ví dụ mẫu nhà màng, nhà lưới đúng chuẩn Israel nhập về đồng bộ cần phải đầu tư từ 400-500 triệu đồng/1.000 m2.
Phải công nhận nền công nghệ cao là tinh hoa của thế giới và nó tiến bộ rất nhanh. Năng suất cây trồng ứng dụng công nghệ cao gấp từ 3 đến 10 cách làm thông thường, quan trọng hơn là phải có công nghệ cao mới có thể sản xuất sạch được để tham gia vào chuổi giá trị hàng hóa nội địa và xuất khẩu, chưa nói đến vấn đề lương tâm, đạo đức.
Các giải pháp ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất trong điều kiện hạn hẹp về chi phí đầu tư ban đầu:
1 - Môi trường trồng cây (nhà lưới, nhà màng)
Tôi từng thất bại rất nhiều khi thí nghiệm làm ra sản phẩm sạch trong điều kiện bình thường, chỉ cần theo tiêu chuẩn Vietgap thôi cũng đã khó ... và tự rút ra kết luận: Đừng hòng làm ra sản phẩm nông nghiệp sạch, nếu không theo hướng công nghệ cao.
Các yếu tố của công nghệ cao, ngoài các yếu tố “nước, cần, phân, giống”, thời nay cần quan tâm đến môi trường sống của cây trồng; đó là công nghệ sản xuất trong nhà lưới, nhà màng.
Tôi bỏ công sức, tiền bạc khá nhiều để làm nhà lưới, nhà màng và đã nhiều lần phá đi làm lại, khó nhất là vấn đề giải nhiệt.
Sau cùng tôi đã tìm ra cách để chênh lệch nhiệt độ ban trưa trong nhà lưới, nhà màng chỉ cao hơn khoảng 2 oC so với bên ngoài; và cây trồng sinh trưởng phát triển tốt.
- Mẫu nhà lưới của tôi giá thành xây dựng chỉ 15 triệu/1.000 m2.
Kết cấu của nhà lưới theo mẫu này có mái bằng; kích thước 25x40m (=1000 m2 ) trụ chống bằng bê tông mác 200; cạnh vuông 10x10cm, chiều dài trụ bê tông 2,5m; trong đó phần chôn dưới đất là 0,5m; phần nỗi từ mặt đất lên là 2m.
Trên đỉnh các trụ bê tông, dùng ống PVC 16mm vừa làm khung đở lưới, vừa có chức năng dẫn tải nước tưới. Chung quanh và trên mái lợp lưới; trong đó cần chú ý lưới từ mặt đất lên tầm cao 1m là lưới dày <=1mm, từ cao độ 1m trở lên và phần mái được bao che, lợp bằng lưới 5x5mm.
Sở dĩ giá thành mẫu nhà lưới này siêu rẻ, chỉ bằng khoảng 10% các mẫu nhà lưới nội địa và 2-5% giá thành các mẫu nhà ngoại nhập, là do tổ chức kết cấu đơn giản nhất có thể; kết hợp nhiều thành tố vào, tạo ra hiệu ứng đa dụng nhằm làm giảm giá thành xây lắp. Ví dụ: tôi dùng ống PVC vừa dẫn nước tưới, vừa là “đòn tay” làm giá đở lớp lưới lợp; tuy nó không đẹp, nhưng nhờ vậy giảm rất nhiều chi phí để làm “bộ khung” lợp lưới bằng sắt có kết cấu phức tạp, chi phí cao.
Trụ đở thay vì làm bằng sắt tròn, tôi làm bằng bê tông để đảm bảo chịu lực và độ bền, giá thành bê tông cũng rẻ hơn trụ sắt tròn. Thực ra, nếu bạn còn khó khăn, có thể thay trụ bê tông bằng gổ (tốt nhất dùng gổ cây keo lai có lỏi), hoặc thay bằng tre, tầm vông ... nhưng nên ngâm vật liệu làm cột, giàn mái dưới bùn non ít nhất 2 tháng rồi mới đưa vào sử dụng.
H1: Mô hình nhà lưới siêu rẻ
Những nhà lưới tôi làm thí nghiệm lúc ban đầu toàn bằng trụ gổ, giá thành chỉ khoảng 10 triệu/1.000 m2 để nếu có thất bại, đạp bỏ cũng không tốn kém lắm! Nhưng đến khi thành công, trong nhà lưới trụ gổ cây trồng vẫn sống tốt, sạch, năng suất cao và ... cho ra tiền!
Mẫu nhà màng tôi cung cấp cho bạn giá thành xây lắp chỉ khoảng 60 triệu đồng/1.000 m2; cũng có kết cấu đơn giản và phương án giải nhiệt tương tự như mẫu nhà lưới siêu rẻ. Giá thành nhà màng đắt hơn vì đơn giá màng phủ cao hơn lưới, và ta phải bố trí hệ thống trụ chống gần nhau hơn (nhiều trụ chống hơn nhà lưới), và phải làm khung sườn riêng dạng vòm để chống đọng nước mưa.
Hình 2: phối cảnh nhà màng
- Về phương án giải nhiệt: Giải nhiệt vấn đề cốt tử của nhà lưới, nhà màng. Các nhà lưới, nhà màng công nghệ cao người ta giải quyết vấn đề giải nhiệt bằng quạt gió công suất lớn hoặc máy lạnh. Khi nhiệt độ trong nhà lưới, nhà màng vượt quá ngưỡng cho phép thì bộ cảm ứng sẽ báo về để hệ thống tự động kích hoạt các thiết bị giải nhiệt hoạt động. Các bộ cảm ứng nhiệt, cảm ứng ẩm độ, cảm ứng nhu cầu phân, thuốc này đều là hàng ngoại nhập đồng bộ đi kèm nhà lưới, nhà kính nhập về nên rất đắt tiền. Nông dân Việt Nam cũng rất ưa chuộng cái mới, công nghệ cao nhưng không với tới.
- Cách giải nhiệt của tôi là ở cách bố trí lưới bao vách hông, trên mái và dùng hệ thống tưới phun bằng cái béc tưới do tôi tự chế (Xem thêm bài: “béc tưới chế tạo tại Việt Nam” trong Agriviet)
Về bố trí lưới: Lớp lưới dưới cùng là lưới dày <= 1x1mm, được chôn dưới đất từ 0,1-0,2m, kéo lên chiều cao 1 mét so với mặt đất. Từ tầm cao 1m trở lên và phần mái, lợp bằng lưới thưa hơn, mắt lưới cở 5mm.
Nhờ phần trên bên hông và trên mái nhà lưới lợp lưới thưa hơn, cùng với hệ thống tưới phun sương hoạt động định kỳ, cho phép gió tự nhiên thổi vô nhà lưới dễ dàng. Bên cạnh đó, hệ thống tưới phun sương bố trí trên mái tạo hiệu ứng “kéo” nhiệt bên trong nhà lưới bốc lên trên theo quy luật chuyển động của nhiệt (entry) làm giảm nhiệt độ bên trong nhà lưới.
Nhà màng theo mẫu thiết kế của tôi có giá thành cao hơn nhà lưới, vì ta không thể kiêm dụng ống nước làm “đòn tay” như mẫu nhà lưới vì vấn đề của nhà màng, ngoài việc giải nhiệt còn phải chống nước mưa đọng vũng trên màng nilon, tạo ra lớp ố, ngăn cản ánh sáng lọt qua màng nilon vào bên trong. Do đó, phần kết cấu khung sườn bên trên nhà màng phải có kết cấu cong dạng vòm.
Trong bản vẽ, độ cong của khung mái vòm (xuyên, trính) đã được tôi thực nghiệm nhiều và như thế là tối ưu. Để làm được độ cong như vậy, các bạn cần chú ý kích thước đã cho ở các cây chống xiêng và thực hiện cho đúng thông số về kích thước.
Đòn tay đở lớp màng phủ cũng có dạng cong. Để thi công “đòn tay” có dạng cong cong như trong bán vẽ, bạn phải cắt đoạn đòn tay dài hơn 0,2m; đóng đinh cố định trước 1 đầu. Đóng đinh “mồi” ở đầu còn lại rồi cho một người đứng dưới dùng trụ tre gổ chống đội cho “đòn tay” hơi võng lên theo dạng vòm. Người bên trên cố định và đóng đinh đầu còn lại.
- Việc lợp màng phủ cho nhà màng coi vậy nhưng rất quan trọng. Ở các vùng chuyên canh trong nhà màng như Đà Lạt, Sa pa, người ta có đội thợ lợp màng chuyên nghiệp để làm việc này.
Cần thiết phải kéo màng phủ thặt căng; sau đó cân chỉnh sao cho không có chổ vào bị võng, có thể làm nước mưa tụ đọng trên mái. Sau cùng, dùng nẹp tre đóng đinh trên lớp màng phủ, dọc theo “đòn tay” để cố định màng phủ.
Nhà màng đạt yêu cầu là khi thi công xong, trên mái không bị đọng nước mưa; khi có gió màng phủ không rung, giật.
- Về kích thước nhà lưới, nhà màng:
Do lưới có nhiều kích thước về chiều rộng (khổ rộng 1m đến 6m, chiều dài cuộn lưới thường 50m hoặc 100m) nên ta có thể làm nhà lưới với chiều dài, chiều rộng tự do, theo cuộc đất.
Riêng nhà màng, ta nên làm theo kích thước màng phú để giảm tối đa công cắt, may màng nilon cho phù hợp với kích thước nhà màng.
Màng phủ thường chiều rộng 6m, 9m, 12m; chiều dài 100m
Do đó, chiều rộng và chiều dài của nhà màng phải gần bằng hoặc là bội số của tấm màng phủ.
Ở phía nam, công ty Đạt Hòa có chế tạo loại màng 6,2mx100m, giá mua loại màng phủ này là 9.200 đ/m2. Tôi dùng loại này và thấy chất lượng tốt (không quảng cáo nhé!), công ty công bố thời hạn sử dụng ít nhất 5 năm.
Trong bản vẽ mô hình này, tôi chọn kích thước nhà màng 6x25m là để phù hợp với kích thước cuộn màng phủ. Nếu bạn muốn làm nhà màng rộng hơn, có thể làm nối các nhà màng liền nhau theo chiều ngang, có thể tiết kiệm một số hàng trụ chống. Về chiều dài, nên chọn 25m, 50m, 75m hoặc 100m để phù hợp với kích cở cuộn màng phủ và cuộc đất của mình.
Nhà màng thì phải làm theo kích thước cuộn màng phủ. Nếu muốn mở rộng sản xuất, cần diện tích nhà màng rộng lớn hơn thì ta phải tăng kích thước cạnh dài, làm nối các nhà màng liệt kê nhau theo chiều rộng.
Riêng nhà lưới, ta có thể xây lắp một nhà lưới như mẫu thiết kế rộng đến 1 vài ha. Bên dưới tôi có để lại mẫu nhà lưới rộng 1 ha (100x100m) với chi phí (bao gồm cả hệ thống tưới) khoảng 100 triệu đồng (xem và download mẫu thiết kế nhà lưới rộng 1 ha và bảng chiết tính kèm theo).
H4. mô hình nhà lưới 1 ha
Nhà lưới càng rộng, giá thành xây dựng càng thấp, vì khi đó ta cũng chỉ làm lưới bao “vách” theo chu vi cho toàn khu đất và sử dụng chung trụ chống. Nhà lưới rộng lại có khả năng giải nhiệt tốt hơn nhà lưới nhỏ, khả năng cản chống côn trùng, sâu bệnh cũng tốt hơn, do mật số côn trùng, sâu hại bị pha loãng; thời gian phun xịt thuốc cũng kéo dài lâu hơn.
Với cây trồng lâu năm có tầm cao không cao lắm như cây có múi, ổi, mãng cầu, thanh long ta có thể trồng hoàn toàn trong nhà lưới đơn giản này để lợi dụng tối đa ưu thế của nhà lưới như khả năng chống mưa nặng hạt, sâu bệnh hại cây trồng.
Ngoài ra, việc trồng cây ngắn ngày, rau màu trong nhà lưới có diện tích rộng cũng có nhiều lợi thế, giúp ta có nông sản sạch, đảm bảo nguồn cung cho các nhà xuất khẩu, siêu thị vv có nhu cầu lớn và đều đặn liên tục.
- Về chống sâu bệnh hại trong nhà lưới, nhà màng theo mẫu thiết kế:
Các nhà lưới, nhà màng đắt tiền thường lợp lưới phủ của Israel có lổ 0,5x0,5mm và lợp kín toàn bộ, hoặc tiếp nối với màng phủ (không dùng lưới 5mm). Kết cấu này chống côn trùng tuyệt đối, nhưng bất lợi ở mặt giải nhiệt, bởi vậy họ mới dùng cách giải nhiệt bằng máy lạnh, quạt gió công suất cao.
Nhà lưới, nhà màng của mình, do giá thành siêu rẻ nên chắc chắn hạn chế hơn nhà lưới nhà màng công nghệ cao trong việc chống côn trùng xâm nhập. Nhưng vẫn sử dụng tốt trong điều kiện nông dân ta còn hạn hẹp về kinh phí đầu tư.
Về khả năng chống côn trùng, sâu bênh hại trong mẫu nhà lưới, nhà màng siêu rẻ:
Qua nhiều lần nghiên cứu, tôi nhận thấy: các loại côn trùng, sâu bọ nhỏ như bọ trỉ, rệp sáp, rầy phấn trắng vv ... có tập quán di chuyển (bay) theo phương ngang và dưới tầm thấp, hầu hết là chúng di chuyển thấp hơn 1m. Trường hợp quanh nhà lưới, nhà màng có cây cỏ mọc hoang dại cao hơn 1m (lớp lưới dày), các côn trùng nhỏ sẽ bám vào các cây đó để bay bám vào lớp lưới 5mm bên trên. Do vậy, cần chú ý chặt bỏ những cây trồng chung quanh nhà lưới, nhà màng.
Các côn trùng nhỏ thường không bám bò trên lớp lưới vì đó không phải là sinh thể sống; chúng cũng không đủ thông minh để suy ra rằng: nếu bám vào lớp lưới 1mm để leo lên cao tới 1 mét, sẽ có thể vào bên trong kiếm ăn sau khi chui được vào lớp lưới 5mm bên trên.
Các côn trùng có cánh có cơ thể lớn hơn (như bướm - đẻ trứng sinh ra sâu và các loại bọ cánh cứng vv...) thường bay cao hơn ... cho nên lớp lưới 5mm bên trên đủ ngăn chúng lại
Nói sử dụng nhà lưới, nhà màng hoàn toàn không phun thuốc trừ sâu là không đúng. Quá trình ra vô thao tác trong nhà, cẩn thận cách gì cũng bị mấy chú ấy vô theo. Nhưng trong nhà lưới, nhà màng ta rất ít khi phải phun thuốc trừ sâu. Thường từ 3 đến 6 tháng mới phun 1 lần (Tùy mật số và tùy mùa).
- Về nấm bệnh trong nhà lưới, nhà màng:
Theo nghiên cứu của tôi, nguyên nhân gây ra bệnh và nấm bệnh ở cây trồng là do lực mưa nặng hạt va đập vào cành, lá và do sâu bọ chích hút, cắn phá làm trầy, rách, sướt các biểu bì, mô mềm trên lá, cơ thể cây trồng. Nấm và vi khuẩn xâm nhiễm qua các vết thương đó để đi vào gây nấm và bệnh cho cây trồng.
Cũng giống như cơ thể chúng ta, nếu không bị trầy, rách da, vết thương hở thì không bị lở loét. Vì thế, nếu ta phá được lực rơi của giọt mưa và chống được côn trùng thì nấm, bệnh gây hai cây trồng trong nhà màng, nhà lưới cũng giảm rất nhiều.
Qua thực tế sử dụng mẫu nhà lưới, nhà màng siêu rẻ này, nhận thấy nấm bệnh hại trên cây trồng giảm hẵn. Đặc biệt, trong nhà màng hầu như không bị nấm bệnh.
Về kết cấu nhà lưới và nhà kính, nên tuân thủ theo bản vẽ để giảm tối đa giá thành xây dựng. Có thể nâng chiều cao cao hơn để giải nhiệt tốt hơn, nhưng cũng ảnh hưởng giá thành xây dựng.
Lưới phủ kể cả loại có mắt lưới <= 1x1mm và 5x5mm đều có khổ rộng 1m; 1.2m; 1.5m, 2m, 2.5m, 3m, 4m; chiều dài cuộn lưới thường là 50m hoặc 100m; giá mua lưới loại xài 3 năm dưới 5.000đ/m2. Lưới nhập ngoại xài bền hơn nhưng giá bán cao hơn, khoảng 14-15 ngàn/m2
Về giá thành xây dựng; bình quân 1.000 m2 nhà lưới theo bản vẽ và dự toán chi phí 15 triệu đồng; giá thành xây dựng 1.000 m2 nhà màng theo mẫu là 60 triệu đồng. Dự toán trên đúng đến trên 90%, vì còn phụ thuộc đơn giá vật liệu, nhân công ở từng địa phương, và những phát sinh nhỏ bị bỏ qua, không tính.
Điều cuối cùng tôi muốn nói là khi sản xuất trong nhà lưới, nhà màng, ta thật sự yên tâm, không phập phồng lo sợ dịch bệnh và quan trọng hơn là không bị mất ăn giữa chừng. Hàng hóa làm ra trong nhà lưới, nhà màng năng suất cao hơn bên ngoài, sạch, đủ đáp ứng nhu cầu xuất khẩu hoặc thâm nhập vào siêu thị, cửa hàng thực phẩm sạch, các khách sạn, đơn vị quân đội, trường học vv giúp đầu ra rộng mở và giá trị hàng hóa cũng cao hơn.
Mới khởi nghiệp, bạn nên nghĩ tới một nhà lưới nho nhỏ. Sau thời gian, nếu thành công thì mở rộng dần ...
2 - Nước (công nghệ tưới) :
Ngày nay, vẫn còn nhiều người sản xuất nông nghiệp hết sức thủ công như gánh 2 thùng xoa nước trên vai vừa đi vừa tưới; hoặc dùng máy bơm, kéo ống mềm, đầu gắn vòi sen đi tưới từng hàng ...
Với nền công nghệ hiện đại, có rất nhiều mô hình tưới khác nhau; nhưng có đặc điểm chung là giá thành vẫn còn cao, khoảng tầm 30 đến 80 triệu đồng/ha. Giá thành xây lắp trên tuy không lớn với đại gia, nhưng lại rất khó đối với bà con nông dân nghèo.
Về cách tự thiết kế một hệ thống tưới trên cơ sở ứng dụng kiến thức chuyên ngành. tôi có viết bài “Làm hệ thống tưới dễ như tinh” trên Agriviet. Ai chưa đọc thì có thể nghiên cứu để tự mình thiết kế, xây lắp một hệ thống tưới phù hợp.
Lăn lộn với nghề thiết kế, xây lắp hệ thống tưới cây trồng cho bà con nông dân ở địa phương lâu năm; từ những khó khăn, trải nghiệm tôi đã mày mò chế tạo ra loại béc tưới mới, cho phép hạ giá thành xây lắp hệ thống tưới rất rẻ.
Ưu điểm chính của loại béc tưới đa năng này là cấu tạo của béc tưới có các nút điều chỉnh cho phép ta điều chỉnh lưu lượng phun ra ở từng béc (từng cây trồng); từ đó, ta hoàn toàn khắc phục được bài toán “lưu lượng dọc đường”; một vấn đề đau đầu của chuyên ngành tưới và cấp nước.
Hình 5: béc tưới đa năng
Ai đã từng nghiên cứu bộ môn “thủy lực đường ống” và “giáo trình cấp, thoát nước” đều biết về hiện tượng lưu lượng dọc đường. Đó là hiện tượng, trên ống nước có tải (máy bơm hoạt động, có nước chảy trong ống), những lổ thoát nước trên ống càng gần với ống chính hoặc máy bơm, lưu lượng sẽ thoát ra nhiều nhất; lượng nước còn thừa mới tiếp tục di chuyển trong ống và thoát ra ở lổ thoát tiếp theo. Cứ như thế, những lổ thoát càng xa ống chính, lượng nước thoát ra càng giảm dần; có khi đến cuối hàng, lượng nước ra yếu xìu hoặc sẽ không có nước ra.
Để giải quyết bài toán “lưu lượng dọc đường” trong ngành tưới người ta quy về “điểm nút”; từ đó tính toán đường kính ống và công suất máy bơm theo hướng tăng kích thước ống và tăng công suất máy bơm lên, đồng thời phải dùng mạng vòng, hoặc ít ra mạng cụt loai 2 (tốn lượng ống nhiều hơn) để cân bằng áp suất trong toàn hệ thống.
Đối với béc tưới đa năng, do ta có thể khống chế được lưu lượng nước ra ở từng béc bằng nút điều chỉnh, nên có thể hoàn toàn điều chỉnh lưu lượng phun ra ở từng béc, khống chế được hiện tượng lưu lượng dọc đường. Với những béc gắn gần ống chính, máy bơm; ta chỉnh vít sâu vô, đầu nút sẽ chiếm một phần thiết diện của lổ thoát nước, làm cho lưu lượng nước thoát ra giảm theo ý muốn. Các béc xa ống chính thì chỉnh cho ra dần; sao cho toàn hệ thống có lưu lượng thoát ra gần bằng nhau.
Với ưu điểm này, ta có thể sử dụng mạng cụt loại 1 để làm hệ thống tưới, và sử dụng ống có đường kính nhỏ nhất, tính đủ tải theo công thức tính đường kính ống đã trình bày trong bài viết “làm hệ thống tưới dễ như tính”.
Dưới đây, tôi trình bày lại phương pháp làm hệ thống tưới theo kinh nghiệm, không đề cập đến những công thức loằng ngoằng, khó hiểu để bà con nông dân bình thường cũng có thể tự làm được hệ thống tưới siêu rẻ mà hoạt động hiệu quả.
+ Bảng dưới đây là bảng tính toán công suất máy bơm, đường ống chính, ống thứ cấp và ống cấp phù hợp với Béc tưới đa năng dùng mạng cụt loại 1.
Giải thích:
Đối với tưới hoa màu, rau cỏ, ta bố trí béc tưới đa năng theo mật độ 2x4m nanh sấu; với cây trồng lâu năm, cây ăn quả ta bố trí số lượng béc tưới theo số lượng cây trồng, mỗi cây có 1 béc tưới.
Ví dụ: Bạn trồng 1 ha đu đủ hoặc chanh với mật độ 3x3m, tính ra số lượng cây trồng trên 1 ha sẽ là:
10.000 (m2)/(3x3) m=10.000/9=1.111 cây/ha
Nếu muốn tưới ướt toàn mặt đất cùng lúc, và tưới ướt toàn bộ mặt đất để trồng xen canh cây ngắn ngày, ta phải dùng máy bơm công suất 11 HP cho 1.111 béc tưới.
Nếu không trồng xen cây ngắn ngày, ta chỉ cần dùng máy bơm có công suất 3HP là tưới 1 lần cho toàn bộ 1 ha (1.100 béc tưới) mà vẫn đảm bảo đủ ướt quanh vùng rể.
Nếu vẫn muốn tưới phủ kín mặt đất, ta phải chọn giải pháp phân chia vườn thánh 2 hoặc 3 khu tưới; mỗi khu tưới có van riêng; khi đó ta có thể đóng mở van để tưới lần lượt từng khu.
Thông thường, đa phần bà con dùng điện 1 pha, công suất máy bơm cho phép cao nhất cũng chỉ đến 3HP (Trên thị trường hầu như không bán máy bơm 1 pha trên 3HP).
Nếu muốn tưới cùng lúc cho khu tưới rộng hơn và nếu đường dây đủ tải, gần bình hạ thế ta có thể lắp đặt 2 máy bơm; ví dụ máy bơm 1 có công suất 3HP và máy bơm 2 có công suất 2HP; tổng công suất máy bơm là 5 HP. Khi khởi động máy bơm ta lần lượt khởi động máy bơm 1, chờ cho máy bơm 1 hoạt động ổn định, tiếp tục khởi động máy bơm 2. Ta không thể khởi động 2 máy bơm cùng lúc vì khi máy bơm khởi động, yêu cầu cường độ dòng điện rất cao; sau khi khởi động xong, máy bơm hoạt động với cường độ bình thường. Khi đó ta mới khởi động máy bơm thứ hai được.
Hai máy bơm cùng hoạt động và cùng cấp nước đầu ra qua chữ Y để hòa chung vào ống chính giúp ta mở rộng khu tưới cùng lúc.
Ở bảng trên, dòng cuối, cột 1; công suất máy bơm 3HP thì ống đầu ra của máy bơm là 60 hoặc 90 mm (Tùy hãng chế tạo - đơn cử có máy bơm 3HP đầu ra 42mm mục đích là để tăng áp). Lưu lượng của máy bơm 3HP trung bình là 25 m3/giờ. Khi đó ta chọn ống chính của hệ thống tưới bằng đầu ra của máy bơm (là 60 hoặc 90mm) (cột 2, dòng cuối). Các ống tiếp theo ta hạ 1 cấp: Ví dụ ống chính 60mm, ống nhánh sẽ là 49 hoặc 42mm; tiếp theo chọn ống thứ cấp là 34mm vv và cuối cùng chọn ống cấp, là ống đi xuyên hàng cây (có số lượng nhiều nhất) có kích thước nhỏ nhất là 16mm, nếu không mua được ống 16mm ta mới thay ống 21mm; vì qua tính toán, ống 16mm đã dư tải để cấp nước cho các béc tưới của cả hàng cây.
+ Về mạng cụt loại 1, xin mô tả lại như sau:
Từ ống chính, ta dùng T nối vô ống nhánh. Ống nhánh bắt buộc phải bố trí dọc theo cạnh dài của khu vườn. Cuối 2 đầu ống nhánh, ta dùng nút bút để bịt lại.
Trên ống nhánh, nếu có phân ra nhiều lô tưới, ví dụ phân khu tưới thành 2 lô lưới, thì sâu cắt T, ta gắn 2 van ở 2 bên, tiếp theo gắn ống và cuối ống gắn nút bít để bịt lại.
Trên mỗi đoạn ống thứ cấp Ta dùng T rút + bầu giảm để nối ống cấp tại mỗi đầu hàng cây và đi ống cấp dọc theo hàng cây.
Trên ống cấp, tại mỗi gốc cây (hoặc khoảng giữa 2 cây), ta khoan lổ 5mm, gắn béc tưới đa năng vô. Cuối ống cấp, ta dùng nút bít để bịt lại.
Ống cấp đi xuyên dọc hàng cây, ta có thể bố trí “treo” trên thân cây bằng cách gắn co phù hợp gắn ở đầu và cuối hàng cây để đưa ống cấp từ mặt đất lên tầm cao mong muốn. Nếu cây còn nhỏ, ta có thể dùng cọc chống tạm bằng tre, gỗ, khoảng cách 4-5m một cọc; đến khi cây lớn lên; ta dùng sợi cước hoặc kẽm inox buộc ống thứ cấp vào một cành nhánh của thân cây.
Đã có bạn đi ống cấp mềm 20mm dọc theo hàng cây, khoan lổ gắn béc tại mỗi gốc cây và để ống cấp sát mặt đất chứ không “treo” lên cao, hệ thống tưới vẫn hoạt động tốt.
Dùng phương pháp “treo” hoặc đặt ống thứ cấp ngay trên mặt đất, tuy hơi vướng, nhưng nó giúp cho giá thành hệ thống tưới rẻ nhất; vì ta không tốn T, đoạn ống và nút bít để đưa béc tưới lên cao. Ta cũng có thể dùng co để đưa ống xuống đất rồi trồi lên lại trên cao, tạo ra lối đi ngang trong vườn.
Nếu ngại bố trí ống cấp kiểu “treo” như trên gây vướng víu, ta có thể cắt T giữa 2 cây, hoặc ngay sát gốc cây, gắn ống đưa lên tầm cao phù hợp, trên cùng gắn nút bít, khoan lổ gắn béc tưới. Khi cây lớn lên, ta có thể cắt ống, hơ nối để đưa ống lên cao theo độ cao của cây trồng.
Dưới đây là bản vẽ, bảng chiết tính giá thành xây lắp hệ thống tưới cho 1 ha (100x100m), giả thuyết mật độ trồng 5x5mm, giá thành xây lắp khoảng 10 triệu đồng, bao gồm vật liệu, nhân công (chưa tính máy bơm và đường ống chính dẫn từ máy bơm vào hệ thống)
Nếu làm theo phương pháp cắt T đưa ống lên cao giữa 2 cây (hoặc tại gốc cây) giá thành tăng thêm khoảng 50% nữa.
Chú ý:
Khi làm hệ thống tưới dùng béc tưới đa năng, cũng như béc bọ, có lổ phun ra rất nhỏ; khoảng 0,5mm; do đó, những vật thể lớn hơn lổ phun sẽ bị mắc kẹt lại trong béc gây nghẹt béc; khi đó ta phải đi thông béc tưới rất tốn công.
Để đảm bảo cho hệ thống tưới hoạt động ổn định khi nguồn nước lấy từ ao, hồ; nhất thiết phải làm bộ lọc đặt dưới ao, trước đầu hút vào của máy bơm.
Ống làm bộ lọc là ống cứng, được người ta cắt rảnh rất nhỏ; khe rảnh rộng 0,13mm; đủ ngăn chặn các vật thể nhỏ đi vào máy bơm và hệ thống tưới gây nghẹt béc tưới.
Ta có thể dùng 1 ống lọc D=90mm dài 2m; một đầu bít nút bít; đầu còn lại dùng bầu rút, ví dụ 90-60 (nếu đầu hút máy bơm 60mm); tiếp theo ta nối ống ruột gà dài 3m (để có thể kéo bộ lọc lên làm vệ sinh định kỳ); cuối ống ruột gà, ta nối vào đầu hút máy bơm.
Ta cũng có thể tạo hình bộ lọc theo dạng chữ T (dùng T và nút bít) hoặc chữ L vv sao cho phù hợp.
Bộ lọc đặt dưới đáy ao, cần dùng đá, gạch, gổ vv kê cao khỏi đáy ao, tránh cho bộ lọc tiếp xúc trực tiếp với lớp bùn đáy ao.
Hình 6: Cấu tạo bộ lọc
3 - Cần (lao động nông nghiệp) và phân bón.
Với công nghệ ngày nay, sức lao động chân tay của con người được giải phóng rất nhiều so với thời cha ông ta. Làm đất bằng máy cày, máy xới, lên luống trồng cây, gieo hạt, thu hoạch vv có hàm lượng cơ giới hóa khá cao, giúp cho nghề nông trở nên an nhàn hơn trước.
Từ thực tiển sản xuất, nhiều loại máy móc rất tinh vi, có hàm lượng công nghệ cao đã được chế tạo và đưa vào sử dụng hiệu quả.
Công việc của chúng tôi là phải luôn luôn tìm tòi, tiếp thu những cái mới, ứng dụng vào thực tiển để sao cho giảm thiểu tối đa tiêu hao sức lao động. Ngoài ra, bản thân chúng ta, từ thực tiển sản xuất, cũng nên mày mò tìm cách sáng tạo ra cái mới, giúp mình và giúp cộng đồng giảm nhẹ công sức trong canh tác nông nghiệp.
Tôi cũng mày mò tự chế máy vun hàng, máy xẻ rãnh và đã ứng dụng vào sản xuất rất tốt
(video)
Có những công đoạn đến nay chúng ta chưa thể giải quyết bằng cơ giới hóa như cắt cành, tỉa chồi, tạo tán, bọc nilon bảo vệ trái cây vv vẫn phải làm thủ công. Nhưng chỉ thời gian ngắn nữa thôi, với cuộc cách mạng 4.0; các rô bốt sẽ thay con người làm những việc đó.
Một công việc khá nặng nhọc khác là chống cỏ.
Ngày nay các loại thuốc diệt cỏ có thể diệt nhiều loại cỏ; nhưng đi kèm với nó là sự độc hại, ô nhiễm.
Trong nhà lưới, nhà màng, thông thường tôi cho làm cỏ thủ công, sau đó phủ rơm gốc chống cỏ đối với những cây trồng đơn thân; hạn chế sử dụng màng phủ nông nghiệp vì nó làm hạn chế trao đổi không khí trong đất, làm giảm hô hấp của hệ rể.
Đối với cây mọc chồi (húng lủi, diếp cá, rau răm, rau má...) thì ta phủ lớp trấu mỏng trên mặt đất sau khi làm cỏ nhằm che ánh sáng, hạn chế hạt cỏ nãy mầm.
Trong môi trường nhà lưới, nhà màng, sau một thời gian làm cò thủ công, số lượng hạt cỏ trong đất giảm dần, hạt cỏ bên ngoài cũng khó bay vô bên trong nên theo thời gian, công việc làm cò cũng giảm dần. Khoảng vài năm sau không tốn công làm cỏ nữa.
+ Tưới nước, bón phân:
Tự chế bộ định thời:
Làm được hệ thống tưới tự động rồi, có khi lười đi đóng mở cầu dao để tưới. Ta có thể tự chế bộ định thời để hệ thống tưới tự động bật lên tưới theo thời lượng mong muốn; sau đó tự tắt máy bơm. Muốn tưới bao nhiêu lần trong ngày, mỗi lần tưới bao nhiêu phút cũng được.
Về cấu tạo bộ định thời, tôi có viết bài khá tỉ mỉ trên Agriviet. Ở đây chỉ nêu lại sơ đồ và nguyên lý hoạt động,
Hình 6: sơ đồ cấu tạo bộ định thời
+ Cấu tạo và cách lắp ráp:
Cấu tạo bộ định thời gồm 1 thùng sơn nước (hoặc can, xô, vật chứa khác) có nắp đậy. Trên nắp thùng, ta gắn contact bơm điện (còn gọi là phao điện, dùng bơm nước tự động lên bốn chứa tự chảy đặt trên lầu cao)
Từ cầu dao điện, cho dây nóng nối vào mô tơ máy bơm, dấy nguội nối vào vít 1 của contact phao điện. Một dây khác nối vào vít 2 của contact rồi nối thẳng vào mô tơ máy bơm.
Thực chất dây nguội nối vào contact bơm điện giống như ta lắp ráp contact sử dụng điện nhà.
Trên vách thùng, phần trên, gần nắp đậy; gắn van cánh chuồn, dẫn ống (ống dẽo thợ hồ) nối vào “đầu nước ra” của máy bơm.
Bên dưới, gần đáy thùng, gắn van cánh chuồn 2 gần đáy thùng.
+ Nguyên lý hoạt động:
- Khi đóng cầu dao, trong thùng không có nước, máy bơm hoạt động; một dòng nước theo ống dẫn chảy vào bồn chứa; làm cho 2 quả phao dâng lên. Đến mực tới hạn, 2 quả phao đều nỗi tự do, không còn trọng lực, lúc này contact phao điện sẽ tách ra, máy bơm ngừng hoạt động.
Máy bơm ngừng hoạt động, van 2 dưới đáy thùng, nước vẫn chảy ra nhỏ giọt làm nước trong thùng vơi dần đến gần đáy thùng; cho đến khi 2 phao xuống tới hạn, sẽ ghì làm tách mặt vít contact; máy bơm ngừng hoạt động.
Chu kỳ cứ lặp đi lặp lại như thế.
Muốn cho máy bơm bơm với thời lượng bao lâu; thời gian nghỉ của máy bơm bao lâu; ta hiệu chỉnh 2 van cánh chuồn, cho nước vô, ra nhiều hay ít.
Chú ý: Thông thường, các phao điện chịu tải cở 9A; tương đương máy bơm 2 HP. Nếu bạn dùng máy bơm lớn hơn 2HP thì dùng 2 contact phao điện lắp song song; dây nguội từ cầu dao ra có 2 dây, mỗi dây nới vào 1 contcat. 4 phao cột thành cặp; đặt 2 contact cạnh nhau để tăng bề mặt tiếp xúc tránh cho contact bị “cháy” bởi hiện tượng hồ quang.
Bạn cũng có thể áp dụng nguyên lý chế tạo bộ định thời để bơm nước từ giếng đầo, giếng khoan lên. Khi mực nước trong giếng dâng lên đến điểm tới hạn, máy bơm sẽ hoạt động; mực nước rút dần gần tới đáy giếng, máy bơm sẽ tự tắt.
Bón phân theo nước:
Hiện nay, bà con vẫn còn đi đào hố quanh gốc cây trồng, bỏ phân hóa học rồi lấp lại. Bón phân như thế rất tốn công. Tôi tự chế hệ thống bón phân tự động theo nước, và đã viết bài khá chi tiết“hệ thống bón phân và phun thuốc trừ sâu tự động theo nước” trên Agriviet. Các bạn nào chưa đọc, có thể search để tham khảo.
Dưới đây là sơ đồ và nguyên lý hoạt động của hệ thống bón phân và phun thuốc trừ sâu tự động theo nước
Hình7: Sơ đồ -nguyên lý hoạt động của hệ thống bón phân và phun thuốc trừ sâu tự động theo nước
Cấu tạo thùng châm phân gồm 1 thùng chứa có dung tích tùy ý. Phía trên, gần nắp thùng gắn van cách chuồn 1 và nối ống gắn vào ống” đầu ra máy bơm”; Bên dưới, gần đáy thùng, gắn van cánh chuồn 2, nối ống gắn vào“đầu hút máy bơm"
Ta đựng phân hóa học trong ống lọc thả vô thùng cho phân tự tan, thẩm thấu vào nước trong thùng. Nếu bón phân đạm cá, đạm bả đậu nành ngâm ủ phân giải đạm thì lọc kỷ, lấy nước cố đổ vô thùng hòa với nước.
Trên thị trường có bán loại phân hữu cơ của Mỹ, có thên thương hiệu là ORGANIC, loại phân hữu cơ này có độ đạm rất cao và tinh chế; ta có thể ngâm cho tan, lọc lấy nước cốt đổ vô thùng để bón theo nước tưới.
Khi máy bơm hoạt động, một máy bơm sẽ hút hỗn hợp dung dịch phân trong thùng chứa vào“đầu hút máy bơm” qua ống bên dưới đáy thùng, dung dịch hòa lẫn vào nước phun tưới cho cây trồng. Khi đó, một dòng nước từ“đầu đẩy máy bơm” theo ống chảy vào thùng qua van 1 gắn bên trên thùng, bù vào lượng nước trong thùng chứa bị hút đi.
Muốn bón nồng độ phân nhiều hay ít, ta điều chỉnh 2 van cánh chuồn.
Ta cũng có thể dùng cách này để phun thuốc trừ sâu cho cây trồng qua hệ thống tưới mà không cần dùng bình phun thuốc thủ công.
Học, ra trường, đi làm thuê..
Yên phận, ổn định nhưng khó mà giàu được, lại còn bị cấp trên la rầy..
Lấn vô cơ quan nhà nước đã khó, nhưng ở môi trường này còn phải tranh giành khốc liệt để lấn lên làm lãnh đạo mới có cơ hội làm giàu (và ở tù?). Nếu không thì suốt đời làm nhân viên quèn, gọi cho sang là“tham mưu” mà dân làm nhà nước gọi là nghề“cầm cu cho chúng nó đái!”
Nhiều người chán nản. Thôi thì bỏ, ta về ta tắm ao ta. Bắt đầu khởi nghiệp với nhiều ngành nghề khác nhau.
Trên đầu không đội ai, khả năng làm giàu là vô tận..
Vấn đề là ta có đủ năng lực để thành công hay không thôi.
Nhiều người trẻ, với bầu nhiệt huyết nóng, sức tưởng tượng phong phú cứ nghĩ: Ta tính vậy thì chắc cú rùi, sao mà thua được? Nhưng cuối cùng đến 99% người khởi nghiệp phải nhận lấy thất bại đắng cay (theo thống kê của một tờ báo nào đó, không nhớ); có những người lì lợm, “thua keo này ta bày keo khác”, năm lần bảy lượt rùi mới thành công!
Bài viết này đặt ra vấn đề khởi nghiệp nông nghiệp. Một lãnh vực theo tôi là khó nhất trong các ngành nghề vì nó đòi hỏi kiến thức rất rộng từ nghiên cứu thị trường, sinh lý động, thực vật, bảo vệ thực vật, khí tượng thời tiết, đất phân vv.. Nhưng quan trọng hơn, đòi hỏi phải có kinh nghiệm phong phú mới mong làm giàu từ nông nghiệp; còn làm nông để đủ sống như nông dân thì.. no table!
Mong muốn các còm sĩ tham gia bàn luận, trao đổi từ kinh nghiệm của mình để giúp những ai mới khởi nghiệp với nghề nông, những ai đang còn bươn chải, u đầu mẻ trán với nghề nông tìm được“ánh sáng le lói cuối đường hầm"!
Theo tôi, khi bắt đầu khởi nghiệp nông nghiệp cần lưu ý các nguyên tắc sau đây:
1 - Không nên tưởng tượng ra những dự án vĩ đại, đòi hỏi vốn đầu tư cao, quy mô sản xuất lớn..., dù bản thân và gia đình mình có điều kiện về vốn, bằng cấp nhưng mình chưa có kinh nghiệm, vì cái này còn ở thì tương lai. Nên đi từng bước nhỏ, nếu thành công mới tăng quy mô lên dần dần.
2 - Không nên nghe ai nói cái gì hay hay là bắt chước làm theo; đặc biệt là phải đề phòng những bài viết trên báo, đài, kiểu như: “Bỏ lương cao ở ngân hàng về quê nuôi chim trỉ mỗi năm thu tiền tỷ”.
Việc học hỏi kinh nghiệm của người khác hoặc từ mạng internet, sách vở, báo đài là rất cần thiết nhưng vận dụng vào hoàn cảnh cụ thể của mình là một chuyện hoàn toàn khác. Chỉ có cách cố gắng suy nghĩ, sáng tạo, thực nghiệm trên nền tảng kiến thức, kinh nghiệm của riêng mình và hoàn cảnh cụ thể ở địa phương mới mong tìm được hướng đi vững chắc, khả quan.
3 - Chọn đối tượng để khởi nghiệp nông nghiệp:
Nên bắt đầu bằng những cây trồng, vật nuôi phổ biến, hết sức thân thuộc, thường hiện diện trong bửa ăn hàng ngày như con bò, con gà ta, cây rau, của quả thân quen. Những cái mới lạ, nghe hấp dẫn kiểu như chăn nuôi động vật hoang dã, trồng cây tỷ đô vv.. thì phải dè chừng. Nếu thích thì phải làm từng ít để thử nghiệm nếu thành công và có thị trường thì mới tiếp tục. Đề phòng người ta quảng cáo bán giống!
Có cây trồng gì dễ làm, mùa nắng không cần tưới, giá bán không cao nhưng đảm bảo ít nhất khả năng thất bại lúc ban đầu lại cho thu nhập thu nhập ban đầu để tạm sống không? Chuyện này tôi sẽ nói cụ thể ở phần sau. (Phần 2: Một số kinh nghiệm và cách làm dễ ăn, chắc chắn)
Khi bắt tay vào lãnh vực nào, đừng vội hình dung sẽ thắng lợi ra sao mà cần suy tính thật kỷ về đầu ra, kinh nghiệm, kiến thức của bản thân mình trong lãnh vực đó, và phải tính đến khả năng thất bại trước tiên. Vì sao ta sẽ thất bại, có cách gì giảm thiểu rủi ro?
4 - Nên thực hiện phương châm“lấy ngắn nuôi dài” và bố trí nguồn lực đầu tư phù hợp.
Dù mình có khả năng về vốn, kiến thức chuyên ngành, nhưng mới đầu cần nghĩ đến làm sao cho có thu nhập ổn định. vững chắc để trang trải lúc đầu, vì vốn có bao nhiêu cũng không đủ và lãnh vực nông nghiệp là nơi đốt tiền nhanh nhất. Tính toán quy mô đầu tư và bố trí vốn phù hợp; ví dụ, ban đầu có thể làm chuồng trại tạm bợ nhưng đảm bảo điều kiện chăn nuôi về sau nếu ổn định rồi mới nghĩ đến quy mô hoàng tráng!
5 - Quan tâm tối đa việc ứng dụng công nghệ cao, giá thành phù hợp.
Thời đại chúng ta đang sống là thời của công nghệ cao. Nếu ta không tìm cách ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp thì hàng hóa ta làm ra sẽ không cạnh tranh nỗi về giá thành, chất lượng.
Công nghệ cao đòi hỏi ta phải đổ tiền vào thật nhiều, lấy đâu ra?
Cũng có những cách làm rẻ tiền mà hiệu quả. Vấn đề là ta phải luôn luôn tìm tòi, suy nghĩ cách ứng dụng công nghệ.. vừa vừa cũng được mà rẻ tiền, tiết kiệm tối đa nhân công mà ít rủi ro.
Phần 2 tôi sẽ trình bày kinh nghiệm của riêng tôi về cách làm nhà lưới nhà kiếng siêu rẻ nhưng giải quyết tốt bài toán nan giải là giải nhiệt (hiệu ứng nhà kính); trồng cây gì trong đó để có tiền vô rốt rẻng hàng ngày dù giá chợ xuống thấp nhất? Những vấn đề này không phải lý thuyết suông mà đúc kết từ những thất bại đắng cay rồi mới thành công!
Cái nhà lưới như hình bên dưới (khung gỗ tận dụng, lưới dõm) giá thành khoảng 10 triệu/sào; ai nhìn vô cũng cười chê! Có biết đâu tôi đã phá đi làm lại biết bao lần; (làm bằng vật liệu rẻ tiền nếu phải phá bỏ thì cũng không đáng tiếc lắm). Sau này thành công rồi, tôi mới thiết kế mẫu nhà bằng trụ bê tông giá thành xây dựng khoảng 15 triệu đồng/sào; và được Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư tỉnh chọn chuyển giao cho các hộ nông nghiệp nghèo áp dụng trong sản xuất thực tiển.
6 - Chọn“cái thị trường cần chứ không phải cái mình có” để làm khi khởi nghiệp. Điều này ai cũng biết, nhưng phải làm sao để biết thị trường cần gì, vào thời điểm nào? Cách tốt nhất là bỏ nhiều thời gian lê la ngoài chợ, “tán” mấy em bán rau, mấy bà bán thịt và ghi chép kỷ thử xem mùa nào, lúc nào cái gì có giá nhất, vì sao? Cũng cần đi đến các vùng chuyên canh tìm hiểu cách thiên hạ làm, học hỏi kinh nghiệm thực tế sát với điều kiện địa phương.
Có thể bạn đang nung nấu trong đầu một dự án lớn mà bạn rất yêu thích. Nhưng hãy khoan vội. Bước đầy hãy làm cái gì dễ nhất, chu kỳ thu hoạch ngắn để sống mà nuôi hy vọng đường dài!
7 - Tiết kiệm là quốc sách: Dù bạn có nhiều tiền, nhưng khi bắt tay vào dự án khởi nghiệp, cần tính toán chi li, chi tiêu hợp lý và giảm thiểu tối đa định mức chi. Cái lãng phí lớn nhất là ta làm ra mà không sử dụng được, hoặc sử dụng không hiệu quả!
8 - Phải quản lý cho tốt: Khởi nghiệp với nghề nông, tốt nhất bạn phải“nằm” tại chỗ, lăn lộn với công việc. Nếu bạn ở thành phố, ném tiền về quê đầu tư rồi thuê ai đó, dù là người thân quen, tin tưởng quản lý và điều hành giúp bạn, lâu lâu bạn đánh ô tô về“cởi ngựa xem hoa” thì khuyên bạn không nên làm vì khả năng thất bại rất cao
- - - - - - - - - - - -
Trên đây là vài dòng vừa là tâm sự, vừa là kinh nghiệm của một người từng “xấc bấc xang bang” “lên bờ xuống ruộng" với nghề nông, mong trao đổi cùng các bạn muốn khởi nghiệp nông nghiệp. Chỉ với ý thân thiện đó thôi, chứ người viết không muốn mang tiếng“dạy đời” đâu nhé! Nhưng nói về lãnh vực này thì phải nêu ra kinh nghiệm cụ thể, cả thất bại lẫn thành công của mình!
PHẦN 2:MỘT SỐ KINH NGHIỆM VÀ CÁCH LÀM DỄ ĂN, CHẮC CHẮN
Tôi sinh ra trong gia đình nông dân nghèo, nhà đông anh em. Từ nhỏ, tôi đã đi học một buổi, làm nông một buổi.Cái thời làm nông của tôi, sau 1975, nông dân không sướng như bây giờ. Ngoài cái cuốc, cái cày trâu bò và phân hữu cơ tịnh không có phương tiện cơ giới, phân hóa học, thuốc trừ sâu. Đúng ra trước đó cũng đã có những tiến bộ kỹ thuật trong canh tác nông nghiệp ... nhưng sau chiến tranh, những thứ xa xỉ ấy biến mất. Hoạt động nông nghiệp hầu như dựa vào thủ công. Một nền canh tác hữu cơ thực sự.
o0o
Sau khi học ra trường, làm nhà nước rồi bỏ về mở công ty tư vấn thiết kế và cũng đạt được những kết quả khả quan. Càng ngày, tôi càng nhớ về những ngày thơ bé, đi làm nông. Nhớ ước mơ có chiếc máy cày chạy ào ào vở ruộng, ước gì có thuốc chặn đứng dịch rầy nâu đang hại lúa, hại bao công sức của gia đình.Rồi tôi nhảy vào lãnh vực nông nghiệp với 21 ha đất. Tôi mua sắm đủ máy cày, máy đào, ủi, xe tải nhỏ ... nói chung là không thiếu phương tiện gì.
Đầu tiên tôi trồng 18 ha chanh không hạt và bưởi da xanh và ... thất bại! Mất đi một số tiền khá lớn. Nguyên nhân của thất bại là do lúc đó tôi nhận tư vấn công trình thủy điện ở Quảng Nam, Đăklăk, quanh năm suốt tháng bám theo công trình, công việc ở trang trại giao cho lính ruột và người thân, lâu lâu về “cởi ngựa xem hoa” rồi lại đi.
Thất bại này in đậm bài học về quản lý, vì bày ra mà không trực tiếp quản lý được.
Chán nãn, tôi bỏ làm nông một thời gian. Nhưng rồi, cái tâm thức “thương nhớ đồng quê” cứ trỗi dậy!
Sau 2 năm, tôi trở lại với nghề nông; và lần này với hơn 3.000 trụ thanh long. Đa phần diện tích còn lại đưa vào trồng rừng.
Rút kinh nghiệm thất bại của lần trước, tôi bám sát hiện trường. Trồng thanh long rất vất vả, phải chăm như con mọn. Nấm bệnh rất nhiều và lúc nào nó cũng kêu “tiền, tiền”. Trong thời gian chờ thanh long cho thu hoạch, tôi nghĩ kế “lấy ngắn nuôi dài” vì đất còn rất rộng.
Đầu tiên, tôi trồng những loại cây ngắn ngày, những loại rau, củ, quả nhanh cho thu hoạch. Vốn có trách nhiệm với cộng đồng, tôi đi theo hướng sản xuất nông sản sạch.
Làm nông sản sạch trong thời này quả là không dễ. Có lẽ chung quanh bà con dùng đủ loại thuốc BVTV nên sâu bệnh ngày càng kháng thuốc, ngày càng khó trị hơn. Vườn cà tím giống Violet King trái rất to và dài, trồng vài sào cho thu ngày vài triệu. Bỗng một hôm bọn bọ trĩ, rệp sáp từ đâu tới, tấn công tới tấp, xịt thuốc cũng không ăn thua. Khi lá cây chuyển sang màu vàng, đành phải buông tay ...
Chuyển sang canh tác rau ăn lá, tình trạng cũng tương tự. Nếu ta bón phân, phun thuốc đảm bảo thời gian cách ly, vẫn không chống chọi nỗi bọn sâu bệnh. Chưa kể, rau ăn lá mà không bón U rê, Dap, thì màu săc nó chuyển vàng, không xanh ngọc và non mướt như khi ta bón phân hóa học vài ngày trước khi cắt bán; bị thương lái chê, mua giá thấp hoặc không mua ...
Mấy người bán rau còn chỉ cho tôi cách làm ra nông sản “dơ”, non mướt để họ dễ mua, dễ bán ...
Ra chợ quan sát mấy bà đi chợ; cầm bó rau soi lên, để xuống, cố tìm cho được đám rau non mướt mắt. Người tiêu dùng muốn vậy, thương lái phải chiều theo chứ biết làm sao?
Lính tôi bàn: Hay làm mình cứ bón phân, phun thuốc vô tư đi cho dễ bán chú. Ai mà tin rau mình sạch. Mà làm ra bán không được, hoặc bán lổ thì làm làm chi?
Tôi không thể làm vậy, vì suy cho cùng tôi làm nông đâu phải để kiếm sống như nông dân. Tôi làm nông vì đam mê. Nếu để kiếm sống, cái công ty của tôi ở thành phố dư sức đảm bảo cuộc sống cho tôi. Tính tôi cái gì càng khó khăn thì càng muốn lao vào, tìm mọi cách nghiên cứu để tìm ra cách làm hiệu quả.
Hôm chat trên facebook, có bạn trẻ mới tập tành làm nông tuyên bố chắc nịch: Tôi nói không với hoá chất ! Tôi chỉ cười buồn mà không tranh luận!
Tôi nhận ra rằng: Không thể sản xuất nông sản sạch trong điều kiện bình thường được, nếu được cũng rất bấp bênh.
Vậy là tôi lao vô nghiên cứu tiếp cách làm sao để sản xuất ra sản phẩm sạch, mẫu mã chấp nhận được, ít tốn công sức, giá thành rẻ, và ít phụ thuộc tình trạng “trúng mùa mất giá” ...
Đi theo hướng này, sau nhiều lần bỏ công sức, tiền bạc, phá đi làm lại ...
Đến giờ có thể nói tôi đã thành công.
Nhớ câu nói của tỷ phú Jacma trong một bài truyền lửa về khởi nghiệp, đại khái: Hôm nay bạn khởi nghiệp, ngày mai sẽ là ngày đen tối. Ngày mốt bạn sẽ chết. Nếu vượt qua ngày mốt, bạn sẽ có ngày huy hoàng. Nhưng bạn sẽ chết ở ngày mốt đấy!
Dưới đây là những thành quả mà tôi đã làm được, tôi muốn trao đổi, chuyển giao cho bà con nông dân và những người đang bắt tay vào khởi nghiệp nông nghiệp, nhằm giảm thiểu những rủi ro như tỷ phú Jacma đã cảnh báo, theo hướng:
1 - Làm thế nào để có thể sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, sạch, bền vững nhưng giá thành đầu tư chấp nhận được, nằm trong tầm với của bà con nông dân bình thường, những người mới khởi nghiệp?
2 - Làm thế nào để bỏ ít công sức nhất giúp bà con thoát cảnh“bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” mà vẫn thu nhập khá và hướng đến làm giàu khi canh tác nông nghiệp?
3 - Làm sao để hạn chế tối đa thua lổ, giá cả bấp bênh, không ổn định?
o0o
Ông bà ta đã truyền lại các “bí kiếp” của nghề nông, là: “Nước, cần, phân, giống”. Không phải ngẫu nhiên mà sắp xếp những yếu tố đó theo thứ tự như vậy. Cái đứng trước quan trọng hơn cái sau đấy!Nhưng thời của ông bà ta, sản xuất nông nghiệp đậm chất “tự cấp tự túc”, sản phẩm làm ra chủ yếu sử dụng trong gia đình, còn thừa mới đưa ra chợ bán, cho nên thời xưa, việc tiếp thị sản phẩm chưa quan trọng lắm.
Ngày nay, theo tôi có thể gộp thành 2 yếu tố quyết định thành bại của sản xuất nông nghiệp là thị trường và công nghệ sản xuất.
Thị trường:
Với một nước nông nghiệp có 70% dân số tham gia nghề nông và quy mô sản xuất rất manh mún, công nghệ thấp, sản phẩm làm ra không đạt chất lượng xuất khẩu, nên thị trường nông sản Việt Nam hiện nay chỉ quanh quẩn với thị trường nội địa và thị trường khổng lồ và dễ tính nhưng bấp bênh là Trung Quốc; trong khi đó, thị trường rộng lớn trên thế giới như Mỹ, Nhật, Hàn và nhiều nước khác..., với giá mua rất cao do chênh lệch giá trị sức lao động giữa nước ta và nước họ mà ta mới mon men ở bề ngoài. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng “được mùa mất giá” cứ lập đi lập lại năm này qua năm khác.
Câu nói: Làm ra cái người ta cần, chứ không phải cái mà ta có là kim chỉ nam, nhưng chưa đủ: Cái ta làm ra phải có giá trị cao, tiêu thụ ổn định.
Nghiên cứu thị trường là khâu đặc biệt quan trọng khi bắt tay vào khởi nghiệp.
- Rất nhiều người nghĩ về cây, con nào đó, hoặc đọc trên mạng, báo, đài; rồi cứ thế bắt tay vào làm, nghĩ rằng: khi có sản phẩm rồi thì tự nhiên sẽ có thương lái tìm đến mua. Đó là quy trình ngược và đôi khi là phần lớn nguyên nhân dẫn đến thất bại.
Trước khi bắt tay vào dự án, việc đầu tiên là cần đi tham quan nhiều nơi, mở cuộc điều tra cơ bản: Tại địa phương ở đâu đã làm ra sản phẩm tương tự; họ làm thế nào (kỹ thuật - công nghệ); tiêu thụ ở đâu (thị trường); thu nhập ra sao?
- Hiện nay, tỉnh thành nào cũng có những công ty xuất khẩu nông sản qua châu Âu, Mỹ và nhiều nhất là Trung Quốc, và đều có nhu cầu thu mua sản phẩm sạch, ít nhất là phải đạt theo tiêu chuẩn Vietgap. Họ đang rất cần sản phẩm đủ số lượng và đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu. Cần tìm hiểu họ cần sản phẩm gì, chất lượng, mẫu mã sản phẩm yêu cầu ra sao và ta có thể xen vô cung ứng cho họ không?
- Ngoài hướng xuất khẩu, các siêu thị, cửa hàng thực phẩm sạch tại địa phương cũng cần số lượng lớn hàng hóa nông sản sạch, đạt yêu cầu chất lượng, mẫu mã.
Đã có những trường hợp sản xuất nhỏ nhưng đạt tiêu chuẩn để nhập “ké” vào những công ty xuất khẩu hoặc cửa hàng, siêu thị. Ví dụ: hiện nay nhu cầu ớt chỉ thiên sạch xuất sang Hàn Quốc và Nhật rất cao và các công ty xuất khẩu sẵn sàng ký kết hợp đồng thu mua ổn định với giá 30 ngàn/kg, trong khi giá thành sản xuất 1 kg ớt chỉ thiên trong nhà lưới khoảng 13 ngàn/kg (riêng công hái ớt là 5 ngàn/kg); hoặc măng tây xanh, các công ty đang thu mua xuất khẩu với giá ổn định 50-70 ngàn/kg. Trồng 1.000 m2 măng tây xanh có thể thu hoạch 10kg/ngày trong vòng 9-10 năm, cho thu nhập 500-700 ngàn/ngày. Nghe cũng dễ ăn, nhưng cái khó là sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn sạch và đạt yêu cầu về mẫu mã (kích thước, màu săc sản phẩm vv)
Tôi trồng các loại rau mà ta chỉ trồng 1 lần và thu hoạch bán hoài, rất lâu sau mới phải trồng lại trong nhà lưới, bao gồm: Rau húng lủi, rau diếp cá, rau bồ ngót, rau má, rau răm và chia diện tích trồng ra làm 30 phần, mỗi ngày cắt 1/30 diện tích trồng để ngày nào cũng có các mặt hàng trên giao cho thương lái và ngày nào cũng có thu nhập ổn định.
Thị trường như nước chảy về chổ trũng: Cái gì dễ làm thì giá rẻ, khó làm thì giá đắt. Ví dụ: Vào mùa mưa, giá rau húng lủi bán ra ở chợ từ 60 đến 100 ngàn/kg; thương lái thu mua của mình giá từ 30 đến 60 ngàn/kg. Chỉ cần giao bán mỗi ngày 10kg, một gia đình cũng đủ sống. Tuy nhiên, rau húng lủi là loại cây khó tính: vào mùa mưa, do lực mưa va đập quá mạnh, biểu bì, mô lá bị trầy xước làm cho nấm xâm nhiễm, thân, lá rau húng lủi nhủn đen, chết rụi từng đám. Chính điều này làm giá thành rau húng lủi tăng vọt ngay khi mùa mưa bắt đầu. Ta chỉ có thể khắc phục tình trạng này bằng cách trồng húng lủi trong nhà lưới, hoặc nhà màng, nhờ mái lưới cắt lực va đập rất mạnh của giọt mưa từ trên trời rơi xuống, cây trồng mới tránh được hư rách, sâu bệnh xâm nhiễm.
Một vấn đề khác mà bà con nông dân ta đều thuộc và áp dụng thành công là“canh me” sao cho thời điểm thu hoạch trùng vào các ngày lể, tết, các dịp kỷ niệm: 22/12, ngày 8/3, ngày 20/11 vv Nhưng cũng cần đề phòng vì ai cũng tập trung vào những dịp đó, có khi “dội hàng”.
Công nghệ:
Thời đại hiện nay là thời của cuộc cách mạng 4.0, thời của công nghệ cao. Nếu ta chậm chân, không tìm cách ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất thì ta sẽ ngày càng tụt lại phía sau, ngay cả thị trường trong nước chứ chưa so với thế giới.
Công nghệ cao đòi hỏi vốn đầu tư lớn, áp dụng những kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất và đòi hỏi rất nhiều tiền vốn đầu tư. Ví dụ mẫu nhà màng, nhà lưới đúng chuẩn Israel nhập về đồng bộ cần phải đầu tư từ 400-500 triệu đồng/1.000 m2.
Phải công nhận nền công nghệ cao là tinh hoa của thế giới và nó tiến bộ rất nhanh. Năng suất cây trồng ứng dụng công nghệ cao gấp từ 3 đến 10 cách làm thông thường, quan trọng hơn là phải có công nghệ cao mới có thể sản xuất sạch được để tham gia vào chuổi giá trị hàng hóa nội địa và xuất khẩu, chưa nói đến vấn đề lương tâm, đạo đức.
Các giải pháp ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất trong điều kiện hạn hẹp về chi phí đầu tư ban đầu:
1 - Môi trường trồng cây (nhà lưới, nhà màng)
Tôi từng thất bại rất nhiều khi thí nghiệm làm ra sản phẩm sạch trong điều kiện bình thường, chỉ cần theo tiêu chuẩn Vietgap thôi cũng đã khó ... và tự rút ra kết luận: Đừng hòng làm ra sản phẩm nông nghiệp sạch, nếu không theo hướng công nghệ cao.
Các yếu tố của công nghệ cao, ngoài các yếu tố “nước, cần, phân, giống”, thời nay cần quan tâm đến môi trường sống của cây trồng; đó là công nghệ sản xuất trong nhà lưới, nhà màng.
Tôi bỏ công sức, tiền bạc khá nhiều để làm nhà lưới, nhà màng và đã nhiều lần phá đi làm lại, khó nhất là vấn đề giải nhiệt.
Sau cùng tôi đã tìm ra cách để chênh lệch nhiệt độ ban trưa trong nhà lưới, nhà màng chỉ cao hơn khoảng 2 oC so với bên ngoài; và cây trồng sinh trưởng phát triển tốt.
- Mẫu nhà lưới của tôi giá thành xây dựng chỉ 15 triệu/1.000 m2.
Kết cấu của nhà lưới theo mẫu này có mái bằng; kích thước 25x40m (=1000 m2 ) trụ chống bằng bê tông mác 200; cạnh vuông 10x10cm, chiều dài trụ bê tông 2,5m; trong đó phần chôn dưới đất là 0,5m; phần nỗi từ mặt đất lên là 2m.
Trên đỉnh các trụ bê tông, dùng ống PVC 16mm vừa làm khung đở lưới, vừa có chức năng dẫn tải nước tưới. Chung quanh và trên mái lợp lưới; trong đó cần chú ý lưới từ mặt đất lên tầm cao 1m là lưới dày <=1mm, từ cao độ 1m trở lên và phần mái được bao che, lợp bằng lưới 5x5mm.
Sở dĩ giá thành mẫu nhà lưới này siêu rẻ, chỉ bằng khoảng 10% các mẫu nhà lưới nội địa và 2-5% giá thành các mẫu nhà ngoại nhập, là do tổ chức kết cấu đơn giản nhất có thể; kết hợp nhiều thành tố vào, tạo ra hiệu ứng đa dụng nhằm làm giảm giá thành xây lắp. Ví dụ: tôi dùng ống PVC vừa dẫn nước tưới, vừa là “đòn tay” làm giá đở lớp lưới lợp; tuy nó không đẹp, nhưng nhờ vậy giảm rất nhiều chi phí để làm “bộ khung” lợp lưới bằng sắt có kết cấu phức tạp, chi phí cao.
Trụ đở thay vì làm bằng sắt tròn, tôi làm bằng bê tông để đảm bảo chịu lực và độ bền, giá thành bê tông cũng rẻ hơn trụ sắt tròn. Thực ra, nếu bạn còn khó khăn, có thể thay trụ bê tông bằng gổ (tốt nhất dùng gổ cây keo lai có lỏi), hoặc thay bằng tre, tầm vông ... nhưng nên ngâm vật liệu làm cột, giàn mái dưới bùn non ít nhất 2 tháng rồi mới đưa vào sử dụng.
H1: Mô hình nhà lưới siêu rẻ
Những nhà lưới tôi làm thí nghiệm lúc ban đầu toàn bằng trụ gổ, giá thành chỉ khoảng 10 triệu/1.000 m2 để nếu có thất bại, đạp bỏ cũng không tốn kém lắm! Nhưng đến khi thành công, trong nhà lưới trụ gổ cây trồng vẫn sống tốt, sạch, năng suất cao và ... cho ra tiền!
Mẫu nhà màng tôi cung cấp cho bạn giá thành xây lắp chỉ khoảng 60 triệu đồng/1.000 m2; cũng có kết cấu đơn giản và phương án giải nhiệt tương tự như mẫu nhà lưới siêu rẻ. Giá thành nhà màng đắt hơn vì đơn giá màng phủ cao hơn lưới, và ta phải bố trí hệ thống trụ chống gần nhau hơn (nhiều trụ chống hơn nhà lưới), và phải làm khung sườn riêng dạng vòm để chống đọng nước mưa.
Hình 2: phối cảnh nhà màng
- Về phương án giải nhiệt: Giải nhiệt vấn đề cốt tử của nhà lưới, nhà màng. Các nhà lưới, nhà màng công nghệ cao người ta giải quyết vấn đề giải nhiệt bằng quạt gió công suất lớn hoặc máy lạnh. Khi nhiệt độ trong nhà lưới, nhà màng vượt quá ngưỡng cho phép thì bộ cảm ứng sẽ báo về để hệ thống tự động kích hoạt các thiết bị giải nhiệt hoạt động. Các bộ cảm ứng nhiệt, cảm ứng ẩm độ, cảm ứng nhu cầu phân, thuốc này đều là hàng ngoại nhập đồng bộ đi kèm nhà lưới, nhà kính nhập về nên rất đắt tiền. Nông dân Việt Nam cũng rất ưa chuộng cái mới, công nghệ cao nhưng không với tới.
- Cách giải nhiệt của tôi là ở cách bố trí lưới bao vách hông, trên mái và dùng hệ thống tưới phun bằng cái béc tưới do tôi tự chế (Xem thêm bài: “béc tưới chế tạo tại Việt Nam” trong Agriviet)
Về bố trí lưới: Lớp lưới dưới cùng là lưới dày <= 1x1mm, được chôn dưới đất từ 0,1-0,2m, kéo lên chiều cao 1 mét so với mặt đất. Từ tầm cao 1m trở lên và phần mái, lợp bằng lưới thưa hơn, mắt lưới cở 5mm.
Nhờ phần trên bên hông và trên mái nhà lưới lợp lưới thưa hơn, cùng với hệ thống tưới phun sương hoạt động định kỳ, cho phép gió tự nhiên thổi vô nhà lưới dễ dàng. Bên cạnh đó, hệ thống tưới phun sương bố trí trên mái tạo hiệu ứng “kéo” nhiệt bên trong nhà lưới bốc lên trên theo quy luật chuyển động của nhiệt (entry) làm giảm nhiệt độ bên trong nhà lưới.
Nhà màng theo mẫu thiết kế của tôi có giá thành cao hơn nhà lưới, vì ta không thể kiêm dụng ống nước làm “đòn tay” như mẫu nhà lưới vì vấn đề của nhà màng, ngoài việc giải nhiệt còn phải chống nước mưa đọng vũng trên màng nilon, tạo ra lớp ố, ngăn cản ánh sáng lọt qua màng nilon vào bên trong. Do đó, phần kết cấu khung sườn bên trên nhà màng phải có kết cấu cong dạng vòm.
Trong bản vẽ, độ cong của khung mái vòm (xuyên, trính) đã được tôi thực nghiệm nhiều và như thế là tối ưu. Để làm được độ cong như vậy, các bạn cần chú ý kích thước đã cho ở các cây chống xiêng và thực hiện cho đúng thông số về kích thước.
Đòn tay đở lớp màng phủ cũng có dạng cong. Để thi công “đòn tay” có dạng cong cong như trong bán vẽ, bạn phải cắt đoạn đòn tay dài hơn 0,2m; đóng đinh cố định trước 1 đầu. Đóng đinh “mồi” ở đầu còn lại rồi cho một người đứng dưới dùng trụ tre gổ chống đội cho “đòn tay” hơi võng lên theo dạng vòm. Người bên trên cố định và đóng đinh đầu còn lại.
- Việc lợp màng phủ cho nhà màng coi vậy nhưng rất quan trọng. Ở các vùng chuyên canh trong nhà màng như Đà Lạt, Sa pa, người ta có đội thợ lợp màng chuyên nghiệp để làm việc này.
Cần thiết phải kéo màng phủ thặt căng; sau đó cân chỉnh sao cho không có chổ vào bị võng, có thể làm nước mưa tụ đọng trên mái. Sau cùng, dùng nẹp tre đóng đinh trên lớp màng phủ, dọc theo “đòn tay” để cố định màng phủ.
Nhà màng đạt yêu cầu là khi thi công xong, trên mái không bị đọng nước mưa; khi có gió màng phủ không rung, giật.
- Về kích thước nhà lưới, nhà màng:
Do lưới có nhiều kích thước về chiều rộng (khổ rộng 1m đến 6m, chiều dài cuộn lưới thường 50m hoặc 100m) nên ta có thể làm nhà lưới với chiều dài, chiều rộng tự do, theo cuộc đất.
Riêng nhà màng, ta nên làm theo kích thước màng phú để giảm tối đa công cắt, may màng nilon cho phù hợp với kích thước nhà màng.
Màng phủ thường chiều rộng 6m, 9m, 12m; chiều dài 100m
Do đó, chiều rộng và chiều dài của nhà màng phải gần bằng hoặc là bội số của tấm màng phủ.
Ở phía nam, công ty Đạt Hòa có chế tạo loại màng 6,2mx100m, giá mua loại màng phủ này là 9.200 đ/m2. Tôi dùng loại này và thấy chất lượng tốt (không quảng cáo nhé!), công ty công bố thời hạn sử dụng ít nhất 5 năm.
Trong bản vẽ mô hình này, tôi chọn kích thước nhà màng 6x25m là để phù hợp với kích thước cuộn màng phủ. Nếu bạn muốn làm nhà màng rộng hơn, có thể làm nối các nhà màng liền nhau theo chiều ngang, có thể tiết kiệm một số hàng trụ chống. Về chiều dài, nên chọn 25m, 50m, 75m hoặc 100m để phù hợp với kích cở cuộn màng phủ và cuộc đất của mình.
Nhà màng thì phải làm theo kích thước cuộn màng phủ. Nếu muốn mở rộng sản xuất, cần diện tích nhà màng rộng lớn hơn thì ta phải tăng kích thước cạnh dài, làm nối các nhà màng liệt kê nhau theo chiều rộng.
Riêng nhà lưới, ta có thể xây lắp một nhà lưới như mẫu thiết kế rộng đến 1 vài ha. Bên dưới tôi có để lại mẫu nhà lưới rộng 1 ha (100x100m) với chi phí (bao gồm cả hệ thống tưới) khoảng 100 triệu đồng (xem và download mẫu thiết kế nhà lưới rộng 1 ha và bảng chiết tính kèm theo).
H4. mô hình nhà lưới 1 ha
Nhà lưới càng rộng, giá thành xây dựng càng thấp, vì khi đó ta cũng chỉ làm lưới bao “vách” theo chu vi cho toàn khu đất và sử dụng chung trụ chống. Nhà lưới rộng lại có khả năng giải nhiệt tốt hơn nhà lưới nhỏ, khả năng cản chống côn trùng, sâu bệnh cũng tốt hơn, do mật số côn trùng, sâu hại bị pha loãng; thời gian phun xịt thuốc cũng kéo dài lâu hơn.
Với cây trồng lâu năm có tầm cao không cao lắm như cây có múi, ổi, mãng cầu, thanh long ta có thể trồng hoàn toàn trong nhà lưới đơn giản này để lợi dụng tối đa ưu thế của nhà lưới như khả năng chống mưa nặng hạt, sâu bệnh hại cây trồng.
Ngoài ra, việc trồng cây ngắn ngày, rau màu trong nhà lưới có diện tích rộng cũng có nhiều lợi thế, giúp ta có nông sản sạch, đảm bảo nguồn cung cho các nhà xuất khẩu, siêu thị vv có nhu cầu lớn và đều đặn liên tục.
- Về chống sâu bệnh hại trong nhà lưới, nhà màng theo mẫu thiết kế:
Các nhà lưới, nhà màng đắt tiền thường lợp lưới phủ của Israel có lổ 0,5x0,5mm và lợp kín toàn bộ, hoặc tiếp nối với màng phủ (không dùng lưới 5mm). Kết cấu này chống côn trùng tuyệt đối, nhưng bất lợi ở mặt giải nhiệt, bởi vậy họ mới dùng cách giải nhiệt bằng máy lạnh, quạt gió công suất cao.
Nhà lưới, nhà màng của mình, do giá thành siêu rẻ nên chắc chắn hạn chế hơn nhà lưới nhà màng công nghệ cao trong việc chống côn trùng xâm nhập. Nhưng vẫn sử dụng tốt trong điều kiện nông dân ta còn hạn hẹp về kinh phí đầu tư.
Về khả năng chống côn trùng, sâu bênh hại trong mẫu nhà lưới, nhà màng siêu rẻ:
Qua nhiều lần nghiên cứu, tôi nhận thấy: các loại côn trùng, sâu bọ nhỏ như bọ trỉ, rệp sáp, rầy phấn trắng vv ... có tập quán di chuyển (bay) theo phương ngang và dưới tầm thấp, hầu hết là chúng di chuyển thấp hơn 1m. Trường hợp quanh nhà lưới, nhà màng có cây cỏ mọc hoang dại cao hơn 1m (lớp lưới dày), các côn trùng nhỏ sẽ bám vào các cây đó để bay bám vào lớp lưới 5mm bên trên. Do vậy, cần chú ý chặt bỏ những cây trồng chung quanh nhà lưới, nhà màng.
Các côn trùng nhỏ thường không bám bò trên lớp lưới vì đó không phải là sinh thể sống; chúng cũng không đủ thông minh để suy ra rằng: nếu bám vào lớp lưới 1mm để leo lên cao tới 1 mét, sẽ có thể vào bên trong kiếm ăn sau khi chui được vào lớp lưới 5mm bên trên.
Các côn trùng có cánh có cơ thể lớn hơn (như bướm - đẻ trứng sinh ra sâu và các loại bọ cánh cứng vv...) thường bay cao hơn ... cho nên lớp lưới 5mm bên trên đủ ngăn chúng lại
Nói sử dụng nhà lưới, nhà màng hoàn toàn không phun thuốc trừ sâu là không đúng. Quá trình ra vô thao tác trong nhà, cẩn thận cách gì cũng bị mấy chú ấy vô theo. Nhưng trong nhà lưới, nhà màng ta rất ít khi phải phun thuốc trừ sâu. Thường từ 3 đến 6 tháng mới phun 1 lần (Tùy mật số và tùy mùa).
- Về nấm bệnh trong nhà lưới, nhà màng:
Theo nghiên cứu của tôi, nguyên nhân gây ra bệnh và nấm bệnh ở cây trồng là do lực mưa nặng hạt va đập vào cành, lá và do sâu bọ chích hút, cắn phá làm trầy, rách, sướt các biểu bì, mô mềm trên lá, cơ thể cây trồng. Nấm và vi khuẩn xâm nhiễm qua các vết thương đó để đi vào gây nấm và bệnh cho cây trồng.
Cũng giống như cơ thể chúng ta, nếu không bị trầy, rách da, vết thương hở thì không bị lở loét. Vì thế, nếu ta phá được lực rơi của giọt mưa và chống được côn trùng thì nấm, bệnh gây hai cây trồng trong nhà màng, nhà lưới cũng giảm rất nhiều.
Qua thực tế sử dụng mẫu nhà lưới, nhà màng siêu rẻ này, nhận thấy nấm bệnh hại trên cây trồng giảm hẵn. Đặc biệt, trong nhà màng hầu như không bị nấm bệnh.
Về kết cấu nhà lưới và nhà kính, nên tuân thủ theo bản vẽ để giảm tối đa giá thành xây dựng. Có thể nâng chiều cao cao hơn để giải nhiệt tốt hơn, nhưng cũng ảnh hưởng giá thành xây dựng.
Lưới phủ kể cả loại có mắt lưới <= 1x1mm và 5x5mm đều có khổ rộng 1m; 1.2m; 1.5m, 2m, 2.5m, 3m, 4m; chiều dài cuộn lưới thường là 50m hoặc 100m; giá mua lưới loại xài 3 năm dưới 5.000đ/m2. Lưới nhập ngoại xài bền hơn nhưng giá bán cao hơn, khoảng 14-15 ngàn/m2
Về giá thành xây dựng; bình quân 1.000 m2 nhà lưới theo bản vẽ và dự toán chi phí 15 triệu đồng; giá thành xây dựng 1.000 m2 nhà màng theo mẫu là 60 triệu đồng. Dự toán trên đúng đến trên 90%, vì còn phụ thuộc đơn giá vật liệu, nhân công ở từng địa phương, và những phát sinh nhỏ bị bỏ qua, không tính.
Điều cuối cùng tôi muốn nói là khi sản xuất trong nhà lưới, nhà màng, ta thật sự yên tâm, không phập phồng lo sợ dịch bệnh và quan trọng hơn là không bị mất ăn giữa chừng. Hàng hóa làm ra trong nhà lưới, nhà màng năng suất cao hơn bên ngoài, sạch, đủ đáp ứng nhu cầu xuất khẩu hoặc thâm nhập vào siêu thị, cửa hàng thực phẩm sạch, các khách sạn, đơn vị quân đội, trường học vv giúp đầu ra rộng mở và giá trị hàng hóa cũng cao hơn.
Mới khởi nghiệp, bạn nên nghĩ tới một nhà lưới nho nhỏ. Sau thời gian, nếu thành công thì mở rộng dần ...
2 - Nước (công nghệ tưới) :
Ngày nay, vẫn còn nhiều người sản xuất nông nghiệp hết sức thủ công như gánh 2 thùng xoa nước trên vai vừa đi vừa tưới; hoặc dùng máy bơm, kéo ống mềm, đầu gắn vòi sen đi tưới từng hàng ...
Với nền công nghệ hiện đại, có rất nhiều mô hình tưới khác nhau; nhưng có đặc điểm chung là giá thành vẫn còn cao, khoảng tầm 30 đến 80 triệu đồng/ha. Giá thành xây lắp trên tuy không lớn với đại gia, nhưng lại rất khó đối với bà con nông dân nghèo.
Về cách tự thiết kế một hệ thống tưới trên cơ sở ứng dụng kiến thức chuyên ngành. tôi có viết bài “Làm hệ thống tưới dễ như tinh” trên Agriviet. Ai chưa đọc thì có thể nghiên cứu để tự mình thiết kế, xây lắp một hệ thống tưới phù hợp.
Lăn lộn với nghề thiết kế, xây lắp hệ thống tưới cây trồng cho bà con nông dân ở địa phương lâu năm; từ những khó khăn, trải nghiệm tôi đã mày mò chế tạo ra loại béc tưới mới, cho phép hạ giá thành xây lắp hệ thống tưới rất rẻ.
Ưu điểm chính của loại béc tưới đa năng này là cấu tạo của béc tưới có các nút điều chỉnh cho phép ta điều chỉnh lưu lượng phun ra ở từng béc (từng cây trồng); từ đó, ta hoàn toàn khắc phục được bài toán “lưu lượng dọc đường”; một vấn đề đau đầu của chuyên ngành tưới và cấp nước.
Hình 5: béc tưới đa năng
Ai đã từng nghiên cứu bộ môn “thủy lực đường ống” và “giáo trình cấp, thoát nước” đều biết về hiện tượng lưu lượng dọc đường. Đó là hiện tượng, trên ống nước có tải (máy bơm hoạt động, có nước chảy trong ống), những lổ thoát nước trên ống càng gần với ống chính hoặc máy bơm, lưu lượng sẽ thoát ra nhiều nhất; lượng nước còn thừa mới tiếp tục di chuyển trong ống và thoát ra ở lổ thoát tiếp theo. Cứ như thế, những lổ thoát càng xa ống chính, lượng nước thoát ra càng giảm dần; có khi đến cuối hàng, lượng nước ra yếu xìu hoặc sẽ không có nước ra.
Để giải quyết bài toán “lưu lượng dọc đường” trong ngành tưới người ta quy về “điểm nút”; từ đó tính toán đường kính ống và công suất máy bơm theo hướng tăng kích thước ống và tăng công suất máy bơm lên, đồng thời phải dùng mạng vòng, hoặc ít ra mạng cụt loai 2 (tốn lượng ống nhiều hơn) để cân bằng áp suất trong toàn hệ thống.
Đối với béc tưới đa năng, do ta có thể khống chế được lưu lượng nước ra ở từng béc bằng nút điều chỉnh, nên có thể hoàn toàn điều chỉnh lưu lượng phun ra ở từng béc, khống chế được hiện tượng lưu lượng dọc đường. Với những béc gắn gần ống chính, máy bơm; ta chỉnh vít sâu vô, đầu nút sẽ chiếm một phần thiết diện của lổ thoát nước, làm cho lưu lượng nước thoát ra giảm theo ý muốn. Các béc xa ống chính thì chỉnh cho ra dần; sao cho toàn hệ thống có lưu lượng thoát ra gần bằng nhau.
Với ưu điểm này, ta có thể sử dụng mạng cụt loại 1 để làm hệ thống tưới, và sử dụng ống có đường kính nhỏ nhất, tính đủ tải theo công thức tính đường kính ống đã trình bày trong bài viết “làm hệ thống tưới dễ như tính”.
Dưới đây, tôi trình bày lại phương pháp làm hệ thống tưới theo kinh nghiệm, không đề cập đến những công thức loằng ngoằng, khó hiểu để bà con nông dân bình thường cũng có thể tự làm được hệ thống tưới siêu rẻ mà hoạt động hiệu quả.
+ Bảng dưới đây là bảng tính toán công suất máy bơm, đường ống chính, ống thứ cấp và ống cấp phù hợp với Béc tưới đa năng dùng mạng cụt loại 1.
Giải thích:
Đối với tưới hoa màu, rau cỏ, ta bố trí béc tưới đa năng theo mật độ 2x4m nanh sấu; với cây trồng lâu năm, cây ăn quả ta bố trí số lượng béc tưới theo số lượng cây trồng, mỗi cây có 1 béc tưới.
Ví dụ: Bạn trồng 1 ha đu đủ hoặc chanh với mật độ 3x3m, tính ra số lượng cây trồng trên 1 ha sẽ là:
10.000 (m2)/(3x3) m=10.000/9=1.111 cây/ha
Nếu muốn tưới ướt toàn mặt đất cùng lúc, và tưới ướt toàn bộ mặt đất để trồng xen canh cây ngắn ngày, ta phải dùng máy bơm công suất 11 HP cho 1.111 béc tưới.
Nếu không trồng xen cây ngắn ngày, ta chỉ cần dùng máy bơm có công suất 3HP là tưới 1 lần cho toàn bộ 1 ha (1.100 béc tưới) mà vẫn đảm bảo đủ ướt quanh vùng rể.
Nếu vẫn muốn tưới phủ kín mặt đất, ta phải chọn giải pháp phân chia vườn thánh 2 hoặc 3 khu tưới; mỗi khu tưới có van riêng; khi đó ta có thể đóng mở van để tưới lần lượt từng khu.
Thông thường, đa phần bà con dùng điện 1 pha, công suất máy bơm cho phép cao nhất cũng chỉ đến 3HP (Trên thị trường hầu như không bán máy bơm 1 pha trên 3HP).
Nếu muốn tưới cùng lúc cho khu tưới rộng hơn và nếu đường dây đủ tải, gần bình hạ thế ta có thể lắp đặt 2 máy bơm; ví dụ máy bơm 1 có công suất 3HP và máy bơm 2 có công suất 2HP; tổng công suất máy bơm là 5 HP. Khi khởi động máy bơm ta lần lượt khởi động máy bơm 1, chờ cho máy bơm 1 hoạt động ổn định, tiếp tục khởi động máy bơm 2. Ta không thể khởi động 2 máy bơm cùng lúc vì khi máy bơm khởi động, yêu cầu cường độ dòng điện rất cao; sau khi khởi động xong, máy bơm hoạt động với cường độ bình thường. Khi đó ta mới khởi động máy bơm thứ hai được.
Hai máy bơm cùng hoạt động và cùng cấp nước đầu ra qua chữ Y để hòa chung vào ống chính giúp ta mở rộng khu tưới cùng lúc.
Ở bảng trên, dòng cuối, cột 1; công suất máy bơm 3HP thì ống đầu ra của máy bơm là 60 hoặc 90 mm (Tùy hãng chế tạo - đơn cử có máy bơm 3HP đầu ra 42mm mục đích là để tăng áp). Lưu lượng của máy bơm 3HP trung bình là 25 m3/giờ. Khi đó ta chọn ống chính của hệ thống tưới bằng đầu ra của máy bơm (là 60 hoặc 90mm) (cột 2, dòng cuối). Các ống tiếp theo ta hạ 1 cấp: Ví dụ ống chính 60mm, ống nhánh sẽ là 49 hoặc 42mm; tiếp theo chọn ống thứ cấp là 34mm vv và cuối cùng chọn ống cấp, là ống đi xuyên hàng cây (có số lượng nhiều nhất) có kích thước nhỏ nhất là 16mm, nếu không mua được ống 16mm ta mới thay ống 21mm; vì qua tính toán, ống 16mm đã dư tải để cấp nước cho các béc tưới của cả hàng cây.
+ Về mạng cụt loại 1, xin mô tả lại như sau:
Từ ống chính, ta dùng T nối vô ống nhánh. Ống nhánh bắt buộc phải bố trí dọc theo cạnh dài của khu vườn. Cuối 2 đầu ống nhánh, ta dùng nút bút để bịt lại.
Trên ống nhánh, nếu có phân ra nhiều lô tưới, ví dụ phân khu tưới thành 2 lô lưới, thì sâu cắt T, ta gắn 2 van ở 2 bên, tiếp theo gắn ống và cuối ống gắn nút bít để bịt lại.
Trên mỗi đoạn ống thứ cấp Ta dùng T rút + bầu giảm để nối ống cấp tại mỗi đầu hàng cây và đi ống cấp dọc theo hàng cây.
Trên ống cấp, tại mỗi gốc cây (hoặc khoảng giữa 2 cây), ta khoan lổ 5mm, gắn béc tưới đa năng vô. Cuối ống cấp, ta dùng nút bít để bịt lại.
Ống cấp đi xuyên dọc hàng cây, ta có thể bố trí “treo” trên thân cây bằng cách gắn co phù hợp gắn ở đầu và cuối hàng cây để đưa ống cấp từ mặt đất lên tầm cao mong muốn. Nếu cây còn nhỏ, ta có thể dùng cọc chống tạm bằng tre, gỗ, khoảng cách 4-5m một cọc; đến khi cây lớn lên; ta dùng sợi cước hoặc kẽm inox buộc ống thứ cấp vào một cành nhánh của thân cây.
Đã có bạn đi ống cấp mềm 20mm dọc theo hàng cây, khoan lổ gắn béc tại mỗi gốc cây và để ống cấp sát mặt đất chứ không “treo” lên cao, hệ thống tưới vẫn hoạt động tốt.
Dùng phương pháp “treo” hoặc đặt ống thứ cấp ngay trên mặt đất, tuy hơi vướng, nhưng nó giúp cho giá thành hệ thống tưới rẻ nhất; vì ta không tốn T, đoạn ống và nút bít để đưa béc tưới lên cao. Ta cũng có thể dùng co để đưa ống xuống đất rồi trồi lên lại trên cao, tạo ra lối đi ngang trong vườn.
Nếu ngại bố trí ống cấp kiểu “treo” như trên gây vướng víu, ta có thể cắt T giữa 2 cây, hoặc ngay sát gốc cây, gắn ống đưa lên tầm cao phù hợp, trên cùng gắn nút bít, khoan lổ gắn béc tưới. Khi cây lớn lên, ta có thể cắt ống, hơ nối để đưa ống lên cao theo độ cao của cây trồng.
Dưới đây là bản vẽ, bảng chiết tính giá thành xây lắp hệ thống tưới cho 1 ha (100x100m), giả thuyết mật độ trồng 5x5mm, giá thành xây lắp khoảng 10 triệu đồng, bao gồm vật liệu, nhân công (chưa tính máy bơm và đường ống chính dẫn từ máy bơm vào hệ thống)
Nếu làm theo phương pháp cắt T đưa ống lên cao giữa 2 cây (hoặc tại gốc cây) giá thành tăng thêm khoảng 50% nữa.
Chú ý:
Khi làm hệ thống tưới dùng béc tưới đa năng, cũng như béc bọ, có lổ phun ra rất nhỏ; khoảng 0,5mm; do đó, những vật thể lớn hơn lổ phun sẽ bị mắc kẹt lại trong béc gây nghẹt béc; khi đó ta phải đi thông béc tưới rất tốn công.
Để đảm bảo cho hệ thống tưới hoạt động ổn định khi nguồn nước lấy từ ao, hồ; nhất thiết phải làm bộ lọc đặt dưới ao, trước đầu hút vào của máy bơm.
Ống làm bộ lọc là ống cứng, được người ta cắt rảnh rất nhỏ; khe rảnh rộng 0,13mm; đủ ngăn chặn các vật thể nhỏ đi vào máy bơm và hệ thống tưới gây nghẹt béc tưới.
Ta có thể dùng 1 ống lọc D=90mm dài 2m; một đầu bít nút bít; đầu còn lại dùng bầu rút, ví dụ 90-60 (nếu đầu hút máy bơm 60mm); tiếp theo ta nối ống ruột gà dài 3m (để có thể kéo bộ lọc lên làm vệ sinh định kỳ); cuối ống ruột gà, ta nối vào đầu hút máy bơm.
Ta cũng có thể tạo hình bộ lọc theo dạng chữ T (dùng T và nút bít) hoặc chữ L vv sao cho phù hợp.
Bộ lọc đặt dưới đáy ao, cần dùng đá, gạch, gổ vv kê cao khỏi đáy ao, tránh cho bộ lọc tiếp xúc trực tiếp với lớp bùn đáy ao.
Hình 6: Cấu tạo bộ lọc
3 - Cần (lao động nông nghiệp) và phân bón.
Với công nghệ ngày nay, sức lao động chân tay của con người được giải phóng rất nhiều so với thời cha ông ta. Làm đất bằng máy cày, máy xới, lên luống trồng cây, gieo hạt, thu hoạch vv có hàm lượng cơ giới hóa khá cao, giúp cho nghề nông trở nên an nhàn hơn trước.
Từ thực tiển sản xuất, nhiều loại máy móc rất tinh vi, có hàm lượng công nghệ cao đã được chế tạo và đưa vào sử dụng hiệu quả.
Công việc của chúng tôi là phải luôn luôn tìm tòi, tiếp thu những cái mới, ứng dụng vào thực tiển để sao cho giảm thiểu tối đa tiêu hao sức lao động. Ngoài ra, bản thân chúng ta, từ thực tiển sản xuất, cũng nên mày mò tìm cách sáng tạo ra cái mới, giúp mình và giúp cộng đồng giảm nhẹ công sức trong canh tác nông nghiệp.
Tôi cũng mày mò tự chế máy vun hàng, máy xẻ rãnh và đã ứng dụng vào sản xuất rất tốt
(video)
Có những công đoạn đến nay chúng ta chưa thể giải quyết bằng cơ giới hóa như cắt cành, tỉa chồi, tạo tán, bọc nilon bảo vệ trái cây vv vẫn phải làm thủ công. Nhưng chỉ thời gian ngắn nữa thôi, với cuộc cách mạng 4.0; các rô bốt sẽ thay con người làm những việc đó.
Một công việc khá nặng nhọc khác là chống cỏ.
Ngày nay các loại thuốc diệt cỏ có thể diệt nhiều loại cỏ; nhưng đi kèm với nó là sự độc hại, ô nhiễm.
Trong nhà lưới, nhà màng, thông thường tôi cho làm cỏ thủ công, sau đó phủ rơm gốc chống cỏ đối với những cây trồng đơn thân; hạn chế sử dụng màng phủ nông nghiệp vì nó làm hạn chế trao đổi không khí trong đất, làm giảm hô hấp của hệ rể.
Đối với cây mọc chồi (húng lủi, diếp cá, rau răm, rau má...) thì ta phủ lớp trấu mỏng trên mặt đất sau khi làm cỏ nhằm che ánh sáng, hạn chế hạt cỏ nãy mầm.
Trong môi trường nhà lưới, nhà màng, sau một thời gian làm cò thủ công, số lượng hạt cỏ trong đất giảm dần, hạt cỏ bên ngoài cũng khó bay vô bên trong nên theo thời gian, công việc làm cò cũng giảm dần. Khoảng vài năm sau không tốn công làm cỏ nữa.
+ Tưới nước, bón phân:
Tự chế bộ định thời:
Làm được hệ thống tưới tự động rồi, có khi lười đi đóng mở cầu dao để tưới. Ta có thể tự chế bộ định thời để hệ thống tưới tự động bật lên tưới theo thời lượng mong muốn; sau đó tự tắt máy bơm. Muốn tưới bao nhiêu lần trong ngày, mỗi lần tưới bao nhiêu phút cũng được.
Về cấu tạo bộ định thời, tôi có viết bài khá tỉ mỉ trên Agriviet. Ở đây chỉ nêu lại sơ đồ và nguyên lý hoạt động,
Hình 6: sơ đồ cấu tạo bộ định thời
+ Cấu tạo và cách lắp ráp:
Cấu tạo bộ định thời gồm 1 thùng sơn nước (hoặc can, xô, vật chứa khác) có nắp đậy. Trên nắp thùng, ta gắn contact bơm điện (còn gọi là phao điện, dùng bơm nước tự động lên bốn chứa tự chảy đặt trên lầu cao)
Từ cầu dao điện, cho dây nóng nối vào mô tơ máy bơm, dấy nguội nối vào vít 1 của contact phao điện. Một dây khác nối vào vít 2 của contact rồi nối thẳng vào mô tơ máy bơm.
Thực chất dây nguội nối vào contact bơm điện giống như ta lắp ráp contact sử dụng điện nhà.
Trên vách thùng, phần trên, gần nắp đậy; gắn van cánh chuồn, dẫn ống (ống dẽo thợ hồ) nối vào “đầu nước ra” của máy bơm.
Bên dưới, gần đáy thùng, gắn van cánh chuồn 2 gần đáy thùng.
+ Nguyên lý hoạt động:
- Khi đóng cầu dao, trong thùng không có nước, máy bơm hoạt động; một dòng nước theo ống dẫn chảy vào bồn chứa; làm cho 2 quả phao dâng lên. Đến mực tới hạn, 2 quả phao đều nỗi tự do, không còn trọng lực, lúc này contact phao điện sẽ tách ra, máy bơm ngừng hoạt động.
Máy bơm ngừng hoạt động, van 2 dưới đáy thùng, nước vẫn chảy ra nhỏ giọt làm nước trong thùng vơi dần đến gần đáy thùng; cho đến khi 2 phao xuống tới hạn, sẽ ghì làm tách mặt vít contact; máy bơm ngừng hoạt động.
Chu kỳ cứ lặp đi lặp lại như thế.
Muốn cho máy bơm bơm với thời lượng bao lâu; thời gian nghỉ của máy bơm bao lâu; ta hiệu chỉnh 2 van cánh chuồn, cho nước vô, ra nhiều hay ít.
Chú ý: Thông thường, các phao điện chịu tải cở 9A; tương đương máy bơm 2 HP. Nếu bạn dùng máy bơm lớn hơn 2HP thì dùng 2 contact phao điện lắp song song; dây nguội từ cầu dao ra có 2 dây, mỗi dây nới vào 1 contcat. 4 phao cột thành cặp; đặt 2 contact cạnh nhau để tăng bề mặt tiếp xúc tránh cho contact bị “cháy” bởi hiện tượng hồ quang.
Bạn cũng có thể áp dụng nguyên lý chế tạo bộ định thời để bơm nước từ giếng đầo, giếng khoan lên. Khi mực nước trong giếng dâng lên đến điểm tới hạn, máy bơm sẽ hoạt động; mực nước rút dần gần tới đáy giếng, máy bơm sẽ tự tắt.
Bón phân theo nước:
Hiện nay, bà con vẫn còn đi đào hố quanh gốc cây trồng, bỏ phân hóa học rồi lấp lại. Bón phân như thế rất tốn công. Tôi tự chế hệ thống bón phân tự động theo nước, và đã viết bài khá chi tiết“hệ thống bón phân và phun thuốc trừ sâu tự động theo nước” trên Agriviet. Các bạn nào chưa đọc, có thể search để tham khảo.
Dưới đây là sơ đồ và nguyên lý hoạt động của hệ thống bón phân và phun thuốc trừ sâu tự động theo nước
Hình7: Sơ đồ -nguyên lý hoạt động của hệ thống bón phân và phun thuốc trừ sâu tự động theo nước
Cấu tạo thùng châm phân gồm 1 thùng chứa có dung tích tùy ý. Phía trên, gần nắp thùng gắn van cách chuồn 1 và nối ống gắn vào ống” đầu ra máy bơm”; Bên dưới, gần đáy thùng, gắn van cánh chuồn 2, nối ống gắn vào“đầu hút máy bơm"
Ta đựng phân hóa học trong ống lọc thả vô thùng cho phân tự tan, thẩm thấu vào nước trong thùng. Nếu bón phân đạm cá, đạm bả đậu nành ngâm ủ phân giải đạm thì lọc kỷ, lấy nước cố đổ vô thùng hòa với nước.
Trên thị trường có bán loại phân hữu cơ của Mỹ, có thên thương hiệu là ORGANIC, loại phân hữu cơ này có độ đạm rất cao và tinh chế; ta có thể ngâm cho tan, lọc lấy nước cốt đổ vô thùng để bón theo nước tưới.
Khi máy bơm hoạt động, một máy bơm sẽ hút hỗn hợp dung dịch phân trong thùng chứa vào“đầu hút máy bơm” qua ống bên dưới đáy thùng, dung dịch hòa lẫn vào nước phun tưới cho cây trồng. Khi đó, một dòng nước từ“đầu đẩy máy bơm” theo ống chảy vào thùng qua van 1 gắn bên trên thùng, bù vào lượng nước trong thùng chứa bị hút đi.
Muốn bón nồng độ phân nhiều hay ít, ta điều chỉnh 2 van cánh chuồn.
Ta cũng có thể dùng cách này để phun thuốc trừ sâu cho cây trồng qua hệ thống tưới mà không cần dùng bình phun thuốc thủ công.
o0o
Với những cách làm đơn giản trên, bạn có thể ứng dụng công nghệ cao.. vừa vừa để canh tác nông nghiệp hiệu quả, bền vững và giảm rất nhiều công sức lao động.Chúc bạn thành công!
File đính kèm
-
du toan nha kieng.xls20.5 KB · Lượt xem: 715
-
du toan nha luoi 1ha.xls20.5 KB · Lượt xem: 693
-
du toan nha luoi.xls21 KB · Lượt xem: 716
-
mo hinh nha luoi 1000m2.dwg127 KB · Lượt xem: 864
-
NHA LUOI 1 HA.dwg359.2 KB · Lượt xem: 592
-
NHA LUOI 1 HA-Model.pdf203.9 KB · Lượt xem: 718
-
NHA MANG 1000 M2.dwg89 KB · Lượt xem: 669
-
NHA MANG 1000 M2-Model.pdf252.6 KB · Lượt xem: 708
Last edited: