Bàn về việc nuôi gà H'mông

  • Thread starter hoangnguyen
  • Ngày gửi
NUÔI GÀ H'MÔNG - ĐÔI ĐIỀU LẠM BÀN<o:p></o:p>

<o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
Gà H'mông là giống gà hoang dã sinh sống ở vùng rừng núi phía bắc nước ta. <o:p></o:p>
Từ rất lâu, người dân tộc H'mông đã thuần hóa giống gà này, đưa vào nuôi như các loại gia cầm khác. Ban ngày, gà vào các khu vực gần nhà kiếm ăn, ban đêm về, tót lên ngọn cây gần nhà ngủ. Người H'mông ít khi cho gà ăn, mà nuôi như loại động vật bán hoang dã. <o:p></o:p>
Gà H'mông được Trung tâm Khoa học và sản xuất vùng Tây Bắc phát hiện và nuôi thử từ năm 1998. Cuối năm 1999, Viện Chăn nuôi Quốc gia nhận thấy đây là giống gà đặc biệt quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng cao nên quyết định đưa vào diện động vật quý hiếm cần được bảo tồn và phát triển. Từ đó, có chương trình nhân giống và chăn nuôi gà H'mông trên diện rộng. <o:p></o:p>
Thịt gà H'mông thuần chủng là loại thịt cao cấp: con gà 10 tuần tuổi có tỷ lệ thịt xẻ khoảng 75-78%, thịt đùi 34-35%, xấp xỉ các giống gà nội địa khác. Thịt gà H'mông có hàm lượng axit glutamic 3,8%; hàm lượng đạm toàn phần rất cao, hầu như không có cholesteron (nếu nuôi thả vườn). Do đó, thịt gà rất dai và đậm vị ngọt của chất đạm và có mùi vị đặc trưng (Nguồn: Kỹ thuật chăn nuôi gà Đặc Sản, TS. Trần Thị Mai phương - ThS. Lê Thị Biên, NXB Nông Nghiệp) <o:p></o:p>
Gà H'mông là giống chim rất linh động: từ nhỏ chúng đã bay nhảy, luôn luôn đào bới, tranh giành mồi với nhau trông rất dễ thương. Gà trưởng thành bay rất giỏi, thích ngủ trên cây, thích dòng nước chảy, hay gây sự đánh nhau... <o:p></o:p>
Người ta bảo nuôi gà H'mông không khác gì nuôi gà ta. Điều này chỉ đúng một phần. Do Gà H'mông còn mang tính hoang dã nên nếu chủ quan cũng dễ thất bại (người viết bài này từng có nhiều kinh nghiệm cay đắng khi bắt đầu nuôi gà H'mông do chưa có kinh nghiệm). <o:p></o:p>
Nếu bạn quan tâm đến việc nuôi gà H'mông, xin chú ý một số điều sau: <o:p></o:p>
1 - Về con giống: <o:p></o:p>
Con gà H'mông giống thuần chủng có lông đen, da đen, xương đen và đặc biệt là phải có 4 ngón (móng). Hiện nay, trên thị trường rao bán giống gà H'mông rất nhiều, nhưng hầu hết đó là gà H'mông... dỏm, gà H'mông lai. <o:p></o:p>
Sau lứa gà H'mông thuần chùng được Viện Chăn nuôi tuyển chọn; do nhu cầu giống cao, trong khi gà H'mông thuần chủng đẻ ít (bình quân 90 trứng/mái/năm) nên người ta đã đem lai con gà H'mông thuần chủng với gà ri Trung Quốc hoặc gà Ai câp thành giống gà H'mông lai có lông màu xám tro hoặc xám nhạt, đa phần có 5 móng. Giống gà H'mông lai này đẻ rất mén (180-200 trứng/mái/năm) cũng có xương đen, da đen (khi đã vặt lông, dọn lên bàn thì ta không biết được đó là gà H'mông lai). Chất lượng thịt của gà lai này giảm rất nhiều so với gà H'mông thuần chủng. Giá bán gà H'mông lai ở Viện chăn nuôi từ 6-8 ngàn/con 1 ngày tuổi, nếu vận chuyển bằng máy bay về sân bay Tân Sơn Nhất (TPHCM) giá thành là 10.000 đồng/con/ 1 ngày tuổi, trong khi giá bán gà H'mông thuần chủng là 25.000 đồng/con/1 ngày tuổi. <o:p></o:p>
Tôi đã từng cùng các chiến hữu vào một nhà hàng tại TP Hồ Chí Minh, gọi con gà H'mông xé phay 1,4 kg, giá bán 500.000 đồng. Là người chăn nuôi gà H'mông nên tôi biết đây là gà H'mông lai. Loại gà này thịt bị nhão, độ ngọt và mùi vị của thịt chim hoang dã không còn, có thể dỡ hơn thịt gà ta; nhưng tôi im lặng để xem các bạn nhậu nói gì. Có người khen ngon nức nở (có lẽ do cảm giác đánh lừa?), có người cho rằng thịt gà này không khác gà ta! <o:p></o:p>
Thật là buồn nếu tất cả người chăn nuôi cùng làm hàng giả (gà H'mông lai) thì càng về sau, thương hiệu gà H'mông sẽ “chết”. <o:p></o:p>
Thực tế, nếu bạn ăn thịt gà H'mông thuần chủng sẽ thấy sự khác biệt rõ rệt: thịt dai, độ ngọt cao, có mùi thơm đặc trưng của chim hoang dã. Đặc biệt, dùng thịt gà H'mông “rin” xé nhỏ, trộn bột gạo đổ bánh xèo (sử dụng ít dầu thực vật tráng khuôn, đừng cho bánh xèo quá béo), Dùng lá cải cay loại lớn ngâm nước có pha bù tạt để tăng độ cay nồng dùng cuốn bánh xèo, thêm thêm rau bông chuối, rau muống chẻ, chấm nước mắm ngon ăn thì thật là tuyệt vời! Ăn no căng bụng mà vẫn thấy ngon mà không ngán! <o:p></o:p>
Nuôi gà H'mông thuần chủng lời ít hơn so với nuôi gà H'mông lai do gà H'mông thuần chủng đẻ ít, chậm lớn (sau 3 tháng nuôi, trọng lượng xuất chuồng từ 1-1,3 kg, nếu thường cho ăn trùn quế, sau 3 tháng thể trọng bình quân 1,5kg) nên giá thành cao hơn gà H'mông lai (3 tháng xuất chuồng có trọng lượng 1,5-1,8 kg). Trong khi cả hai giống cùng chế độ nuôi, chăm sóc như nhau. <o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
2 - Về triển vọng thị trường: <o:p></o:p>
Một bài học mà người nông dân Việt Nam học hoài không thuộc đó là nạn: “thấy người ta ăn khoai mài, xách mai chạy quấy”. Bản chất của người nông dân Việt Nam là cần cù, thông minh, ưa chuộng cái mới, có chí làm giàu... Trong khi đó, truyền hình, báo chí, mạng internet... khi viết về cây trồng, vật nuôi mới thường có tâm lý “có ít xuýt ra nhiều” để bài viết sinh động, hấp dẫn (có tờ báo thông tin: nuôi gà H'mông 3 tháng đạt trọng lượng 2-3kg, giá thành chỉ 25-30 ngàn đồng, giá bán 150 đến 200 ngàn đồng/kg!). <o:p></o:p>
Trước đây cũng có nhiều bài viết ca tụng con nhím, heo rừng lai, cá sấu, con trăn vv... đến khi nhiều người nhảy vào phải chịu thất bại đắng cay, như trường hợp con nhím: nếu bán con giống thì có lãi, thậm chí lãi nhiều, nhưng nếu thị trường con giống bão hòa thì bán thịt sẽ bị lỗ hoặc lời không đáng kể; vì nhím, heo rừng hoặc các loại vật nuôi mới phục vụ cho việc ăn chơi, làm mồi nhậu (có thị trường tương đối hẹp) nên khó bán với sản lượng lớn trên thị trường nội địa, trong khi đầu xuất khẩu chưa thông. Riêng thịt gà (nói chung) thì khác, cũng như thịt heo, thịt gà là thực phẩm phổ dụng, thường xuất hiện trong bữa cơm hàng ngày của các gia đình nên không sợ bí đầu ra. Nếu nuôi gà H'mông với chế độ phòng bệnh, cho ăn, chăm sóc... như gà ta mà bán gà thịt cao hơn gà ta 1,5 đến 2 lần thì lời to, thậm chí giá cao hơn chút đỉnh hoặc bằng giá bán thịt gà ta thì vẫn không sợ bí đầu ra, không lo lỗ “chỗng vó”. <o:p></o:p>
Vậy ta nên phát triển mạnh giống gà này để trong vòng 5, 10 năm tới nó sẽ chiếm lính thị trường, thay cho thịt gà ta và gà... tây (gà công nghiệp, gà tam hoàng, lương phượng...) <o:p></o:p>
3 - Về kỹ thuật chăn nuôi: <o:p></o:p>
Tài liệu hướng dẫn nuôi gà H'mông hiện nay đã có nhiều nên bài viết này không đề cập chi tiết, chỉ xin nêu một vài kinh nghiệm“xương máu": <o:p></o:p>
+ Con giống: Nên chọn nuôi giống gà H'mông thuần chủng, tuy có mắc một chút nhưng có tương lai vì bạn sẽ xây dựng thương hiệu riêng cho cơ sở chăn nuôi của bạn. Mặt khác, nuôi con giống thuần chủng tỷ lệ lãi ít hơn nuôi gà H'mông lai nếu bán cùng giá, nhưng cái lợi lâu dài về thương hiệu sẽ cao hơn. Trong kinh doanh, dù là chăn nuôi gà, cũng phải lấy chữ “tín” làm trọng, đó là điều tối cần thiết đối với doanh nhân. <o:p></o:p>
Điều cần chú ý hơn nữa là nhiều trại nuôi gà H'mông chạy theo lợi nhuận, gà giống bán ra coi như hết trách nhiệm nên họ không quan tâm thay đổi con trống - một nguyên tắc tối cần thiết trong nghề chăn nuôi nói chung, dẫn đến tình trạng phối giống cận huyết, làm gà suy yếu, hay bị bệnh mù mắt, khoèo chân, hở rốn... rất khó nuôi, tỷ lệ hao hụt cao. <o:p></o:p>
+ Ở giai đoạn úm: <o:p></o:p>
- Gà H'mông mới nở rất yếu và khó nuôi, đặc biệt là trong giai đoạn úm: Nếu không đủ nhiệt độ theo quy định, gà con chết nhiều. Vì vậy nên tránh mua gà về úm trong mùa lạnh. Không nên úm gà con bằng dầu lửa hoặc than, củi vì khí CO2 thoát ra làm gà con dễ chết, dễ bệnh đường hô hấp. Gà H'mông con rất hiếu động, chúng hay bươi xới, chạy nhảy lung tung nên phải úm gà trong chuồng có sàn lưới 0,5 cm, nhất thiết không úm gà H'mông con trên nền lót trấu vì gà con bươi xới, làm trấu có lẫn phân bay vào máng uống, khay ăn, nếu trong đàn có vài con bị cầu trùng, thương hàn vv... thì cả đàn bị nhiễm bệnh, tỷ lệ nuôi sống rất thấp. <o:p></o:p>
- Gà 1-2 ngày tuổi cho ăn bắp xay nhuyển. Sau đó, dùng thức ăn chuyên cho gà con bán ở cửa hàng (nên mua thức ăn của thương hiệu có uy tín, giá thành có cao chút ít nhưng đảm bảo). Chú ý trộn men đường ruột, các loại thuốc phòng bệnh vào thức ăn, nước uống cho gà theo đúng liều phòng. <o:p></o:p>
- Gà 1 tháng tuổi trở lên có thể cho ăn bình thường như gà ta (chỉ cho ăn thuần bắp, lúa vv...) nhưng hiệu quả kinh tế không cao. Nên tự trộn thức ăn gồm 70% chất bột (bắp xay, bột mì, lúa xay), 10% đạm thực vật (bánh dầu phộng, đậu nành, đậu xanh rang, xay nhuyễn, càng nhiều thành phần càng tốt); 10% đạm động vật như cá tạp phơi khô xay nhỏ, đầu tôm tép... (Chúng tôi cho trộn ốc bươu vàng để nguyên vỏ xay nhuyễn, phơi hoặc sấy khô, giá thành rất rẻ khoảng 500-700 đồng/kg tươi mà vẫn đảm bảo hàm lượng đạm và hạ giá thành thức ăn, nhưng chú ý đề phòng ốc bươu vàng bắt từ ruộng mới phun thuốc trừ sâu). Ngoài tỷ lệ chất bột, chất đạm, các thành phần khác (chất xơ, bột vỏ sò, chất khoáng, muối...) chiếm khoảng 10% cơ cấu thức ăn. Ngoài ra, nếu diện tích hẹp, nuôi nhốt, cần bổ sung rau xanh thường xuyên (cho ăn tự do), đặt máng có hạt sạn, đất cát, đất thịt trong chuồng cho gà ăn để bổ sung. Nếu có điều kiện, nên thả gà ra sân chơi hoặc nuôi thả vườn để chúng tự tìm và ăn bổ sung chất khoáng hoặc vi lượng cần thiết mà cơ thể chúng đang thiếu, đồng thời có ánh nắng mặt trời giúp bổ sung tiền vitamine D rất cần thiết cho sự sinh trưởng, phát triển của đàn gà. <o:p></o:p>
+ Về chuồng trại: <o:p></o:p>
Các tài liệu hướng dẫn chuồng trại nuôi gà thường hướng dẫn: chuồng phải xây theo hướng đông - nam, mát về mùa hè, ấm về mùa đông. Lý thuyết là vậy, nhưng mỗi nhà chăn nuôi thường làm chuồng trại theo điều kiện cụ thể của mình. Chúng tôi đã đi tham quan rất nhiều cơ sở chăn nuôi gà H'mông từ đồng bằng sông Cửu Long, miền đông Nam bộ cho đến Tây Nguyên. Ở mỗi nơi chúng tôi đều thăm hỏi rất kỷ các chủ trại về kết cấu, lý do xây dựng chuồng theo quan điểm của họ, từ đó rút ra các yêu cầu về chuồng trại và thiết kế xây dựng chuồng nuôi gà H'mông như sau: <o:p></o:p>
- Phải kết cấu thế nào để chuồng sạch sẽ, thoáng mát; nhưng khi cần (mùa gió, mùa lạnh) phải đảm bảo kín gió, ấm áp. <o:p></o:p>
- Kết cấu khung phải vững chắc nhưng giá thành đầu tư xây dựng không quá tốn kém. <o:p></o:p>
- Phải cột cây trong chuồng để gà đậu khi ngủ vào ban đêm, đảm bảo tập tính của gà H'mông (thích ngủ trên cây) và làm loãng mật độ phân bổ của các cá thể gà trong không gian chuồng nuôi, giảm bệnh tật cho gà. <o:p></o:p>
- Nên làm sàn để đảm bảo vệ sinh và tăng số lượng gà nuôi/m<sup>2</sup>. Gà H'mông có tính hiếu động cao hơn nhiều so với gà ta hoặc gà công nghiệp. Nếu không chú ý đặc điểm này trong xây dựng chuồng trại, gà sẽ bị chết do mắc chân vào sàn, mắc đầu vào lưới (nên làm sàn bằng lưới ô vuông 0,5 cm đối với gà con và 1 cm đối với gà giò, chung quanh rào lưới B.40 loại có lỗ rộng để gà không bị mắc đầu vào lưới). <o:p></o:p>
- Điều quan trọng là giá thành xây dựng chuồng trại phải thấp nhất, thời gian sử dụng lâu (khoảng 5-7 năm) để tiết giảm tối đa kinh phí đầu tư trong giai đoạn khởi nghiệp. <o:p></o:p>
Đại thể, mẫu chuồng trại do chúng tôi thiết kế có đặc điểm sau: <o:p></o:p>
- Khung, sàn, tường vây: Mặt cắt ngang khung chuồng hình chữ A, đuôi mái và sàn cách mặt nền 0,8m. Khung sườn, đòn tay, kèo... làm bằng cây tre hoặc cây le lớn (giá khoảng 1,5-2 ngàn đồng/m). Những nơi không có tre, le, có thể làm khung bằng tầm vông, cây bạch đàn vv... nhưng giá thành cao hơn. Nếu có điều kiện, nên vùi cây làm giàn khung trong bùn khoảng 1 tháng, sau đó moi lên, rửa sạch, dùng lưu hoàng (mua ở các hiệu thuốc đông y) pha nước quét lên thân cây, phơi khô trước khi xây lắp. <o:p></o:p>
- Nền đất đắp cao 20cm, lót tấm bạc để dễ dàng kéo ra ngoài chuồng thu gom phân, làm vệ sinh chuồng (nên kéo tấm bạc ra làm vệ sinh sau khi đã thả gà ra vườn hoặc ra sân chơi, tránh cho gà bị hoảng sợ). <o:p></o:p>
- Tường vây làm bằng lưới B40, chung quanh bọc tấm bạt kéo dài từ mái đến sàn lưới. Ban ngày hoặc vào mùa hè cuộn tấm bạt lên cho thoáng mát, ban đêm hoặc mùa đồng phủ xuống để cản gió lùa. <o:p></o:p>
- Mái: để đảm bảo chống nóng vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông, nên làm mái bằng tranh, lá. Hiện nay, giá thành tấm tranh cũng khá cao (15-20 ngàn đồng/m<sup>2</sup>). Lá dừa nước loại lá xé lợp đảm bảo nhưng giá thành khá cao (khoảng 30 ngàn đồng/m<sup>2</sup> kể cả công lợp). Loại lá chằm giá thành thấp nhưng mau hư hỏng (chỉ sau một năm đã thủng mái). Để giải quyết vấn đề này, chúng tôi làm như sau: <o:p></o:p>
Cấu tạo mái thành 2 lớp: <o:p></o:p>
- Lớp trong có nhiệm vụ chống mưa, lợp tấm nhựa nilon trong suốt (loại này người ta thường dùng lợp nhà kiếng trồng rau, phơi ngoài nắng 3 năm mới thay. Để trong mát, 5-7 năm mới có lỗ thủng). Một cuộn có kích thước 6mx80m dày 8 dem mua ở chợ Kim Biên (TPHCM) giá 2,8 triệu đồng, đủ lợp chuồng có diện tích sàn 200 m<sup>2</sup>. Tấm nhựa mua về có dạng hình ống, gấp lại rộng 3m, đem cắt theo chiều dọc rồi phủ lên khung sườn, chỉ cột vào khung sườn ở đuôi mái, tránh làm lủng tấm nhựa ở phần từ đòn giông đến cuối đuôi mái. <o:p></o:p>
- Lớp ngoài có nhiệm vụ chống nắng (nóng) : Dùng tre chẻ ra thanh rộng 1-2 cm, đan thành ô vuông có kích thước 50x50 cm, ở giữa kẹp lá dừa nước - loại lá chằm. Dùng dây cước may chặt lá vào thanh tre, tạo thành từng tấm có chiều dài bằng khoảng cách từ đòn giông xuống đến mép dưới mái chuồng. Chiều rộng tấm lá khoảng 5-6m. Bê nguyên tấm lá đặt trên tấm nilon, dùng dây cước 5mm cột chặt tấm này vào đòn giông và đuôi mái, và cột liên kết các tấm này với nhau theo chiều dài mái chuồng; không được cột thủng qua tấm nilon phần giữa mái vì sẽ làm mái bị dột. Không nên dùng kẽm buộc sắt xây dựng để cột vì loại kẽm này, sau một năm sẽ mục.<o:p></o:p>
Lá chằm có giá thành rất rẻ, chống nắng được 5-7 năm (tùy theo bạn lợp dày, mỏng), nhưng chống mưa chỉ được khoảng một năm. Bạn có thể làm mái kiểu này cho chuồng bò, chuồng heo, trại nuôi trùn quế nhằm giảm giá thành mà vẫn đạt mục tiêu chống mưa, nắng nóng (chú ý phòng cháy!). <o:p></o:p>
Các bạn quan tâm đến mẫu chuồng trại do chúng tôi thiết kế, hãy vào www. ctyhoangnguyen.com chọn mục download, chọn file chuonggahmong.dwg và file chiettinhchuongga.xls để tải 2 file này về. Nếu máy vi tính của bạn không cài phần mềm autocad thì chép file đồ họa này vào USB, mang tới cửa hiệu chuyên làm quảng cáo để người ta in ra giấy cho bạn. <o:p></o:p>
4 - Hạch toán kinh tế: <o:p></o:p>
Làm ăn phải tính, ông bà nói rồi. Trước khi bắt tay vào dự án chăn nuôi gà H'mông, bạn cần phải tính toán cụ thể xem khả năng lời lỗ thế nào. <o:p></o:p>
Bài toán đặt ra: giả sử, bạn xây dựng chuồng trại 200 m<sup>2</sup>, sàn lưới, dự kiến nuôi định hình 2.000 con gà H'mông, bạn cần tính: <o:p></o:p>
Đầu vào: cần tính chi phí mua/thuê đất (nếu có), chi phí xây dựng chuồng trại, mua gà giống, chi phí thức ăn, thuốc thú y, nhân công chăm sóc vv... theo từng giai đoạn đầu tư. Điều này giúp bạn hình dung nhu cầu vốn tối thiểu phải bỏ ra ở từng thời điểm, nhằm chủ động vốn đầu tư, hoặc “liệu cơm gắp mắm”. <o:p></o:p>
Đầu ra: Giả sử bạn mua gà con, nuôi đến 6 tháng gà sẽ đẻ, tỷ lệ đẻ 90 trứng/mái/năm. Theo quy luật, tỷ lệ trống/mái là 1/1; gà trống nuôi 3 tháng sẽ xuất chuồng bán thịt, chỉ giữ lại làm giống theo tỷ lệ 2 gà trống/10 gà mái (hoặc bán toàn bộ gà trống, mua lại gà trống nơi khác để thay trống). Toàn bộ gà mái sau 3 tháng tuổi, tiếp tục nuôi đến 6 tháng để làm mái đẻ. Vậy, ở từng giai đoạn bạn sẽ thu hồi được bao nhiêu (kể cả tiền bán phân gà) và sau bao lâu bạn sẽ có tổng đàn định hình và lời lãi theo từng thời kỳ sẽ ra sao? <o:p></o:p>
Để giải bài toán này, bạn cần vào địa chỉ trên, tải file hachtoan.xls về, sau đó, đi thu thập đơn giá các loại vật liệu, thức ăn... ở địa phương bạn cho đúng thực tế, thay vào đơn giá trong bảng tính. Bảng tính Excel do chúng tôi lập sẵn công thức sẽ tự động tính toán, đưa ra kết quả cho bạn. Nếu bạn là “Hai Lúa” chưa từng biết về Excel thì nhờ các cháu học sinh lớp 11,12 nhập đơn giá giúp bạn để có kết quả (dĩ nhiên là không thể chính xác 100%) . Các bạn muốn trao đổi thêm có thể liên hệ vodinhtien@yahoo.com. <o:p></o:p>
Trang trại chúng tôi có bán gà H'mông thuần chủng, đã qua tuyển chọn (loại những con yếu, bị dị tật). Gà 1 ngày tuổi giá 20.000 đ/con, cứ thêm 1 ngày tuổi thì tăng thêm 1.000 đ/con. Giá bán trứng là 15.000 đ/trứng. Tặng miễn phí tài liệu hướng dẫn kỹ thuật nuôi (kinh nghiệm nuôi)+ bản vẽ chuồng trại. Những bạn ở xa cần mua, sau khi ký hợp đồng và trả tiền vào tài khoản ATM của chúng tôi, có thể chuyển trứng qua đường bưu điện (đóng gói chèn kỹ), riêng gà con, có thể gởi xe đò, máy bay vv... Người mua chi trả tiền vận chuyển, bên bán không chịu trách nhiệm nếu trứng vỡ, gà con hao hụt trong quá trình vận chuyển.
Liên hệ: Công ty TNHH Hoàng Nguyên, 197 Thủ Khoa Huân, TP Phan Thiết , tỉnh Bình Thuận . Giám đốc: Võ Đình Tiến, ĐT: 0913120042<o:p></o:p>
 
hiện nay em đang rất quan tâm về giống gà hmông nhung ko kiếm đươc giống thuân chủng.qua diễn đàn e được biết anh tiến hiện đang có giông thuân chủng.thông tin ve giống gà này trên nhiều trang wer thương thi họ copy cua nhau va thông tjn vê con ga hmông thuàan chủng wá ít và hầu như là ko có.anh có thể chia sẻ kỹ hơn về con giống thuân chủng đc ko ạ.ah anh có thể gửi hình về đàn gà hiện nay cua anh len dien đàn để anh em có thêm tư liệu về giống gà này dc ko ah(vi hình ga hmong thuần chủng trên mạng rât ít)
---------------
cảm ơn anh trươc nha.chúc công viêc cua anh luôn phát đạt
 
Last edited by a moderator:
em nhận cung cấp gà giống và nhận bao đầu ra khi gà trưởng thành anh chị em có nhu cầu xin liên hệ
 
Chủ đề này hay mà ít người quan tâm nhỉ

Mình cũng đang kiếm gà mông về nuôi, chiều nay sang nhà bà hàng xóm lựa mãi mới dc 1 em da đen, chân đen, lông đen, mào đen và chân 4 ngón, không biết là có phải gà mông thuần chủng không nữa
 
Gà hơ mông rất khó nuôi, khó nuôi nhất là gà con. Thôi cứ nuôi gà ta là có ăn.
 
hiệu quả đấy nhưng e ngi chắc nuôi chơi ăn hoặc gặp khách nào bán chứ đầu gia ở đây thấy khó khăn lắm
 
Bác ơi, em ko down được file ở trên, bác up lại giúp được ko.
NUÔI GÀ H'MÔNG - ĐÔI ĐIỀU LẠM BÀN<o:p></o:p>

<o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
Gà H'mông là giống gà hoang dã sinh sống ở vùng rừng núi phía bắc nước ta. <o:p></o:p>
Từ rất lâu, người dân tộc H'mông đã thuần hóa giống gà này, đưa vào nuôi như các loại gia cầm khác. Ban ngày, gà vào các khu vực gần nhà kiếm ăn, ban đêm về, tót lên ngọn cây gần nhà ngủ. Người H'mông ít khi cho gà ăn, mà nuôi như loại động vật bán hoang dã. <o:p></o:p>
Gà H'mông được Trung tâm Khoa học và sản xuất vùng Tây Bắc phát hiện và nuôi thử từ năm 1998. Cuối năm 1999, Viện Chăn nuôi Quốc gia nhận thấy đây là giống gà đặc biệt quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng cao nên quyết định đưa vào diện động vật quý hiếm cần được bảo tồn và phát triển. Từ đó, có chương trình nhân giống và chăn nuôi gà H'mông trên diện rộng. <o:p></o:p>
Thịt gà H'mông thuần chủng là loại thịt cao cấp: con gà 10 tuần tuổi có tỷ lệ thịt xẻ khoảng 75-78%, thịt đùi 34-35%, xấp xỉ các giống gà nội địa khác. Thịt gà H'mông có hàm lượng axit glutamic 3,8%; hàm lượng đạm toàn phần rất cao, hầu như không có cholesteron (nếu nuôi thả vườn). Do đó, thịt gà rất dai và đậm vị ngọt của chất đạm và có mùi vị đặc trưng (Nguồn: Kỹ thuật chăn nuôi gà Đặc Sản, TS. Trần Thị Mai phương - ThS. Lê Thị Biên, NXB Nông Nghiệp) <o:p></o:p>
Gà H'mông là giống chim rất linh động: từ nhỏ chúng đã bay nhảy, luôn luôn đào bới, tranh giành mồi với nhau trông rất dễ thương. Gà trưởng thành bay rất giỏi, thích ngủ trên cây, thích dòng nước chảy, hay gây sự đánh nhau... <o:p></o:p>
Người ta bảo nuôi gà H'mông không khác gì nuôi gà ta. Điều này chỉ đúng một phần. Do Gà H'mông còn mang tính hoang dã nên nếu chủ quan cũng dễ thất bại (người viết bài này từng có nhiều kinh nghiệm cay đắng khi bắt đầu nuôi gà H'mông do chưa có kinh nghiệm). <o:p></o:p>
Nếu bạn quan tâm đến việc nuôi gà H'mông, xin chú ý một số điều sau: <o:p></o:p>
1 - Về con giống: <o:p></o:p>
Con gà H'mông giống thuần chủng có lông đen, da đen, xương đen và đặc biệt là phải có 4 ngón (móng). Hiện nay, trên thị trường rao bán giống gà H'mông rất nhiều, nhưng hầu hết đó là gà H'mông... dỏm, gà H'mông lai. <o:p></o:p>
Sau lứa gà H'mông thuần chùng được Viện Chăn nuôi tuyển chọn; do nhu cầu giống cao, trong khi gà H'mông thuần chủng đẻ ít (bình quân 90 trứng/mái/năm) nên người ta đã đem lai con gà H'mông thuần chủng với gà ri Trung Quốc hoặc gà Ai câp thành giống gà H'mông lai có lông màu xám tro hoặc xám nhạt, đa phần có 5 móng. Giống gà H'mông lai này đẻ rất mén (180-200 trứng/mái/năm) cũng có xương đen, da đen (khi đã vặt lông, dọn lên bàn thì ta không biết được đó là gà H'mông lai). Chất lượng thịt của gà lai này giảm rất nhiều so với gà H'mông thuần chủng. Giá bán gà H'mông lai ở Viện chăn nuôi từ 6-8 ngàn/con 1 ngày tuổi, nếu vận chuyển bằng máy bay về sân bay Tân Sơn Nhất (TPHCM) giá thành là 10.000 đồng/con/ 1 ngày tuổi, trong khi giá bán gà H'mông thuần chủng là 25.000 đồng/con/1 ngày tuổi. <o:p></o:p>
Tôi đã từng cùng các chiến hữu vào một nhà hàng tại TP Hồ Chí Minh, gọi con gà H'mông xé phay 1,4 kg, giá bán 500.000 đồng. Là người chăn nuôi gà H'mông nên tôi biết đây là gà H'mông lai. Loại gà này thịt bị nhão, độ ngọt và mùi vị của thịt chim hoang dã không còn, có thể dỡ hơn thịt gà ta; nhưng tôi im lặng để xem các bạn nhậu nói gì. Có người khen ngon nức nở (có lẽ do cảm giác đánh lừa?), có người cho rằng thịt gà này không khác gà ta! <o:p></o:p>
Thật là buồn nếu tất cả người chăn nuôi cùng làm hàng giả (gà H'mông lai) thì càng về sau, thương hiệu gà H'mông sẽ “chết”. <o:p></o:p>
Thực tế, nếu bạn ăn thịt gà H'mông thuần chủng sẽ thấy sự khác biệt rõ rệt: thịt dai, độ ngọt cao, có mùi thơm đặc trưng của chim hoang dã. Đặc biệt, dùng thịt gà H'mông “rin” xé nhỏ, trộn bột gạo đổ bánh xèo (sử dụng ít dầu thực vật tráng khuôn, đừng cho bánh xèo quá béo), Dùng lá cải cay loại lớn ngâm nước có pha bù tạt để tăng độ cay nồng dùng cuốn bánh xèo, thêm thêm rau bông chuối, rau muống chẻ, chấm nước mắm ngon ăn thì thật là tuyệt vời! Ăn no căng bụng mà vẫn thấy ngon mà không ngán! <o:p></o:p>
Nuôi gà H'mông thuần chủng lời ít hơn so với nuôi gà H'mông lai do gà H'mông thuần chủng đẻ ít, chậm lớn (sau 3 tháng nuôi, trọng lượng xuất chuồng từ 1-1,3 kg, nếu thường cho ăn trùn quế, sau 3 tháng thể trọng bình quân 1,5kg) nên giá thành cao hơn gà H'mông lai (3 tháng xuất chuồng có trọng lượng 1,5-1,8 kg). Trong khi cả hai giống cùng chế độ nuôi, chăm sóc như nhau. <o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
2 - Về triển vọng thị trường: <o:p></o:p>
Một bài học mà người nông dân Việt Nam học hoài không thuộc đó là nạn: “thấy người ta ăn khoai mài, xách mai chạy quấy”. Bản chất của người nông dân Việt Nam là cần cù, thông minh, ưa chuộng cái mới, có chí làm giàu... Trong khi đó, truyền hình, báo chí, mạng internet... khi viết về cây trồng, vật nuôi mới thường có tâm lý “có ít xuýt ra nhiều” để bài viết sinh động, hấp dẫn (có tờ báo thông tin: nuôi gà H'mông 3 tháng đạt trọng lượng 2-3kg, giá thành chỉ 25-30 ngàn đồng, giá bán 150 đến 200 ngàn đồng/kg!). <o:p></o:p>
Trước đây cũng có nhiều bài viết ca tụng con nhím, heo rừng lai, cá sấu, con trăn vv... đến khi nhiều người nhảy vào phải chịu thất bại đắng cay, như trường hợp con nhím: nếu bán con giống thì có lãi, thậm chí lãi nhiều, nhưng nếu thị trường con giống bão hòa thì bán thịt sẽ bị lỗ hoặc lời không đáng kể; vì nhím, heo rừng hoặc các loại vật nuôi mới phục vụ cho việc ăn chơi, làm mồi nhậu (có thị trường tương đối hẹp) nên khó bán với sản lượng lớn trên thị trường nội địa, trong khi đầu xuất khẩu chưa thông. Riêng thịt gà (nói chung) thì khác, cũng như thịt heo, thịt gà là thực phẩm phổ dụng, thường xuất hiện trong bữa cơm hàng ngày của các gia đình nên không sợ bí đầu ra. Nếu nuôi gà H'mông với chế độ phòng bệnh, cho ăn, chăm sóc... như gà ta mà bán gà thịt cao hơn gà ta 1,5 đến 2 lần thì lời to, thậm chí giá cao hơn chút đỉnh hoặc bằng giá bán thịt gà ta thì vẫn không sợ bí đầu ra, không lo lỗ “chỗng vó”. <o:p></o:p>
Vậy ta nên phát triển mạnh giống gà này để trong vòng 5, 10 năm tới nó sẽ chiếm lính thị trường, thay cho thịt gà ta và gà... tây (gà công nghiệp, gà tam hoàng, lương phượng...) <o:p></o:p>
3 - Về kỹ thuật chăn nuôi: <o:p></o:p>
Tài liệu hướng dẫn nuôi gà H'mông hiện nay đã có nhiều nên bài viết này không đề cập chi tiết, chỉ xin nêu một vài kinh nghiệm“xương máu": <o:p></o:p>
+ Con giống: Nên chọn nuôi giống gà H'mông thuần chủng, tuy có mắc một chút nhưng có tương lai vì bạn sẽ xây dựng thương hiệu riêng cho cơ sở chăn nuôi của bạn. Mặt khác, nuôi con giống thuần chủng tỷ lệ lãi ít hơn nuôi gà H'mông lai nếu bán cùng giá, nhưng cái lợi lâu dài về thương hiệu sẽ cao hơn. Trong kinh doanh, dù là chăn nuôi gà, cũng phải lấy chữ “tín” làm trọng, đó là điều tối cần thiết đối với doanh nhân. <o:p></o:p>
Điều cần chú ý hơn nữa là nhiều trại nuôi gà H'mông chạy theo lợi nhuận, gà giống bán ra coi như hết trách nhiệm nên họ không quan tâm thay đổi con trống - một nguyên tắc tối cần thiết trong nghề chăn nuôi nói chung, dẫn đến tình trạng phối giống cận huyết, làm gà suy yếu, hay bị bệnh mù mắt, khoèo chân, hở rốn... rất khó nuôi, tỷ lệ hao hụt cao. <o:p></o:p>
+ Ở giai đoạn úm: <o:p></o:p>
- Gà H'mông mới nở rất yếu và khó nuôi, đặc biệt là trong giai đoạn úm: Nếu không đủ nhiệt độ theo quy định, gà con chết nhiều. Vì vậy nên tránh mua gà về úm trong mùa lạnh. Không nên úm gà con bằng dầu lửa hoặc than, củi vì khí CO2 thoát ra làm gà con dễ chết, dễ bệnh đường hô hấp. Gà H'mông con rất hiếu động, chúng hay bươi xới, chạy nhảy lung tung nên phải úm gà trong chuồng có sàn lưới 0,5 cm, nhất thiết không úm gà H'mông con trên nền lót trấu vì gà con bươi xới, làm trấu có lẫn phân bay vào máng uống, khay ăn, nếu trong đàn có vài con bị cầu trùng, thương hàn vv... thì cả đàn bị nhiễm bệnh, tỷ lệ nuôi sống rất thấp. <o:p></o:p>
- Gà 1-2 ngày tuổi cho ăn bắp xay nhuyển. Sau đó, dùng thức ăn chuyên cho gà con bán ở cửa hàng (nên mua thức ăn của thương hiệu có uy tín, giá thành có cao chút ít nhưng đảm bảo). Chú ý trộn men đường ruột, các loại thuốc phòng bệnh vào thức ăn, nước uống cho gà theo đúng liều phòng. <o:p></o:p>
- Gà 1 tháng tuổi trở lên có thể cho ăn bình thường như gà ta (chỉ cho ăn thuần bắp, lúa vv...) nhưng hiệu quả kinh tế không cao. Nên tự trộn thức ăn gồm 70% chất bột (bắp xay, bột mì, lúa xay), 10% đạm thực vật (bánh dầu phộng, đậu nành, đậu xanh rang, xay nhuyễn, càng nhiều thành phần càng tốt); 10% đạm động vật như cá tạp phơi khô xay nhỏ, đầu tôm tép... (Chúng tôi cho trộn ốc bươu vàng để nguyên vỏ xay nhuyễn, phơi hoặc sấy khô, giá thành rất rẻ khoảng 500-700 đồng/kg tươi mà vẫn đảm bảo hàm lượng đạm và hạ giá thành thức ăn, nhưng chú ý đề phòng ốc bươu vàng bắt từ ruộng mới phun thuốc trừ sâu). Ngoài tỷ lệ chất bột, chất đạm, các thành phần khác (chất xơ, bột vỏ sò, chất khoáng, muối...) chiếm khoảng 10% cơ cấu thức ăn. Ngoài ra, nếu diện tích hẹp, nuôi nhốt, cần bổ sung rau xanh thường xuyên (cho ăn tự do), đặt máng có hạt sạn, đất cát, đất thịt trong chuồng cho gà ăn để bổ sung. Nếu có điều kiện, nên thả gà ra sân chơi hoặc nuôi thả vườn để chúng tự tìm và ăn bổ sung chất khoáng hoặc vi lượng cần thiết mà cơ thể chúng đang thiếu, đồng thời có ánh nắng mặt trời giúp bổ sung tiền vitamine D rất cần thiết cho sự sinh trưởng, phát triển của đàn gà. <o:p></o:p>
+ Về chuồng trại: <o:p></o:p>
Các tài liệu hướng dẫn chuồng trại nuôi gà thường hướng dẫn: chuồng phải xây theo hướng đông - nam, mát về mùa hè, ấm về mùa đông. Lý thuyết là vậy, nhưng mỗi nhà chăn nuôi thường làm chuồng trại theo điều kiện cụ thể của mình. Chúng tôi đã đi tham quan rất nhiều cơ sở chăn nuôi gà H'mông từ đồng bằng sông Cửu Long, miền đông Nam bộ cho đến Tây Nguyên. Ở mỗi nơi chúng tôi đều thăm hỏi rất kỷ các chủ trại về kết cấu, lý do xây dựng chuồng theo quan điểm của họ, từ đó rút ra các yêu cầu về chuồng trại và thiết kế xây dựng chuồng nuôi gà H'mông như sau: <o:p></o:p>
- Phải kết cấu thế nào để chuồng sạch sẽ, thoáng mát; nhưng khi cần (mùa gió, mùa lạnh) phải đảm bảo kín gió, ấm áp. <o:p></o:p>
- Kết cấu khung phải vững chắc nhưng giá thành đầu tư xây dựng không quá tốn kém. <o:p></o:p>
- Phải cột cây trong chuồng để gà đậu khi ngủ vào ban đêm, đảm bảo tập tính của gà H'mông (thích ngủ trên cây) và làm loãng mật độ phân bổ của các cá thể gà trong không gian chuồng nuôi, giảm bệnh tật cho gà. <o:p></o:p>
- Nên làm sàn để đảm bảo vệ sinh và tăng số lượng gà nuôi/m<sup>2</sup>. Gà H'mông có tính hiếu động cao hơn nhiều so với gà ta hoặc gà công nghiệp. Nếu không chú ý đặc điểm này trong xây dựng chuồng trại, gà sẽ bị chết do mắc chân vào sàn, mắc đầu vào lưới (nên làm sàn bằng lưới ô vuông 0,5 cm đối với gà con và 1 cm đối với gà giò, chung quanh rào lưới B.40 loại có lỗ rộng để gà không bị mắc đầu vào lưới). <o:p></o:p>
- Điều quan trọng là giá thành xây dựng chuồng trại phải thấp nhất, thời gian sử dụng lâu (khoảng 5-7 năm) để tiết giảm tối đa kinh phí đầu tư trong giai đoạn khởi nghiệp. <o:p></o:p>
Đại thể, mẫu chuồng trại do chúng tôi thiết kế có đặc điểm sau: <o:p></o:p>
- Khung, sàn, tường vây: Mặt cắt ngang khung chuồng hình chữ A, đuôi mái và sàn cách mặt nền 0,8m. Khung sườn, đòn tay, kèo... làm bằng cây tre hoặc cây le lớn (giá khoảng 1,5-2 ngàn đồng/m). Những nơi không có tre, le, có thể làm khung bằng tầm vông, cây bạch đàn vv... nhưng giá thành cao hơn. Nếu có điều kiện, nên vùi cây làm giàn khung trong bùn khoảng 1 tháng, sau đó moi lên, rửa sạch, dùng lưu hoàng (mua ở các hiệu thuốc đông y) pha nước quét lên thân cây, phơi khô trước khi xây lắp. <o:p></o:p>
- Nền đất đắp cao 20cm, lót tấm bạc để dễ dàng kéo ra ngoài chuồng thu gom phân, làm vệ sinh chuồng (nên kéo tấm bạc ra làm vệ sinh sau khi đã thả gà ra vườn hoặc ra sân chơi, tránh cho gà bị hoảng sợ). <o:p></o:p>
- Tường vây làm bằng lưới B40, chung quanh bọc tấm bạt kéo dài từ mái đến sàn lưới. Ban ngày hoặc vào mùa hè cuộn tấm bạt lên cho thoáng mát, ban đêm hoặc mùa đồng phủ xuống để cản gió lùa. <o:p></o:p>
- Mái: để đảm bảo chống nóng vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông, nên làm mái bằng tranh, lá. Hiện nay, giá thành tấm tranh cũng khá cao (15-20 ngàn đồng/m<sup>2</sup>). Lá dừa nước loại lá xé lợp đảm bảo nhưng giá thành khá cao (khoảng 30 ngàn đồng/m<sup>2</sup> kể cả công lợp). Loại lá chằm giá thành thấp nhưng mau hư hỏng (chỉ sau một năm đã thủng mái). Để giải quyết vấn đề này, chúng tôi làm như sau: <o:p></o:p>
Cấu tạo mái thành 2 lớp: <o:p></o:p>
- Lớp trong có nhiệm vụ chống mưa, lợp tấm nhựa nilon trong suốt (loại này người ta thường dùng lợp nhà kiếng trồng rau, phơi ngoài nắng 3 năm mới thay. Để trong mát, 5-7 năm mới có lỗ thủng). Một cuộn có kích thước 6mx80m dày 8 dem mua ở chợ Kim Biên (TPHCM) giá 2,8 triệu đồng, đủ lợp chuồng có diện tích sàn 200 m<sup>2</sup>. Tấm nhựa mua về có dạng hình ống, gấp lại rộng 3m, đem cắt theo chiều dọc rồi phủ lên khung sườn, chỉ cột vào khung sườn ở đuôi mái, tránh làm lủng tấm nhựa ở phần từ đòn giông đến cuối đuôi mái. <o:p></o:p>
- Lớp ngoài có nhiệm vụ chống nắng (nóng) : Dùng tre chẻ ra thanh rộng 1-2 cm, đan thành ô vuông có kích thước 50x50 cm, ở giữa kẹp lá dừa nước - loại lá chằm. Dùng dây cước may chặt lá vào thanh tre, tạo thành từng tấm có chiều dài bằng khoảng cách từ đòn giông xuống đến mép dưới mái chuồng. Chiều rộng tấm lá khoảng 5-6m. Bê nguyên tấm lá đặt trên tấm nilon, dùng dây cước 5mm cột chặt tấm này vào đòn giông và đuôi mái, và cột liên kết các tấm này với nhau theo chiều dài mái chuồng; không được cột thủng qua tấm nilon phần giữa mái vì sẽ làm mái bị dột. Không nên dùng kẽm buộc sắt xây dựng để cột vì loại kẽm này, sau một năm sẽ mục.<o:p></o:p>
Lá chằm có giá thành rất rẻ, chống nắng được 5-7 năm (tùy theo bạn lợp dày, mỏng), nhưng chống mưa chỉ được khoảng một năm. Bạn có thể làm mái kiểu này cho chuồng bò, chuồng heo, trại nuôi trùn quế nhằm giảm giá thành mà vẫn đạt mục tiêu chống mưa, nắng nóng (chú ý phòng cháy!). <o:p></o:p>
Các bạn quan tâm đến mẫu chuồng trại do chúng tôi thiết kế, hãy vào www. ctyhoangnguyen.com chọn mục download, chọn file chuonggahmong.dwg và file chiettinhchuongga.xls để tải 2 file này về. Nếu máy vi tính của bạn không cài phần mềm autocad thì chép file đồ họa này vào USB, mang tới cửa hiệu chuyên làm quảng cáo để người ta in ra giấy cho bạn. <o:p></o:p>
4 - Hạch toán kinh tế: <o:p></o:p>
Làm ăn phải tính, ông bà nói rồi. Trước khi bắt tay vào dự án chăn nuôi gà H'mông, bạn cần phải tính toán cụ thể xem khả năng lời lỗ thế nào. <o:p></o:p>
Bài toán đặt ra: giả sử, bạn xây dựng chuồng trại 200 m<sup>2</sup>, sàn lưới, dự kiến nuôi định hình 2.000 con gà H'mông, bạn cần tính: <o:p></o:p>
Đầu vào: cần tính chi phí mua/thuê đất (nếu có), chi phí xây dựng chuồng trại, mua gà giống, chi phí thức ăn, thuốc thú y, nhân công chăm sóc vv... theo từng giai đoạn đầu tư. Điều này giúp bạn hình dung nhu cầu vốn tối thiểu phải bỏ ra ở từng thời điểm, nhằm chủ động vốn đầu tư, hoặc “liệu cơm gắp mắm”. <o:p></o:p>
Đầu ra: Giả sử bạn mua gà con, nuôi đến 6 tháng gà sẽ đẻ, tỷ lệ đẻ 90 trứng/mái/năm. Theo quy luật, tỷ lệ trống/mái là 1/1; gà trống nuôi 3 tháng sẽ xuất chuồng bán thịt, chỉ giữ lại làm giống theo tỷ lệ 2 gà trống/10 gà mái (hoặc bán toàn bộ gà trống, mua lại gà trống nơi khác để thay trống). Toàn bộ gà mái sau 3 tháng tuổi, tiếp tục nuôi đến 6 tháng để làm mái đẻ. Vậy, ở từng giai đoạn bạn sẽ thu hồi được bao nhiêu (kể cả tiền bán phân gà) và sau bao lâu bạn sẽ có tổng đàn định hình và lời lãi theo từng thời kỳ sẽ ra sao? <o:p></o:p>
Để giải bài toán này, bạn cần vào địa chỉ trên, tải file hachtoan.xls về, sau đó, đi thu thập đơn giá các loại vật liệu, thức ăn... ở địa phương bạn cho đúng thực tế, thay vào đơn giá trong bảng tính. Bảng tính Excel do chúng tôi lập sẵn công thức sẽ tự động tính toán, đưa ra kết quả cho bạn. Nếu bạn là “Hai Lúa” chưa từng biết về Excel thì nhờ các cháu học sinh lớp 11,12 nhập đơn giá giúp bạn để có kết quả (dĩ nhiên là không thể chính xác 100%) . Các bạn muốn trao đổi thêm có thể liên hệ vodinhtien@yahoo.com. <o:p></o:p>
Trang trại chúng tôi có bán gà H'mông thuần chủng, đã qua tuyển chọn (loại những con yếu, bị dị tật). Gà 1 ngày tuổi giá 20.000 đ/con, cứ thêm 1 ngày tuổi thì tăng thêm 1.000 đ/con. Giá bán trứng là 15.000 đ/trứng. Tặng miễn phí tài liệu hướng dẫn kỹ thuật nuôi (kinh nghiệm nuôi)+ bản vẽ chuồng trại. Những bạn ở xa cần mua, sau khi ký hợp đồng và trả tiền vào tài khoản ATM của chúng tôi, có thể chuyển trứng qua đường bưu điện (đóng gói chèn kỹ), riêng gà con, có thể gởi xe đò, máy bay vv... Người mua chi trả tiền vận chuyển, bên bán không chịu trách nhiệm nếu trứng vỡ, gà con hao hụt trong quá trình vận chuyển.
Liên hệ: Công ty TNHH Hoàng Nguyên, 197 Thủ Khoa Huân, TP Phan Thiết , tỉnh Bình Thuận . Giám đốc: Võ Đình Tiến, ĐT: 0913120042<o:p></o:p>
 
+Bài này mình viết đăng lên trang "Học làm giàu" từ năm 2011. Nay bạn hoangnguyen nào đó load xuống, đăng lại ở Agriviet.
http://www.hoclamgiau.vn/blog/14568/125778/Lam-giau-tu-ga-Hmong
+Cũng xin nói lại cho rõ thêm: Trước đây (2009-2011), mình nuôi gà H'ông thuần chủng-rất dễ nuôi, có thể bán giá gấp đôi giá gà ta (lúc đó mình bán 150-250 ngàn/con khoảng 0,8 kg. Tổng đàn gà của mình lên đến 3.200 con và nuôi gối đầu, mỗi ngày bán vài chục con. Mỗi lần quán nhậu gọi 4-5 con là cho lính đi giao. Lãi rất cao...
+Hồi đó, công ty mình làm tư vấn thiết kế các công trình thủy điện trên Đăk Lăk nên mình đi suốt, giao trang trại cho người quen quản lý. Một ngày nọ, ông quản lý kêu ô tô tới chở cả đàn gà đi...mất tiêu. Từ đó mình mất giống gà H'mông thuần chủng...
+Cũng vì bài viết này mà mình bị bà con trong cả nước gọi hỏi mua giống mãi đến hôm nay. Mình lên mạng xóa bài viết đó để khỏi bị làm phiền mà không xóa được do quên mật khẩu đăng nhập!
+Vậy thông báo lại cho các bạun trên Agriviet là hiện nay mình không còn nuôi gà H'mông nữa, để khỏi gọi điện thăm hỏi...nhé...nhé!
+Nhờ bạn hoangnguyen vào xóa phần cuối : địa chỉ-số điện thoại để tôi khỏi bị gọi, vì tôi là tác giả bài viết nhưng không thể xóa được-cám ơn!
 
Last edited:
Có bác nào nuôi gà H'mông ko ạ? Cho em xin cái thông tin liên hệ. Em đang có dự án cần hợp tác.
 
Xin lưu ý các bạn muốn nuôi gà H'mông: Hiện nay trên mạng rao bán gà H'mông giống rất nhiều, nhưng đa phần là gà h'mông lai với gà ri Trung Quốc (để gà đẻ nhiều, mau lớn): Cũng có 4 móng, lông đen hoặc hoa mơ nhưng to xác, thịt ăn dở hơn gà h'mông thuần chủng rất nhiều
 
Xin lưu ý các bạn muốn nuôi gà H'mông: Hiện nay trên mạng rao bán gà H'mông giống rất nhiều, nhưng đa phần là gà h'mông lai với gà ri Trung Quốc (để gà đẻ nhiều, mau lớn): Cũng có 4 móng, lông đen hoặc hoa mơ nhưng to xác, thịt ăn dở hơn gà h'mông thuần chủng rất nhiều
Vậy trước chứ nuôi thì được khoảng bnhieu kg? Chú nuôi khoảng bnhieu tháng thì xuất?
 
Có bác nào nuôi gà H'mông ko ạ? Cho em xin cái thông tin liên hệ. Em đang có dự án cần hợp tác.
Bác muốn hợp tác sao, mình ở trên Đăk nông, có chuồng trại và người chăm sóc.
 
Chắc bác vodinhtien nuôi gà ác(5 ngón) chứ gà hmong 4 ngón và con khá to. Ngoài ra còn có gà hắc phong (6 ngón).
 
+Bài này mình viết đăng lên trang "Học làm giàu" từ năm 2011. Nay bạn hoangnguyen nào đó load xuống, đăng lại ở Agriviet.
http://www.hoclamgiau.vn/blog/14568/125778/Lam-giau-tu-ga-Hmong
+Cũng xin nói lại cho rõ thêm: Trước đây (2009-2011), mình nuôi gà H'ông thuần chủng-rất dễ nuôi, có thể bán giá gấp đôi giá gà ta (lúc đó mình bán 150-250 ngàn/con khoảng 0,8 kg. Tổng đàn gà của mình lên đến 3.200 con và nuôi gối đầu, mỗi ngày bán vài chục con. Mỗi lần quán nhậu gọi 4-5 con là cho lính đi giao. Lãi rất cao...
+Hồi đó, công ty mình làm tư vấn thiết kế các công trình thủy điện trên Đăk Lăk nên mình đi suốt, giao trang trại cho người quen quản lý. Một ngày nọ, ông quản lý kêu ô tô tới chở cả đàn gà đi...mất tiêu. Từ đó mình mất giống gà H'mông thuần chủng...
+Cũng vì bài viết này mà mình bị bà con trong cả nước gọi hỏi mua giống mãi đến hôm nay. Mình lên mạng xóa bài viết đó để khỏi bị làm phiền mà không xóa được do quên mật khẩu đăng nhập!
+Vậy thông báo lại cho các bạun trên Agriviet là hiện nay mình không còn nuôi gà H'mông nữa, để khỏi gọi điện thăm hỏi...nhé...nhé!
+Nhờ bạn hoangnguyen vào xóa phần cuối : địa chỉ-số điện thoại để tôi khỏi bị gọi, vì tôi là tác giả bài viết nhưng không thể xóa được-cám ơn!
Rốt cuộc là sao, vậy là bài này của anh, ai nhảy vô copy đăng như của mình vậy, vậy mà 4R còn đem lên trang chủ nữa, BQT xem lại nguồn thông tin cái, làm mừng hụt bởi cũng tính kiếm vào cặp thả vườn thịt chơi hjhj
 
Back
Top