TP - Tôi ngồi ở phòng đợi của sân bay Paris để sang Anh vào buổi sáng. Ngoài sân nắng rực rỡ đến lóa mắt trên thân máy bay mang cờ các nước. Gió thổi ràn rạt, ô tô chở hàng, xe buýt chạy tới lui, quang cảnh thoáng nhìn hệt như ở sân bay Tân Sơn Nhất.
<></><></><></><></><></>Nếu không có lũ chim bay lượn, hoặc đang đậu trên bờ tường, trên mái nhà, tôi cứ ngỡ mình đang ở Việt Nam. Những con quạ, hải âu, quạ khách béo núc ních đi lại một cách oai vệ trên sân bay, trên thảm cỏ, cứ như chúng là chủ cái sân bay khổng lồ này. Nhìn lũ chim tôi thấy mình dịu đi bao lo lắng cho chuyến bay nơi đất khách quê người.
Ở Anh điều gây ấn tượng đầu tiên với tôi là những ngôi nhà trên đường. Những ngôi nhà 2 đến 3 tầng nằm trên các con đường vào thành phố giống nhau một cách kỳ lạ. Nhà nào cũng có ống khói, tường không trát lộ màu gạch, màu đá đã xỉn vì thời gian.
Nước Anh đã giữ được những ngôi nhà truyền thống cổ lỗ như vậy hàng nhiều thế kỷ. Lại vẫn những con chim hải âu, quạ, quạ khách đậu trên nóc ống khói các nhà, nom ngôi nhà đã cổ lỗ lại thêm cổ xưa như trong chuyện cổ tích.
Cây cối xanh tốt, hoa lá nhiều màu sắc chỗ nào cũng có, trang điểm cho đường phố đẹp một cách lộng lẫy sâu lắng. Tôi đi dọc theo các phố ngang, phố dọc thoáng cái lại gặp một con sóc hung hung đỏ đuôi xù chạy vụt qua trước mặt.
Chim chóc nhiều, rất nhiều. Ngoài bồ câu ra còn những con chim hoang dã ngoài thiên nhiên như cu gáy, chim sẻ, sáo và những đàn chim như chào mào nhưng lông đen sẫm bay hàng đàn đậu kín các cây ven đường.
Những con chim cu gáy rất dạn người. Chúng đậu thấp đến nỗi có cảm tưởng như dùng chiếc sào nhỏ có thể chọc chúng được. Nghe tiếng chim cu gáy bổ nhịp “cúc cu” ba bốn tôi chợt nhớ về các làng quê Việt Nam.
Trên các cánh đồng, lũy tre, trên dây cột điện cao thế văng vẳng tiếng chim bổ nhịp nghe thật thanh bình. Tôi sống ở Hà Nội đã lâu, có một thời Hà Nội chim chóc về nhiều không kém gì phía trời Tây.
Còn nhớ cuối phố Lò Đúc những năm 60 có cây đa rất to, nay vẫn còn, không hiểu sao người ta gọi là cây đa Nhà Bò. Cây đa cao vời vợi, tán xòa rộng mát sang cả hè phố bên này. Hàng đàn chim chào mào, chim sáo, chim khuyên đến ăn quả đa.
Tôi nhìn những con chim chào mào đậu chót vót ở trên cao nom như những quả vải. Cây đa không lúc nào vắng bóng chim. Phố xá vắng vẻ, không tiếng xe chạy, tiếng chim hót ríu rít, râm ran không lúc nào ngừng nghe như một bản nhạc vô tận mà thiên nhiên ban tặng.
Trên cây đa chỗ chạc ba cao nhất, có một tổ chim rất to, ở dưới nhìn lên như một chiếc rổ, đấy là tổ của đôi quạ khách, chúng kêu khành khạch suốt ngày, dưới gốc đa là một cái miếu nhỏ treo đầy bình vôi, khói hương ngào ngạt làm cho cây đa trở nên thiêng liêng, huyền bí.
Vẫn những năm ấy, có thể nói phố Lò Đúc hơn hẳn rất nhiều phố ở các nước châu Âu về số lượng chim sinh sống trên các cây trong phố. Đoạn từ rạp Mê Linh lên đến đầu phố nơi có các cây sao cao vút, những năm đó cò, vạc, cốc, chim cu gáy về làm tổ nhiều vô kể. Đi ở dưới đường nhiều khi phân chim rơi cả vào người.
Ngày đó người ta gọi phố Lò Đúc là “bang cò ỉa” cũng không ngoa. Vào buổi sáng lũ trẻ mang ống bơ đi dọc phố để nhặt những con cá nhỏ như lươn, chạch, rô non mang về cho mèo ăn.
Những con cá ấy do cò, vạc bố mẹ tha về cho lũ con ăn, lũ chim con vụng dại đã đánh rơi xuống đường. Những khi mưa to gió lớn cò con rớt xuống đường là thường, chỉ tiếc rằng sau ngày máy bay Mỹ ném bom Hà Nội, lũ cò, vạc bay đi đâu không thấy quay trở lại.
Nay đi qua châu Âu thấy ở đâu cũng có chim chóc, tôi nghĩ Hà Nội cũng có thời như thế. Còn bây giờ ở hồ Tây vào mùa đông chim sâm cầm đã lác đác trở về.
Ở công viên Lênin ngoài đảo vào buổi chiều hàng đàn cò bay lượn về tìm chỗ ngủ, những cánh cò một màu trắng mềm mại nhịp nhàng vỗ trên mặt hồ nước làm cho quang cảnh công viên vào lúc hoàng hôn không khác một bức tranh thủy mặc.
Mong rằng những năm tháng bình yên, đàn chim sẽ dần dần trở về Hà Nội như xưa.
Trần Lâm
<></><></><></><></><></>Nếu không có lũ chim bay lượn, hoặc đang đậu trên bờ tường, trên mái nhà, tôi cứ ngỡ mình đang ở Việt Nam. Những con quạ, hải âu, quạ khách béo núc ních đi lại một cách oai vệ trên sân bay, trên thảm cỏ, cứ như chúng là chủ cái sân bay khổng lồ này. Nhìn lũ chim tôi thấy mình dịu đi bao lo lắng cho chuyến bay nơi đất khách quê người.
Ở Anh điều gây ấn tượng đầu tiên với tôi là những ngôi nhà trên đường. Những ngôi nhà 2 đến 3 tầng nằm trên các con đường vào thành phố giống nhau một cách kỳ lạ. Nhà nào cũng có ống khói, tường không trát lộ màu gạch, màu đá đã xỉn vì thời gian.
Nước Anh đã giữ được những ngôi nhà truyền thống cổ lỗ như vậy hàng nhiều thế kỷ. Lại vẫn những con chim hải âu, quạ, quạ khách đậu trên nóc ống khói các nhà, nom ngôi nhà đã cổ lỗ lại thêm cổ xưa như trong chuyện cổ tích.
Cây cối xanh tốt, hoa lá nhiều màu sắc chỗ nào cũng có, trang điểm cho đường phố đẹp một cách lộng lẫy sâu lắng. Tôi đi dọc theo các phố ngang, phố dọc thoáng cái lại gặp một con sóc hung hung đỏ đuôi xù chạy vụt qua trước mặt.
Chim chóc nhiều, rất nhiều. Ngoài bồ câu ra còn những con chim hoang dã ngoài thiên nhiên như cu gáy, chim sẻ, sáo và những đàn chim như chào mào nhưng lông đen sẫm bay hàng đàn đậu kín các cây ven đường.
Những con chim cu gáy rất dạn người. Chúng đậu thấp đến nỗi có cảm tưởng như dùng chiếc sào nhỏ có thể chọc chúng được. Nghe tiếng chim cu gáy bổ nhịp “cúc cu” ba bốn tôi chợt nhớ về các làng quê Việt Nam.
Trên các cánh đồng, lũy tre, trên dây cột điện cao thế văng vẳng tiếng chim bổ nhịp nghe thật thanh bình. Tôi sống ở Hà Nội đã lâu, có một thời Hà Nội chim chóc về nhiều không kém gì phía trời Tây.
Còn nhớ cuối phố Lò Đúc những năm 60 có cây đa rất to, nay vẫn còn, không hiểu sao người ta gọi là cây đa Nhà Bò. Cây đa cao vời vợi, tán xòa rộng mát sang cả hè phố bên này. Hàng đàn chim chào mào, chim sáo, chim khuyên đến ăn quả đa.
Tôi nhìn những con chim chào mào đậu chót vót ở trên cao nom như những quả vải. Cây đa không lúc nào vắng bóng chim. Phố xá vắng vẻ, không tiếng xe chạy, tiếng chim hót ríu rít, râm ran không lúc nào ngừng nghe như một bản nhạc vô tận mà thiên nhiên ban tặng.
Trên cây đa chỗ chạc ba cao nhất, có một tổ chim rất to, ở dưới nhìn lên như một chiếc rổ, đấy là tổ của đôi quạ khách, chúng kêu khành khạch suốt ngày, dưới gốc đa là một cái miếu nhỏ treo đầy bình vôi, khói hương ngào ngạt làm cho cây đa trở nên thiêng liêng, huyền bí.
Vẫn những năm ấy, có thể nói phố Lò Đúc hơn hẳn rất nhiều phố ở các nước châu Âu về số lượng chim sinh sống trên các cây trong phố. Đoạn từ rạp Mê Linh lên đến đầu phố nơi có các cây sao cao vút, những năm đó cò, vạc, cốc, chim cu gáy về làm tổ nhiều vô kể. Đi ở dưới đường nhiều khi phân chim rơi cả vào người.
Ngày đó người ta gọi phố Lò Đúc là “bang cò ỉa” cũng không ngoa. Vào buổi sáng lũ trẻ mang ống bơ đi dọc phố để nhặt những con cá nhỏ như lươn, chạch, rô non mang về cho mèo ăn.
Những con cá ấy do cò, vạc bố mẹ tha về cho lũ con ăn, lũ chim con vụng dại đã đánh rơi xuống đường. Những khi mưa to gió lớn cò con rớt xuống đường là thường, chỉ tiếc rằng sau ngày máy bay Mỹ ném bom Hà Nội, lũ cò, vạc bay đi đâu không thấy quay trở lại.
Nay đi qua châu Âu thấy ở đâu cũng có chim chóc, tôi nghĩ Hà Nội cũng có thời như thế. Còn bây giờ ở hồ Tây vào mùa đông chim sâm cầm đã lác đác trở về.
Ở công viên Lênin ngoài đảo vào buổi chiều hàng đàn cò bay lượn về tìm chỗ ngủ, những cánh cò một màu trắng mềm mại nhịp nhàng vỗ trên mặt hồ nước làm cho quang cảnh công viên vào lúc hoàng hôn không khác một bức tranh thủy mặc.
Mong rằng những năm tháng bình yên, đàn chim sẽ dần dần trở về Hà Nội như xưa.
Trần Lâm
Last edited: