Nấm linh chi là một dược liệu rất tốt cho sức khỏe, dùng được cho mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em, phụ nữ mang thai và người khỏe mạnh. Chúng giúp cơ thể kiến tạo hệ thống miễn dịch để chống lại các bệnh tật.
Dược liệu quý từ ngàn xưa
Nấm linh chi có tên khoa học là Ganoderma lucidum, thuộc họ nấm lim (Ganodermataceae). Ngoài tên gọi linh chi, nấm thường có tên gọi khác là tiên hảo, nấm trường thọ, vạn niên nhung. Tên gọi được đặt theo những công dụng mà chúng mang lại cho sức khỏe của con người.
Từ ngàn xưa, con người đã biết sử dụng nấm linh chi để làm thuốc, chúng được xếp vào nhóm siêu thượng phẩm trong thần nông bản thảo trên cả nhân sâm. Công dụng của chúng được kiểm nghiệm kỹ lưỡng và vận dụng rất hiệu quả trong y học. Nấm linh chi có vị nhạt, tính ấm, ngoài tác dụng bảo vệ gan, giải độc, cường tâm, kiện não (bổ óc), tiêu đờm, lợi niệu, ích vị (bổ dạ dày)… nấm linh chi còn có tác dụng bồi dưỡng sức khỏe, chống lão hóa, tăng tuổi thọ. Đặc biệt, trong nấm linh chi có germanium giúp tế bào hấp thụ oxy tốt hơn; polysaccharit nâng cao hệ miễn dịch, diệt tế bào ung thư; acid ganodermic chống dị ứng, chống viêm.
Các nhà y học cổ truyền Trung Hoa, Nhật Bản, Việt Nam xem nấm linh chi là một thần dược quan trọng trong các toa thuốc trị bệnh, nâng cao sức khỏe của mình. Có rất nhiều bài thuốc trị bệnh liên quan đến nấm linh cho do các thần y ngày xưa ghi chép rất kỹ lưỡng và được vận dụng trong y học hôm nay vẫn còn nguyên giá trị.
Giá trị của nấm linh chi
Nấm linh chi có nhiều loại, nhưng chỉ có 6 loại được nghiên cứu kỹ lưỡng về khả năng trị liệu. Thanh chi (xanh) có vị toan bình, giúp cho sáng mắt, an thần, bổ can khí, nhân thứ, dùng lâu sẽ thấy thân thể nhẹ nhàng và thoải mái. Xích chi hoặc hồng chi (đỏ), có vị đắng, ích tâm khí, chủ vị, tăng trí tuệ, đây là loại nấm được ưa dung nhất hiện nay. Còn hắc chi (đen) có công dụng ích thận khí, khiến cho đầu óc sản khoái và tinh tường. Riêng bạch chi (trắng) làm ích phế khí, làm trí nhớ dai. Hoàng chi (vàng) ích tì khí, trung hòa, an thần giúp cơ thể thoải mái, khỏa mạnh. Tử chi (tím đỏ) giúp bảo thần, làm cứng gân cốt, ích tinh, da tươi đẹp. Trong 6 loại trên thì hồng chi và hắc chi được sử dụng nhiều nhất bởi những công dụng mà chúng mang lại. Tùy theo nhu cầu sử dụng mà con người có thể dùng các loại nấm linh chi khác nhau.
Nấm linh chi có thể được cho mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em và phụ nữ mang thai hoặc dùng bất cứ lúc nào kể cả khi không bị bệnh. Trong nấm có chất germanium ngăn chặn ưng thư trong cơ thể vì nó loại trừ và kìm hãm sự tăng trưởng của tế bào ung thư làm sản sinh phong phú các loại vitamin, chất khoáng, đạm cần cho cơ thể, nhóm sterois trong nấm giúp giải độc gan, bảo vệ gan, chất Polysacchanride làm khôi phục tế bào tiểu đảo tuyến tụy và từ đó thúc đẩy quá trình tiết insulin, cải thiện cơ bản nhiều năng insulin giảm đường huyết trong máu người mắc bệnh tiểu đường. Nấm linh chi còn có tác dụng loại bỏ các sắc tố lạ trên da làm cho da dẻ đẹp, hồng hào, chống các bệnh ngoài da như dị ứng, trứng cá; gàm giảm mệt mỏi, trấn tĩnh, hỗ trợ thần kinh, tăng cường hoạt động của hệ thống miễn dịch và kháng siêu vi, giúp cơ thể luôn tươi trẻ và tăng tuổi thọ, khử các gốc tự độc trong cơ thể chống lão hóa, loại trừ chất cholesterol trong máu và các thành mạch, trợ tim, lọc sạch máu, làm giảm cholesterol, giảm xơ cứng thành động mạch, thúc đẩy quá trình lưu thông máu, tăng cường tuần hoàn máu giúp điều hòa và ổn định huyết áp, có tác dụng rất tốt cho những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường kèm theo huyết áp cao và chống táo bón mãn tính và tiêu chảy.
Sử dụng nấm linh chi hiệu quả
Để nấm linh chi phát huy được hiệu quả vốn có của nó, trước tiên phải chọn loại nấm linh chi tốt. Theo PGS-TS Nguyễn Thị Chính để nhận biết được nấm linh chi tốt, cần phải phân tích cụ thể các thành phần và tinh chất có trong loại nấm. Tuy nhiên, hình dáng và màu sắc cũng có thể nói lên được phần nào về chất lượng. Nấm nên dày từ 1 - 3cm, khó bị vỡ thành nhiều mảnh khi dùng tay bẻ. Với nấm linh chi nấu nước uống, nên chọn loại có đường kính 8 - 20cm vì lúc này, nấm chưa bị hóa gỗ hoàn toàn, còn nhiều tinh chất. Khi mở ra khỏi bao bì, nấm phải có mùi thơm, không bị mốc hay mọt ở hai mặt. Đặc biệt, loại nấm ngon, bổ phải còn nguyên lớp bào tử trên mặt nấm.
Để dùng nấm, có thể thái lát mỏng đun nước uống. Một ngày dùng khoảng 240cc là được. Sau khi được nước 3 lấy bã Linh chi phơi khô đun lấy nước 4 hoặc dùng để tắm, rất tốt cho da và tóc. Ngoài việc thái lát, có thể nghiền nấm thành bột hãm nước sôi uống luôn bã.
Nấm linh chi có vị đắng, khó uống nên thường được kết hợp với các thảo dược khác để “điều vị” và bổ trợ nhau tăng cường thêm dược tính. Tùy vào mục đích sử dụng để chữa bệnh hay chăm sóc sức khỏe mà có thể kết hợp nấm linh chi với một số thảo dược khác như: mật ong, cam thảo, nhân sâm, atisô, tam thất, ngân hoa, kinh giới…
Dược liệu quý từ ngàn xưa
Nấm linh chi có tên khoa học là Ganoderma lucidum, thuộc họ nấm lim (Ganodermataceae). Ngoài tên gọi linh chi, nấm thường có tên gọi khác là tiên hảo, nấm trường thọ, vạn niên nhung. Tên gọi được đặt theo những công dụng mà chúng mang lại cho sức khỏe của con người.
Từ ngàn xưa, con người đã biết sử dụng nấm linh chi để làm thuốc, chúng được xếp vào nhóm siêu thượng phẩm trong thần nông bản thảo trên cả nhân sâm. Công dụng của chúng được kiểm nghiệm kỹ lưỡng và vận dụng rất hiệu quả trong y học. Nấm linh chi có vị nhạt, tính ấm, ngoài tác dụng bảo vệ gan, giải độc, cường tâm, kiện não (bổ óc), tiêu đờm, lợi niệu, ích vị (bổ dạ dày)… nấm linh chi còn có tác dụng bồi dưỡng sức khỏe, chống lão hóa, tăng tuổi thọ. Đặc biệt, trong nấm linh chi có germanium giúp tế bào hấp thụ oxy tốt hơn; polysaccharit nâng cao hệ miễn dịch, diệt tế bào ung thư; acid ganodermic chống dị ứng, chống viêm.
Các nhà y học cổ truyền Trung Hoa, Nhật Bản, Việt Nam xem nấm linh chi là một thần dược quan trọng trong các toa thuốc trị bệnh, nâng cao sức khỏe của mình. Có rất nhiều bài thuốc trị bệnh liên quan đến nấm linh cho do các thần y ngày xưa ghi chép rất kỹ lưỡng và được vận dụng trong y học hôm nay vẫn còn nguyên giá trị.
Giá trị của nấm linh chi
Nấm linh chi có nhiều loại, nhưng chỉ có 6 loại được nghiên cứu kỹ lưỡng về khả năng trị liệu. Thanh chi (xanh) có vị toan bình, giúp cho sáng mắt, an thần, bổ can khí, nhân thứ, dùng lâu sẽ thấy thân thể nhẹ nhàng và thoải mái. Xích chi hoặc hồng chi (đỏ), có vị đắng, ích tâm khí, chủ vị, tăng trí tuệ, đây là loại nấm được ưa dung nhất hiện nay. Còn hắc chi (đen) có công dụng ích thận khí, khiến cho đầu óc sản khoái và tinh tường. Riêng bạch chi (trắng) làm ích phế khí, làm trí nhớ dai. Hoàng chi (vàng) ích tì khí, trung hòa, an thần giúp cơ thể thoải mái, khỏa mạnh. Tử chi (tím đỏ) giúp bảo thần, làm cứng gân cốt, ích tinh, da tươi đẹp. Trong 6 loại trên thì hồng chi và hắc chi được sử dụng nhiều nhất bởi những công dụng mà chúng mang lại. Tùy theo nhu cầu sử dụng mà con người có thể dùng các loại nấm linh chi khác nhau.
Nấm linh chi có thể được cho mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em và phụ nữ mang thai hoặc dùng bất cứ lúc nào kể cả khi không bị bệnh. Trong nấm có chất germanium ngăn chặn ưng thư trong cơ thể vì nó loại trừ và kìm hãm sự tăng trưởng của tế bào ung thư làm sản sinh phong phú các loại vitamin, chất khoáng, đạm cần cho cơ thể, nhóm sterois trong nấm giúp giải độc gan, bảo vệ gan, chất Polysacchanride làm khôi phục tế bào tiểu đảo tuyến tụy và từ đó thúc đẩy quá trình tiết insulin, cải thiện cơ bản nhiều năng insulin giảm đường huyết trong máu người mắc bệnh tiểu đường. Nấm linh chi còn có tác dụng loại bỏ các sắc tố lạ trên da làm cho da dẻ đẹp, hồng hào, chống các bệnh ngoài da như dị ứng, trứng cá; gàm giảm mệt mỏi, trấn tĩnh, hỗ trợ thần kinh, tăng cường hoạt động của hệ thống miễn dịch và kháng siêu vi, giúp cơ thể luôn tươi trẻ và tăng tuổi thọ, khử các gốc tự độc trong cơ thể chống lão hóa, loại trừ chất cholesterol trong máu và các thành mạch, trợ tim, lọc sạch máu, làm giảm cholesterol, giảm xơ cứng thành động mạch, thúc đẩy quá trình lưu thông máu, tăng cường tuần hoàn máu giúp điều hòa và ổn định huyết áp, có tác dụng rất tốt cho những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường kèm theo huyết áp cao và chống táo bón mãn tính và tiêu chảy.
Sử dụng nấm linh chi hiệu quả
Để nấm linh chi phát huy được hiệu quả vốn có của nó, trước tiên phải chọn loại nấm linh chi tốt. Theo PGS-TS Nguyễn Thị Chính để nhận biết được nấm linh chi tốt, cần phải phân tích cụ thể các thành phần và tinh chất có trong loại nấm. Tuy nhiên, hình dáng và màu sắc cũng có thể nói lên được phần nào về chất lượng. Nấm nên dày từ 1 - 3cm, khó bị vỡ thành nhiều mảnh khi dùng tay bẻ. Với nấm linh chi nấu nước uống, nên chọn loại có đường kính 8 - 20cm vì lúc này, nấm chưa bị hóa gỗ hoàn toàn, còn nhiều tinh chất. Khi mở ra khỏi bao bì, nấm phải có mùi thơm, không bị mốc hay mọt ở hai mặt. Đặc biệt, loại nấm ngon, bổ phải còn nguyên lớp bào tử trên mặt nấm.
Để dùng nấm, có thể thái lát mỏng đun nước uống. Một ngày dùng khoảng 240cc là được. Sau khi được nước 3 lấy bã Linh chi phơi khô đun lấy nước 4 hoặc dùng để tắm, rất tốt cho da và tóc. Ngoài việc thái lát, có thể nghiền nấm thành bột hãm nước sôi uống luôn bã.
Nấm linh chi có vị đắng, khó uống nên thường được kết hợp với các thảo dược khác để “điều vị” và bổ trợ nhau tăng cường thêm dược tính. Tùy vào mục đích sử dụng để chữa bệnh hay chăm sóc sức khỏe mà có thể kết hợp nấm linh chi với một số thảo dược khác như: mật ong, cam thảo, nhân sâm, atisô, tam thất, ngân hoa, kinh giới…