Bệnh hô hấp mãn tính (CRD) ở gà

  • Thread starter Lợn con
  • Ngày gửi
Xin chào các Bác!
Nhân ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10) em xin chúc các Bác gái mỗi ngày có 1 niềm vui và niềm hạnh phúc mới
Các Bác cho em hỏi:
1.Bệnh CRD ảnh hưởng thế nào đến khả năng sinh sản của gà mái ?
2.Các chỉ tiêu theo dõi ảnh hưởng của bệnh CRD đến khả năng sinh sản của gà mái?
Em xin cảm ơn các Bác!
 
Bệnh hô hấp mãn tính (CRD) ở gà
(Nguồn: http://www.longdinh.com/home.asp?act=chitiet&ID=933&catID=2)

Căn bệnh Do một loại vi khuẩn có tên Mycoplasma galisepticum gây ra. Đây là vi khuẩn được xếp vào nhóm gram âm, không có vỏ tế bào, bắt màu Giemsa, xem dưới kính hiển vi, chúng giống như những tế bào động vật rất nhỏ.
Sức đề kháng:
Hầu hết các chất sát trùng đều có khả năng diệt Mycoplasma như: phenol, formol, propiolactone, methiolate, chế phẩm sát trùng chuồng trại Biodine, Bioxide, Biosept của Công ty BIO rất hiệu quả đối với Mycoplasma.
Mycoplasma chủ yếu ở trong cơ thể và gây bệnh, chúng chỉ sống được 1 - 3 ngày khi đã ra khỏi cơ thể (ở trong phân, dụng cụ chăn nuôi), trong dịch nhầy chúng tồn tại lâu hơn (khoảng 4 – 5 ngày), trong lòng đỏ trứng tồn tại đến 18 ngày.
Đường lây truyền
Gà mắc bệnh bài thải vi khuẩn vào không khí, do vi khuẩn có sức đề kháng yếu, vì vậy gà bệnh chỉ truyền cho gà khỏe khi ở chung đàn hay cùng chuồng trại. Dụng cụ chăn nuôi, thức ăn nhiễm vi khuẩn cũng là nguồn gây bệnh, nhưng chưa được giải thích rõ.
Đối với gà giống, sự giao hợp giữa gà trống và mái cũng là con đường lây bệnh. Gà mái có thể nhiễm bệnh qua giao phối với gà trống mắc bệnh, vi khuẩn xâm nhập vào buồng trứng và từ đó truyền bệnh vào lòng đỏ trứng, gà con mới nở, nếu đã nhiễm bệnh qua trứng sẽ thấy dấu hiệu viêm túi khí, tỷ lệ lây qua trứng có thể đến 10 - 60%.
Gà khỏi bệnh thường mang trùng ở bề mặt biểu mô hô hấp suốt đời. Nếu chủng Vaccin Mycoplasma vào hoặc bị nhiễm trùng đường hô hấp, bệnh sẽ trở lại rất nặng.
Tiến triển bệnh
Mycoplasma xâm nhập vào cơ thể gà qua đường hô hấp hoặc sinh dục. Khi vào cơ thể, chúng bám vào bềâ mặt của khí quản, túi khí và bắt đầu sinh sản. Sự hiện diện của Mycoplasma sẽ kích thích khí quản, phế quản tiết nhiều chất nhầy. Do khả năng di chuyển bị giới hạn, Mycoplasma không thể vào máu, tuy nhiên chúng có thể đi qua các túi khí để xâm nhập bề mặt gan, màng bao tim và cơ quan sinh dục, từ đó nhiễm vào trứng và làm giảm sản lượng trứng, gây viêm màng bao tim, màng bao quanh gan.
Thời gian ủ bệnh được tính từ lúc nhiễm bệnh đến khi biểu hiện triệu chứng lâm sàng. Tuy nhiên, rất khó xác định thời gian nung bệnh vì còn phụ thuộc vào điều kiện tiểu khí hậu chuồng trại và sức kháng bệnh của đàn gà. Trên gà thịt, bệnh thường xuyên xảy ra lúc 4 – 8 tuần tuổi, trên gà đẻ, bệnh có thể xuất hiện ở giai đoạn gà già hoặc đôi khi ở gần thời điểm đẻ trứng, nhất là lúc có các stress xảy đến.
Triệu chứng
Trên gà thịt: Bệnh hay xảy ra lúc đàn gà được 4 – 8 tuần, triệu chứng thường nặng hơn so với các loại gà khác do sự phụ nhiễm các loại vi trùng khác mà thông thường nhất là E.coli, vì vậy trên gà thịt người ta còn gọi là thể kết hợp E.coli – CRD (C-CRD) với các triệu chứng giảm ăn, chảy nước mũi, xuất hiện âm rale khí quản, ho, viêm kết mạc mắt, chảy nước mắt, sưng đầu, gà ủ rũ và chết sau khi mắc bệnh 3 - 4 ngày, tử số có thể lên đến 30%, số còn lại chậm lớn.
Trên gà trưởng thành – gà đẻ: Bệnh phát ra khi thay đổi thời tiết, tiêm phòng, chuyển chuồng, cắt mỏ… các triệu chứng chính vẫn là chảy nước mũi, thở khò khè, ăn ít, gà trở nên gầy ốm, gà đẻ giảm sản lượng trứng, trứng ấp nở cho ra các gà con yếu ớt. Ở một số đàn gà đẻ đôi khi chỉ thấy xuất hiện sự giảm sản lượng trứng, gà con yếu, tỷ lệ ấp nở kém, còn các triệu chứng khác không thấy xuất hiện.
Bệnh tích
- Dịch viêm xuất hiện ở xoang mũi, hai lỗ mũi và cả ở túi khí. Dịch tiết lúc đầu trong, có nhiều bọt, về sau trở nên vàng và đục hơn.
- Túi khí dày lên hoặc trở nên đục, có nhiều bọt khí hoặc phủ những hạt fibrin nhỏ (hình 1, hình 2).
- Viêm màng bao quanh gan.
- Viêm màng bao tim.
- Viêm xoang mũi.
- Viêm kết mạc mắt.
- Viêm ống dẫn trứng (gà giống).
- Lách sưng to.
- Viêm phổi (nếu có sự kết hợp với các loại vi trùng khác).
Phòng bệnh
CRD là bệnh xuất hiện khá phổ biến, nhất là lúc giao mùa, lúc đàn gà bị các stress do tiêm phòng, chuyển chuồng… để phòng bệnh cần thực hiện tốt các bước sau:
- Vệ sinh chuồng trại, vệ sinh máy ấp thật tốt và bằng các loại thuốc sát trùng.
- Nuôi gà với mật độ vừa phải, cần lưu ý đến tiểu khí hậu chuồng nuôi, trong đó thông thoáng và mát là hai yếu tố quan trọng. Trong các chuồng trại thiếu thông thoáng, nồng độ các loại khí độc như: NH2, H2S, Clor, CO2 cao, các khí này gây các tổn hại nhất định ở xoang mũi, thanh khí quản… sẽ tạo điều kiện cho sự bùng nổ CRD và các bệnh hô hấp khác.
- Trên đàn gà giống, thường xuyên tiến hành kiểm tra máu để loại thải các gà dương tính với CRD.
- Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, đúng mức đối với sức sản xuất của đàn gà, cần chú ý cung cấp đầy đủ các loại vitamin nhất là vitamin A, vitamin C, các chất điện giải nhằm tăng cường sức đề kháng của đàn gà.
- Sử dụng kháng sinh hoặc vaccin ngừa bệnh.
Về vaccin, hiện nay có 2 loại:
+ Vaccin sống chủng F: chủng cho gà con, nhằm ngăn chặn sự lan truyền mầm bệnh qua trứng. Vaccin này chưa thật sự an toàn nên ít được sử dụng.
+ Vaccin chết nhũ dầu, dùng chích cho gà sắp đẻ. Vaccin được đánh giá rất tốt, kháng thể thụ động truyền qua trứng sẽ bảo vệ gà con khỏi CRD.
Việc tiêm phòng CRD không đơn giản do phải xác định tình trạng đàn gà trước khi lập kế hoạch tiêm phòng. Nếu đàn gà đã nhiễm CRD, việc tiêm phòng có thể làm phát bệnh.
Do yếu tố phức tạp nêu trên, nhiều nhà chăn nuôi cho đến nay vẫn thích sử dụng kháng sinh để phòng bệnh. Cần lưu ý hai vấn đề sau đây:
- Trong số các kháng sinh và sulfamids chỉ có 3 nhóm kháng sinh sau đây có hiệu lực với Mycoplasma:
+ Nhóm Tetracycline gồm: Oxytetracycline, Chlorte tracycline, Doxycycline.
+ Nhóm Macrolides gồm: Erythromycin, Tylosine, Lincomycin, Spiramycin, Tiamuline.
+ Nhóm Quinolones (Fluoroquinolones) gồm: Norfloxacin, Enrofloxacin.
Các kháng sinh khác và các loại Sulfonamides có hiệu quả rất thấp hoặc không có hiệu quả.
- Sau một thời gian sử dụng khá lâu, nhiều kháng sinh trước đây nhạy cảm với Mycoplasma nay đã bị đề kháng như Tylosin, Erythromycine, Spiramycin, Oxytetracycline…
Để việc phòng CRD bằng kháng sinh có hiệu quả, nhất thiết phải lựa chọn kháng sinh phù hợp và nhạy cảm, đồng thời thực hiện tốt các vấn đề vệ sinh chuồng trại, quản lý tốt tiểu khí hậu, dinh dưỡng hợp lý và loại thải các gà nhiễm bệnh thường xuyên…
Điều trị:
Khi phát hiện bệnh cần nhanh chóng thực hiện các biện pháp sau:
- Sử dụng ngay kháng sinh nhạy cảm với CRD. Đặc biệt cần quan sát kỹ bệnh tích để đánh giá đúng mức thể CRD hoặc CRD kết hợp E. coli. Ở thể kết hợp CRD – E. coli, bệnh tích viêm màng ngoài tim, viêm màng bao quanh gan, xoang bụng phủ nhiều Fibrin, xuất huyết ở ruột non thể hiện rất rõ và thường xuyên. Ở thể bệnh này cần chọn lựa các chế phẩm kháng sinh kết hợp vừa có tác dụng với Mycoplasma vừa có tác dụng trên vi trùng E. coli. Các chế phẩm SPIRACOL, NORCOGEN, ENRO-COLISTIN rất được ưa chuộng để điều trị thể kết hợp này.
- Sử dụng chất điện giải: Vita-Electrolytes, Aminotrolytes hoặc Electrolytes và các loại Vitamin nhằm tăng sức kháng bệnh cho đàn gà.
- Nếu có điều kiện nên tăng độ thông thoáng và giảm bớt mật độ nuôi nhốt, hạn chế tất cả các yếu tố có thể gây stress cho đàn gà.

Điều trị bằng thuốc Nam :
(Nguồn: www.ninhthuanpt.com.vn )
Áp dụng 1 trong 5 bài thuốc sau

1. Ba chẽ 20g, ké dầu ngựa 12g, trắc bá diệp 16g, hương nhu 16g, lá lô hội 12g, 20 gà nhỏ hoặc 40-50 gà con. Nhỏ 1-2 giọt vào mỗi lỗ mũi từ 3-4 lần/ngày để thông mũi chống viêm.

2. Xuyên tâm liên 20g, kim ngân 16g, húng chanh 12g, lá hoắc hương 12g, tề thái 12g. Sắc kỹ cho uống, ăn, nhỏ mũi.

3. Mộc hương 16g, sâm đại hành 12g, đ­ơng quy 12g, thạch xương bồ 16g, tân di 2g. Sắc kỹ cho uống, ăn, nhỏ mũi.

4. Thiên môn 16g, đại kế 12g, thăng ma 12g, tô mộc 12g, hoàng cầm 16g. Sắc kỹ cho uống, ăn và nhỏ mũi.

5. Kh­ương hoạt 12g, hoàng bá 16g, xích thược 12g, bạch chỉ 16g, đan bì 12g. Sắc kỹ cho uống, ăn và nhỏ mũi.
 
Mách nhỏ

đúng là dùng tylosine rất hiệu quả cho gà.nhà em nuôi gà thịt, đẻ nhiều lám trước kia dùng nhóm kháng sinh tylosine kết hợp với vitamino của vibac cho uống là khỏi.nhưng cách đây máy tháng cũng dùng như vậy mà không khỏi bệnh.rồi có ông anh làm trong viện nghiêm cứu chỉ cho 1 cách dùng kháng sinh thế hệ mới chuyên dụng cho bệnh crd.đó là kháng sinh timicosin. Em đi hỏi kháp mà không có công ty náo có vì kháng sinh này mới quá cuối cùng em nhờ người quen kiếm giúp. Anh ấy mua về 1 gói có tên là timico - crd của công ty nông dược việt em cho uống thì hết bệnh crd. Từ đó cứ có bệnh này là em mua về cho uống vài ngày là khỏi.
Bác nào không mua được thì alo em chỉ chổ mua cho( em giúp hết vì trước kia em cung được người khác giúp)
sdt của em :0975307382
email: mrdatt_bt_green@yahoo.com.vn
 
rat bổ ích. e nuôi 110 e 1 thang tuoi 1 e bị CRD mà 1 tuần rồi may e kia k co triệu chứng. e moi phat hiện e tách e kia ra. con lại e trộn dược liệu quế cho ăn lien tục. có 1 ích kiến thức ve duoc hc nen bit quế hay con gọi là huế chi. gia vị nấu phở. kháng vs khuẩn Mycoplasma con gà chac cung họ hàng vs khuẩn này. e dang theo dõi. ae co đk nghiêm cứu thử xem phải vậy k. e cung moi tập tành lam nông nên có gì ae dúp đỡ.
 
Mách nhỏ

đúng là dùng tylosine rất hiệu quả cho gà.nhà em nuôi gà thịt, đẻ nhiều lám trước kia dùng nhóm kháng sinh tylosine kết hợp với vitamino của vibac cho uống là khỏi.nhưng cách đây máy tháng cũng dùng như vậy mà không khỏi bệnh.rồi có ông anh làm trong viện nghiêm cứu chỉ cho 1 cách dùng kháng sinh thế hệ mới chuyên dụng cho bệnh crd.đó là kháng sinh timicosin. Em đi hỏi kháp mà không có công ty náo có vì kháng sinh này mới quá cuối cùng em nhờ người quen kiếm giúp. Anh ấy mua về 1 gói có tên là timico - crd của công ty nông dược việt em cho uống thì hết bệnh crd. Từ đó cứ có bệnh này là em mua về cho uống vài ngày là khỏi.
Bác nào không mua được thì alo em chỉ chổ mua cho( em giúp hết vì trước kia em cung được người khác giúp)
sdt của em :0975307382
email: mrdatt_bt_green@yahoo.com.vn
 
Back
Top