Tại Hà Tĩnh, Theo phát hiện của Chi cục Chăn nuôi Thú y tỉnh bệnh vi bào tử trùng trên tôm nuôi đã xuất hiện tại 01 hộ nuôi ở xã Hộ Độ, huyện Lộc Hà. Để phòng ngừa thiệt hại về bệnh do vi bào tử trùng trên tôm nuôi, trên cơ sở các tài liệu và hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn, xin lưu ý đến các hộ/cơ sở nuôi tôm trong tỉnh một số thông tin, đặc điểm về bệnh và các biện pháp phòng chống, cụ thể:
Bệnh vi bào tử trùng trên tôm nuôi
Theo khuyến cáo của Cục Thú y và các kết quả nghiên cứu: Bệnh do Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) nội ký sinh, thường làm cho tôm còi cọc, càng nuôi càng lỗ gây thiệt hại về kinh tế. Bệnh có thể gây chết tôm nhất là trong các trường hợp tôm vừa nhiễm EHP vừa gặp các tác động bất lợi từ môi trường, xâm nhập trực tiếp vào tôm nuôi ngay sau khi lột xác.
Bệnh EHP mới phát hiện ở nước ta trong thời gian gầy đây, bệnh chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu. Tác nhân gây bệnh có thể tồn tại lâu ngày trong bùn dưới dạng bào tử, nếu không phát hiện và thực hiện kịp thời các các biện pháp phòng chống nguy cơ bệnh tiềm tàng, bùng phát gây hại cho ngành nuôi tôm, cần phải giám sát chặt chẽ và tổ chức thực hiện các biện pháp phòng chống kịp thời.
Khi tôm bị nhiễm bệnh, chúng không gây chết tôm nhưng lại khiến tôm chậm lớn do EHP ký sinh trong hệ thống ống gan tụy và làm cho tôm không hấp thụ được chất dinh dưỡng. Để loại bỏ EHP ra khỏi hệ thống nuôi là việc làm khó trong thời điểm hiện tại. Cách tốt nhất là các giải pháp phòng ngừa hoặc có thể giảm thiểu mật độ EHP có thể nhiễm vào trong hệ thống ao nuôi và kiểm soát mức độ phát triển của chúng.
Tôm nhiễm vi bào tử trùng thường mềm vỏ, toàn thân bị trắng đục, tôm chậm lớn sẽ chết dần vì cơ quan gan tụy, dạ dày và cơ lưng bụng bị hư tổn nghiêm trọng làm suy giảm chức năng sinh lý bình thường của tôm.
EHP có thể được "ngụy trang" bằng sự hiểu lầm là tôm bị bệnh EMS/ AHPND vì tôm tăng trưởng chậm, sức khỏe kém và có thể dẫn đến chết sớm. Do vậy EHP là một bệnh rất nguy cấp và cần được nhanh chóng kiểm soát.
Biểu hiện cụ thể bệnh vi bào tử trùng trên tôm qua dấu hiệu biến đổi màu sắc cơ thịt sang dạng trắng sữa hoặc mờ đục, khi tôm lớn dấu hiệu này dễ dàng quan sát hơn, đặc biệt ở phần lưng từ gan tụy đến phần giữa thân hoặc bị đục cơ ở phần đốt cuối cơ thể.
Biện pháp phòng chống bệnh Vi bào tử trùng trên tôm (EHP)
1. Các biện pháp phòng bệnh
- Cơ sở nuôi, cơ sở sản xuất giống phải bảo đảm có đường cấp thoát nước riêng biệt; có ao lắng, ao xử lý nước thải; mức nước ao nuôi tối thiểu từ 1,2 mét trở lên.
- Vệ sinh làm sạch khu vực nuôi, sản xuất ương dưỡng giống, xử lý, khử trùng đáy ao, bể, nguồn nước, dụng cụ sử dụng trong quá trình nuôi đảm bảo.
- Con giống: Cơ sở sản xuất ương dưỡng giống phải xét nghiệm tôm bố mẹ, tôm giống, thức ăn tươi sống đảm bảo không mang mầm bệnh EHP.
Cơ sở nuôi sử dụng con giống có nguồn gốc rõ ràng, có giấy chứng nhận kiểm dịch theo quy định, ngoài ra cần có kết quả xét nghiệm giống không mang mầm bệnh EHP.
- Bổ sung thêm Vitamin C, khoáng chất và men tiêu hóa tăng cường sức đề kháng cho tôm nuôi. Định kỳ sử dụng các chế phẩm sinh học để cải thiện môi trường nước, kiểm soát mật độ tảo, ổn định pH, độ kiềm, giảm hàm lượng các khí độc để không biến động mạnh gây ảnh hưởng đến sức khỏe, làm giảm sức đề kháng của tôm nuôi
- Tuyệt đối không sử dụng kháng sinh để phòng bệnh.
- Không sử dụng chung dụng cụ giữa các ao nuôi. Dụng cụ phải được tiêu độc khử trùng sau mỗi lần sử dụng; định kỳ thực hiện tiêu độc khử trùng khu vực nuôi, sản xuất ương dưỡng giống.
- Kiểm soát người và phương tiện đi vào cơ sở; người chăm sóc, quản lý cơ sở nuôi không qua lại các cơ sở nuôi tôm bị bệnh hoặc tôm chết chưa rõ nguyên nhân.
- Khi phát hiện tôm còi cọc báo với chính quyền địa phương và cơ quan thú y để được kiểm tra hướng dẫn các biện pháp phòng chống kịp thời.
2. Xử lý khi phát hiện Vi bào tử trùng trên tôm (EHP)
- Nếu không phát hiện tôm chết khuyến cáo người nuôi thu hoạch kịp thời hoặc dừng nuôi khi tôm đang còn nhỏ; tùy vào trường hợp cụ thể như sau:
A. Trường hợp tôm đạt kích cỡ có thể thu hoạch: Thực hiện tuần tự các bước a, b, c nêu dưới đây
a. Thực hiện thu hoạch tôm trong ổ dịch theo quy định tại Điều 16, Thông tư 04/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
b. Thực hiện khử trùng tiêu hủy ổ dịch tho quy định tại Điều 19, Thông tư 04/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lưu ý: tôm bị bệnh, chất thải ở đáy ao, bể, các loại vật chủ trung gian phải được thu gom tiêu hủy đúng quy định tại Phụ lục VI, Thông tư 04/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
c. Thực hiện vệ sinh, chuẩn bị lại ao, bể nuôi theo quy trình trước khi thả nuôi lại, lưu ý nạo vét chất thải, cặn bả ra khỏi ao, bể chôn lấp theo quy định, kết hợp làm khô ao nuôi sau đó phủ vôi bề mặt ao nuôi.
B. Trường hợp tôm nuôi chưa đạt kích cở, quá nhỏ không thể thu hoạch được, tiếp tục nuôi sẽ bị lỗ càng nặng.
Thực hiện các bước b, c nêu tại mục A
C. Trường hợp tôm nuôi nhỏ nhưng có thể kéo dài nuôi một thời gian ngắn để thu hoạch vớt vát nhằm giảm thiểu thiệt hại: Thực hiện tuần tự các bước a, b, c, d đưới đây:
a. Thực hiện các biện pháp tránh phát tán tôm bị bệnh, nước, bùn đáy ao, tôm nuôi ra ngoài hoặc sang các ao nuôi khác. Dụng cụ sử dụng phải cho từng ao riêng biệt.
b. Bổ sung thêm Vitamin C, các loại khoáng chất nhằm tăng cường sức đề kháng cho tôm nuôi. Quản lý chặt chẽ lượng thức ăn tránh ô nhiễm đáy ao.
c. Tuyệt đối không sử dụng kháng sinh để điều trị bệnh.
d. Theo dõi sự phát triển của tôm nuôi, khi tôm đạt kích cỡ, thực hiện ngay các bước a, b, c nêu tại mục A.
Tham khảo:- Lưu ý khi nuôi tôm thẻ chân trắng vào mùa mưa
- Khi độc amoniac và tác động lên tôm
Bệnh vi bào tử trùng trên tôm nuôi
Theo khuyến cáo của Cục Thú y và các kết quả nghiên cứu: Bệnh do Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) nội ký sinh, thường làm cho tôm còi cọc, càng nuôi càng lỗ gây thiệt hại về kinh tế. Bệnh có thể gây chết tôm nhất là trong các trường hợp tôm vừa nhiễm EHP vừa gặp các tác động bất lợi từ môi trường, xâm nhập trực tiếp vào tôm nuôi ngay sau khi lột xác.
Bệnh EHP mới phát hiện ở nước ta trong thời gian gầy đây, bệnh chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu. Tác nhân gây bệnh có thể tồn tại lâu ngày trong bùn dưới dạng bào tử, nếu không phát hiện và thực hiện kịp thời các các biện pháp phòng chống nguy cơ bệnh tiềm tàng, bùng phát gây hại cho ngành nuôi tôm, cần phải giám sát chặt chẽ và tổ chức thực hiện các biện pháp phòng chống kịp thời.
Khi tôm bị nhiễm bệnh, chúng không gây chết tôm nhưng lại khiến tôm chậm lớn do EHP ký sinh trong hệ thống ống gan tụy và làm cho tôm không hấp thụ được chất dinh dưỡng. Để loại bỏ EHP ra khỏi hệ thống nuôi là việc làm khó trong thời điểm hiện tại. Cách tốt nhất là các giải pháp phòng ngừa hoặc có thể giảm thiểu mật độ EHP có thể nhiễm vào trong hệ thống ao nuôi và kiểm soát mức độ phát triển của chúng.
Tôm nhiễm vi bào tử trùng thường mềm vỏ, toàn thân bị trắng đục, tôm chậm lớn sẽ chết dần vì cơ quan gan tụy, dạ dày và cơ lưng bụng bị hư tổn nghiêm trọng làm suy giảm chức năng sinh lý bình thường của tôm.
EHP có thể được "ngụy trang" bằng sự hiểu lầm là tôm bị bệnh EMS/ AHPND vì tôm tăng trưởng chậm, sức khỏe kém và có thể dẫn đến chết sớm. Do vậy EHP là một bệnh rất nguy cấp và cần được nhanh chóng kiểm soát.
Biểu hiện cụ thể bệnh vi bào tử trùng trên tôm qua dấu hiệu biến đổi màu sắc cơ thịt sang dạng trắng sữa hoặc mờ đục, khi tôm lớn dấu hiệu này dễ dàng quan sát hơn, đặc biệt ở phần lưng từ gan tụy đến phần giữa thân hoặc bị đục cơ ở phần đốt cuối cơ thể.
Biện pháp phòng chống bệnh Vi bào tử trùng trên tôm (EHP)
1. Các biện pháp phòng bệnh
- Cơ sở nuôi, cơ sở sản xuất giống phải bảo đảm có đường cấp thoát nước riêng biệt; có ao lắng, ao xử lý nước thải; mức nước ao nuôi tối thiểu từ 1,2 mét trở lên.
- Vệ sinh làm sạch khu vực nuôi, sản xuất ương dưỡng giống, xử lý, khử trùng đáy ao, bể, nguồn nước, dụng cụ sử dụng trong quá trình nuôi đảm bảo.
- Con giống: Cơ sở sản xuất ương dưỡng giống phải xét nghiệm tôm bố mẹ, tôm giống, thức ăn tươi sống đảm bảo không mang mầm bệnh EHP.
Cơ sở nuôi sử dụng con giống có nguồn gốc rõ ràng, có giấy chứng nhận kiểm dịch theo quy định, ngoài ra cần có kết quả xét nghiệm giống không mang mầm bệnh EHP.
- Bổ sung thêm Vitamin C, khoáng chất và men tiêu hóa tăng cường sức đề kháng cho tôm nuôi. Định kỳ sử dụng các chế phẩm sinh học để cải thiện môi trường nước, kiểm soát mật độ tảo, ổn định pH, độ kiềm, giảm hàm lượng các khí độc để không biến động mạnh gây ảnh hưởng đến sức khỏe, làm giảm sức đề kháng của tôm nuôi
- Tuyệt đối không sử dụng kháng sinh để phòng bệnh.
- Không sử dụng chung dụng cụ giữa các ao nuôi. Dụng cụ phải được tiêu độc khử trùng sau mỗi lần sử dụng; định kỳ thực hiện tiêu độc khử trùng khu vực nuôi, sản xuất ương dưỡng giống.
- Kiểm soát người và phương tiện đi vào cơ sở; người chăm sóc, quản lý cơ sở nuôi không qua lại các cơ sở nuôi tôm bị bệnh hoặc tôm chết chưa rõ nguyên nhân.
- Khi phát hiện tôm còi cọc báo với chính quyền địa phương và cơ quan thú y để được kiểm tra hướng dẫn các biện pháp phòng chống kịp thời.
2. Xử lý khi phát hiện Vi bào tử trùng trên tôm (EHP)
- Đối với sản xuất ương dưỡng giống
- Đối với cơ sở nuôi thương phẩm
- Nếu không phát hiện tôm chết khuyến cáo người nuôi thu hoạch kịp thời hoặc dừng nuôi khi tôm đang còn nhỏ; tùy vào trường hợp cụ thể như sau:
A. Trường hợp tôm đạt kích cỡ có thể thu hoạch: Thực hiện tuần tự các bước a, b, c nêu dưới đây
a. Thực hiện thu hoạch tôm trong ổ dịch theo quy định tại Điều 16, Thông tư 04/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
b. Thực hiện khử trùng tiêu hủy ổ dịch tho quy định tại Điều 19, Thông tư 04/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lưu ý: tôm bị bệnh, chất thải ở đáy ao, bể, các loại vật chủ trung gian phải được thu gom tiêu hủy đúng quy định tại Phụ lục VI, Thông tư 04/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
c. Thực hiện vệ sinh, chuẩn bị lại ao, bể nuôi theo quy trình trước khi thả nuôi lại, lưu ý nạo vét chất thải, cặn bả ra khỏi ao, bể chôn lấp theo quy định, kết hợp làm khô ao nuôi sau đó phủ vôi bề mặt ao nuôi.
B. Trường hợp tôm nuôi chưa đạt kích cở, quá nhỏ không thể thu hoạch được, tiếp tục nuôi sẽ bị lỗ càng nặng.
Thực hiện các bước b, c nêu tại mục A
C. Trường hợp tôm nuôi nhỏ nhưng có thể kéo dài nuôi một thời gian ngắn để thu hoạch vớt vát nhằm giảm thiểu thiệt hại: Thực hiện tuần tự các bước a, b, c, d đưới đây:
a. Thực hiện các biện pháp tránh phát tán tôm bị bệnh, nước, bùn đáy ao, tôm nuôi ra ngoài hoặc sang các ao nuôi khác. Dụng cụ sử dụng phải cho từng ao riêng biệt.
b. Bổ sung thêm Vitamin C, các loại khoáng chất nhằm tăng cường sức đề kháng cho tôm nuôi. Quản lý chặt chẽ lượng thức ăn tránh ô nhiễm đáy ao.
c. Tuyệt đối không sử dụng kháng sinh để điều trị bệnh.
d. Theo dõi sự phát triển của tôm nuôi, khi tôm đạt kích cỡ, thực hiện ngay các bước a, b, c nêu tại mục A.
Tham khảo:- Lưu ý khi nuôi tôm thẻ chân trắng vào mùa mưa
- Khi độc amoniac và tác động lên tôm