TRONG CÁC LOẠI SÂU BỆNH PHÁ HOẠI CÓ MỘT LOẠI MÀ BÀ CON HÀNG NĂM VẪN GẶP PHẢI VÀ RẤT KHÓ TRỊ DỨT ĐÓ LÀ CON VE SẦU. NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY, VE SẦU PHÁT TRIỂN MẠNH, GÂY HẠI NGHIÊM TRỌNG NHIỀU VÙNG SẢN XUẤT CÀ PHÊ LÀM GIẢM ĐÁNG KỂ NĂNG SUẤT, SẢN LƯỢNG CÀ PHÊ. KIẾN THỨC NÔNG NGHIỆP CHIA SẺ KỸ THUẬT VÀ KINH NGHIỆM KHẮC PHỤC VE SẦU CHO BÀ CON NÔNG DÂN ĐỂ KHẮC PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT.
Hiện trạng ve sầu ở Tây Nguyên
Loài ve sầu hại cà phê ở Tây Nguyên hiện nay đã được các nhà khoa học thu thập xác định được 6 loài, trong đó loài Dundubia nagarasingna chiếm tỷ lệ cao nhất.
Về hình thái và tập tính sinh học thì các loài ve sầu này có những đặc điểm chung như sau:
Ve sầu nhựa thân cây để sống, gây thiệt hại cho cây cà phê cả trên cành lẫn dưới đất. Chúng đẻ trứng trên các cành nhỏ làm suy kiệt hoặc chết cành. Ấu trùng chích hút rễ làm cây chậm phát triển, còi cọc, lá vàng héo, trái rụng, nếu bị nặng cây có thể chết.
Ấu trùng ve sầu trong gốc cà phê
Biện pháp phòng trừ ve sầu hiệu quả
Biện pháp che phủ nylon
Đây là phương pháp thủ công, dùng nylon phủ kín dưới gốc cà phê phòng trừ ve sầu trưởng thành vào giai đoạn bò lên vũ hóa.
Khi ve sầu chui từ dưới đất lên bị vướng vào nylon và chết. Biện pháp che phủ nylon còn có tác dụng ngăn chặn sự xâm nhập trở lại của ve sầu non khi trứng ve sầu trên cây nở rơi xuống đất.
Sử dụng vôi bột
Sử dụng dung dịch vôi bột 2% (vôi bột hòa với nước lã) tưới liều lượng 5 lít/gốc cà phê vào giai đoạn tháng 7-8 cho thấy khoảng 16,67 – 40% số ấu trùng ve sầu ngoi lên khỏi mặt đất từ 5-10 phút. Như vậy, nông dân có thể tưới 10 gốc cà phê liên tiếp, sau đó quay lại thu bắt ve sầu làm thức ăn cho gà, hoặc thả gà, vịt để bắt ve sầu.
Lưu ý, sau khi ấu trùng ve sầu chui lên được 5-10 phút nếu không bắt ấu trùng chúng lại chui xuống đất rồi dùng chân gạt đất lấp miệng hang lại vì ấu trùng không chết do vôi bột mà chỉ chui lên khi tưới nước vôi mà thôi.
Biện pháp phòng trừ bằng thuốc bảo vệ thực vật
Hầu hết đều có hiệu quả thấp đối với phòng trừ ấu trùng ve sầu hại cà phê. Chỉ nên phun thuốc sâu cục bộ để diệt các loại sâu hại khác khi cần thiết, tập trung phun vào các ổ dịch, hoặc hạn chế phun nhiều lần để duy trì được các loại thiên địch của ve sầu như kiến, nhện, ong trên vườn…. Dầu khoáng không có hiệu quả đối với phòng trừ ấu trùng ve sầu.
Biện pháp phòng trừ bằng kỹ thuật bón phân chăm sóc
Đây là một biện pháp tuy không mới nhưng rất ít bà con trồng cà phê quan tâm. Bón phân cân đối, không bón thừa đạm, vì đạm sẽ làm rễ và thân cành non mềm dễ bị ve sầu và dịch hại tấn công. Dùng loại phân kích thích ra rễ cho cà phê.
Biện pháp khác
Ngoài các biện pháp trên bà con còn có thể áp dụng các kỹ thuật khác như: dọn sạch sẽ tàn dư thực vật sau khi kết thúc thu hoạch, xới xáo đất vườn cà phê để tạo thông thoáng cho đất và là mất nơi trú ẩn của ấu trùng.
Nuôi thiên địch của ve sầu, trong các loài thiên địch thì kiến là quan trọng nhất. Kiến tiêu diệt trứng và ấu trùng mới nở của ve sầu trước khi chui xuống đất. Không nên dùng thuốc để diệt kiến hoặc nếu thật cần thiết thì diệt phải có kiểm soát, không được diệt triệt để.
Dùng keo dính (tương tự keo dính chuột) có pha thuốc sâu, quét quanh gốc cà phê để ngăn chặn, bẫy và diệt ấu trùng bò lên cây vũ hóa.
Sử dụng chế phẩm sinh học nấm Metarhizium để phòng trừ ve sầu.
Và cuối cùng để phòng trừ ve sầu đạt hiệu quả tốt nhất bà con nên áp dụng các biện pháp IPM trong nông nghiệp.
Hiện trạng ve sầu ở Tây Nguyên
Loài ve sầu hại cà phê ở Tây Nguyên hiện nay đã được các nhà khoa học thu thập xác định được 6 loài, trong đó loài Dundubia nagarasingna chiếm tỷ lệ cao nhất.
Về hình thái và tập tính sinh học thì các loài ve sầu này có những đặc điểm chung như sau:
- Ấu trùng đến kỳ vũ hóa bò lên khỏi mặt đất vào ban đêm,
- chúng leo lên cành, lá cây để chuẩn bị lột xác lần cuối thành con trưởng thành,
- Ve sầu trưởng thành chỉ sống 2-4 tuần.
Ve sầu nhựa thân cây để sống, gây thiệt hại cho cây cà phê cả trên cành lẫn dưới đất. Chúng đẻ trứng trên các cành nhỏ làm suy kiệt hoặc chết cành. Ấu trùng chích hút rễ làm cây chậm phát triển, còi cọc, lá vàng héo, trái rụng, nếu bị nặng cây có thể chết.
Ấu trùng ve sầu trong gốc cà phê
Biện pháp phòng trừ ve sầu hiệu quả
Biện pháp che phủ nylon
Đây là phương pháp thủ công, dùng nylon phủ kín dưới gốc cà phê phòng trừ ve sầu trưởng thành vào giai đoạn bò lên vũ hóa.
Khi ve sầu chui từ dưới đất lên bị vướng vào nylon và chết. Biện pháp che phủ nylon còn có tác dụng ngăn chặn sự xâm nhập trở lại của ve sầu non khi trứng ve sầu trên cây nở rơi xuống đất.
Sử dụng vôi bột
Sử dụng dung dịch vôi bột 2% (vôi bột hòa với nước lã) tưới liều lượng 5 lít/gốc cà phê vào giai đoạn tháng 7-8 cho thấy khoảng 16,67 – 40% số ấu trùng ve sầu ngoi lên khỏi mặt đất từ 5-10 phút. Như vậy, nông dân có thể tưới 10 gốc cà phê liên tiếp, sau đó quay lại thu bắt ve sầu làm thức ăn cho gà, hoặc thả gà, vịt để bắt ve sầu.
Lưu ý, sau khi ấu trùng ve sầu chui lên được 5-10 phút nếu không bắt ấu trùng chúng lại chui xuống đất rồi dùng chân gạt đất lấp miệng hang lại vì ấu trùng không chết do vôi bột mà chỉ chui lên khi tưới nước vôi mà thôi.
Biện pháp phòng trừ bằng thuốc bảo vệ thực vật
Hầu hết đều có hiệu quả thấp đối với phòng trừ ấu trùng ve sầu hại cà phê. Chỉ nên phun thuốc sâu cục bộ để diệt các loại sâu hại khác khi cần thiết, tập trung phun vào các ổ dịch, hoặc hạn chế phun nhiều lần để duy trì được các loại thiên địch của ve sầu như kiến, nhện, ong trên vườn…. Dầu khoáng không có hiệu quả đối với phòng trừ ấu trùng ve sầu.
Biện pháp phòng trừ bằng kỹ thuật bón phân chăm sóc
Đây là một biện pháp tuy không mới nhưng rất ít bà con trồng cà phê quan tâm. Bón phân cân đối, không bón thừa đạm, vì đạm sẽ làm rễ và thân cành non mềm dễ bị ve sầu và dịch hại tấn công. Dùng loại phân kích thích ra rễ cho cà phê.
Biện pháp khác
Ngoài các biện pháp trên bà con còn có thể áp dụng các kỹ thuật khác như: dọn sạch sẽ tàn dư thực vật sau khi kết thúc thu hoạch, xới xáo đất vườn cà phê để tạo thông thoáng cho đất và là mất nơi trú ẩn của ấu trùng.
Nuôi thiên địch của ve sầu, trong các loài thiên địch thì kiến là quan trọng nhất. Kiến tiêu diệt trứng và ấu trùng mới nở của ve sầu trước khi chui xuống đất. Không nên dùng thuốc để diệt kiến hoặc nếu thật cần thiết thì diệt phải có kiểm soát, không được diệt triệt để.
Dùng keo dính (tương tự keo dính chuột) có pha thuốc sâu, quét quanh gốc cà phê để ngăn chặn, bẫy và diệt ấu trùng bò lên cây vũ hóa.
Sử dụng chế phẩm sinh học nấm Metarhizium để phòng trừ ve sầu.
Và cuối cùng để phòng trừ ve sầu đạt hiệu quả tốt nhất bà con nên áp dụng các biện pháp IPM trong nông nghiệp.