Cách Bón Phân Gà, Phân Hữu Cơ Cho Cây Trồng

Cách Bón Phân Hữu Cơ, Cách Bón Phân Gà, Phân Nở


Phân Gà Dạng viên hoặc Dạng Bột được nhập khẩu từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Bỉ, Hà Lan, đang được nhiều bà con nông dân đón nhận bởi sự tiện lợi khi sử dụng và hiệu quả phân viên nở mang đến cho bà con sau mỗi mùa vụ thu hoạch. Vậy cách phân bón hữu cơ dạng viên nở như thế nào cho hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất có thể?

Cách sử bón phân hữu cơ, phân gà nở rất đơn giản nhưng mang lại hiệu quả khá cao.

Phân hữu cơ không kén cây trồng, có thể bón cho tất cả các loại cây từ cây ăn quả, rau màu, lúa, ngô đến cây cảnh,…

Đầu tiên phân gà hữu cơ có 2 loại chính:

I. CHUYÊN BÓN LÓT : PHÂN GÀ HỮU CƠ DẠNG BỘT

Xem Thêm: Phân Gì Thường Hay Dùng Bón Lót
BOT-NHAT-min (1).jpg

  • Phân Gà Dạng Bột thường ưu tiên cho bón lót, cải tạo đất, hoặc sử dụng cho các địa hình như đồi đất dốc.
  • Tuy nhiên vẫn có thể sử dụng để bón thúc tùy vào điều kiện và trường hợp đất đã thoái hóa chưa hay đất vẫn còn tơi xốp và nền đất tốt.
  • Một số bà con vẫn dùng loại này vì tính tan nhanh, giá thành rẻ hơn phân viên từ 500.000 – 1.000.000 trên 1 tấn so với phân viên nén. nhưng nên bón trong thời tiết ít gió vì tính bột nhẹ, dễ bị thổi bay trong lúc bón.
  • BÓN LÓT: thể bón theo hàng, bón vào từng gốc cây hay rải đều trên mặt đất rồi xới đất vùi xuống. …
    275009892_1031182644276027_1892636070659488364_n-min-597x400.jpg
  • BÓN THÚC: Nên bón theo chiều rộng của tán lá cây bằng việc đào rãnh hoặc rải đều trên mặt đất rồi cày vùi xuống đối với cây trồng lâu năm.
  • Lưu Ý Bón phân gà hữu cơ đối với tiêu: bón cách gốc 15-30 cm

II. CHUYÊN BÓN THÚC: PHÂN GÀ HỮU CƠ VIÊN NỞ

Bón phân gà hữu cơ dạng viên nở, viên nén thường dùng mục đích chính là bón thúc, tính chậm tan. tuy nhiên một số hộ gia đình vẫn có dùng loại viên cho bón lót, tùy theo cách căn ngày và thời điểm xuống cây giống của mỗi người.

Phân Gà Nở

Phân Gà Nở

A. CÁCH BÓN PHÂN NỞ, PHÂN HỮU CƠ CHO CÂY CÀ PHÊ ( THAM KHẢO)

Cách Bón phân hữu Cơ cho cà phê Giai Đoạn Kiến Thiết

Tức giai đoạn cây cà phê chưa cho thu hoạch, bà con có thể bón lót cho mỗi hố trước khi trồng 10 – 20 ngày, bà con có thể sử dụng 2kg – 3 kg phân hữu cơ/1 hố trồng, sau đó tiến hành các biện pháp giữ ẩm cho hố trồng.
trong-ca-phe.jpg
*
Nếu Bón Lót Thì Nên Bót lót bằng Phân Gà Nhật Bột

  • Sau khi trồng khoảng 3 tháng, bà con có thể bổ sung thêm mỗi gốc từ 0,5 Kg phân hữu cơ để cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây.
  • Từ năm thứ 2 trở đi bà con có thể sử dụng phân hữu cơ hoặc phân hữu cơ vi sinh, mỗi lần có thể bón từ 0,5 – 1kg/gốc. 1 năm có thể bón 1 – 3 đợt tùy vào tài chính và cách canh tác của bà con.

Cách Bón Phân Nở Cho Cây Cà Phê Giai Đoạn Kinh Doanh

Tức thời kỳ cây cho thu hoạch, chính vì thế việc cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây trong giai đoạn này sẽ quyết định tốc độ phát triển, sức khỏe, sức đề kháng, năng suất của cây.
CÁCH CHIA LÀM NHIỀU ĐỢT


Cách 1:
– Trước thời kỳ ra hoa ( sau khi cắt nước) bà con có thể sử dụng phân hữu cơ hoặc phân phân hữu cơ vi sinh. Mỗi lần bón 0.5kg – 1,5kg/gốc.

– Thời kỳ nuôi trái, tức sau khi cắt nước từ 2 – 3 tháng, bà con bổ sung thêm 0.5-1kg phân bón hữu cơ hoặc phân bón phân hữu cơ vi sinh.

– Thời kỳ trước thu hoạch, vào thời điểm cuối mùa mưa ( trước khi thu hoạch khoảng 1,5 – 2 tháng) bà con bón thêm 0.5kg-1kg phân hữu cơ hoặc phân phân hữu cơ vi sinh.
Cách 2:
– Trước thời kỳ ra hoa ( sau cắt nước) có thể bón 0.5 – 1kg/gốc phân bón hữu cơ hoặc phân bón hữu cơ vi sinh để cây có đủ dinh dưỡng phát triển khỏe mạnh, ra hoa đồng loạt cho năng suất cao.

– Thời kỳ nuôi trái, tức sau khi xiết nước từ 2 – 3 tháng có thể bón 0.5 kg – 1 kg/gốc phân hữu cơ hoặc sử dụng phân phân hữu cơ vi sinh.

– Thời kỳ trước khi thu hoạch vào cuối mùa mưa, tức trước khi thu hoạch 1,5-2 tháng nên bón thêm 0.5 – 1kg /gốc phân phân hữu cơ vi sinh hoặc phân hữu cơ.

ĐỐI VỚI CÁC VƯỜN KHÔNG CÓ NHIỀU CÔNG CHĂM SÓC CÓ THỂ LINH HOẠT BÓN VÀO THỜI ĐIỂM SAU THU HOẠCH HOẶC TRƯỚC MÙA KHÔ VÀI THÁNG ĐỂ ĐẤT CÓ THỂ GIỮ ẨM TỐT VÀ HỆ VI SINH VẬT ĐƯỢC HOÀN THIỆN.


Đối với các vườn cà phê cần tái canh hoặc cây cà phê bị suy kiệt, bà con có thể sử dụng 2kg – 3kg/gốc phân bón hữu cơ bón vào thời điểm sau khi xiết nước là hiệu quả nhất.

Bón thúc: Nên bón theo chiều rộng của tán lá cây bằng việc đào rãnh hoặc rải đều trên mặt đất rồi cày vùi xuống đối với cây trồng lâu năm.

B. CÁCH BÓN PHÂN NỞ VÀ CHĂM SÓC SẦU RIÊNG SAU THU HOẠCH.

Sau thu hoạch cây sầu riêng sẽ bị suy kiệt vì thế bà con cần phải áp dụng các kỹ thuật phục hồi, chăm sóc cây sầu riêng sau thu hoạch hợp lý nhằm cung cấp kịp thời, đầy đủ dinh dưỡng để cây phục hồi chuẩn bị cho vụ mùa tiếp theo. KỸ THUẬT CHĂM SÓC SẦU RIÊNG SAU THU HOẠCH

I. Nguyên nhân sầu riêng bị suy yếu sau thu hoạch

1. Xiết nước
2. Kích thích ra hoa
3. Để nhiều quả: Việc bà con để quá nhiều trái so với khả năng của cây khiến cây cũng dần bị suy yếu, giảm tuổi thọ, khả năng chống chịu của cây.
4. Lạm dụng hóa chất, thuốc BVTV
5. Nhiễm mặn mùa khô

II. Chăm sóc sầu riêng sau thu hoạch, bón phân nở hữu cơ cho sầu riêng


1. Tỉa cành:


+ Cắt tỉa chồi dại, những cuống còn lại ở trên thân.


+ Cắt bỏ cành sâu bênh, cành già yếu, cành khô, cành vượt, cành khuất sáng.


+ Để hạn chế tối đa hiện tượng nứt thân, xì mủ. Sau khi thu hoạch bà con cần cắt bỏ các cành mọc dưới thấp


2. Nguồn nước: Nước là yếu tố quan trọng quyết định khả năng phục hồi của cây sầu riêng sau thu hoạch. Nên duy trì mực nước ổn định từ 70 – 90cm.


III. CÁCH BÓN PHÂN HỮU CƠ VIÊN NỞ CHO SẦU RIÊNG

.
Khi bón phân cho sầu riêng bà con nên tạo rãnh xung quanh tán, rộng 10-20cm, sâu 15-20cm rải phân xung quanh gốc và tưới nước đẫm sau khi bón.
maxresdefault-min-711x400.jpg


+ Sau thu hoạch, tỉa cành bón sử dụng phân hữu cơ 2 – 3kg/gốc, tưới nước sau khi bón phân nhằm tạo bộ lá khỏe mạnh và xum xuê trong thời gian ngắn nhất.

+ Trước khi cây ra hoa 25 – 30 ngày : Thúc ra hoa 2 – 3kg / gốc.

+ Khi cây hình thành trái nhỏ (bằng quả chôm chôm) : Sử dụng 2 – 3kg / gốc giúp trái phát triển nhanh và có chất lượng cao.

+ Khoảng 1 tháng trước khi thu hoạch bổ sung 2 – 3kg / gốc giúp trái phát triển đều đẹp và không bị sượng.

Lượng phân cho các năm tiếp theo sẽ tăng dần 10 – 15% cho cây sầu riêng khi cho trái ổn định (10 – 12 năm tuổi).


Xem Thêm Các Bài Viết Về Các Loại Phân Bón Hữu Cơ

Phân Gà Hữu Cơ Nhật Bản

.
Phân Gà Nhật
 


File đính kèm

  • nd-533x400.jpg
    nd-533x400.jpg
    46.3 KB · Lượt xem: 5.305
  • BI-min-597x400.jpg
    BI-min-597x400.jpg
    65.8 KB · Lượt xem: 13
  • NHAT-15-min-600x600.jpg
    NHAT-15-min-600x600.jpg
    108 KB · Lượt xem: 10
Last edited:


Back
Top