Cách bón, tưới phân đạm cá amino cho cây trồng

Tổng Hợp Cách Bón Phân Đạm Cá Dạng Viên, Dạng Nước.

Ưu điểm lớn nhất của loại phân này cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng một cách đa dạng, cân bằng và an toàn. Cùng tìm hiểu tác dụng, cách bón phân đạm cá và cách sử dụng đạm cá cho từng loại cây trồng nhé!

I. Phân Đạm Cá Là Gì?

Phân bón đạm cá là phân bón được sản xuất từ cá tươi như: đầu cá, ngũ tạng, xương cá, vây cá,… và được ủ lên men tạo thành phân bón, thường có dạng lỏng, nên còn gọi là dịch đạm cá. Phân đạm cá chứa rất nhiều axit amin, đạm, khoáng chất, lân, kali và các loại vitamin,…

Hạt Phân Đạm Cá Dạng Viên Dễ Dàng Sử Dụng Và An Toàn

Hạt Phân Đạm Cá Dạng Viên

Tuy nhiên để có thể sử dụng cho cây trồng, đạm cá cần trải qua quá trình chế biến để tạo thành các hợp chất dễ tiêu giúp cây dễ dàng hấp thụ.

Loại phân này cung cấp gần như đầy đủ dưỡng chất cho cây trồng.

II. Thành phần dinh dưỡng chính của phân đạm cá

Vì thành phần chính của phân đạm cá là các chất hữu cơ nên còn được gọi là phân đạm cá hữu cơ. Bên cạnh đó, chế phẩm đạm cá còn chứa các nguyên tố trung – vi lượng như: Canxi, Sắt, Magie, Mangan,…

Các nhà sản xuất nay đã bổ sung thêm Đạm, Amino, Fulvic, Humic,...v..v...

DAM-CA-NHAT-BAN.jpg




















Xem Thêm:
Đạm Cá Amino Hữu Cơ Nhật Bản

III. Tác dụng của phân đạm cá, Cách Bón Phân Đạm Cá

1. Đạm cá cung cấp dinh dưỡng cho cây một cách cân đối

Ưu điểm của phân đạm cá là cung cấp dinh dưỡng cân đối so với phân đơn dễ khiến cây bị mất cân bằng dưỡng chất.

2. Đạm cá kích thích quá trình ra hoa, đậu trái diễn ra nhanh hơn

Có khả năng thúc đẩy quá trình thụ phấn, kéo dài thời gian sống của hạt phấn, tăng khả năng đậu trái, hạn chế tình trạng hư trái, rụng trái.

3. Đạm cá giúp cây hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn, tiết kiệm chi phí canh tác

Nhờ đặc tính hấp thu nhanh mà phân đạm cá không bị bay hơi, giúp tiết kiệm chi phí và hiệu quả sản xuất.

4. Phân bón hữu cơ đạm cá tăng cường đề kháng cho cây

Chế phẩm đạm cá chứa axit amin (như cysteine, taurine) giúp cây giải độc với một số loại hóa chất, hạn chế tác hại của phân vô cơ và thuốc BVTV, giúp cây tạo diệp lục tố.

5. Bón Phân đạm cá giúp cải thiện cấu trúc đất

Phân đạm cá còn giúp cải thiện hệ vi sinh vật đất giúp đất tơi xốp, giảm thoái hóa, bạc màu, từ đó tăng khả năng giữ nước, giữ ẩm cho đất. Axit amin cysteine cải thiện sự viêm nhiễm, tái tạo cây trồng già nua và cây kém phát triển.

phân đạm cá còn chứa một lượng lớn axit hữu cơ, có tác dụng trong việc điều chỉnh độ pH của đất.

IV. Tổng Hợp Cách Bón, Tưới, Phun Đạm Cá Amino Hữu Cơ

a. Cách Bón Phân Đạm Cá Dạng Viên

  • Đặc điểm sử dụng
Thời gian sử dụng lâu dài

Bảo quản dễ dàng, ít xuất hiện mùi hôi

Phù hợp sử dụng cho mọi loại cây trồng: cây công nghiệp, cây ăn quả, rau, củ, các loại hoa, cây cảnh,…

  • Cách bón phân đạm cá viên
Bón lót (trước khi trồng) hoặc bón thúc bất kỳ lúc nào cho tất cả các loại hoa, cây kiểng, rau, quả, cây ăn trái.

Sau khi bón, xới cho phân trộn đều vào đất.

Rau màu, lúa, nếp: Bón lót 250 – 450 kg/ha/vụ, bón thúc 100-250 kg/ha.

Cây hoa: Bón lót 250 – 450 kg/ha/vụ, bón thúc 100-250 kg/ha.

Cây ăn trái: 700-900 kg/ha/năm, thời kỳ cây con 0.25 kg/gốc/lần, thời kỳ kinh doanh 0.5 kg/gốc/lần, bón 3 tháng/lần.

Cây công nghiệp: 700-900 kg/ha/năm, thời kỳ cây con 0.25 kg/gốc/lần, thời kỳ kinh doanh 0.5 kg/gốc/lần, bón 3 tháng/lần.

b. Cách bón Phân đạm cá dạng nước (dịch đạm cá)

  • Đặc điểm sử dụng
Thường ở dạng đạm cá cô đặc

Được cây trồng hấp thu nhanh chóng

Sử dụng dễ dàng bằng cách pha loãng với nước và phun qua lá hoặc tưới gốc

Dễ dàng kết hợp với loại phân bón lá khác (dịch đạm cá đóng vai trò như chất xúc tác quá trình hấp thụ dinh dưỡng nhanh chóng hơn).

Cung cấp phân bón lá đạm cá sau khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sẽ giảm đi chất độc hại, đồng thời tăng hiệu quả trừ sâu bệnh.
  • Cách sử dụng
Cây ăn trái; Cây công nghiệp:
Sử dụng tưới gốc: Pha 1 Lít /300-400 lít nước
– Cây con (KTCB) tưới 3-5 lít/cây, trụ/lần
– Giai đoạn kinh doanh tưới 5-10 lít/cây, trụ/lần
– Tưới xung quanh tán, cách gốc 30-50 cm

+ Sử dụng phun qua lá: Pha 50-100ml/25 lít nước hoặc pha 1 lít/300-400 lít nước
Cây rau, đậu (Rau cái, cà chua, ớt , dưa leo,bầu bí…): Pha 50ml/20-25 lít nước
Cây hoa kiểng (Hồng, cúc, lan, mai vàng,…): Pha 100ml /20-25 lít nước
Cây lương thực (Lúa, bắp,….): Pha 70ml-100ml/25 lít nước


Link Nguồn : Cách Sử Dụng Phân Đạm Cá
Xem Thêm Sản Phẩm :

Hữu Cơ Amino ĐẠM CÁ
Đạm Cá Cô Đặc - Nhật Bản

Đạm Cá Humic 5 Trong 1
 


File đính kèm

  • DAM-CA-NHAT-BAN.jpg
    DAM-CA-NHAT-BAN.jpg
    138.7 KB · Lượt xem: 9.663
Last edited:
Back
Top