Những ngày gần đây bơ từ Đắc Lắk đang bị bán giá rẻ bèo và đổ đống trên vỉa hè đường phố Hà Nội trong khi giá bơ nhập khẩu tại siêu thị vẫn cao ngất ngưởng
Dạo gần đây, người tiêu dùng hoang mang trước tình trạng bơ Việt giá rẻ đầy vỉa hè. Nhiều người cho rằng đó là bơ kém chất lượng, hoặc bơ có nguồn gốc từ Trung Quốc. Vì từ trước đến nay, trái bơ luôn được khách hàng ưa chuộng vì là loại quả có giá trị dinh dưỡng, giá dao động từ 30-50 nghìn đồng.
Tại Hà Nội, trên vỉa hè đường Hoàng Minh Giám, Lê Văn Lương, Khuất Duy Tiến…xuất hiện tràn lan bơ sáp Đăk Lắc giá rẻ. Theo một người bán bơ tại đường Hoàng Minh Giám (Hà Nội) thì bơ có giá rẻ như vậy là vì trong Đắc Lắc bơ đang vào mùa, giá rẻ không ai mua, trong khi đó ngoài Bắc bơ khan hiếm. Thấy vậy nhiều người gom hàng, vận chuyển ra ngoài Bắc bán.
“Để chuyển được vài tấn bơ ra đến ngoài này không phải đơn giản. Vì chi phí vận chuyển cao, quả bơ lại không để được lâu, dễ bị mềm, thối…” Anh Long, một người buôn bơ cho biết.
Tại Đắc Lắc bơ vào mùa nên giá rất rẻ, chỉ từ 4-7 nghìn đồng/kg. Loại chọn giá cao nhất chỉ 10-12 nghìn/kg. Bơ được vận chuyển ra đến ngoài Bắc giá lên khoảng 15-20 nghìn/kg, loại to, sáng và ngon được giá 30-40 nghìn/kg. Tuy nhiên do tâm lý người tiêu dùng sợ bơ rẻ sẽ kém chất lượng nên nhiều người buôn bơ bán không kịp, phải đổ bỏ vì quả bơ chín rất nhanh.
Nhiều người buôn bơ treo biển bơ sáp 15 nghìn/kg nhưng thực tế đó là bơ thải đã nhũn. Loại ngon có giá cao hơn từ 25-40 nghìn đồng/kg. Theo một mối đánh hàng từ Sơn La về Hà Nội, bơ Sơn La hiện cũng đang vào mùa nhưng sản lượng ít hơn ở Đắc Lắk. Đặc biệt, bơ Sơn La thường quả xanh nhiều hơn. Số quả nâu và hanh vàng như bơ Đắc Lắk ít. Bơ Sơn La cũng rất thơm ngon và vì quãng đường chuyển về Hà Nội ngắn hơn từ Tây Nguyên ra nên bơ Sơn La tươi ngon, giá cao hơn. Mỗi kg bơ Sơn La có giá từ 25.000 đồng - 50.000 đồng/kg (cộng cả phí vận chuyển tới tận nơi).
Tại thị trường thành phố Hồ Chí Minh cũng vậy, nếu năm trước, thời điểm này, giá bơ dao động 30.000-45.000 đồng/kg thì hiện nay, loại trái cây này chất đống bán rất nhiều ven đường, với giá chỉ 20.000-25.000 đồng/kg. Chị Phượng ở quận Bình Thạnh, cho biết, những ngày gần đây, chị thường đi chợ mua bơ sáp với giá chỉ 20.000 đồng/kg. Bơ trái khá to và chín đều, dẻo, cơm dày, không bị xơ và hạt nhỏ. So với năm ngoái, giá bơ năm nay rẻ hơn 5.000-10.000 đồng/kg.
Một câu hỏi lớn đặt ra là tại sao thời gian gần đây trái cây Việt, trong đó có trái bơ lại rớt giá thê thảm, bày bán vỉa hè giá rẻ như vậy?
Giải pháp nào cho trái bơ Việt?
Trên thế giới, bơ cũng là loại cây trồng ăn trái phổ biến. Tại Việt Nam, bơ chủ yếu được trồng ở Tây Nguyên và khu vực miền núi phía Bắc. Anh Nguyễn Trọng Đức, một người trồng bơ tại Buôn Ma Thuột cho biết, trước đây, người dân Tây Nguyên trồng bơ chủ yếu để làm hàng rào và che bóng mát, quả bơ không dùng để bán mà chỉ để ăn trong nhà, thi thoảng tặng người thân. Đến mùa bơ chín rụng đầy gốc cũng không ai buồn nhặt.
Tuy nhiên, từ những năm 2005, 2006 đến nay, trái bơ dần trở thành một trong những loại quả có giá trị kinh tế cao, được tiêu thụ lớn nhất trên cả nước, có mặt trên hầu khắp các tỉnh thành, từ chợ cóc tới siêu thi đều được người tiêu dùng yêu chuộng. Giá bơ vì thế cũng nhích dần qua từng năm. Hiện giá bơ trên thị trường dao động từ 10.000 – 60.000 đồng/kg. Mức giá chênh lệch lớn tùy thuộc vào độ ngon, giá trị dinh dưỡng và thương hiệu của từng loại. Do vậy, người trồng bơ luôn cố gắng chăm bón, tập trung cải tạo vườn tược với hi vọng cây bơ của mình cho thật nhiều trái to, thơm ngon, được giá.
Quả bơ việt bán chất đống ngoài vỉa hè ngoài vấn đề an toàn chất lượng thì còn phải kể đến bài toán thương hiệu. Sở dĩ bơ Mỹ được bày bán trong siêu thị với giá vài trăm nghìn/kg nhưng vẫn được người tiêu dùng đón nhận vì những quả bơ đã được gắn mác thương hiệu và có giấy phép đảm bảo về chất lượng.
Chị Thanh Nga, một người chuyên kinh doanh trái cây sạch ở Láng Hạ (Hà Nội) cho biết sở dĩ bơ Mỹ được chuộng vì bơ Việt không được quan tâm về thương hiệu. “Hiện nay rất khó tìm mua được bơ ngon dù bơ Việt Nam trồng rất nhiều. Tại nhiều vườn bơ, thường xuyên tình trạng hái trái non, khi hái xuống bị “quăng quật” nên khi chín chất lượng kém, chảy nước, nhão nhẹt nên những khách hàng có điều kiện sẵn sàng mua bơ ngoại để thưởng thức bơ ngon”.
Nói về quả bơ Việt, tuy chất lượng có thể như nhau nhưng cách làm thương hiệu kém đã làm giảm giá quả bơ nhiều phần. Nếu ở Việt Nam quả bơ chỉ được dùng để làm đồ uống thì tại các nước phát triển quả bơ được tận dụng làm nhiều sản phẩm có giá trị như ép làm vitamin, làm nhân sushi ở Nhật Bản…
Dạo gần đây, người tiêu dùng hoang mang trước tình trạng bơ Việt giá rẻ đầy vỉa hè. Nhiều người cho rằng đó là bơ kém chất lượng, hoặc bơ có nguồn gốc từ Trung Quốc. Vì từ trước đến nay, trái bơ luôn được khách hàng ưa chuộng vì là loại quả có giá trị dinh dưỡng, giá dao động từ 30-50 nghìn đồng.
Tại Hà Nội, trên vỉa hè đường Hoàng Minh Giám, Lê Văn Lương, Khuất Duy Tiến…xuất hiện tràn lan bơ sáp Đăk Lắc giá rẻ. Theo một người bán bơ tại đường Hoàng Minh Giám (Hà Nội) thì bơ có giá rẻ như vậy là vì trong Đắc Lắc bơ đang vào mùa, giá rẻ không ai mua, trong khi đó ngoài Bắc bơ khan hiếm. Thấy vậy nhiều người gom hàng, vận chuyển ra ngoài Bắc bán.
“Để chuyển được vài tấn bơ ra đến ngoài này không phải đơn giản. Vì chi phí vận chuyển cao, quả bơ lại không để được lâu, dễ bị mềm, thối…” Anh Long, một người buôn bơ cho biết.
Tại Đắc Lắc bơ vào mùa nên giá rất rẻ, chỉ từ 4-7 nghìn đồng/kg. Loại chọn giá cao nhất chỉ 10-12 nghìn/kg. Bơ được vận chuyển ra đến ngoài Bắc giá lên khoảng 15-20 nghìn/kg, loại to, sáng và ngon được giá 30-40 nghìn/kg. Tuy nhiên do tâm lý người tiêu dùng sợ bơ rẻ sẽ kém chất lượng nên nhiều người buôn bơ bán không kịp, phải đổ bỏ vì quả bơ chín rất nhanh.
Nhiều người buôn bơ treo biển bơ sáp 15 nghìn/kg nhưng thực tế đó là bơ thải đã nhũn. Loại ngon có giá cao hơn từ 25-40 nghìn đồng/kg. Theo một mối đánh hàng từ Sơn La về Hà Nội, bơ Sơn La hiện cũng đang vào mùa nhưng sản lượng ít hơn ở Đắc Lắk. Đặc biệt, bơ Sơn La thường quả xanh nhiều hơn. Số quả nâu và hanh vàng như bơ Đắc Lắk ít. Bơ Sơn La cũng rất thơm ngon và vì quãng đường chuyển về Hà Nội ngắn hơn từ Tây Nguyên ra nên bơ Sơn La tươi ngon, giá cao hơn. Mỗi kg bơ Sơn La có giá từ 25.000 đồng - 50.000 đồng/kg (cộng cả phí vận chuyển tới tận nơi).
Tại thị trường thành phố Hồ Chí Minh cũng vậy, nếu năm trước, thời điểm này, giá bơ dao động 30.000-45.000 đồng/kg thì hiện nay, loại trái cây này chất đống bán rất nhiều ven đường, với giá chỉ 20.000-25.000 đồng/kg. Chị Phượng ở quận Bình Thạnh, cho biết, những ngày gần đây, chị thường đi chợ mua bơ sáp với giá chỉ 20.000 đồng/kg. Bơ trái khá to và chín đều, dẻo, cơm dày, không bị xơ và hạt nhỏ. So với năm ngoái, giá bơ năm nay rẻ hơn 5.000-10.000 đồng/kg.
Một câu hỏi lớn đặt ra là tại sao thời gian gần đây trái cây Việt, trong đó có trái bơ lại rớt giá thê thảm, bày bán vỉa hè giá rẻ như vậy?
Giải pháp nào cho trái bơ Việt?
Trên thế giới, bơ cũng là loại cây trồng ăn trái phổ biến. Tại Việt Nam, bơ chủ yếu được trồng ở Tây Nguyên và khu vực miền núi phía Bắc. Anh Nguyễn Trọng Đức, một người trồng bơ tại Buôn Ma Thuột cho biết, trước đây, người dân Tây Nguyên trồng bơ chủ yếu để làm hàng rào và che bóng mát, quả bơ không dùng để bán mà chỉ để ăn trong nhà, thi thoảng tặng người thân. Đến mùa bơ chín rụng đầy gốc cũng không ai buồn nhặt.
Tuy nhiên, từ những năm 2005, 2006 đến nay, trái bơ dần trở thành một trong những loại quả có giá trị kinh tế cao, được tiêu thụ lớn nhất trên cả nước, có mặt trên hầu khắp các tỉnh thành, từ chợ cóc tới siêu thi đều được người tiêu dùng yêu chuộng. Giá bơ vì thế cũng nhích dần qua từng năm. Hiện giá bơ trên thị trường dao động từ 10.000 – 60.000 đồng/kg. Mức giá chênh lệch lớn tùy thuộc vào độ ngon, giá trị dinh dưỡng và thương hiệu của từng loại. Do vậy, người trồng bơ luôn cố gắng chăm bón, tập trung cải tạo vườn tược với hi vọng cây bơ của mình cho thật nhiều trái to, thơm ngon, được giá.
Quả bơ việt bán chất đống ngoài vỉa hè ngoài vấn đề an toàn chất lượng thì còn phải kể đến bài toán thương hiệu. Sở dĩ bơ Mỹ được bày bán trong siêu thị với giá vài trăm nghìn/kg nhưng vẫn được người tiêu dùng đón nhận vì những quả bơ đã được gắn mác thương hiệu và có giấy phép đảm bảo về chất lượng.
Chị Thanh Nga, một người chuyên kinh doanh trái cây sạch ở Láng Hạ (Hà Nội) cho biết sở dĩ bơ Mỹ được chuộng vì bơ Việt không được quan tâm về thương hiệu. “Hiện nay rất khó tìm mua được bơ ngon dù bơ Việt Nam trồng rất nhiều. Tại nhiều vườn bơ, thường xuyên tình trạng hái trái non, khi hái xuống bị “quăng quật” nên khi chín chất lượng kém, chảy nước, nhão nhẹt nên những khách hàng có điều kiện sẵn sàng mua bơ ngoại để thưởng thức bơ ngon”.
Nói về quả bơ Việt, tuy chất lượng có thể như nhau nhưng cách làm thương hiệu kém đã làm giảm giá quả bơ nhiều phần. Nếu ở Việt Nam quả bơ chỉ được dùng để làm đồ uống thì tại các nước phát triển quả bơ được tận dụng làm nhiều sản phẩm có giá trị như ép làm vitamin, làm nhân sushi ở Nhật Bản…