Bỏ VietGAP, theo thương lái Trung Quốc

Bài và ảnh: Minh Hải
Thị trường Trung Quốc không yêu cầu thanh long sạch, thanh long VietGAP lại chưa có doanh nghiệp nào đứng ra thu mua khiến hàng loạt hộ trồng loại cây này ở Bình Thuận rời bỏ mô hình sản xuất sạch sau nhiều năm dày công gầy dựng

Xác định là cây trồng chủ lực phát triển kinh tế và để giữ uy tín thương hiệu, từ năm 2009, tỉnh Bình Thuận đã triển khai sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam).

Không bán được, trồng làm gì?

Sau gần 8 năm theo đuổi, hàng loạt hộ dân trồng thanh long ở tỉnh này đã không còn mặn mà với VietGAP, nhiều hộ xin rút khỏi chương trình. Theo Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển thanh long Bình Thuận, từ năm 2014 đến nay, tại các vùng trồng thanh long trọng điểm của tỉnh như Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc…, rất nhiều hộ đã rời khỏi chương trình VietGAP. Năm 2014, diện tích nông dân xin rời khỏi VietGAP lên đến 650 ha, năm 2015 có 485 ha và 6 tháng đầu năm 2016 vọt lên hơn 1.150 ha.

10-chot-1472654693088.jpg

Nhiều nông dân trồng thanh long ở Bình Thuận đã từ bỏ VietGAP

Theo ông Trần Ngọc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Thanh long Bình Thuận, hiện gần 80% sản lượng thanh long địa phương xuất khẩu sang Trung Quốc. “Do thị trường này không đòi hỏi nhiều về chất lượng nên thương lái Trung Quốc chỉ quan tâm đến mẫu mã, mua loại trái to bóng, tai xanh. Trong khi đó, nếu nông dân trồng thanh long theo quy trình VietGAP, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, không dùng chất kích thích thì trái thường nhỏ và xấu, không đạt theo yêu cầu của thương lái Trung Quốc, dẫn đến ế hàng” - ông Hiệp phân tích.

Ông Trương Tích Hùng, Tổ trưởng tổ sản xuất thanh long VietGAP Gò Cà 2 (huyện Hàm Thuận Bắc), cho rằng trồng thanh long VietGAP tốn nhiều chi phí, công sức nhưng thu hoạch chỉ đạt khoảng 300-400 g/trái, mẫu mã xấu nên bị thương lái chê. “Do không bán được, nông dân phải chuyển sang trồng thanh long theo cách như trước đây, dùng chất kích thích, thuốc bảo vệ thực vật để trái đạt trọng lượng trên 400 g, to bóng, tai xanh theo yêu cầu của thương lái” - ông Hùng giải thích.

Trong khi đó, trên địa bàn tỉnh hiện chưa có doanh nghiệp nào đứng ra bao tiêu thanh long VietGAP. “Trồng thì tốn công, tốn sức nhưng trái không bán được, vậy chúng tôi theo chương trình thanh long VietGAP để làm gì? Thôi thì quay lại làm theo cách cũ cho dễ bán” - bà Lê Thị Phúc (nông dân xã Hàm Liêm, huyện Hàm Thuận Bắc) bộc bạch.

Cần hướng đến lợi ích lâu dài


Theo thông tin từ Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển thanh long Bình Thuận, toàn tỉnh hiện chỉ còn hơn 8.000/27.000 ha trồng thanh long được chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP, trong đó 1.515 ha đã hết hiệu lực từ tháng 6-2016 nhưng người trồng không tham gia tiếp, số nông dân đến học các lớp về VietGAP cũng thưa dần.

Ông Trần Ngọc Hiệp thừa nhận việc sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP là hướng đi phù hợp với xu thế hội nhập, nền nông nghiệp sạch nhằm nâng cao uy tín cho thương hiệu thanh long Bình Thuận, thể hiện trách nhiệm của nông dân địa phương đối với sức khỏe của người tiêu dùng. Người trồng thanh long ở Bình Thuận cũng đồng tình với xu hướng sản xuất này nên hăng hái tham gia. Thế nhưng, thị trường buộc họ phải thay đổi.

Ông Hiệp cảnh báo người trồng thanh long cần biết Trung Quốc đã trồng được cây thanh long từ lâu và ngày càng mở rộng diện tích. Do đó, trong tương lai gần, khi chủ động được nguồn cung, họ sẽ không nhập khẩu thanh long tiếp. “Đã đến lúc chúng ta phải thay đổi nhận thức, đừng vì lợi ích trước mắt, ngại thay đổi mà cần chủ động trước mọi tình huống để nắm bắt kịp thời xu thế sản xuất nông nghiệp sạch của thế giới. Có như vậy, thanh long Bình Thuận mới phát triển bền vững được” - ông Hiệp nhận định.

Cũng theo ông Hiệp, ngành chức năng tỉnh Bình Thuận cần nhanh chóng có những chính sách hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp nhằm ổn định sản xuất thanh long sạch, sớm hình thành mạng lưới thu mua, tiêu thụ thanh long đạt chuẩn VietGAP... “Việc quy hoạch vùng thanh long theo hướng chất lượng cao cũng cần được quan tâm nhằm hướng đến nhiều thị trường khó tính khác. Chỉ có sản xuất sạch mới bảo đảm cho sự ổn định thị trường xuất khẩu thanh long trong tương lai” - ông Hiệp nhấn mạnh.
 
nông dân nói đúng thiệt, các ông bên trên chỉ biết hô hào mà chả làm cái gì thiết thực. Trồng Vietgap làm gì khi đầu ra không có, dẫu ai cũng muốn làm đàng hoàng, nhưng vì họ còn phải sống nên không thể ngồi đó nói chuyện nhân nghĩa được.
 
nông dân nói đúng thiệt, các ông bên trên chỉ biết hô hào mà chả làm cái gì thiết thực. Trồng Vietgap làm gì khi đầu ra không có, dẫu ai cũng muốn làm đàng hoàng, nhưng vì họ còn phải sống nên không thể ngồi đó nói chuyện nhân nghĩa được.
Những sự việc như thế này em thấy vô trách nhiệm quá! Chính họ là người đứng ra hô hào vận động bà con đi theo chuẩn VietGAP. Đến khi đổ bể thì lại phát biểu kiểu người vô can. Trong lúc nước sôi lửa bỏng, không bán được hàng đồng nghĩa với cái chết mà vẫn đem miếng bánh vẽ VietGAP ra nói thì ít lọt tai ai được nữa. Vẫn biết rằng nếu thực sự ăn được miếng bánh VietGAP sẽ rất là ngon, rất là lợi ích. Nhưng làm sao để ăn được nó mới là vấn đề?

Trong lúc này nếu các đồng chí XXX giành ưu đãi mạnh cho các bác bên phân phối như cấp các gói tín dụng ưu đãi, miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, hỗ trợ phát triển thị trường, đứng ra giải quyết những vấn đề vướng mắc trong xuất khẩu vào các nước.... vv và vv. Thì em nghĩ dù các đồng chí XXX có bảo bà con đừng theo VietGAP nữa bà con vẫn nhao vào. Bà con đâu có tư duy ngắn hạn và hạn chế như các đồng chí nghĩ.
 
Những sự việc như thế này em thấy vô trách nhiệm quá! Chính họ là người đứng ra hô hào vận động bà con đi theo chuẩn VietGAP. Đến khi đổ bể thì lại phát biểu kiểu người vô can. Trong lúc nước sôi lửa bỏng, không bán được hàng đồng nghĩa với cái chết mà vẫn đem miếng bánh vẽ VietGAP ra nói thì ít lọt tai ai được nữa. Vẫn biết rằng nếu thực sự ăn được miếng bánh VietGAP sẽ rất là ngon, rất là lợi ích. Nhưng làm sao để ăn được nó mới là vấn đề?

Trong lúc này nếu các đồng chí XXX giành ưu đãi mạnh cho các bác bên phân phối như cấp các gói tín dụng ưu đãi, miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, hỗ trợ phát triển thị trường, đứng ra giải quyết những vấn đề vướng mắc trong xuất khẩu vào các nước.... vv và vv. Thì em nghĩ dù các đồng chí XXX có bảo bà con đừng theo VietGAP nữa bà con vẫn nhao vào. Bà con đâu có tư duy ngắn hạn và hạn chế như các đồng chí nghĩ.

cái chính là ở chỗ đó, toàn là kêu gọi, xong rồi hội thảo, tập huấn. Cuối cùng đầu ra khó khó khăn, giá cả bằng với thằng không VietGAP hoặc có khi thua giá nó nữa, vì ít hoặc không dùng thuốc và phân hóa học, trái hoặc rau củ không được tươi, bóng, mập thì ma nào nó thèm. Ngày xưa có câu " tốt gỗ hơn tốt nước sơn - ngày nay nếu nước sơn không đẹp thì mấy ai chịu nhìn ngắm, sử dụng để biết gỗ nó có tốt hay không.
Bản thân mình cũng mong ước toàn đất nước hay to hơn là cả thế giới cái gì cũng là vietgap hết để khi ăn uống khỏi lăn tăn. Thằng bạn mình làm ruộng lúa nó kể nếu tao không phun thuốc thì hạt lúa không mập, không vàng óng thì thương lái nó trả rẻ hơn người khác, đấy ngay cả hạt lúa, hạt gạo ta ăn hằng ngày còn phải chịu như vậy thì trách gì đến thứ khác.
tư duy các bác xxx nhà mình là tư duy nhiệm kỳ, chỉ làm cho có phong trào, có để báo cáo thành tích hoặc là bày ra cho có cái chênh lệch trong đó mà xxx. ví dụ mình đi tập huấn, trên giấy ghi 1 tuần nhưng giỏi lắm 3 bữa là hết, nhưng ký nhận thì đủ 1 tuần. tiền dư ra những ngày ấy đi đâu.
 
kỳ thực các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm của mỗi quốc gia là khác nhau. như cái tiêu chuẩn Global Gap đó là do một số nhà tiêu thụ họ liên kết đề ra và họ có thị trường tiêu thụ, cơ sở phân phối hàng, đủ mạnh, đủ quyền lực để tiêu chuẩn của họ là cái tiêu chuẩn được công nhận ở các nước họ kinh doanh. Mà lập ra cái nhận diện thương hiệu có giá trị, ai muốn đưa hàng vào hệ thống của họ phải mua cái thương hiệu chất lượng đó.

tương tự dễ hiểu ví dụ nước mắm phú quốc làm ra cái nhận diện thương hiệu địa lý phú quốc, ai muốn thêm chữ phú quốc phải trả tiền cho tui mà còn phải đáp ứng đủ yêu cầu của tui tui mới cho xài.

còn cái viet gap trời ơi, thật xin lỗi Việt nam có là nhà nhập khẩu nông sản quan trọng chăng? Hàng xuất khẩu Việt nam thường là hàng thô người ta mua về chế biến sx lại, hàng tiểu ngạch, hàng chất lượng không đều, ...túm lại khi bước ra siêu thị hoàn toàn không phải là ngôi sao, phải tuân thủ các tiêu chuẩn của quốc gia nhập khẩu, phụ thuộc công ty phân phối của người ta thì cái Viet Gap ai quan tâm? Người đề ra cái Viet Gap dựa trên cái gì để lập ra tiêu chuẩn Việt Gap? dựa theo t/c thực phẩm việt do nhà nước quy định thì đề ra cái viet gap chi cho dư thừa? mà bắt chước Global Gap thì sửa tên thành Viet Gap chi? để giảm giá bán thương hiệu à? bởi vì bản thân Global Gap đã là một cái nhận diện thương hiệu có giá trị rồi?

Nói chung tuki hem có học khóa Vietgap, diễn giải theo ý mình có hơi luộm thuộm. Bác nào rành thì giải thích giúp nhé

nhân tiện sao cái điểm argicon của mình ngày càng giảm vậy? mất đâu 2k điểm rồi?
 
bữa trước còn có 1 bác chuyên về nông nghiệp bảo với mình rằng, cứ trồng cái gì đi rồi muốn chứng nhận VG thì bảo chú, biết điều là có hết. :Dapdau:
 
kỳ thực các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm của mỗi quốc gia là khác nhau. như cái tiêu chuẩn Global Gap đó là do một số nhà tiêu thụ họ liên kết đề ra và họ có thị trường tiêu thụ, cơ sở phân phối hàng, đủ mạnh, đủ quyền lực để tiêu chuẩn của họ là cái tiêu chuẩn được công nhận ở các nước họ kinh doanh. Mà lập ra cái nhận diện thương hiệu có giá trị, ai muốn đưa hàng vào hệ thống của họ phải mua cái thương hiệu chất lượng đó.

tương tự dễ hiểu ví dụ nước mắm phú quốc làm ra cái nhận diện thương hiệu địa lý phú quốc, ai muốn thêm chữ phú quốc phải trả tiền cho tui mà còn phải đáp ứng đủ yêu cầu của tui tui mới cho xài.

còn cái viet gap trời ơi, thật xin lỗi Việt nam có là nhà nhập khẩu nông sản quan trọng chăng? Hàng xuất khẩu Việt nam thường là hàng thô người ta mua về chế biến sx lại, hàng tiểu ngạch, hàng chất lượng không đều, ...túm lại khi bước ra siêu thị hoàn toàn không phải là ngôi sao, phải tuân thủ các tiêu chuẩn của quốc gia nhập khẩu, phụ thuộc công ty phân phối của người ta thì cái Viet Gap ai quan tâm? Người đề ra cái Viet Gap dựa trên cái gì để lập ra tiêu chuẩn Việt Gap? dựa theo t/c thực phẩm việt do nhà nước quy định thì đề ra cái viet gap chi cho dư thừa? mà bắt chước Global Gap thì sửa tên thành Viet Gap chi? để giảm giá bán thương hiệu à? bởi vì bản thân Global Gap đã là một cái nhận diện thương hiệu có giá trị rồi?

Nói chung tuki hem có học khóa Vietgap, diễn giải theo ý mình có hơi luộm thuộm. Bác nào rành thì giải thích giúp nhé

nhân tiện sao cái điểm argicon của mình ngày càng giảm vậy? mất đâu 2k điểm rồi?
GIỚI THIỆU TIÊU CHUẨN GLOBAL GAP

Bộ tiêu chuẩn GlobalGAP được xây dựng bởi một hiệp hội bình đẳng của các nhà sản xuất, các nhà bán lẻ, các tổ chức dịch vụ, các nhà cung cấp sản phẩm nông nghiệp, các tổ chức chứng nhận, các công ty tư vấn, các nhà sản xuất phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, các trường đại học...và các hiệp hội của họ

Trước đây là tiêu chuẩn EUREP GAP đến ngày 02/07/2007 và được nâng tầm lên thành GlobalGap ( là viết tắt của từ Global Good Agricultural Practice - Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu). Đây là một bộ tiêu chuẩn được xây dựng để áp dụng tự nguyện cho sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản) trên toàn cầu. Là tiêu chuẩn về thực hành nông nghiệp tốt trong quá trình sản xuất, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch

Bộ tiêu chuẩn GlobalGAP là công cụ kết nối giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, giữa nhà sản xuất với người cung ứng nông sản thực phẩm, vì thế nó không hướng tới việc gắn nhãn trên sản phẩm dành cho người tiêu dùng cuối cùng, mà quan tâm tới sản lượng và địa điểm sản xuất.

Yêu cầu của tiêu chuẩn GlobalGAP

Tiêu chuẩn GlobalGap yêu cầu các nhà sản xuất phải thiết lập một hệ thống kiểm tra và giám sát an toàn thực phẩm xuyên suốt bắt đầu từ khâu sửa soạn nông trại canh tác đến khâu thu hoạch, chế biến và tồn trữ. Chẳng hạn như phải làm sạch nguồn đất, đảm bảo độ an toàn nguồn nước; giống cây trồng, vật nuôi được chọn cũng là giống sạch bệnh bởi nếu giống không an toàn sẽ ảnh hưởng nhiều tới năng suất, chất lượng; phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cũng phải đảm bảo là những thuốc trong danh mục, chủ yếu là thuốc có nguồn gốc hữu cơ an toàn cho người sử dụng.

Người sản xuất phải ghi chép lại toàn bộ quá trình sản xuất, bắt đầu từ khâu xuống giống đến khi thu hoạch và bảo quản để phòng ngừa khi xảy ra sự cố như là ngộ độc thực phẩm hay dư lượng hóa chất vượt ngưỡng cho phép và có thể truy nguyên được nguồn gốc.

Trọng tâm của GlobalGap là an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc, nhưng bên cạnh đó nó cũng đề cập đến các vấn đề khác như an toàn, sức khỏe và phúc lợi cho người lao động và bảo vệ môi trường.

Còn đây là VietGAP
Sau khi gia nhập WTO, ngành xuất khẩu Việt Nam đã có nhiều thay đổi tích cực; Tuy nhiên, lượng hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam ra nước ngoài chưa được như kỳ vọng. Một phần nguyên nhân chính là hàng hóa của chúng ta vấp phải các quy định về tiêu chuẩn hàng hóa rất khắt khe của các nước nhập khẩu. Hiện nay, thị trường xuất nhập khẩu nông sản-thủy sản-thực phẩm trên thế giới đang được kiểm soát bởi những tiêu chuẩn rất cao về chất lượng sản phẩm cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm. Nắm bắt được những khó khăn trên, từ năm 2006, ASEAN đã công bố bản quy trình GAP (Good Agricultural Practices: Thực hành nông nghiệp tốt) chung cho các nước thành viên. Và ngày 28-1-2008, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành tiêu chuẩn riêng của Việt Nam có tên viết tắt là VietGAP.

VietGAP là gì

VietGAP (là cụm từ viết tắt của: Vietnamese Good Agricultural Practices) có nghĩa là Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành đối với từng sản phẩm, nhóm sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi.

VietGAP là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, xử lý sau thu hoạch nhằm đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng; đồng thời bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản xuất.

Như vậy là nếu muốn nâng cao uy tín và chất lượng của thanh long (nông sản nói chung) Việt Nam để tiếp cận, chiếm lĩnh được thị trường nước ngoài nhất là các thị trường khó tính thì em nghĩ chỉ có đi theo hướng GlobalGAP. Tuy nhiên để đạt được chứng nhận này đâu có dễ, nhất là khoản chi phí phải chi để được cấp và duy trì chứng nhận. Bù lại, khi đạt tiêu chuẩn thì sẽ là một thị trường rộng lớn toàn cầu và giá bán cao ngất ngưởng. Tại sao các đồng chí XXX không vận động, hỗ trợ (nhất là tài chính) nông dân phấn đấu đạt tiêu chuẩn này?

Còn đạt tiêu chuẩn VietGAP của Việt Nam em thấy chủ yếu giúp nông dân tiếp cận được với kênh phân phối là siêu thị ở nội địa (thị phần quá nhỏ bé so với chợ) và giúp nông sản đủ hồ sơ để xuất khẩu. Khách hàng nước ngoài đánh giá nông sản đạt chuẩn VietGAP chắc các bác đã biết rõ. Nó không được đẹp như các đồng chí XXX chém gió đâu, chính vì vậy mới tắc đầu ra mới không bán được hàng và nông dân đói ăn.

Em nghĩ chắc các XXX nhà mình muốn Việt Nam sánh vai cùng các cường quốc năm châu. Việc gì phải vận động dân mình sản xuất theo tiêu chuẩn bên nước ngoài đặt ra. Ta phải có bộ tiêu chuẩn riêng của ta, để dân ta sản xuất theo. Để người tiêu dùng trên thế giới khi dùng sản phẩm biết thế nào là đẳng cấp, chất lượng nông sản Việt Nam.
 
Em nghĩ chắc các XXX nhà mình muốn Việt Nam sánh vai cùng các cường quốc năm châu. Việc gì phải vận động dân mình sản xuất theo tiêu chuẩn bên nước ngoài đặt ra. Ta phải có bộ tiêu chuẩn riêng của ta, để dân ta sản xuất theo. Để người tiêu dùng trên thế giới khi dùng sản phẩm biết thế nào là đẳng cấp, chất lượng nông sản Việt Nam.

thích câu này của bạn, nhưng mình đã nói, các bác đã có tư duy ăn xổi ở thì, hay tư duy nhiệm kỳ thì ít có ai chịu khó đầu tư lâu dài về cái gì. cứ có lợi trước mắt thì ký, làm, rồi bỏ túi. chứ còn có tâm với cái gì thì chắc là hiếm lắm. Giống như bác gì bộ trưởng du lịch cũ, khi phỏng vấn bác trên quốc hội, khi nào nạn đeo bám khách du lịch, chặt chém..vv.. hết. bác ấy nói tỉnh bơ: xin để dành cho bộ trưởng mới trả lời, còn tui đã hết nhiệm kỳ rồi. :Botay:
 
thay thang cha nguyen xuan phuc nay cung chac ko phai lanh dao tot roi toan la ninh may thang tau ko
 
thích câu này của bạn, nhưng mình đã nói, các bác đã có tư duy ăn xổi ở thì, hay tư duy nhiệm kỳ thì ít có ai chịu khó đầu tư lâu dài về cái gì. cứ có lợi trước mắt thì ký, làm, rồi bỏ túi. chứ còn có tâm với cái gì thì chắc là hiếm lắm. Giống như bác gì bộ trưởng du lịch cũ, khi phỏng vấn bác trên quốc hội, khi nào nạn đeo bám khách du lịch, chặt chém..vv.. hết. bác ấy nói tỉnh bơ: xin để dành cho bộ trưởng mới trả lời, còn tui đã hết nhiệm kỳ rồi. :Botay:
Em thì em nghĩ hơi ngược so với bác. Nếu nhìn tổng thể thì tiêu thụ nông sản Việt Nam sang Trung Quốc chiếm thị phần rất lớn. Nhiều loại lên đến trên 90% tổng khối lượng xuất khẩu. Đó là sự lệ thuộc cực kỳ nguy hiểm tuy nhiên người ta lại muốn duy trì và phát triển sự lệ thuộc này. Càng lệ thuộc nhiều càng tốt! Thế nên đố bác nào có tư tưởng phát triển thị trường nông sản theo hướng chất lượng cao, vào các thị trường khó tính ngồi được vào ghế lãnh đạo. Mà có ngồi được thì cũng không làm được gì vì cần sự tham gia của khá nhiều bộ ngành, không có sự ủng hộ thì chủ chương đường lối đó cũng đành nằm trên giấy thôi.

Nguồn cung cấp nông sản vừa gần, giá rẻ chất lượng không cần cao lắm quá tuyệt vời dễ gì người ta bỏ.
 
Nhiều người nông dân cũng muốn trồng sạch theo tiêu chuẩn nhưng đầu ra ko có thì họ làm biết bán cho ai, cứ tình trạng thế này thì bảo sao toàn ăn thực phẩm bẩn!
 
Back
Top