CÂY THANH LONG VIỆT NAM-RỒI SẼ ĐI VỀ ĐÂU?

Hiện nay, nông dân trồng thanh long ở Bình Thuận và các tỉnh phía Nam đang khóc ròng vì trái thanh long làm ra không tiêu thụ được hoặc lổ nặng.

Tình huống tiến thoái lưỡng nan này gây ra cho nông dân trồng thanh long đứng trước bài toán nan giải: Càng làm tiếp thì càng thua lỗ; nhưng nếu không làm tiếp thì lấy gì sinh sống?, và phải xử lý sao để duy trì vườn thanh long cho đến khi giá thanh long bình ổn trở lại, và liệu cây thanh long có quay về thời hoàng kim của nó hay không?

Nhiều người cho rằng tình hình “rớt” giá thanh long hiện nay chủ yếu là do Trung Quốc khuyến khích nông dân nước họ trồng thanh long với diện tích khá lớn và họ có chính sách bảo hộ hàng nội địa nên đóng cửa khẩu không cho nhập thanh long Việt Nam; số khác cho rằng trái thanh long không tiêu thụ được là do chính sách chống dịch "zero covid" của Trung Quốc, nên họ đóng cửa khẩu, không cho nông sản nhập qua ;còn có ý kiến nghiêng về lý do chính trị (?).
thanh-long-ruot-do.jpg

Theo tôi, đúng là Trung Quốc có đầu tư hỗ trợ cho nông dân nước họ trồng thanh long ở các tỉnh giáp miền Bắc Việt Nam với diện tích không thua diện tích thanh long của Việt Nam, nhưng quy cho nguyên nhân này là ngưng trệ việc tiêu thụ trái thanh long như hiện nay là chưa toàn diện.
Tôi đã đến tận nơi các vùng trồng thanh long của Trung Quốc và thấy...không đáng quan ngại!

Ta biết rằng, thanh long là loài cây nhiệt đới được di thực từ Nam Mỹ về trồng tại Việt Nam từ thời Pháp thuộc; vì vậy, cây thanh long là loài cây giỏi chịu nóng-dở chịu lạnh. Do đó, cây thanh long trồng ở các tỉnh cực nam Trung Quốc,giáp biên VN gồm các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam đều có tuyết rơi vào mùa đông; Do đó, thanh long trồng ở đó đa phần là cây thanh long ruột đỏ Đài Loan; giống thanh long này chịu lạnh khá, ăn ngon nhưng không có tai đầu như thanh long ruột trắng hoặc thanh long ruột đỏ Việt Nam (Giống H14 Long Định hoặc giống tím hồng); do đó, thanh long trồng tại Trung Quốc nghiên về hướng ăn quả chứ không đẹp mẫu mã để phục vụ cho phong tục thờ cúng, chưng bàn thờ của người dân Trung Quốc. Hơn nữa, mùa đông ở Trung Quốc lại trùng với mùa khô ở các tỉnh phía nam Việt Nam, là vụ thanh long mà Việt Nam chong điện kích thích ra trái dễ dàng trong khi thanh long Trung Quốc chỉ lo che chắn chống tuyết rơi làm thanh long chết.

Như vậy, thanh long Việt Nam và thanh long Trung Quốc chỉ “đụng” nhau ở vụ “hàng mùa”, là lúc cây thanh long tự ra hoa; kết trái. Nhưng trái thanh long hàng mùa của Việt Nam vẫn còn lợi thế ở chỗ có 3 tai đầu rất đẹp, phù hợp với nhu cầu đơm cùng bàn thờ của đa số người dân Trung Quốc.

Từ những phân tích trên, tôi cho rằng tình hình ách tắc trong việc tiêu thụ trái thanh long trong thời gian vừa qua có nguyên nhân chủ yếu từ chính sách chống dịch kiểu “zero covid” của nhà nước Trung Quốc, bắt buộc họ phải đóng cửa khẩu để đảm bảo an toàn phòng-chống dịch
Có thông tin nhiều nhà doanh nghiệp Trung Quốc qua nước Lào đầu tư trồng thanh long để vận chuyển về Trung Quốc qua đường sắt cao tốc Lào-Trung. Nếu có chuyện này thì đây là thông tin đáng ngai; nhưng nó còn ở thì tương lai chứ chưa xảy ra ngay!

Chính sách zero covid của Trung Quốc vẫn duy trì đến nay, họ còn áp dụng biện pháp phong tỏa nguyên những thành phố lớn cở như Thượng Hải, nhưng đến nay, khi biến thể Omicron xuất hiện, số ca nhiễm tăng đột biến, nguy cơ phá sản chủ trương zero covid đang hiển hiện trước mắt và nó ảnh hưởng gây ra tình trạng kéo dài sự trì trệ của cây thanh long như hiện nay.

Nhiều bà con nông dân thua lỗ liên tục đã thất vọng, chặt phá vườn thanh long. Như vậy là không nên vì dù sao thanh long cũng là cây lợi thế và chủ lực của nền kinh tế nông nghiệp của tỉnh Bình Thuận nói riêng và các tỉnh nam bộ nói chung. Phá bỏ vườn thanh long lúc này là nóng vội mà cần chờ “qua con trăng” này để xem xét tình hình ra sao để có quyết định chính xác. Khi đó cũng chưa muộn!

Như vậy chúng ta không nên phá bỏ vườn thanh long, cũng không nên đầu tư tiếp. Làm sao giữ cho vườn thanh long duy trì để tiếp tục chăm sóc, thu hoạch khi dịch bệnh đi qua là việc nên làm./.

VĐT
 


Lý do người Trung Quốc cần Thanh Long đẹp để thờ cúng thì không đúng. Phong tục người Trung Quốc không cần Thanh Long. Họ có nhiều trái khác để thờ cúng rồi.

Bạn nói đúng rằng trồng Thanh Long ở Quảng Đông Quảng Tây khó hơn ở Việt nam, nhất là những ngày có tuyết hay sương muối. Thế nhưng, rất nhiều nơi với diện tích lớn gấp nhiều lần Việt nam không hề có tuyết hay sương muối. Với trình độ khoa học kỹ thuật và với số vốn khủng, người Trung Quốc dễ dàng chống rét cho Thanh Long mỗi năm tổng số giờ rét không đến 100 giờ.

Trung quốc biết chống sương muối từ cổ xưa. Cách phổ biến nhất là trồng cây chắn gió rét. Cứ mấy trăm mét, họ trồng 2-3 hàng cây gỗ, ví dụ như Bạch Đàn. Có hàng cây này, khoảng giữa để trồng cây thường như Lúa, Ngô, cây Ăn Trái, và Rau. Sương muối chỉ xảy ra vào gần sáng, lúc nhiệt độ thấp nhất, và hết sương muối vài giờ khi mặt trời mọc. Mỗi đợt sương muối chỉ kéo dài vài giờ. Vùng Quảng Đông Quảng Tây, cứ 10 năm mới có 1 hay 2 lần sương muối. Vùng phía bắc 2 tỉnh này, và sâu trong đất liền, sương muối nhiều hơn. Sát biển như Phúc Kiến, sương muối cũng không nhiều. Mỗi khi có gió rét tràn về, nhiệt độ xuống gần độ Không, thì có thể có sương muối. Hễ có sương muối, thì cây yếu chịu rét chết hết, ví dụ cây Chuối, cây Nhãn, cây Mít. Những nơi nào có Nhãn, có Mít thì trồng Thanh Long không lo sương muối. Những nơi nào có Chuối, vẫn có thể có sương muối, trung bình vài năm đến 10 năm mới có một lần chết Chuối. Khi cây Chuối chết, củ nó vẫn sống. Chỉ việc chặt cây Chuối sát gốc, nó lại mọc lên tươi tốt như chưa hề có sương muối.

Để chống sương muối cho cây quý, ví dụ Thanh Long, thì trong vườn Thanh Long, có đặt rải rác cách quãng những bếp đun rơm rạ, củi, than, hay xăng dầu. Khi nhiệt độ đến không độ mà mặt trời chưa mọc, thì họ đốt bếp lên. Các bếp này không đủ nóng đốt chết Thanh Long, nhưng nhờ có các hàng cây chắn gió, nên ruộng Thanh long được ấm lên vài độ. Vậy là không có sương muối. Số tiền rơm hay củi đốt sưởi cho cánh đồng có thể lên đến nhiều triệu đồng, nhưng khỏi phải trồng lại thanh long đã bị chết.

Ngày nay, cách chống rét có thể dễ hơn, ví dụ lấy màng nilon trong suốt ra che phủ ruộng Thanh Long vào mùa đông. Có màng này, không thể có sương muối, vì nhiệt độ ruộng cao hơn trước vài độ.

Tôi thấy bà con ta phá bỏ Thanh Long đi là đúng. Ta cần trồng những cây Trung Quốc không thể trồng được. Cứ trồng Thanh Long, Dưa Hấu, Mít, kể cả Sầu riêng, Măng Cụt, thì bị Trung Quốc nó chèn với giá rẻ cho đến bỏ nghề luôn. Đảo Hải Nam của nó thừa sức trồng Sầu Riêng, Măng Cụt gấp đôi Việt nam ta.
 
Trung Quốc họ cũng đang cố gắng tự túc các nông sản để đỡ phải nhập khẩu từ nước ngoài. Ngược lại chủ trương của họ còn đang cố gắng xuất khẩu nhiều loại hàng hóa để thu ngoại tệ anh ạ
 
Back
Top