Để kinh doanh có hiệu quả các diện tích rừng tự nhiên, vấn đề là phải nghiên cứu rừng một cách hệ thống mà trứơc hết phải phân chia thành các loại rừng kinh doanh.Việc phân loại rừng Việt Nam từ trước đến nay đã có nhiều tác giả với những quan điểm và các phương pháp phân chia khác nhau.
LOSCHAU (1960) phân loại rừng Quảng Ninh theo trạng thái, mỗi kiểu trạng thái có một biện pháp lâm sinh tương ứng. Phương pháp này rất thực dụng nhưng khi áp dụng vào thực tiễn sản xuất thì mỗi kiểu rừng lại có xu thế và kết quả diễn thế khác nhau cho nên biện pháp kinh doanh tương ứng cho mỗi kiểu trạng thái đã trở nên quá chung chung và may móc.
TRẦN NGŨ PHƯƠNG (1970) đề cập đến hệ thống phân loại và coi trọng việc nghiên cứu quy luật diễn thế thứ sinh, đã nêu lên những khái niệm về kiểu phụ và các xã hợp thực vật.
VŨ TỰ LẬP (1975) sử dụng nhân tố độ ưu thế của 5 loài cây trong ô tiêu chuẩn để xác định quần hợp, ưu hợp và phức hợp, cách làm này đơn giản và mang tính chất quy ước.
THÁI VĂN TRỪNG (1975) trên quan điểm sinh thái phát sinh quần thể chia rừng Việt Nam thành 14 kiểu thảm thực vật (Vegetation), đây là công trình tổng quát đáp ứng yêu cầu về phân vùng sinh thái, quy hoạch nhưng để phục vụ thiết kế biện pháp kinh doanh cụ thể thì kiểu thảm thực vật là đơn vị quá lớn mà đơn vị thấp hơn là loại hình xã hợp thì chưa được nghiên cứu đầy đủ.
H.THOMASIUS (1978) căn cứ chỉ số khô hạn của M.I.Budưko (1956) đã sắp xếp rừng Việt Nam thành 15 dạng, thực bì (Vegetation form), nhưng cách phân chia này rất khái quát không phân chia được thực bì nguyên sinh và thứ sinh.
VŨ ĐÌNH HUỀ (1985) đề xuất phương pháp phân loại rừng phục vụ sản xuất kinh doanh bằng cách tiến hành tuần tự trên phạm vi toàn lãnh thổ phân kiểu sinh khí hậu, kiểu điều kiện thực bì rừng và cuối cùng phân loại quần lạc thực vật rừng ở bậc thấp mà ông gọi là loại hình xã hợp thực vật. Ông đề nghị để phân loại rừng và xác định biện pháp kinh doanh cụ thể nên áp dụng phương pháp phân loại 2 lớp theo chỉ tiêu kép, trước tiên phải phân loại theo kiểu trạng thái sau đó phân loại các loại hình xã hợp. Nói cách khác, kiểu rừng là một loại hình xã hợp thực vật hay một nhóm xã hợp thực vật thuộc một kiểu trạng thái. Trong phạm vi một kiểu điều kiện thực bì rừng và tương ứng có một biện pháp lâm sinh xác định. Theo cách phân loại này ông cho rằng loại hình thực vật ưu thế ( Sử dụng cả 2 nhân tố theo Daniel Marmilod và một nhân tố độ thường xuyên) là một loại hình xã hợp cơ bản và là một đơn vị phân loại cơ bản trong thảm thực vật nhiệt đới. Về lý luận phương pháp phân loại này là hợp lý, tuy nhiên ông không nêu các chỉ tiêu cụ thể để phân các kiểu trạng thái và chưa đề cập vấn đề cấp sản xuất của lâm phần nên trong thực tiển sản xuất thì cách phân loại này cũng còn có mặt hạn chế.
GS.VŨ ĐÌNH PHƯƠNG (1986) đề nghị phương pháp phân chia rừng để bảo đảm sự thuần nhất hợp lý trong mỗi khoảnh rừng phục vụ điều chế thì có 5 tiêu chuẩn chính để phân chia rừng đó là: Nhóm sinh thái tự nhiên, các giai đoạn suy thoái và phát triển của rừng, khả năng tái tạo rừng ở những chu kỳ sau, đặc điểm địa hình của rừng và đặc điểm đất rừng.
LOSCHAU (1960) phân loại rừng Quảng Ninh theo trạng thái, mỗi kiểu trạng thái có một biện pháp lâm sinh tương ứng. Phương pháp này rất thực dụng nhưng khi áp dụng vào thực tiễn sản xuất thì mỗi kiểu rừng lại có xu thế và kết quả diễn thế khác nhau cho nên biện pháp kinh doanh tương ứng cho mỗi kiểu trạng thái đã trở nên quá chung chung và may móc.
TRẦN NGŨ PHƯƠNG (1970) đề cập đến hệ thống phân loại và coi trọng việc nghiên cứu quy luật diễn thế thứ sinh, đã nêu lên những khái niệm về kiểu phụ và các xã hợp thực vật.
VŨ TỰ LẬP (1975) sử dụng nhân tố độ ưu thế của 5 loài cây trong ô tiêu chuẩn để xác định quần hợp, ưu hợp và phức hợp, cách làm này đơn giản và mang tính chất quy ước.
THÁI VĂN TRỪNG (1975) trên quan điểm sinh thái phát sinh quần thể chia rừng Việt Nam thành 14 kiểu thảm thực vật (Vegetation), đây là công trình tổng quát đáp ứng yêu cầu về phân vùng sinh thái, quy hoạch nhưng để phục vụ thiết kế biện pháp kinh doanh cụ thể thì kiểu thảm thực vật là đơn vị quá lớn mà đơn vị thấp hơn là loại hình xã hợp thì chưa được nghiên cứu đầy đủ.
H.THOMASIUS (1978) căn cứ chỉ số khô hạn của M.I.Budưko (1956) đã sắp xếp rừng Việt Nam thành 15 dạng, thực bì (Vegetation form), nhưng cách phân chia này rất khái quát không phân chia được thực bì nguyên sinh và thứ sinh.
VŨ ĐÌNH HUỀ (1985) đề xuất phương pháp phân loại rừng phục vụ sản xuất kinh doanh bằng cách tiến hành tuần tự trên phạm vi toàn lãnh thổ phân kiểu sinh khí hậu, kiểu điều kiện thực bì rừng và cuối cùng phân loại quần lạc thực vật rừng ở bậc thấp mà ông gọi là loại hình xã hợp thực vật. Ông đề nghị để phân loại rừng và xác định biện pháp kinh doanh cụ thể nên áp dụng phương pháp phân loại 2 lớp theo chỉ tiêu kép, trước tiên phải phân loại theo kiểu trạng thái sau đó phân loại các loại hình xã hợp. Nói cách khác, kiểu rừng là một loại hình xã hợp thực vật hay một nhóm xã hợp thực vật thuộc một kiểu trạng thái. Trong phạm vi một kiểu điều kiện thực bì rừng và tương ứng có một biện pháp lâm sinh xác định. Theo cách phân loại này ông cho rằng loại hình thực vật ưu thế ( Sử dụng cả 2 nhân tố theo Daniel Marmilod và một nhân tố độ thường xuyên) là một loại hình xã hợp cơ bản và là một đơn vị phân loại cơ bản trong thảm thực vật nhiệt đới. Về lý luận phương pháp phân loại này là hợp lý, tuy nhiên ông không nêu các chỉ tiêu cụ thể để phân các kiểu trạng thái và chưa đề cập vấn đề cấp sản xuất của lâm phần nên trong thực tiển sản xuất thì cách phân loại này cũng còn có mặt hạn chế.
GS.VŨ ĐÌNH PHƯƠNG (1986) đề nghị phương pháp phân chia rừng để bảo đảm sự thuần nhất hợp lý trong mỗi khoảnh rừng phục vụ điều chế thì có 5 tiêu chuẩn chính để phân chia rừng đó là: Nhóm sinh thái tự nhiên, các giai đoạn suy thoái và phát triển của rừng, khả năng tái tạo rừng ở những chu kỳ sau, đặc điểm địa hình của rừng và đặc điểm đất rừng.