Trả lời vào chủ đề

Cây lúa cần Silic là vì thân và lá nó có cát.

Bạn đi cấy lúa, làm cỏ lúa, gặt lúa đều thấy

nó ráp như cát, phải không? Nhất là mùa gặt

mồ hôi chảy đầy mặt, mà lúa chín thì khô, mảy

lúa bay vào người, nhét vào giữa quần áo và

da mồ hôi, có từ ngữ "dặm" để mô tả cái khó

chịu của thóc lúa đó.


Cát thì không tan được, mà cây lúa nó phải "ăn"

thì cát mới vào người nó được. Ăn như thế nào,

thì tôi chưa tìm hiểu ra. Lười. Hãy lo những gì

dễ làm đã. Cây lúa chưa bao giờ bị thiếu cát mà

ảnh hưởng năng suất cả. Khi nào tôi là đại gia,

thì mới rảnh rỗi nghĩ đến chuyện bón cát cho lúa.Vừa đưa lên thì có bạn nói "silic dạng Oxit dễ

hòa tan" thì tôi phì cười. Cát là oxit silic chứ

là gì, mà có dễ hòa tan đâu?


Đương nhiên Silic có thể có dạng hòa tan được thì

lúa mới ăn được chứ. Cái này để an nhàn, tôi bỏ

thời gian tìm hiểu sau.


Còn chuyện pha chế NPK, bạn phải giỏi làm Toán thì

mới tính được. Ít nhất phải học đến lớp Năm mới làm

được các bài tính này. Nếu dốt, thì học đến Tiến Sỹ

cũng bó tay mà nhìn người khác làm tính cho. Tốt

nhất, bạn ra tiệm tìm loại phân có tỷ lệ thích hợp

mà mua, đừng tính toán làm gì cho mệt. Đó là lý do

người ta đã pha chế trước ra làm nhiều loại.


Ví dụ cách tính của bạn:

ure-15X50:46=16.3kg

lân-15X50:20=37.5kg

kali-15X50:60=12.5kg

thì tổng số là 66.3 ký chứ không phải 50 ký đâu.

Tỷ lệ NPK là 16.3/66.3 - 37.5/66.3 - 12.5/66.3

là 25-57-19 chứ không phải 15-15-15 đâu.


Người sản xuất nông nghiệp được gọi là gì ? (Gợi ý : nông ... )
Back
Top