các số của phân NPK ( ví dụ : NPK 16-16-8 ) có nghĩa là gì ?.

Kính thưa diễn đàn.
Chẳng là từ trước đến giờ em cứ nghĩ ví dụ phân NPK 16-16 -8 thì có nghĩa là 16 % N + 16 %P + 8 % K. Sau đó em đọc trên web vài topic về nông nghiệp. Ví dụ : http://www.caimon.org/CaytraiCM/KythuatCT/Ss_Mangcut.htm

* Cách pha</SPAN> trọng lượng phân để đạt tỷ lệ NPK=15:15:15</SPAN>
+Urê (46%N) 3,2</SPAN> kg</SPAN></SPAN>
+Super lân(</SPAN>16,5%P2 Ọ 5) 9 kg</SPAN></SPAN>
+Kali (50%K2O) 3kg</SPAN></SPAN>
Và cứ theo</SPAN> tỷ lệ nầy mà pha trộn đến khi đũ lượng cần thiết</SPAN></SPAN>

sao tỷ lệ phân trớt quớt vậy cà ??
chân thành cám ơn mọi người
 
Last edited by a moderator:
Cứ 100kg u rê có 46 kg N, 100 kg Sunfat có 21 kg N , 100 kg KCl có 60 kg K, 100 kg lân Văn Điển thì có 60 kg P
 
Gọi lượng Urê tính ra ký để được 15% là N.
Gọi lượng Lân tính ra ký để được 15% là P.
Gọi lượng Kali tính ra ký để được 15% là K.
Theo con số đã cho, ta tạm lập phương trình sau:
*
Tổng số phân là 100 ký
N + P + K = 100 (1)
Để 3 loại đều bắng nhau về tỷ lệ trong hỗn hợp:
460N = 165P = 500K (2)
Tính N theo K:
N = 500K/460 (3)
Tính P theo K:
P = 500K/165 (4)
Dựa vào (3) và (4) thay vào (1):
500K/460 + 500K/165 + K = 100
Mẫu số chung là 460 lần 165: 75900:
82500K + 230000K + 75900K = 7590000
Cộng tất cả K lại:
388400K = 7590000
Vậy lượng K là 7590000/388400:
K = 75900/3884 = 19.54170958 làm tròn là 20 ký
Thay K vào công thức tính P (4) và N (3) thì được:
P = 500*20/165 = 59.21730175 làm tròn là 59 ký
N = 500*20/460 = 21.24098867 làm tròn là 21 ký
*
Trả lời:
Muốn có 1 trăm ký phân NPK 15-15-15 thì cần
20 ký Urê, 59 ký Supe Lân, và 21 ký phân Kali.
*
Bài này dễ vì tỷ lệ NPK đều bằng nhau cả.
Nếu tỷ lệ NPK không bẵng nhau, thì khó hơn.
*
 
Xin lỗi, tôi thử tính phần trăm, thì chỉ được 10-10-10 thôi.
Muốn bớt xuống 5-5-5 thì trộn thêm 100 ký đất bột vào,
nhưng muốn tăng thêm 11-11-11 thì không thể được.
*
 
Kính thưa diễn đàn.
Chẳng là từ trước đến giờ em cứ nghĩ ví dụ phân NPK 16-16 -8 thì có nghĩa là 16 % N + 16 %P + 8 % K. Sau đó em đọc trên web vài topic về nông nghiệp. Ví dụ : http://www.caimon.org/CaytraiCM/KythuatCT/Ss_Mangcut.htm



sao tỷ lệ phân trớt quớt vậy cà ??
chân thành cám ơn mọi người
Theo tui thì cách tính đơn giản như sau:
N dưới dạng Urê thì chiếm 46% tức là trong 100 kg Urê có chứa 46 kg N.
P dưới dạng Super lân (P2O5) chiếm 16,5% tức trong 100 kg Super lân có chứa 16,5 kg P.
K dưới dạng Kali (K2O) chiếm 50% tức trong 100 kg Kali có chứa 50 kg K.
Để trộn 3 loại phân trên lại với nhau để thành NPK tỷ lệ 15:15:15 ta tính như sau:
Dùng quy tắc tam suất ta tính được:
- Để có 15 kg N ta cần: 15*100/46 = 32,6 kg Urê.
- Để có 15 kg P ta cần: 15*100/16,5 = 90,9 kg Super Lân.
- Để có 15 kg K ta cần: 15*100/50 = 30 kg Kali.
Để trộn theo các tỷ lệ khác thì áp dụng tương tự như trên.
Sở dĩ bài viết trên đường link kia do tác giả chia nhỏ lượng phân chỉ còn 1/10 so với tính toán để dễ phối trộn, bảo quản và trong khi tính toán họ không lấy số lẻ lúc ban đầu (1/10 sẽ bằng 3,2kg; 9kg; 3kg).
Bạn lấy các tỷ lệ khác rồi tính toán sẽ thấy!
 
Last edited:
Cách tính vậy không thể nào ra 15-15-15 được.
Theo tỷ lệ có sẵn trong phân, tỷ lệ cao nhất chỉ
có thể lên tới được 10-10-10 mà thôi.
*
- Để có 15 kg N ta cần: 15*100/46 = 32,6 kg Urê.
- Để có 15 kg P ta cần: 15*100/16,5 = 90,9 kg Super Lân.
- Để có 15 kg K ta cần: 15*100/50 = 30 kg Kali.
Theo ví dụ này, tổng số phân là: 32,6 + 90,9 + 30 = 153,5 kg
Tỷ lệ N là 15/153,5 mới gần 10% thôi, không tài nào được 15%.
Các tỷ lệ khác cũng thế, đều là 15/153,5.
*
 
Cám ơn tất cả các bác. Bởi vì con dốt toán quá nên mới nghe đã vội hoảng. Bây giờ được nhắc nhở nên đã hiểu


Cứ 100kg u rê có 46 kg N, 100 kg Sunfat có 21 kg N , 100 kg KCl có 60 kg K, 100 kg lân Văn Điển thì có 60 kg P
 
Tui thì không biết gì về phân bón nhưng hiểu đại khái hai việc này hoàn toàn khác nhau, không thể đem so sánh được.
Phân NPK do nhà sản xuất dùng phụ gia phối trộn với các chất đơn N, P, K để thành hỗn hợp đạt tỷ lệ % các chất ghi trên bao bì. Còn việc sử dụng các loại phân đơn có sẳn phối trộn với nhau để đạt tỷ lệ NPK mong muốn thì không thể lấy ra so sánh tỷ lệ phần trăm trong hỗn hợp so với phân NPK vì nó có dùng phụ gia đâu. Còn nếu muốn đạt tỷ lệ % như phân NPK thì ra mua NPK về dùng cho khỏe, tính toán lượng N, P, K, phụ gia gì gì nữa chi cho mệt. Hơn nữa sử dụng quy mô gia đình thì làm để làm gì vì phải đầu tư nào máy trộn, máy vo viên...và nhiều thứ khác kèm theo.
 
Cám ơn bạn ngnvhung đã đưa ra một vấn đề rất hay.
Có lẽ ko ít người đã từng muốn tự tay pha trộn NPK như vậy rồi. Tuy nhiên việc pha trộn những loại phân đơn để tạo ra 1 loại phân NPK mới theo tỷ lệ mong muốn là chuyện ko dễ dàng gì. Với những loại phân đơn thông dụng có bán ngoại thị trường thì chưa chắc đã có tỷ lệ thích hợp để pha trộn ra loại NPK mà mình dự định làm.

Ví dụ như công thức mà bạn nêu:
+Urê (46% N) 3,2 kg
+Super lân(16,5% P[SUB]2[/SUB]Ọ[SUB]5[/SUB]) 9 kg
+Kali (50% K[SUB]2[/SUB]O) 3kg

Đây là công thức pha trộn NPK tỷ lệ 10-10-10 (làm tròn thôi nhé, thực chất là 9.68-9.77-9.87 mà thôi).
Theo vốn hiểu biết ít ỏi mà mình có thì với tỷ lệ đơn chất của 3 loại phân trên ko thể pha ra được NPK 15-15-15.

Giả sử các bạn có thể tìm ra được loại phân đơn phù hợp, tìm ra công thức pha đúng thì sẽ dính vào vấn đề mà bác tranvi đã nêu: Hơn nữa sử dụng quy mô gia đình thì làm để làm gì vì phải đầu tư nào máy trộn, máy vo viên...và nhiều thứ khác kèm theo.

Một điểm nữa mà các bạn cần lưu tâm: Urê (N) rất dễ bị phân hủy và mất đi trước khi cây trồng kịp hấp thu nếu chúng ta ko có phương thức bảo quản hợp lý (bay hơi + rửa trôi). Đa phần các công ty sản xuất phân Urê đều phải thực hiện các biện pháp làm cho Urê chậm phân hủy. Ấy vậy mà theo tính toán của các nhà khoa học thì với cách sử dụng hiện nay ta đang phung phí khoảng 60 - 70% lượng phân Urê bón vào đất.

Tốt nhất là làm theo ý bác tranvi: ra ngoài cửa hàng mua loại phân tương ứng với nhu cầu của mình cho lẹ, đỡ nhức đầu.
Hiện nay có rất nhiều công ty sản xuất ra rất nhiều loại phân bón với "kính thưa các kiểu công thức". Vì vậy chuyện ko tìm ra sản phẩm có tỷ lệ NPK phù hợp với nhu cầu của mình là hơi khó.

Vài lời góp ý mông muội.
Thân Ái!
 
...
Tốt nhất là làm theo ý bác tranvi: ra ngoài cửa hàng mua loại phân tương ứng với nhu cầu của mình cho lẹ, đỡ nhức đầu.
Hiện nay có rất nhiều công ty sản xuất ra rất nhiều loại phân bón với "kính thưa các kiểu công thức". Vì vậy chuyện ko tìm ra sản phẩm có tỷ lệ NPK phù hợp với nhu cầu của mình là hơi khó.

Thân Ái!

Hic tôi đang làm trong ngành công nghệ thấy đau đầu quá, đang tính chuyển sang làm nông cho đỡ đau đầu, không ngờ nông dân thời @ cũng phức tạp ghê. May mà có tranvi và baby_plm chỉ ra lối thoát chứ không chắc chạy mất dép quá.

Nhân tiện bàn về thành phần phân bón, cho tôi xin hỏi: tôi có cây đỗ ván năm ngoài ra được vài quả lưa thưa rồi rụng, tôi đồ là thiếu phân nên bón cho nó ít phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh, năm nay nó mọc tốt um tùm nhưng đến giờ vẫn chưa có hoa quả gì. Xin hỏi tôi phải làm thế nào cho nó ra quả? Phân hữu cơ vi sinh liệu có thay thế được phân hóa học không? Bạn nào biết xin vui lòng chỉ giáo.
 
- nếu tính như thế này thì thay thằng lân bằng thằng DAP thì % từ 15% có thể lên 20% rồi còn gì đúng ko các bác. vì để có 10kg 15% thì chỉ cần dùng khoảng 8kg của 3 thằng đó cộng lại thôi. ko biết đúng ko. :D
 
bí mật của phân NPK là phối hợp cả phân đơn và phân đa với nhau.
để có 1000 kg NPK tỉ lệ 15:15:15 cần dùng:
DAP: 325 kg
supe lân: 3kg
ure: 199 kg
kcl: 300 kg
chất độn: 173 kg

muốn giảm chất độn xuống, các bác giảm DAP xuống, tăng supe lân và ure lên là đc.
 
bí mật của phân NPK là phối hợp cả phân đơn và phân đa với nhau.
để có 1000 kg NPK tỉ lệ 15:15:15 cần dùng:
DAP: 325 kg
supe lân: 3kg
ure: 199 kg
kcl: 300 kg
chất độn: 173 kg

muốn giảm chất độn xuống, các bác giảm DAP xuống, tăng supe lân và ure lên là đc.
chất độn là gì thế bác có phải là đất sét hoặc cát khong thế.
- theo mình nếu muốn trộn giống npk đóng bao có trên thị trường thì phải mua phân đơn về rồi + với chất độn mới ra đúng tỷ lệ được thôi. :D
- uh mà nhân đây xin hỏi luôn công thức của 20-20-15, với thằng 16-16-8 thì phối trộn thế nào vậy bác.thank trước
 
chất độn là đá vôi nghiền, than bùn, đất sấy khô, đất sét

nếu bác chỉ trộn supe lân, ure , kcl để thành tỷ lệ NPK 15-15-15 thì ko thể nào trộn đc vì hàm lượng p2o5 trong phân supe quá thấp, trong khi N, K2O lại quá cao. 15-15-15 là tính tỉ lệ đơn chất trên tổng khối lượng NPK. cần phải có thêm 1 loại phân khác có hàm lượng p2o5 cao để bù vào.

để có 1000 kg NPK tỉ lệ 20-20-15:
DAP: 434kg
supe lân: 2 kg
ure : 265 kg
kcl: 300 kg

cơ mà cộng tổng lại thì ra 1001 kg :D

để có 1000 kg NPK tỉ lệ 16-16-8:
DAP: 347 kg
supe lân: 2kg
ure: 212 kg
kali: 160
chất độn: 279 kg
 
chất độn là đá vôi nghiền, than bùn, đất sấy khô, đất sét

nếu bác chỉ trộn supe lân, ure , kcl để thành tỷ lệ NPK 15-15-15 thì ko thể nào trộn đc vì hàm lượng p2o5 trong phân supe quá thấp, trong khi N, K2O lại quá cao. 15-15-15 là tính tỉ lệ đơn chất trên tổng khối lượng NPK. cần phải có thêm 1 loại phân khác có hàm lượng p2o5 cao để bù vào.

để có 1000 kg NPK tỉ lệ 20-20-15:
DAP: 434kg
supe lân: 2 kg
ure : 265 kg
kcl: 300 kg

cơ mà cộng tổng lại thì ra 1001 kg :D

để có 1000 kg NPK tỉ lệ 16-16-8:
DAP: 347 kg
supe lân: 2kg
ure: 212 kg
kali: 160
chất độn: 279 kg
- như vậy nếu mình trộn 16-16-8 giống như công thức của bác mà ko cho chất độn vào thì khi bón cho cây cũng giống như thằng npk đóng bao thôi đúng ko. vì nhẹ hơn đợc 279kg thì nhẹ đuơc 1 phần sức lao động rồi đúng ko bác.
 
ko cho chất độn vào thì tỉ lệ sẽ thành 22-22 - 11. lượng phân bón trung bình cho 1 gốc cây sẽ giảm xuống. vd: thay vì bón 1kg/ gốc nay bón 0.72 kg NPK thôi. bác bón cẩn thận ko xót rễ cây
 
ko cho chất độn vào thì tỉ lệ sẽ thành 22-22 - 11. lượng phân bón trung bình cho 1 gốc cây sẽ giảm xuống. vd: thay vì bón 1kg/ gốc nay bón 0.72 kg NPK thôi. bác bón cẩn thận ko xót rễ cây
thank bác. thế là từ nay tự tin chơi 3 thằng đó trộn lại rồi mà ko biết mua vi lượng ở đâu the bác cho nó giống mây thằng NPK đóng bao. :D. mà nhân đây cho mình hỏi them 1 cái nữa thằng silic với kcl nó có giống nhau ko. có thể thay thế 50% kcl ko. trên thị trường thấy bán nhiều phân kali silic quá 30%k và 31%silic. sài thằng đó thay thế kcl 61% luôn có được ko bác :D
 
Last edited by a moderator:
SiO2 chính là công thức hóa học của cát trắng đấy bác à. chỉ có mỗi cây lúa là có nhu cầu cao về silic thôi, còn những cây khác ko bón cũng chẳng sao. bác thích thì mua cả xe cát về bón cây cho rẻ :D

còn KCl thì cây chỉ sử dụng mỗi K, ko sử dụng Clo. phân này bón cho đất trong thời gian dài có thể làm cho đất bị chua đi.

còn so sánh giữa phân KCl và K2O.SiO2 thì bón phân silic an toàn cho đất hơn. nhưng KCl lại có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn ( 50%K)SiO2 chính là công thức hóa học của cát trắng đấy bác à. chỉ có mỗi cây lúa là có nhu cầu cao về silic thôi, còn những cây khác ko bón cũng chẳng sao. bác thích thì mua cả xe cát về bón cây cho rẻ :D

còn KCl thì cây chỉ sử dụng mỗi K, ko sử dụng Clo. phân này bón cho đất trong thời gian dài có thể làm cho đất bị chua đi.

còn so sánh giữa phân KCl và K2O.SiO2 thì bón phân silic an toàn cho đất hơn. nhưng KCl lại có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn ( 50%K)
 
SiO2 là thủy tinh làm cốc uống rượu,
hay kính nhà cửa. Nếu ở tự nhiên, nó
là cát vàng ở sông, chứ không phải cát
trắng. Gọi là cát vàng, vì nó bị nhuộm
gỉ sắt mà có màu vàng. Thực chất thì nó
không màu. Đó là những hạt cuội trong
suốt không màu, thường to bằng đốt ngón
tay, hay bằng trái trứng gà. Đập vỡ ra
thì là cát trong suốt. Sau một thời gian
ở dưới sông, thì nó trở thành màu vàng.

Cát trắng ở bờ biển thì lại là đá vôi
CaCO3, là vỏ san hô và hàu hến vỡ ra, bị
sóng nhồi, gió thổi mà ở bờ biển.

Nói cho rõ để bà con khỏi lầm. Dù sao,
đất ở Việt Nam thường có cát Si02, nên
chúng ta khỏi cần bón phân Silic.
 
Back
Top