Cách chọn bao bì để bảo quản rau quả tươi

  • Thread starter ebooks
  • Ngày gửi
CHIA SẺ KINH NGHIỆM CHỌN BAO BÌ ĐỂ BẢO QUẢN RAU QUẢ TƯƠI

1. ĐẶC ĐIỂM CỦA RAU QUẢ TƯƠI
- Rau quả tươi là loại thực phẩm tương đối khó bảo quản vì lượng nước trong rau quả cao (chiếm 95%) là điều kiện tốt cho vi khuẩn hoạt động. Mặt khác, thành phần dinh dưỡng trong rau quả phong phú có chứa nhiều đường, đạm, muối khoáng, vitamin…trong khi đó kết cấu của đa số loại rau quả lại lỏng lẻo, mềm xốp, dễ bị xây xát, bẹp nát nên vi sinh vật dễ xâm nhập
- Trong rau quả còn chứa nhiều loại men, sau khi thu hoạch trong quá trình bảo quản nó vẫn tiếp tục tiến hành hàng loạt các quá trình sinh lý, sinh hóa, thủy phân tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển
-Bản thân rau quả còn diễn ra những biến đổi về vật lý như sự bay hơi nước là hiện tượng thường xuyên xảy ra làm cho rau quả bị héo giảm trọng lượng và giảm phẩm chất
vegetables-1-1024x556.jpg

2. CÁCH CHỌN CHẤT LƯỢNG BAO BÌ BAO GÓI

Ngày nay người ta thường sử dụng các loại túi để bảo quản và kéo dài thời gian sống của các loại trái cây tươi Rau quả tươi (dứa, táo,cà chua,rau muống…) nên chọn các loại bao PE,PP, PVC, OTR....
Ví dụ: Trái thanh long sau khi thu hoạch , bảo quản trong OTR kết hợp với nhiệu độ thấp 10 độ C có thể kéo dài lên đến 49 ngày, tăng gấp ba lần so với quả không được dùng bao gói

trai_cay_VXOJ.jpg


3.PHƯƠNG PHÁP BAO GÓI

- Rau quả tươi bao gói bằng phương pháp hút chân không MAP, CAP, không dùng CO. Trong đó phương pháp hút chân không MAP là phương pháp được sử dụng nhiều hơn cả
- Rút chân không là phương pháp loại thành phần oxi có trong bao bì rau quả được bao gói bằng màng plastic sau đó được hút chân không và mang đi bảo quản lạnh
VD: Dứa sau khi xử lý, định hình được bao bọc bằng màng plastic sau đó dc hút chân không và hàn kín
- Phương pháp bao gói MAP là rút toàn bộ không khí trong bao bì thực phẩm ra ngoài và thay vào đó là hỗn hợp khí CO2, N2, O2 với tỷ lệ thích hợp.
- Phương pháp bao gói CAP Phương pháp này người ta cũng rút toàn bộ không khí bên trong bao bì ra sau đó bơm vào bao bì hỗn hợp các khí oxi, nito, cacbonic với tỉ lệ thích hợp, người ta sẽ giữ ổn định nó trong suốt quá trình.Ví dụ: táo bảo quản được 6 – 9 tháng ở nhiệt độ 0 – 40C, O2: 10 – 12%, 5% CO2, còn lại là nitoPhương pháp này chủ yếu áp dụng đối với: táo, quả bơ, chuối, xà lách, măng tây. Do thiết bị đắt tiền, phức tạp, đò hỏi sự chú ý đặc biệt trong vận hành kho bảo quản, tính ổn định của chế độ bảo quản không cao, và thay đổi đối với các loại và giống rau quả khác nhau nên phương pháp này ít phổ biến, dù chất lượng bảo quản cao.

14244_may-hut-chan-khong.jpg
 




Back
Top