Cách kích thích tảo lục sinh sôi mạnh trong ao nuôi Ốc Đắng, Ốc Quắn, Ốc Vặn, Ốc Rạ, Tép Ruộng, Tép Rong, Tép Riu.
Việc cải thiện chất lượng nước và tạo điều kiện sống tốt cho tôm. Bài viết này từ tư liệu của anh Bùi Quang Võ ở thành phố Vĩnh Long sẽ giúp bà con khám phá chi tiết về tảo lục từ khái niệm, lợi ích, dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân sinh sôi, đến cách thức gây tảo lục trong ao nuôi tôm, với sự nhấn mạnh vào vai trò của vi sinh vật.Tảo lục.
Tảo lục, hay còn gọi là Chlorophyta, là một nhóm lớn của tảo xanh, bao gồm các loại từ đơn bào đến đa bào phức tạp, có màu xanh đặc trưng nhờ vào Chlorophyll A và B.
Chúng thực hiện quang hợp, chuyển đổi ánh sáng và CO2 thành Oxy và Glucose, đóng vai trò quan trọng trong chuỗi thức ăn nước và cung cấp Oxy cho môi trường sống.
Ánh sáng là yếu tố quan trọng để kích thích tảo lục trong ao nuôi tôm sinh trưởng và phát triển. Do ánh sáng sẽ cung cấp ánh nắng để tảo lục thực hiện quá trình quang hợp, vì vậy không nên che phủ quá nhiều và để ánh sáng mặt trời có thể chiếu vào ao nuôi.
Cách gây màu tảo lục cho ao nuôi Ốc Đắng, Ốc Quắn, Ốc Vặn, Ốc Rạ, Tép Ruộng, Tép Rong, Tép Riu.
Ngoài ra, bà con có thể tăng cường sử dụng đèn chiếu sáng vào ban đêm để tăng cường ánh sáng cho tảo lục.
Bà con tham khảo 3 cách gây màu nõn chuối (màu tảo lục) cho ao nuôi Ốc Đắng, Ốc Quắn, Ốc Vặn, Ốc Rạ, Tép Ruộng, Tép Rong, Tép Riu.
- Gây màu nước bằng chế phẩm sinh học
Đó là lý do tại sao bà con nuôi tôm tin chọn sử dụng vì lên màu chỉ trong Nửa ngày. Không chỉ vậy, Bio Active còn có khả năng phân hủy bùn bã hữu cơ, giúp cân bằng và ổn định môi trường nước. Với 3 chức năng nhưng chỉ gói gọn trong 1 sản phẩm giúp bà con tiết kiệm được 1 lượng chi phí lớn, tăng khả năng cạnh tranh khi xuất ao.
Lưu ý đối với ao nuôi tép ruộng sinh sản là cần phải theo dõi độ pH và lượng Oxy trong ao.
Tép sinh sản cần có đầy đủ lượng Oxy thường xuyên, nên khi tảo xanh nhiều quá thì ban đêm nên sục khí để đảm bảo lượng Oxy cho Tép Sinh sản.
Đối với tép ruộng tép đồng, mức độ pH lý tưởng để sinh sản là khoảng 6.5 đến 7.5. Về lượng oxy, môi trường cần có lượng oxy đủ để hỗ trợ sự phát triển của cá nhỏ, thường là 5-6 mg/L.
Độ pH
- Độ pH lý tưởng: 6.5 - 7.5
- Độ pH này đảm bảo môi trường nước không quá acid hay kiềm, giúp tép sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ.
Lượng Oxy
- Mức oxy hòa tan lý tưởng: 5 - 6 mg/L
- Đảm bảo lượng oxy này giúp tép có đủ không khí để hô hấp và sinh sản.
Các yếu tố khác cần lưu ý:
- Nhiệt độ nước: Tép thường phát triển tốt ở nhiệt độ 22 - 28°C.
- Chất lượng nước: Đảm bảo nước sạch và không chứa chất gây ô nhiễm. Thay nước định kỳ và kiểm tra chất lượng nước thường xuyên.
- Thức ăn: Cung cấp thức ăn phong phú và giàu dinh dưỡng để tép có thể phát triển khỏe mạnh.
Vi sinh gây màu nước Bio Active chứa các vi sinh kích thích tảo lục sinh sôi nhanh chóng, gây màu xanh nõn chuỗi chỉ trong nửa ngày mà không cần ngâm ủ
*Hướng dẫn sử dụng:
Bà con không cần ngâm ủ, chỉ cần pha với nước và tạt trực tiếp xuống ao với liều lượng 1 Lít xử lý được 10.000m3 nước.
– Gây màu tảo lục và khử nhớt sạch bạt sẽ đánh vào buổi sáng khi trời nắng.
– Giảm khí độc và xử lý tảo độc gây hại sẽ đánh vào ban đêm (Từ 21h – 22h là thời điểm hiệu quả nhất)
- Gây màu nước bằng chất vô cơ
Trong đó, Urê phosphate được dùng nhiều nhất với liều lượng bón phân từ 40 – 50kg/ha (Bón trong vòng 20 – 25 ngày) và thường được dùng trong mô hình nuôi tôm quảng canh.
Cần chú ý đến liều lượng và tần suất bón phân, tránh bón quá nhiều gây ô nhiễm, làm giảm chất lượng nước và gây hại cho tôm. Tuy phương pháp này hiệu quả nhưng sẽ không giữ được màu nước ổn định và lâu dài.
- Gây màu nước bằng cám gạo, phân xanh và bột đậu nành
– Rải đều các chất hữu cơ trên xuống ao với liều lượng 30 – 50kg/ha/ trong 1 ngày. Sau 1 tuần, màu nước ao sẽ có màu nõn chuối (màu tảo lục). Ngoài ra có thể dùng cám gạo hoặc hỗn hợp cám gạo và bột gạo (1:1) để gây màu tảo lục cho ao nuôi.
– Sử dụng công thức 2:1:2 (2kg cám gạo + 1kg bột cá + 2kg bột đậu nành).
Sau đó trộn đều lại với nhau và nấu chín, ủ kín từ 2 – 3 ngày là có thể sử dụng để gây màu tảo lục cho ao nuôi. Bà con dùng với liều lượng 3 – 4kg/1.000m3 và bón liên tục trong 3 ngày đến khi đạt độ trong từ 30 – 40cm sẽ tiến hành thả giống. Sau 7 ngày sẽ bón bổ sung nhưng giảm 1/2 liều lượng so với ban đầu.
– Có thể ủ chung với EM gốc để tạo ra dòng EM thứ cấp chuyên dùng để gây màu.
Công thức ủ như sau: 1 lít EM gốc + 1kg mật rỉ đường + 2kg cám gạo + 50 lít nước ủ kín không sục khí từ 5 – 7 ngày. Ngoài ra trong quá trình ủ có thể bỏ thêm thức ăn cho tôm hoặc bổ sung thêm khoáng vào bồn ủ.
Lưu ý: Nên ủ hoai phân phân chuồng trước khi bón xuống ao ruộng nuôi. Không nên bón phân chuồng chưa ủ để tránh phân mang mầm bệnh gây hại. Bà con nên áp dụng gây màu tảo lục vào những ngày trời có nắng và đủ ánh sáng mặt trời. Đồng thời điều chỉnh các chỉ số môi trường nước ao nuôi ở ngưỡng phù hợp trước khi tiến hành gây màu.
Last edited: