Thuộc trong Mô hình Thủy sản của ông Bùi Quang Võ.
I. THỨC ĂN CHO ỐC ĐẮNG VÀ CÁC GIỐNG ỐC TƯƠNG CẬN NHƯ ỐC VẶN, ỐC QUẮN, ỐC RẠ, ỐC SUỐI, ỐC ĐÁ..
(Nguồn Mô hình "Giải pháp Chiến lược nuôi 4 loài thủy sản" trong tư liệu nghiên cứu Đề tài Giải Pháp Chiến Lược Bền Vững của nhà nghiên cứu Bùi Quang Võ ở HỢP TÁC XÃ Tâm Phú Đức Thành phố Vĩnh Long )Bể nuôi ốc Đắng ở Thái Lan
Thức ăn của ốc Đắng cũng có thể áp dụng cho những giống ốc khác như Ốc Rạ, Ốc Vặn, Ốc Quắn. Ốc Suối, Ốc Đá... các loài ốc này chủ yếu là ăn phù du, phiêu sinh vật, rong, tảo, chất hữu cơ phân hủy, rau mềm, thủy sinh.
Ngoài ra chúng ta có thể tạo thức ăn như cắt thân lá cây khoai nước, khoai ngứa, khoai môn, rau lang rau muống luộc, cảm gạo, phân xanh, phân trâu bò, cám công nghiệp thả xuống ruộng, ao bể nuôi ốc
Trường hợp nuôi Ốc Đắng trong ao, hồ, ruộng, đầm, hồ xi măng thì cần thiết gây màu Xanh Lục cho nước. Màu nước càng Xanh tức là số lượng Tảo xanh trong nước rất nhiều sẽ là nguồn thức ăn lý tưởng cho Ốc.
NUÔI ỐC ĐẮNG CHO KẾT QUẢ NGỌT.
+ Ốc Đắng, ốc Vặn, có tên khoa học là Ellamya Chinensis,
+ Hình thái to lớn nhất gọi là Ốc Rạ, ốc Ruộng, tên khoa học là Bellamya chinensis, Cipangopalndina Cathayensis, có thể lớn bằng quả trứng gà ta, ốc Cái sống được 5 năm, ốc Đực sống được 3 năm.
+ Năm nay là 2.024 là đã có hàng trăm hộ ở Yên Bái ( chủ yếu là xã Nà Hẩu huyện Văn Yên), kế là Lạng Sơn, Lào Cai...










+ Mô hình nghiên cứu thí nghiệm nuôi ốc Đắng, Ốc Rạ đầu tiên đã được anh Bùi Quang Võ xây dựng thể nghiệm ở thành phố Vĩnh Long vào năm 2.012, thực hiện theo mô hình nuôi ốc "Đắng" của Thái Lan.
+ Chúng ta hy vọng về sau là sẽ có thêm hàng trăm nơi ở vùng sâu ở tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận, và khu vực miền núi ở miền Bắc sẽ phát triển nuôi các loại ốc Đắng. Ốc Quắn, Ốc Đá, Ốc Suối, Ốc Rạ để làm Kinh tế với hiệu quả cao.
+ Thông thường là người dân ở miền Bắc thì rất nhạy bén áp dụng những mô hình phát triển kinh tế mới rất mạnh dạn hơn người dân ở miền trong thì giờ nên nuôi ốc Ruộng rất phù hợp khi giá thức ăn chăn nuôi đã tăng rất cao. Ta có thể - TỰ TẠO RA CON GIỐNG DỄ DÀNG
Cách gây màu nước Xanh trong ao nuôi Ốc Đắng hiệu quả nhất, tảo phát triển tốt sẽ tạo điều kiện cho Ốc Đắng sinh trưởng nhanh chóng. Vì thế muốn nuôi Ốc Đắng tốt và hiệu quả, thì trước tiên bà con cần phải gây màu nước để tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho Ốc Đắng. Nội dung dưới đây sẽ giới thiệu đến bà con cách gây màu nước Xanh lục trong ao nuôi Ốc Đắng.
Gây tạo màu nước Xanh của Tảo trong ao nuôi Ốc Đắng có vai trò rất quan trọng cho quá trình nuôi Ốc Đắng, bởi màu nước có nhiều Tảo Xanh sẽ quyết định tỷ lệ sống của Ốc Đắng trong tháng nuôi Ốc Đắng đầu tiên cũng như là tốc độ tăng trưởng và phát triển đồng đều của Ốc Đắng. Do vậy, bà con cần chú ý đến gây màu nước xanh trong ao nuôi trước khi thả Ốc.
Trồng nhiều cây Môn nước để làm thức ăn cho Ốc.
Nơi nào ít có phân Trâu Bò thì cũng nên trồng nhiều cây môn nước hay còn được gọi là môn ngứa, khoai ngứa để rải xuống ao bể làm thức ăn cho ốc rất tốt.










II. Cách kích thích tảo lục trong ao nuôi Ốc Đắng, Ốc Rạ, Tép Rong, Tép Ruộng.
Cách kích thích tảo lục sinh sôi mạnh trong ao nuôi Ốc Đắng, Ốc Quắn, Ốc Vặn, Ốc Rạ, Tép Ruộng, Tép Rong, Tép Riu.
Việc cải thiện chất lượng nước và tạo điều kiện sống tốt cho tôm. Bài viết này từ tư liệu của anh Bùi Quang Võ ở thành phố Vĩnh Long sẽ giúp bà con khám phá chi tiết về tảo lục từ khái niệm, lợi ích, dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân sinh sôi, đến cách thức gây tảo lục trong ao nuôi tôm, với sự nhấn mạnh vào vai trò của vi sinh vật.Tảo lục.
Tảo lục, hay còn gọi là Chlorophyta, là một nhóm lớn của tảo xanh, bao gồm các loại từ đơn bào đến đa bào phức tạp, có màu xanh đặc trưng nhờ vào Chlorophyll A và B.
Chúng thực hiện quang hợp, chuyển đổi ánh sáng và CO2 thành Oxy và Glucose, đóng vai trò quan trọng trong chuỗi thức ăn nước và cung cấp Oxy cho môi trường sống.
Ánh sáng là yếu tố quan trọng để kích thích tảo lục trong ao nuôi tôm sinh trưởng và phát triển. Do ánh sáng sẽ cung cấp ánh nắng để tảo lục thực hiện quá trình quang hợp, vì vậy không nên che phủ quá nhiều và để ánh sáng mặt trời có thể chiếu vào ao nuôi.
Cách gây màu tảo lục cho ao nuôi Ốc Đắng, Ốc Quắn, Ốc Vặn, Ốc Rạ, Tép Ruộng, Tép Rong, Tép Riu.
Ngoài ra, bà con có thể tăng cường sử dụng đèn chiếu sáng vào ban đêm để tăng cường ánh sáng cho tảo lục.

Bà con tham khảo 3 cách gây màu nõn chuối (màu tảo lục) cho ao nuôi Ốc Đắng, Ốc Quắn, Ốc Vặn, Ốc Rạ, Tép Ruộng, Tép Rong, Tép Riu.
- Gây màu nước bằng chế phẩm sinh học
Đó là lý do tại sao bà con nuôi tôm tin chọn sử dụng vì lên màu chỉ trong Nửa ngày. Không chỉ vậy, Bio Active còn có khả năng phân hủy bùn bã hữu cơ, giúp cân bằng và ổn định môi trường nước. Với 3 chức năng nhưng chỉ gói gọn trong 1 sản phẩm giúp bà con tiết kiệm được 1 lượng chi phí lớn, tăng khả năng cạnh tranh khi xuất ao.
Lưu ý đối với ao nuôi tép ruộng sinh sản là cần phải theo dõi độ pH và lượng Oxy trong ao.
Tép sinh sản cần có đầy đủ lượng Oxy thường xuyên, nên khi tảo xanh nhiều quá thì ban đêm nên sục khí để đảm bảo lượng Oxy cho Tép Sinh sản.
Đối với tép ruộng tép đồng, mức độ pH lý tưởng để sinh sản là khoảng 6.5 đến 7.5. Về lượng oxy, môi trường cần có lượng oxy đủ để hỗ trợ sự phát triển của cá nhỏ, thường là 5-6 mg/L.
Độ pH
- Độ pH lý tưởng: 6.5 - 7.5
- Độ pH này đảm bảo môi trường nước không quá acid hay kiềm, giúp tép sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ.
Lượng Oxy
- Mức oxy hòa tan lý tưởng: 5 - 6 mg/L
- Đảm bảo lượng oxy này giúp tép có đủ không khí để hô hấp và sinh sản.
Các yếu tố khác cần lưu ý:
- Nhiệt độ nước: Tép thường phát triển tốt ở nhiệt độ 22 - 28°C.
- Chất lượng nước: Đảm bảo nước sạch và không chứa chất gây ô nhiễm. Thay nước định kỳ và kiểm tra chất lượng nước thường xuyên.
- Thức ăn: Cung cấp thức ăn phong phú và giàu dinh dưỡng để tép có thể phát triển khỏe mạnh.

Vi sinh gây màu nước Bio Active chứa các vi sinh kích thích tảo lục sinh sôi nhanh chóng, gây màu xanh nõn chuỗi chỉ trong nửa ngày mà không cần ngâm ủ
*Hướng dẫn sử dụng:
Bà con không cần ngâm ủ, chỉ cần pha với nước và tạt trực tiếp xuống ao với liều lượng 1 Lít xử lý được 10.000m3 nước.
– Gây màu tảo lục và khử nhớt sạch bạt sẽ đánh vào buổi sáng khi trời nắng.
– Giảm khí độc và xử lý tảo độc gây hại sẽ đánh vào ban đêm (Từ 21h – 22h là thời điểm hiệu quả nhất)
- Gây màu nước bằng chất vô cơ
Trong đó, Urê phosphate được dùng nhiều nhất với liều lượng bón phân từ 40 – 50kg/ha (Bón trong vòng 20 – 25 ngày) và thường được dùng trong mô hình nuôi tôm quảng canh.
Cần chú ý đến liều lượng và tần suất bón phân, tránh bón quá nhiều gây ô nhiễm, làm giảm chất lượng nước và gây hại cho tôm. Tuy phương pháp này hiệu quả nhưng sẽ không giữ được màu nước ổn định và lâu dài.
- Gây màu nước bằng cám gạo, phân xanh và bột đậu nành
– Rải đều các chất hữu cơ trên xuống ao với liều lượng 30 – 50kg/ha/ trong 1 ngày. Sau 1 tuần, màu nước ao sẽ có màu nõn chuối (màu tảo lục). Ngoài ra có thể dùng cám gạo hoặc hỗn hợp cám gạo và bột gạo (1:1) để gây màu tảo lục cho ao nuôi.
– Sử dụng công thức 2:1:2 (2kg cám gạo + 1kg bột cá + 2kg bột đậu nành).
Sau đó trộn đều lại với nhau và nấu chín, ủ kín từ 2 – 3 ngày là có thể sử dụng để gây màu tảo lục cho ao nuôi. Bà con dùng với liều lượng 3 – 4kg/1.000m3 và bón liên tục trong 3 ngày đến khi đạt độ trong từ 30 – 40cm sẽ tiến hành thả giống. Sau 7 ngày sẽ bón bổ sung nhưng giảm 1/2 liều lượng so với ban đầu.
– Có thể ủ chung với EM gốc để tạo ra dòng EM thứ cấp chuyên dùng để gây màu.
Công thức ủ như sau: 1 lít EM gốc + 1kg mật rỉ đường + 2kg cám gạo + 50 lít nước ủ kín không sục khí từ 5 – 7 ngày. Ngoài ra trong quá trình ủ có thể bỏ thêm thức ăn cho tôm hoặc bổ sung thêm khoáng vào bồn ủ.
Lưu ý: Nên ủ hoai phân phân chuồng trước khi bón xuống ao ruộng nuôi. Không nên bón phân chuồng chưa ủ để tránh phân mang mầm bệnh gây hại. Bà con nên áp dụng gây màu tảo lục vào những ngày trời có nắng và đủ ánh sáng mặt trời. Đồng thời điều chỉnh các chỉ số môi trường nước ao nuôi ở ngưỡng phù hợp trước khi tiến hành gây màu.










PHỤ LỤC :
Dự Án Xử Lý Rác Thải Hữu Cơ và Nuôi Trồng Thủy Sản Bền Vững.
Tác giả : Trích từ nguồn đề xuất của tác giả đề tài là ông Bùi Quang Võ thuộc Hợp Tác Xã Tâm Phú Đức ở phường 9 Thành phố Vĩnh Long. Hiện nay rác hữu cơ thật sự là rất quý giá với nền kinh tế nông nghiệp hữu cơ tuần hoàn xanh. Rác thải hữu cơ từ sản phẩm nông nghiệp là nên tổ chức xử lí đơn giản là mới thực sự đại trà được. Chủ yếu là sử dụng nhân công địa phương nhiều hơn là sử dụng công nghệ tiên tiến hiện đại trong lúc nhiều người dân lao động phổ thông rất cần công ăn việc làm ổn định.Hướng về lợi ích cộng đồng và môi trường xanh là quan trọng hơn với xử lý rác truyền thống với phương pháp kỹ thuật bán tự động, trong đó cố gắng đầu tư thiết bị chủ yếu trong nước sản xuất tại chỗ. Cân nhắc giảm đầu tư 1 tỷ đồng là có cơ hội cho 5 - 10 việc làm.
Thật tế là nền sản xuất nông nghiệp hữu cơ còn thiếu nhiều phân hữu. Do sản xuất nông nghiệp của chúng ta chưa triệt để khai thác sử dụng nước cho giá trị hơn. Nếu như biết khai thác nuôi trồng thủy sản có chiến lược hơn là có thể hiểu rằng nếu đem rác hữu cơ để đốt sản xuất điện là quá linh hồn ảnh phí nếu như ta phân tích được là 10 tấn rác sẽ tạo ra được biết bao nhiêu tấn phù sa nhân tạo để phát triển triển tảo và vi sinh vật.
Để có tầm nhìn phù hợp là không nhất thiết nhìn cao, nhìn xa, nhìn rộng với chuyên môn học viện. Mà là chỉ cần có một tầm phù hợp và tổ chức phù hợp nhất với điều kiện đầu tư của mỗi địa phương là sẽ làm được những kết quả thật kỳ diêu.
Hãy nhìn rác thải hữu cơ từ sản phẩm nông nghiệp là quà tặng quý báu của ngành công nghiệp là chúng ta khó lòng mà xem nó như đối tượng gây ô nhiễm môi trường.
I. Mục tiêu dự án
- Xử lý rác thải hữu cơ sinh hoạt, rác chợ đô thị, rác trái cây rau củ hiệu quả.
- Sản xuất phân hữu cơ chất lượng cao, phục vụ cho mô hình nuôi 4 loài thủy sản (Ốc Đắng, Tép, Cá, Cua).
- Sử dụng năng lượng mặt trời để giảm thiểu tiêu thụ năng lượng truyền thống và bảo vệ môi trường.
II. Phương hướng dự án
- Thu gom và xử lý rác thải hữu cơ:
- Thu gom: Rác thải hữu cơ sinh hoạt, rác chợ, trái cây và rau củ.
- Phân loại: Rác thải được phân loại theo mức độ phân hủy và tính chất.
- Xử lý sơ cấp:
- Con bò, dê, heo, gà, vịt ăn những phần rác dễ tiêu hóa.
- Rác kém ăn được xay cho lính đen (ruồi lính đen) tiêu hóa.
- Ủ và sản xuất phân hữu cơ:
- Ủ men vi sinh: Phần rác còn lại được xay băm để ủ men vi sinh.
- Phơi sấy và nghiền: Phân hữu cơ phần đông sẽ phơi sấy và nghiền ra bột mạt cưa.
- Thu hoạch phân hữu cơ:
- Thu hoạch phân hữu cơ đang phân hủy.
- Nghiền nhỏ loại hữu cơ chậm phân hủy có sợi gỗ và phân đã hủy để làm phù sa nhân tạo.
- Phù sa nhân tạo: Làm phù sa nhân tạo như ở thượng nguồn để bù đắp nước cạn kiệt phù sa, trước mắt phục vụ nuôi 4 loài thủy sản.
- Sử dụng năng lượng mặt trời:
- Điện năng lượng mặt trời: Sử dụng điện năng lượng mặt trời trong các quy trình chế biến, xay nghiền và bơm nước.
III. Tổ chức đội ngũ nhân sự
- Ban quản lý dự án:
- Quản lý toàn bộ dự án, điều phối các hoạt động và giám sát tiến độ.
- Phụ trách liên hệ với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương và các đối tác.
- Đội ngũ thu gom và xử lý rác thải:
- Thu gom và phân loại rác thải từ các nguồn khác nhau.
- Xử lý sơ cấp rác thải và cho vật nuôi tiêu hóa.
- Đội ngũ sản xuất phân hữu cơ:
- Quản lý quá trình ủ men vi sinh, phơi sấy và nghiền phân hữu cơ.
- Kiểm tra chất lượng và thu hoạch phân hữu cơ.
- Đội ngũ kỹ thuật năng lượng mặt trời:
- Lắp đặt và bảo dưỡng hệ thống năng lượng mặt trời.
- Quản lý vận hành và sửa chữa các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời.
- Đội ngũ nuôi trồng thủy sản:
- Quản lý và vận hành mô hình nuôi 4 loài thủy sản.
- Kiểm tra chất lượng nước và môi trường nuôi trồng.
IV. Đầu tư chuẩn bị thiết bị, trang bị
- Thiết bị thu gom và xử lý rác thải:
- Xe thu gom rác thải.
- Thiết bị phân loại rác thải.
- Máy xay và băm rác thải.
- Thiết bị ủ và sản xuất phân hữu cơ:
- Thùng ủ men vi sinh.
- Máy phơi sấy phân hữu cơ.
- Máy nghiền phân hữu cơ.
- Hệ thống năng lượng mặt trời:
- Tấm pin năng lượng mặt trời.
- Bộ biến tần và ắc quy lưu trữ điện.
- Hệ thống dây dẫn và các thiết bị điều khiển.
- Trang thiết bị nuôi trồng thủy sản:
- Bể nuôi, ao nuôi thủy sản.
- Hệ thống cấp nước và thoát nước.
- Thiết bị kiểm tra chất lượng nước và môi trường nuôi trồng.
V. Khuyến khích và hỗ trợ cộng đồng
- Tái hòa nhập cộng đồng:
- Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tái hòa nhập và kết nối với xã hội.
- Củng cố niềm tin vào chính sách hỗ trợ tích cực của nhà nước và các tổ chức xã hội.
- Nhận sự hỗ trợ từ các Mạnh Thường Quân:
- Khuyến khích các Mạnh Thường Quân và các tổ chức từ thiện đóng góp và hỗ trợ cho người dân.
- Khuyến khích các tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp, và cá nhân tham gia đóng góp tài chính và hiện vật.
- Tạo nhận thức về tình thương và sự quan tâm:
- Xây dựng ý thức về tình thương và sự quan tâm từ cộng đồng đối với người dân tham gia dự án.
- Tạo môi trường an ủi và động viên, giúp người dân cảm thấy được yêu thương và hỗ trợ, hướng tới cuộc sống hạnh phúc và thịnh vượng bền vững hơn.
File đính kèm
Last edited: