Cách phòng và trị bệnh thối nhũn trái trên cây mít

  • Thread starter tuanngo1994
  • Ngày gửi
Bệnh do nấm Rhizopus nigricans gây ra và do thiếu canxi gây nên. Bệnh gây hại trên hoa và trái non, làm trái thối đen và rụng. Vết bệnh khởi đầu là đốm màu nâu đen, sau bệnh lan dần cả trái, làm cả trái bị thối đen.

Triệu chứng bệnh:

Trên vết bệnh sản sinh các sợi nấm và túi bào tử màu đen mọc tua tủa. Bệnh có thể xuất hiện bất cứ vị trí nào của trái. Bệnh lây lan nhanh từ trái này sang trái khác. Bệnh chỉ gây hại giai đọan trái non.

Tốc độ phát triển của bệnh rất nhanh. Ban đầu vết bệnh chỉ là một vài đốm nhỏ màu xám, sau đó cứ lan rộng dần ra xung quanh thành như vết dầu loang theo nhiều hướng, lan rộng hơn theo chiều dọc trái. Vết thâm tạo thành viền mờ từ xám đến nâu nhạt ở tâm lan ra hết toàn bộ diện tích bề mặt vỏ trái chỉ sau khoảng một, hai tuần.

ec8655a0f5e41cba45f5

Trên vết bệnh sản sinh các sợi nấm và túi bào tử màu đen mọc tua tủa.

Vào giai đoạn cuối, trên vỏ trái bệnh chuyển sang màu đen rồi màu xám, quệt ngón tay có thể lấy ra thứ “bột” bào tử nấm. Soi trên kính lúp hay kính hiển vi thấy từ bề mặt vỏ trái mọc ra rất nhiều túi bào tử. Trong trường hợp nấm Rhizopus nigricans đã hoàn tất sản sinh bào tử thì nước là con đường phát tán chúng vào đất.

Điều kiện phát sinh

Bệnh phát triển nhiều trong điều kiện thời tiết nóng và mưa nhiều, vườn cây rậm rạp, đất ẩm thấp đọng nước. Sợi nấm sẽ sản sinh rất nhiều bào tử và lây lan rất nhanh trong điều kiện có gió, mưa.

e5f25ed4fe9017ce4e81

Vỏ trái bệnh chuyển sang màu đen

Biện pháp phòng trừ:

Bệnh thối hoa, trái mít do nấm Rhizopus nigricans gây ra thường gây hại nhiều trong điều kiện vườn trồng ẩm ướt, tán cây rậm rạp, không thông thoáng và do thiếu Canxi là do trong quá trình chăm sóc.

Trong thời kỳ cây mít ra hoa, rất dễ bị nấm xâm nhập tấn công. Trên một cây có vài hoa, trái non nhiễm nấm thì tạo ra áp lực cao cho những trái còn lại. Khi hoa, trái non đã bị bệnh thì không có cách nào để chữa khỏi.

Để hạn chế tác hại của bệnh phải áp dụng các biện pháp phòng ngừa:

cfd572f3d2b73be962a6

Bao bộc trái mít bảo vệ khỏi bệnh

+ Chọn vùng đất đủ nước tưới ẩm, thoát nước tốt, vườn luôn thoáng đãng.
+ Trồng mít thưa, định kỳ (nhất là đầu mùa mưa) tỉa bỏ những cành nhỏ, cành tăm, mọc bên trong tán lá.
+ Vệ sinh vườn cây, thu gom những trái bệnh đem tiêu hủy. Chú ý loại bỏ những hoa mít đực đã khô.
+ Chọn giống ít nhiễm sâu, bệnh.
+ Bao trái lúc còn nhỏ.
+ Với trường hợp cây bị thối trái do thiếu Canxi nên sử dụng kết hợp bộ đôi sản phẩm Calcium Boron và Sitto Fopro 12-3-43 với liều lượng 250ml Calcium Boron pha với 2-3 gói Sitto Fopro 12-3-43 (tùy vào tình trạng bệnh) phun từ lúc trái non đến khi lớn giúp phòng tránh bệnh thối đen trên quả mít. Nếu mít bị bệnh do nấm nên sử dụng thuốc trị nấm trước.
+ Khi vườn bị bệnh thối trái nhiều và lặp lại hàng năm thì vào đầu vụ ra mít hoa nên phun xịt ngừa bằng một trong các loại thuốc diệt nấm như: Bemyl 50WP, Bendazol 50WP, Benotigi 50WP, Fundazol 50WP, Benzeb 70WP, Vimanco, Ridomil-Gold, Mataxyl.

CALCIUM BORON 1L.png


266135-FoPro12-3-43png.png


Công ty Sitto Việt Nam.

Để biết thêm các thông tin du lịch Phượt Hot nhất. Hãy đến với Phượt Hot
 


Last edited by a moderator:
"+ Sử dụng kết hợp bộ đôi sản phẩm Calcium Boron và Sitto Fopro 12-3-43 với liều lượng 250ml Calcium Boron pha với 2-3 gói Sitto Fopro 12-3-43 (tùy vào tình trạng bệnh) phun từ lúc trái non đến khi lớn giúp phòng tránh bệnh thối đen trên quả mít."

Phân bón lá làm sao phòng tránh bệnh này được vậy bạn? Bạn có thể giải thích rõ hơn được không vậy. Thank
 
"+ Sử dụng kết hợp bộ đôi sản phẩm Calcium Boron và Sitto Fopro 12-3-43 với liều lượng 250ml Calcium Boron pha với 2-3 gói Sitto Fopro 12-3-43 (tùy vào tình trạng bệnh) phun từ lúc trái non đến khi lớn giúp phòng tránh bệnh thối đen trên quả mít."

Phân bón lá làm sao phòng tránh bệnh này được vậy bạn? Bạn có thể giải thích rõ hơn được không vậy. Thank
Trong bài viết mình cập nhật thiếu sót thông tin. Xin lỗi bạn nha.

Bệnh thối quả mít có 2 nguyên nhân: Do nấm Rhizopus nigricans và do thiếu canxi. Sử dụng PBL như mình đề cập khi cây bị tình trạng bệnh thiếu canxi. Còn khi cây bị nấm nên sử dụng thuốc trị nấm trước sau đó sử dụng PBL như khuyến cáo. Mình đã cập nhật lại nội dung rồi. Cảm ơn bạn.
 


Back
Top