Nguồn gen các cây quý hiếm được ví như tài sản của quốc gia đang được thương lái Trung Quốc thu mua ồ ạt.
Tỉnh Quảng Ninh đã ra văn bản nghiêm cấm tất cả hành vi thu mua, vận chuyển các loại giống cây trồng thuộc danh mục cây trồng quý hiếm, điều này theo GSVS Trần Đình Long – Chủ tịch Hội giống cây trồng Việt Nam là việc làm cần thiết.
Bảo vệ “tài sản quốc gia”
Ngày 18/6 vừa qua, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã ra văn bản chính thức nghiêm cấm tất cả các hành vi thu mua, vận chuyển các loại giống cây trồng thuộc danh mục cây trồng quý hiếm cấm xuất khẩu, bao gồm cả cây trồng đặc sản, cây chủ lực của Quảng Ninh đang xây dựng thương hiệu.
Trao đổi với PV Đất Việt, GSVS Trần Đình Long cho biết, luật pháp đã quy định người mua hoặc xuất khẩu giống cây trồng ra nước ngoài phải được cấp phép nên nếu tự ý thực hiện việc mua bán trao đổi những cây trồng quý hiếm sẽ là vi phạm pháp luật.
Tuy nhiên, trên thực tế, việc buôn bán này vẫn diễn ra. Theo đó, ảnh hưởng có thể là nguồn gen quý hiếm của cây trồng bản địa muốn xây dựng thương hiệu, liên quan đến chuyện xuất xứ nguồn gốc nhưng nếu thương lái Trung Quốc thu mua những giống cây quý hiếm sẽ làm mất nguồn gen được coi là tài sản quốc gia, sẽ rất nguy hại về kinh tế, an ninh quốc phòng.
Người dân vào rừng lùng tìm cây thuốc quý bán cho thương lái Trung Quốc
GSVS Trần Đình Long ủng hộ cách làm của tỉnh Quảng Ninh, theo đó GSVS Trần Đình Long cũng cho rằng: đây không chỉ là việc các địa phương phải làm một cách nghiêm khắc mà các bộ ban ngành cũng phải vào cuộc, dứt khoát xử lý những đối tượng vi phạm và đặt ra những điều kiện, ràng buộc khắt khe hơn cũng như sự giám sát chặt chẽ hơn.
“Việc thu mua cây trồng không rõ mục đích, bản thân chuyện thương lái thu mua, phá hoại ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế, lợi ích tài nguyên thiên nhiên và lợi ích quốc gia. Việt Nam phải có biện pháp cụ thể hơn cơ quan quản lý phải cùng người dân phải thực hiện”, GSVS Trần Đình Long nói.
Liên hệ với việc thương lái Trung Quốc ở nhiều thời điểm ồ ạt thua mua các loại nông sản lạ, giá cao không rõ mục đích, theo GSVS Trần Đình Long rất khó để đoán biết mục đích chính đằng sau việc thu mua đó của thương lái Trung Quốc, có thể do nhu cầu của thị trường Trung Quốc và cũng không ngoại trừ khả năng Trung Quốc muốn phá hoại kinh tế Việt Nam.
Song theo GSVS Trần Đình Long, điều quan trọng nhất là sẽ xảy ra khả năng những cây trồng quý hiếm của Việt Nam sau này, Trung Quốc có thể xây dựng thương hiệu từ những sản phẩm đó.
Hoặc trong trường hợp Việt Nam muốn xây dựng sản phẩm nông sản đặc sản từ giống đó hoặc thuốc từ nguồn gen đó, Việt Nam sẽ gặp khó khăn vì Trung Quốc sẽ ngăn cản điều đó.
Thu mua ồ ạt gen quý
Những năm gần đây, các tư thương Trung Quốc đang đẩy mạnh thu thập, nghiên cứu, lai tạo và làm giàu nguồn gen các cây trồng quý hiếm của Việt Nam như lúa chiêm, lúa thơm, nếp cẩm, nếp cái hoa vàng… và một số giống cây ăn quả, cây lâm nghiệp, cây dược liệu quý hiếm.
Thu gom dễ cây trước khi bán cho thương lái Trung Quốc
Các giống cây quý hiếm được bó lẫn với các giống cây trồng thông thường khác, thậm chí gắn mác cây trồng kém chất lượng để tránh sự kiểm tra, phát hiện của các cơ quan chức năng.
Riêng tại Quảng Ninh từ năm 2010, các tư thương Trung Quốc đã nhiều lần tổ chức thu mua các loại cây như phong ba ở Hải Hà, lá chu ka (còn gọi cu ca) ở Tiên Yên, lan Kim tuyến ở Bình Liêu, ba kích ở các huyện miền Đông của tỉnh hay cây huyết giác…
Đáng chú ý, các tư thương Trung Quốc còn có ý định thu mua tận diệt nhiều loài thảo dược quý làm ảnh hưởng lớn đến sản xuất và gây bất ổn trong an ninh nông nghiệp.
Điển hình là những đợt thu mua cây lan Kim tuyến ở Bình Liêu vào trước năm 2013. Loài cây này sinh sống trên các triền núi đá vôi, dọc theo khe suối dưới tán cây to trong rừng ẩm có độ cao từ 500 đến hơn 1.000m có tác dụng chữa trị một số loại bệnh như ung thư, ức chế sự phát triển của khối u, điều hoà huyết áp, bệnh dạ dày, yếu sinh lý, đặc biệt là khả năng tái tạo tế bào gan.
Vào khoảng tháng 4-6 hàng năm, người dân các xã ở huyện Bình Liêu rủ nhau lên rừng tìm cây kim tuyến để mang bán cho các thương lái Trung Quốc.
Hồi tháng 5/2013, thương lái Trung Quốc đã đến thu mua thân, rễ nhiều loại cây. Ở xã Phúc Lợi, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái cũng vậy, thương lái người Trung Quốc đến thu mua thân, rễ cây thuốc một thân khiến cây dược liệu quý của Tây Bắc đối mặt với nguy cơ cạn kiệt.
Cây thuốc một thân là một loại dược liệu quý được dùng chữa trị nhiều loại bệnh cho bà con trong vùng đồng bào Dao. Thương lái Trung Quốc đến tận nơi đặt mua với giá cao nên nhiều bà con trong các thôn bản đã rủ nhau lên rừng lấy thuốc bán.
Đặc biệt, ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên quốc gia của người dân chưa cao nên đã tiếp tay cho tư thương người nước ngoài trong việc thu mua, vận chuyển nguồn gen quý hiếm ra nước ngoài.
Thêm nữa, công tác quản lý các giống cây trồng quý hiếm của Việt Nam cũng được chỉ ra là còn nhiều bất cập, thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương.
Tỉnh Quảng Ninh đã ra văn bản nghiêm cấm tất cả hành vi thu mua, vận chuyển các loại giống cây trồng thuộc danh mục cây trồng quý hiếm, điều này theo GSVS Trần Đình Long – Chủ tịch Hội giống cây trồng Việt Nam là việc làm cần thiết.
Bảo vệ “tài sản quốc gia”
Ngày 18/6 vừa qua, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã ra văn bản chính thức nghiêm cấm tất cả các hành vi thu mua, vận chuyển các loại giống cây trồng thuộc danh mục cây trồng quý hiếm cấm xuất khẩu, bao gồm cả cây trồng đặc sản, cây chủ lực của Quảng Ninh đang xây dựng thương hiệu.
Trao đổi với PV Đất Việt, GSVS Trần Đình Long cho biết, luật pháp đã quy định người mua hoặc xuất khẩu giống cây trồng ra nước ngoài phải được cấp phép nên nếu tự ý thực hiện việc mua bán trao đổi những cây trồng quý hiếm sẽ là vi phạm pháp luật.
Tuy nhiên, trên thực tế, việc buôn bán này vẫn diễn ra. Theo đó, ảnh hưởng có thể là nguồn gen quý hiếm của cây trồng bản địa muốn xây dựng thương hiệu, liên quan đến chuyện xuất xứ nguồn gốc nhưng nếu thương lái Trung Quốc thu mua những giống cây quý hiếm sẽ làm mất nguồn gen được coi là tài sản quốc gia, sẽ rất nguy hại về kinh tế, an ninh quốc phòng.
Người dân vào rừng lùng tìm cây thuốc quý bán cho thương lái Trung Quốc
GSVS Trần Đình Long ủng hộ cách làm của tỉnh Quảng Ninh, theo đó GSVS Trần Đình Long cũng cho rằng: đây không chỉ là việc các địa phương phải làm một cách nghiêm khắc mà các bộ ban ngành cũng phải vào cuộc, dứt khoát xử lý những đối tượng vi phạm và đặt ra những điều kiện, ràng buộc khắt khe hơn cũng như sự giám sát chặt chẽ hơn.
“Việc thu mua cây trồng không rõ mục đích, bản thân chuyện thương lái thu mua, phá hoại ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế, lợi ích tài nguyên thiên nhiên và lợi ích quốc gia. Việt Nam phải có biện pháp cụ thể hơn cơ quan quản lý phải cùng người dân phải thực hiện”, GSVS Trần Đình Long nói.
Liên hệ với việc thương lái Trung Quốc ở nhiều thời điểm ồ ạt thua mua các loại nông sản lạ, giá cao không rõ mục đích, theo GSVS Trần Đình Long rất khó để đoán biết mục đích chính đằng sau việc thu mua đó của thương lái Trung Quốc, có thể do nhu cầu của thị trường Trung Quốc và cũng không ngoại trừ khả năng Trung Quốc muốn phá hoại kinh tế Việt Nam.
Song theo GSVS Trần Đình Long, điều quan trọng nhất là sẽ xảy ra khả năng những cây trồng quý hiếm của Việt Nam sau này, Trung Quốc có thể xây dựng thương hiệu từ những sản phẩm đó.
Hoặc trong trường hợp Việt Nam muốn xây dựng sản phẩm nông sản đặc sản từ giống đó hoặc thuốc từ nguồn gen đó, Việt Nam sẽ gặp khó khăn vì Trung Quốc sẽ ngăn cản điều đó.
Thu mua ồ ạt gen quý
Những năm gần đây, các tư thương Trung Quốc đang đẩy mạnh thu thập, nghiên cứu, lai tạo và làm giàu nguồn gen các cây trồng quý hiếm của Việt Nam như lúa chiêm, lúa thơm, nếp cẩm, nếp cái hoa vàng… và một số giống cây ăn quả, cây lâm nghiệp, cây dược liệu quý hiếm.
Thu gom dễ cây trước khi bán cho thương lái Trung Quốc
Các giống cây quý hiếm được bó lẫn với các giống cây trồng thông thường khác, thậm chí gắn mác cây trồng kém chất lượng để tránh sự kiểm tra, phát hiện của các cơ quan chức năng.
Riêng tại Quảng Ninh từ năm 2010, các tư thương Trung Quốc đã nhiều lần tổ chức thu mua các loại cây như phong ba ở Hải Hà, lá chu ka (còn gọi cu ca) ở Tiên Yên, lan Kim tuyến ở Bình Liêu, ba kích ở các huyện miền Đông của tỉnh hay cây huyết giác…
Đáng chú ý, các tư thương Trung Quốc còn có ý định thu mua tận diệt nhiều loài thảo dược quý làm ảnh hưởng lớn đến sản xuất và gây bất ổn trong an ninh nông nghiệp.
Điển hình là những đợt thu mua cây lan Kim tuyến ở Bình Liêu vào trước năm 2013. Loài cây này sinh sống trên các triền núi đá vôi, dọc theo khe suối dưới tán cây to trong rừng ẩm có độ cao từ 500 đến hơn 1.000m có tác dụng chữa trị một số loại bệnh như ung thư, ức chế sự phát triển của khối u, điều hoà huyết áp, bệnh dạ dày, yếu sinh lý, đặc biệt là khả năng tái tạo tế bào gan.
Vào khoảng tháng 4-6 hàng năm, người dân các xã ở huyện Bình Liêu rủ nhau lên rừng tìm cây kim tuyến để mang bán cho các thương lái Trung Quốc.
Hồi tháng 5/2013, thương lái Trung Quốc đã đến thu mua thân, rễ nhiều loại cây. Ở xã Phúc Lợi, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái cũng vậy, thương lái người Trung Quốc đến thu mua thân, rễ cây thuốc một thân khiến cây dược liệu quý của Tây Bắc đối mặt với nguy cơ cạn kiệt.
Cây thuốc một thân là một loại dược liệu quý được dùng chữa trị nhiều loại bệnh cho bà con trong vùng đồng bào Dao. Thương lái Trung Quốc đến tận nơi đặt mua với giá cao nên nhiều bà con trong các thôn bản đã rủ nhau lên rừng lấy thuốc bán.
Đặc biệt, ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên quốc gia của người dân chưa cao nên đã tiếp tay cho tư thương người nước ngoài trong việc thu mua, vận chuyển nguồn gen quý hiếm ra nước ngoài.
Thêm nữa, công tác quản lý các giống cây trồng quý hiếm của Việt Nam cũng được chỉ ra là còn nhiều bất cập, thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương.