cần cảnh giác

  • Thread starter khoa_kinhdoanh
  • Ngày gửi
THÔNG TIN NGƯỜI GỬI:

- Tên DN/Cá nhân:
- Địa chỉ: phongkinhdoanhkimphuoc@gmail.com
- Tel, Fax: ::: FaX 0573826541
- email: phongkinhdoanhkimphuoc@gmail.com
================================

Khó kiểm soát thị trường thuốc thú y

Gian lận: Muôn hình vạn trạng

Nói về chất lượng thuốc thú y hiện nay, Thạc sỹ Lê Văn Sơn, GĐ Trung tâm Kiểm nghiệm Thuốc Thú y TƯ II cho biết, trong mấy năm vừa rồi, kết quả kiểm định các mẫu thuốc thú y ở phía Nam (chủ yếu là kháng sinh) phát hiện tới 20% số mẫu không đạt yêu cầu.

Sai phạm khá đa dạng. Có loại công thức pha chế không chuẩn, nhất là ở thuốc nước bởi mức độ tương tác cao giữa các thành phần phối trộn. Theo ông Sơn, vẫn có những nhà sản xuất thuốc thú y nhầm tưởng rằng cứ trộn các thành phần A, B, C... lại với nhau là sẽ được thuốc có đủ ABC. Nhiều loại thuốc không đạt chất lượng là do khâu giám sát nguyên liệu đầu vào gần như không được DN thực hiện. Thậm chí, có những DN đã mua nguồn nguyên liệu trôi nổi về sản xuất thuốc thú y. Bên cạnh đó, một số DN thay vì dùng nguyên liệu theo đăng ký thì họ lại sử dụng nguyên liệu khác có cơ chế tác dụng tương tự. Chẳng hạn, đáng lẽ phải dùng ampicilin, thì thay thế bằng... amoxicillin.

Ngoài ra, còn có những lô thuốc, khi ở trong kho có chất lượng rất tốt, nhưng kiểm tra ở các cửa hàng, chất lượng lại đã giảm hẳn. Nguyên nhân là do công tác bảo quản ở các đại lý, cửa hàng bán lẻ thuốc thú y đã không được chú trọng đúng mức. Tuy nhiên, gian lận phổ biến nhất là ở nhãn mác. Nếu như trong lĩnh vực sản xuất thuốc cho người, trên bao bì của từng loại thuốc, nhà sản xuất đều phải ghi rất rõ: thuốc này dùng cho người lớn hay trẻ em, dùng cho lứa tuổi nào, cảnh báo chống chỉ định ra sao...Trong khi đó, trên bao bì của rất nhiều loại thuốc thú y, hiện chỉ ghi một cách rất chung chung, dùng cho...vật nuôi. Mà trong chăn nuôi ngày nay, thiếu gì loại vật nuôi với cấu tạo cơ thể, môi trường sống rất khác nhau, do đó, thuốc dùng chung cho tất cả các vật nuôi là vô lý.

Có những loại thuốc, cũng ghi rõ hơn là dùng cho tôm cá, nhưng lại không ghi là cho tôm cá nước ngọt hay tôm cá nước mặn. Không thể nào có thứ thuốc dùng chung cho tôm cá sinh sống trong cả 2 môi trường... Và chính kiểu gian lận này đang khiến nông dân bị thiệt hại nhiều mà không biết rằng mình đang bị “móc túi”.

Hiện tượng bán “chui” thuốc sản xuất trong nước nhưng chưa có trong danh mục cũng phổ biến. Mới đây, Chi cục Thú y Long An đã phát hiện cửa hàng thuốc thú y của ông lê Minh Phú (ấp 2, xã Hòa Phú, huyện Châu Thành), đang bán 29 gói thuốc GAVA tăng tốc 909, là loại thuốc không nằm trong danh mục của Bộ NN-PTNT.

Xử phạt: Bắt cóc bỏ đĩa

Tại nhiều Chi cục Thú y các tỉnh phía Nam, công tác thanh tra việc kinh doanh thuốc thú y chỉ dừng ở việc xem xét loại thuốc đó có nhãn mác hay không, có nằm trong danh mục hay không, còn hạn sử dụng hay không, có xuất xứ hay không...Còn việc kiểm tra sự mập mờ trong nhãn mác hay thành phần của thuốc không đúng như ghi trên nhãn mác, thì gần chưa được thực hiện.

Ngay cả việc thanh, kiểm tra theo các tiêu chí thông thường như trên, cũng chưa có tác dụng làm cho các DN làm ăn gian dối phải sợ. Một chuyên viên ở một Chi cục Thú y thổ lộ “Mỗi lần kiểm tra, thấy thuốc vi phạm là ngành thú y lại yêu cầu DN phải thu hồi. Nhưng việc giám sát thu hồi thì không ai làm, do đó DN có tiến hành thu hồi thuốc đó hay không thì...không ai biết”.

Còn theo TS Nguyễn Như Pho (ĐH Nông Lâm TP HCM), có những DN, sau khi bị cơ quan chức năng phát hiện và xử phạt một loại thuốc kém chất lượng, thì họ lại đem thuốc ấy, thay tên, dán nhãn khác vào, và tiếp tục đưa ra thị trường. Lãnh đạo một Chi cục Thú y bức xúc “Qua các đợt kiểm tra của các Chi cục cũng như của Cục Thú y, có nhiều DN đã vi phạm nhiều lần nhưng sao vẫn chưa thấy bị thu hồi giấy phép? Lẽ ra, ngành thú y phải làm mạnh việc này thì mới có tác dụng răn đe. Còn nếu chỉ buộc thu hồi sản phẩm chỉ khiến DN được dịp làm dối và ngày càng “nhờn” thuốc.
 
Bài viết có nội dung tương tự
Back
Top