S
sản vật tây nguyên
Guest
Vợ chồng tre
TT - Vợ yêu tre, chồng cũng yêu tre. Họ mong muốn tìm cho tre Việt một chỗ đứng vững chãi trên thị trường quốc tế...
Cuối tháng 3 rồi, chuyên gia điện mặt trời Trịnh Quang Dũng bảo với tôi rằng: “Sau khi đi Trường Sa về, tôi lên Tây Ninh lắp đặt cho ngôi nhà lầu làm bằng tre rộng đến 2.000m2 một dàn pin mặt trời có công suất 3kW. Điều thú vị là tất cả các tấm pin mặt trời đều có khung làm bằng tre thay vì nhôm. Khi nào đi tôi rủ cậu cùng đi”. Với chuyến đi cùng ông Dũng, tôi đã gặp vợ chồng “ngôi nhà tre” ấy - chủ nhân của Công ty Cỏ Xanh (Grass Co.).
Chị Quỳnh Giao tại gian hàng tre của Cỏ Xanh tham gia Hội chợ Furniture Singapore 2010
<tbody>
</tbody>
Vợ: tre như người
Chị Trần Quỳnh Giao năm nay 44 tuổi, là một nhân vật có tên tuổi trong lĩnh vực sản xuất đồ tre Việt Nam. Con đường đưa chị đến với lĩnh vực sản xuất đồ tre thật tình cờ: thông qua một người bạn làm du lịch, chị quen với một vị luật sư người Đức có vợ người Thái đi du lịch sang Việt Nam.
Tôi muốn cổ xúy cho lối sống "thuận hòa với thiên nhiên. Cứ quan sát kỹ đi, tìm hiểu kỹ đi sẽ thấy tạo hóa cho ta không thiếu thứ gì"
Anh Đặng Công Hạo
<tbody> </tbody>
Vị luật sư người Đức ấy ngỏ ý nhờ chị cung cấp những mặt hàng thủ công mỹ nghệ xinh xắn của VN cho cô vợ mở một cửa hàng tại Đức. Mà đã “rơi” vào lĩnh vực hàng thủ công mỹ nghệ VN thì thể nào cũng liên quan đến mây tre lá.
Cứ thế, tre dần dần hớp hồn chị, để rồi năm 1998 chị thừa thắng xông lên mở cơ sở Nhà Việt chuyên sản xuất các mặt hàng liên quan đến tre để xuất khẩu.
Có điều vừa bắt tay vào làm ăn lớn thì như lời chị nói “tre quật tôi tơi tả”! Ngay chuyến hàng đầu tiên xuất đi Hungary, chị xây xẩm mặt mày khi đối tác gửi về một xấp ảnh chụp container chứa bàn ghế tre lõm bõm nước! Không chỉ mất trắng lô hàng ấy mà còn phải đền hợp đồng.
Tìm hiểu chị mới biết các cơ sở gia công của mình không sấy mà chỉ xông lưu huỳnh cho tre vàng da như là đã khô. Vì vậy, khi hàng đóng vào container, tre vốn còn tươi nên bốc hơi đọng nước lõm bõm.
Chuyến thứ hai: lại tiếp tục bị đền vì sấy quá khô, bàn ghế sang đến nơi rơi lả tả vì mộng teo hết cả! Chuyến thứ ba là một lô hàng tre sơn và sang đến nơi thì mốc, mọt, sơn đi đường sơn tre đường tre. Lại đền!
Thua trắng tay ba chuyến hàng, chị ngộ ra một điều: mình chẳng hiểu gì về tre cả nên mới bị tre quật! Hóa ra tre còn “đỏng đảnh hơn cả con gái Việt Nam”! Già quá, khô quá dễ bị nứt. Hơi non một chút dễ bị mọt, mốc. Mà mọt trong tre thì vô thiên lủng. Gần như mỗi loại tre là một loại mọt khác nhau. Rồi cũng loại tre ấy khi còn xanh thì một loại mọt khác, lúc về già lại một loại khác!
Một trong những lý do khiến đồ tre VN chưa vươn tầm mạnh mẽ ra được với thế giới chính là ở chỗ không mấy ai nắm được bí quyết xử lý tre sao cho vừa đủ khô, vừa đủ già, vừa không mọt, mốc.
Giải được bài toán khó ấy, hàng tre của chị bây giờ (dưới tên Công ty Cỏ Xanh - được thành lập sau khi chị lập gia đình với người chồng cũng hết sức yêu tre) đã chễm chệ xuất hiện và có giải thưởng tại các hội chợ hàng nội - ngoại thất khét tiếng thế giới như Spoga (Đức), Las Vegas (Mỹ), Singapore…
Giờ đây, chị hiểu tre đến mức “nhiều lúc hàng về nửa đêm, tôi nằm trong buồng ngủ nghe công nhân thả tre xuống sân tôi biết tre mấy tuổi, đã đủ già để làm hàng hay chưa”! Chị nhìn tre không phải như nhìn một loài cây vô tri vô giác. Với chị, tre có hồn!
Chồng: “sống bền vững, sống cao cấp” với tre
Anh Đặng Công Hạo nhận giải thưởng của Hội chợ Furniture Singapore 2010
<tbody>
</tbody>
Chồng chị Giao là anh Đặng Công Hạo, một Việt kiều Mỹ. Năm 1971, anh đi du học tại Thụy Sĩ về ngành kinh tế. Nhưng sau lại chuyển sang Mỹ học máy tính, rồi về làm việc cho Hãng Apple lừng lẫy.
Đến năm 1997, sau vài lần về thăm quê hương, anh quyết định nghỉ việc ở Apple để về VN làm ăn. Công việc đầu tiên của anh tại VN là đóng một chiếc tàu du lịch mang tên MêKông Xanh, chuyên tổ chức các tour cho khách nước ngoài tham quan khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Nhưng rồi anh lại bán tàu, chuyển sang nghề sản xuất hàng nội - ngoại thất bằng tre và khẳng định đây là bến đỗ cuối cùng của đời mình. “Tại sao ư? Tôi yêu cây tre lắm”, anh nói. Nhưng bắt nguồn sâu thẳm của tình yêu với tre trong anh chính là từ quan điểm sống: sống bền vững, sống cao cấp.
Anh dẫn tôi đi một vòng trong căn nhà một trệt một lầu rộng 2.000m2 làm bằng tre của mình. Ở đó vừa là showroom để anh trưng bày hàng trăm mẫu mã cho khách hàng nước ngoài đến xem; vừa là nơi vợ chồng anh sinh sống. Căn phòng ngủ của họ rộng hơn trăm mét vuông ở trên lầu, được bao bọc bằng màn tuyn trắng muốt và bốn bề lộng gió.
Trong căn phòng ấy không thiếu bất cứ phương tiện gì của một xã hội hiện đại. “Sống cao cấp” thì rõ rồi. Nhưng sống trong một căn nhà tre mộc mạc chưa phải là “sống bền vững”.
Anh dẫn chúng tôi đi thăm một nơi mà anh cho biết mình đắc ý nhất với nó: nhà vệ sinh! Đó là một chiếc bàn cầu bằng tre. Nơi chứa chất thải chỉ là một chiếc thùng nhựa. Bên cạnh đó là một hộc chứa tre vụn được thải ra trong quá trình sản xuất. Sau mỗi lần “trút bầu tâm sự”, chỉ việc múc vài gáo tre vụn đổ vào chiếc thùng nhựa. Thật kỳ lạ, tuyệt nhiên không có một tí mùi hôi nào! Khi nào thùng chứa chất thải đầy thì mang ra đổ ở một hồ chứa lộ thiên cũng không một tí hôi hám.
“Sau một năm, khi chất thải đã hoai sẽ trở thành phân bón cực tốt”, anh Hạo hào hứng. Nhà vệ sinh dành cho hơn 300 công nhân của Cỏ Xanh đều áp dụng phương pháp này đã giúp anh một nguồn phân bón không bao giờ cạn cho các loại cây trồng trên mảnh đất rộng 20ha của mình, đồng thời không góp tay làm hại môi trường.
Anh Hạo phân tích: “Chuyện này ở Mỹ hiện nay đã có nhiều nơi áp dụng. Khoa học cả thôi mà. Chất thải của con người là nitrogen, còn mùn cưa, dăm bào của tre hay gỗ là carbon. Hai thứ này gặp nhau sẽ phản ứng sinh nhiệt, triệt tiêu mùi hôi, giúp chất thải sớm trở thành phân bón”.
Ngoài ra, các loại chất thải hữu cơ khác anh đổ xuống một hầm chứa cho ruồi “lính đen” (một thứ côn trùng thú vị, có lợi cho môi trường đang được các nhà khoa học nghiên cứu phát triển) tiêu thụ và cũng sớm biến thành phân compost.
Cái vòng tròn khép kín: chất thải biến thành phân - phân phục vụ cây trồng - cây trồng phục vụ con người... đã góp phần đưa cuộc sống của đôi vợ chồng yêu tre này trở thành kiểu mẫu của “sống bền vững”.
Đưa tre đến “thiên đường”
Nếu gọi những hội chợ lừng danh thế giới về hàng nội - ngoại thất như Spoga, Las Vegas, Singapore... là nơi trình làng những tiện nghi cho cuộc sống “thiên đường”, thì chính đôi vợ chồng Hạo - Giao là những người đã đưa tre Việt bước vào “thiên đường”.
Xưa nay người Việt Nam thường tự hào về cây tre. Nhưng các mặt hàng về tre Việt gần như chưa thâm nhập được các thị trường sang trọng bởi hai lý do: Một đã nói ở trên, đó là không mấy ai giải quyết được bài toán về xử lý tre không bị mọt, mốc. Và thứ hai là mẫu mã quá nghèo nàn.
Nhưng các mặt hàng tre của Cỏ Xanh thì khác, rất Tây, rất độc đáo. Những chiếc bàn tre sơn mài, những chiếc ghế thư giãn làm bằng tre nguyên cây hoặc tre ghép thành như gỗ của đôi vợ chồng này có đường nét hiện đại nên đã “lọt” vào được những thị trường khó tính như Mỹ, Đức, Pháp, Israel, châu Mỹ Latin...
Độc đáo hơn, trong hai năm gần đây họ còn xuất được cả nhà tre sang Israel và châu Mỹ Latin với giá vài trăm ngàn USD một căn. Cây cột nhà làm bằng tre ghép lại có tiết diện 40cm2, dài hơn chục mét của họ đã vượt qua được những kiểm định kỹ lưỡng về chất lượng.
Anh Hạo cho biết ở Israel, sau khi vượt qua những kiểm định nghiêm ngặt về chất lượng, các thông số đưa ra cho thấy tre ăn đứt một số loại gỗ thường như thông, sồi...
Nhưng tại sao các sản phẩm của Cỏ Xanh không thấy trên thị trường Việt Nam? Anh Hạo cho biết: “Thứ nhất, với phần đông người Việt, tre vẫn là thứ gì đó có vẻ bình dân nên chưa phải là lựa chọn của giới trung lưu, thượng lưu. Thứ hai, người ta chưa quan tâm nhiều về vấn đề môi trường. Ở nước ngoài hiện nay đang hình thành rất rõ xu hướng không sử dụng đồ gỗ vì cho rằng góp phần tàn phá rừng, tàn phá thiên nhiên; vì thế người ta khá chuộng tre, vốn chỉ ba năm trồng là thu hoạch”.
HUY THỌ
Lầu tre lớn nhất thế giới?
Được biết căn nhà tre lớn nhất thế giới hiện nay là ở Mexico, rộng đến 5.000m[SUP]2[/SUP], dùng làm nhà bảo tàng tre. Tuy nhiên, nơi này chỉ có tầng trệt mà không có lầu.
Còn căn nhà lầu tre rộng 2.000m[SUP]2[/SUP] ở tỉnh lộ 6A (Trảng Bàng, Tây Ninh - ảnh), anh Hạo cho biết: ”Tôi đi nhiều nơi trên thế giới để tìm hiểu về tre, nhưng thú thật chưa thấy nhà tre nào có lầu lớn như nhà của tôi. Nhưng thôi, tôi ngại cái tiếng số 1 thế giới lắm. Chẳng qua là do anh em bạn bè vui miệng gọi vậy mà”.
Cho tới thời điểm hiện nay mỗi năm cty xuất khẩu 500cont hàng thủ công mỹ nghệ từ tre. Với một thị trường nước ngoài có nhu cầu rất lớn về mặt hàng bình dân của Việt Nam như vậy nên cty hiện đang thiếu nguồn hàng. Rất mong quý đối tác có khả năng cung ứng giống tầm vông cho cty để phát triển vùng nguyện liệu tại khu vực phía nam Lâm Đồng liên hệ với cty chúng tôi theo thông tin sau:
Trưởng phòng kinh doanh:
Chị Huỳnh Anh Thư ( SĐT: 0908 421 238)
gmail: huynhthu1703@gmail.com
Xin chân thành cảm ơn