Cận Tết, giá trái cây “leo cây”?

Chỉ còn hơn tháng nữa là tết đến, các nhà vườn ĐBSCL tất bật chuẩn bị cho những sản phẩm đón xuân, Tuy nhiên, sau những ngày đánh vật với thời tiết nhiễu động, giá nhiều mặt hàng đầu vào tăng vọt… giờ đây nhà vườn lại phập phồng bởi giá đầu ra của sản phẩm hoàn toàn lệ thuộc vào sự phán quyết của thương lái.

trai-cay_TODL.jpg.ashx

Vườn quýt hồng của ông Lưu Văn Ràng (xã Vĩnh Thới, Lai Vung) là một trong số ít vườn trúng năng suất trúng thời đểm bán dịp tết.

Do năm nay nhuận hai tháng 9 và thời tiết mưa - nắng thất thường… đã buộc các nhà vườn phải gia tăng công chăm sóc, phân bón, thuốc bảo vệ để chống đỡ… Thế nhưng đến nay, giá nhiều mặt hàng trái cây vẫn dao động ở mức thấp hơn cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, giới thương lái lại khá dè dặt với việc đặt hàng do năm trước đã lỗ nặng vì “dội chợ vào phút 89”.

Tiền mất, tật mang
Vỏ vàng tươi, vị ngọt thanh và tên gọi gắn với ý nghĩa “cát tường” (điềm tốt lành) nên quýt hồng Lai Vung (QHLV) được ví như nữ hoàng của trái cây ngày tết. Tuy nhiên năm nay nhiều chủ vườn ở Lai Vung (Đồng Tháp) - thủ phủ của QH - lại kém vui. Theo Trưởng trạm BVTV huyện Lai Vung Nguyễn Bé Năm, năm nay diện tích QH giảm hơn chục hécta so năm trước (1.104/1.115ha) và đằng sau sự sụt giảm này có nhiều điều đáng lo…

Anh Lưu Văn Tín - tổ trưởng tổ QH VietGAP xã Long Hậu, nơi chiếm 54% tổng diện tích QH huyện Lai Vung - cho biết, ngoài nhiều loại sâu bệnh thường niên, như vẽ bùa, bù lạch… thời tiết năm nay còn “nghịch” với tỉ lệ đậu trái: “Do nhuận hai tháng 9 âm lịch, nên việc xử lý quýt chín đúng tết có phần... lập bập”.

Theo lời anh Tín, đa số các chủ vườn mới vào nghề, căn cứ vào “bài bản cũ” nên năng suất đạt trên 35 tấn/ha, nhỉnh hơn nhiều năm gần đây, nhưng vì chín sớm 1 tháng nên phải bán trước tết. Trong khi đó các chủ vườn canh đúng thời điểm lại đối mặt với nạn thất mùa. Do phải điều chỉnh thời điểm kích thích trái muộn hơn thông lệ 1 tháng, tức rơi vào giai đoạn rằm tháng 2 - rằm tháng 3, thời điểm này nền nhiệt độ cao nên nhà vườn phải tăng cường công chăm sóc và lượng phân, thuốc để giúp cây chống chọi thời tiết…

Anh Tín cho biết, theo tính toán của nhiều nhà vườn, bình quân giá thành mỗi kílô quýt dao động ở mức 15.000đ, cao vài ngàn đồng/kg so năm trước và cao gấp đôi mức tính toán của ngành nông nghiệp (7.800 đồng). Tuy nhiên những nỗ lực này vẫn không mang lại hiệu quả cao, khi có đến 30% diện tích bị rụng trái non với tỉ lệ 30 - 50%.

Cũng với tình trạng này, nhiều chủ vườn cam, quýt ở Tiền Giang, Vĩnh Long… đặc biệt là xoài (một trong số 5 loại trái cây cơ hữu trong mâm ngũ quả ngày tết) ở huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) - thủ phủ xoài của cả nước - cũng rơi vào cảnh “tiền mất, tật mang” khi dự báo năng suất sẽ giảm vài tấn/ha.

… Liệu có “leo cây”?
Nhiều diện tích chín sớm, năng suất giảm… là những yếu tố khiến nhà vườn thấp lên hy vọng sẽ trúng giá vào dịp tết theo nguyên lý: “Mất mùa - được giá”. Thực tế thị trường cũng đang manh nha tín hiệu khả quan, khi giá nhiều mặt hàng trái cây đang quay đầu trở lại.

Điển hình, như cam xoàn từ 28.000 - 30.000 đồng/kg tăng lên 32.000 - 34.000 đồng/kg, quýt đường từ chỗ rớt dưới mức 15.000 đồng/kg đã vọt lên 22.000 - 23.000 đồng/kg, hay như xoài cát Chu từ 28.000 - 30.000 đồng/kg tăng lên 30.000 - 33.000 đồng/kg, thậm chí là quýt hồng thu hoạch sớm cũng đúng ở mức 22.000 - 24.000 đồng/kg. Tuy nhiên theo nhiều người có kinh nghiệm, những dấu hiệu này chưa đủ để tin giá trái cây tết sẽ tăng, thậm chí còn ngược lại. Theo ông Bé Năm, giá trái cây đang nhích lên, nhưng đó là mức tăng trưởng… lùi.

Bởi nếu so với cùng kỳ năm trước, giá các loại trái cây này vẫn thấp hơn 4.000 - 9.000 đồng/kg, mà nguyên nhân tăng cũng đáng lo: Khan hiếm hàng vì nhà vườn tập trung cho thị trường tết. Điều này cho thấy khả năng thu hoạch dồn vào dịp tết là rất lớn. Thậm chí đến loại trái “mất mùa” như QH cũng không tránh khỏi. Bởi tuy bị rụng trái nhiều, nhưng vì phần lớn là vườn có diện tích lớn và thu hoạch vào dịp tết.

Điều này cho thấy khả năng dội chợ như tết năm trước hoàn toàn có thể xảy ra. Nhất là mãi đến thời điểm này các thương lái vẫn giữ “im lặng” với việc ra giá, đặt cọc… khiến các nhà vườn thêm phập phồng với đầu ra. Ông Lưu Văn Ràng - nhà vườn ở xã Vĩnh Thới (Lai Vung) - nhận định: Năm rồi thương lái tranh mua đẩy giá tại vườn lên 28.000 - 30.000 đồng/kg nhưng đến cận tết, dội giá dội chợ, phải bán tháo 12.000 - 15.000 đồng/kg, mỗi lái lỗ cả tỉ đồng, vì vậy năm nay họ sẽ dè dặt, có thể cận tết họ mới “ra tay”, nhưng chắc chắn sẽ rất cẩn thận về giá. Khi đó với áp lực bán để có tiền xài tết, cơ hội thương lượng giá hợp lý… của nhà vườn càng thấp. Tất cả cho thấy, nếu không có biện pháp can thiệp hữu hiệu, khả năng giá trái cây bị “leo cây” trong dịp tết là hoàn toàn có thể xảy ra!
LỤC TÙNG
Nguồn: http://laodong.com.vn/
 
Như đánh bạc,một là nhà vườn ăn,hai là thương lái ăn.
Thời điểm này các thương lái chỉ đi thăm hàng và dạo giá thôi,nhưng dù sao dội chợ ngày cuối thì bên cuối cùng chịu thiệt chứ không phải thương lái và nhà vườn.
Nhà vườn chỉ thua mỗi ông trời thôi,ra hoa đậu quả sớm hay muộn là cầm chắc cái giá của ngày thường rồi.
 
Như đánh bạc,một là nhà vườn ăn,hai là thương lái ăn.
Thời điểm này các thương lái chỉ đi thăm hàng và dạo giá thôi,nhưng dù sao dội chợ ngày cuối thì bên cuối cùng chịu thiệt chứ không phải thương lái và nhà vườn.
Nhà vườn chỉ thua mỗi ông trời thôi,ra hoa đậu quả sớm hay muộn là cầm chắc cái giá của ngày thường rồi.
1 nhà vườn như anh, thì liệu có sẵn sàng chấp nhận cái giá thương lái đưa ra trước thời điểm bán 1 hay 2 tháng không ạ!
Giả xử như, thương lái đi thăm vườn thấy hàng đạt chuẩn theo yêu cầu tương đối, chốt giá, điều kiện thỏa thuận là sản lượng đạt ở mức A, B, ... gì đó. Thương lái đưa giá có biên độ giao động +-2%, ứng trước 15%->30% tiền hàng cho nhà vườn để đặt niềm tin. Thời buổi giờ các bác Nông dân có chấp nhận hợp đồng như thế không? Có 1 anh trên diễn đàn đã từng chia sẽ anh trồng Xoài tới khi trổ hoa là bán rồi....:p, việc còn lại của thương lái??? xem ra anh nông dân này khỏe hén, thời gian còn lại lo kiếm tiền ở công việc khác :D.
Hỏi thăm 1 số vườn rau ở Hocmon em thấy đa phần nông dân muốn đợi tới ngày thu hoạch xem giá thị trường thế nào? biết là phụ thuộc thương lái cho giá sau nhưng vẫn hy vọng được giá hơn... Thương nông dân chổ này nhất, trông trời, trông đất, trông mây, trông mưa trông nắng...TRÔNG CÁC KIỂU :( :( :(
 
Kinh doanh một mặt hàng thường bị ảnh hưởng từ nhiều mặt khác nhau . Bởi thế người nông dân không những nắm vững khoa học kỹ thuật mà còn phải tìm hiểu và dự đoán '' kinh tế '' - '' chính trị '' và đặc biệt là tiềm năng ảnh hưởng của các mặt hàng khác . Ví dụ như : Khi chuối rẻ thì kéo giá trái cây hạ xuống - Bông hoa rẻ thì lại kéo giá chuối xuống - Trái cây rẻ thì kéo giá bông hoa xuống .
Việt nam mình đôi khi cũng buồn cười - Có năm tết mua không ra một nải chuối , lại có năm tết chuối phải đem đổ sông . Hoa cũng thế ! Nhất là hoa chậu - có năm tết người nghèo không sắm nổi một chậu đặt trước nhà trong khi đó có năm người ta '' bán chậu tặng bông '' nhưng chẳng ai mua đành phải đem bỏ lại bên đường .
 
1 nhà vườn như anh, thì liệu có sẵn sàng chấp nhận cái giá thương lái đưa ra trước thời điểm bán 1 hay 2 tháng không ạ!
Giả xử như, thương lái đi thăm vườn thấy hàng đạt chuẩn theo yêu cầu tương đối, chốt giá, điều kiện thỏa thuận là sản lượng đạt ở mức A, B, ... gì đó. Thương lái đưa giá có biên độ giao động +-2%, ứng trước 15%->30% tiền hàng cho nhà vườn để đặt niềm tin. Thời buổi giờ các bác Nông dân có chấp nhận hợp đồng như thế không? Có 1 anh trên diễn đàn đã từng chia sẽ anh trồng Xoài tới khi trổ hoa là bán rồi....:p, việc còn lại của thương lái??? xem ra anh nông dân này khỏe hén, thời gian còn lại lo kiếm tiền ở công việc khác :D.
Hỏi thăm 1 số vườn rau ở Hocmon em thấy đa phần nông dân muốn đợi tới ngày thu hoạch xem giá thị trường thế nào? biết là phụ thuộc thương lái cho giá sau nhưng vẫn hy vọng được giá hơn... Thương nông dân chổ này nhất, trông trời, trông đất, trông mây, trông mưa trông nắng...TRÔNG CÁC KIỂU :( :( :(
Tùy theo mặt hàng và đặc chủng của chúng mà thương lái và nhà vườn có sự thỏa thuận với nhau.Chúng ta ở đây đang nói về vấn đề thương lái nhé.
Nhìn chung các mặt hàng trái cây và hoa tươi ngày tết sẽ có giá cao hơn giá ngày thường từ 30 đến 50% nên nông dân tập chung sản xuất vụ tết là rất lớn.
Bây giờ anh chỉ nói về vấn đề Lái bông, thực tế anh đang làm khi vườn nhà không đủ nguồn cung.
Thứ nhất là Lái sẽ đi xem bông từ đầu tháng 12 âm lịch,và đặt điều kiện với chủ vườn là mua nguyên vườn hay mua cây,nếu mua bao vườn thì Lái sẽ tự túc hết mọi việc khi đến thời điểm thu hoạch,nhà vườn không nhúng tay vào nữa.
Với phương thức này thì Lái bông và nhà vườn sẽ tự thỏa thuận giá với nhau,và chốt lại tổng số tiền của vườn bông.
Khi 2 bên đã thỏa thuận giá cả xong,Lái bông sẽ đặt cọc cho nhà vườn số tiền là 50%,còn lại 50% khi nào bông nở,Lái thò kéo vào cắt thì đưa đủ số tiền còn lại (lúc này giá cả thị trường tăng hay giảm là do Lái chịu hết)
Về phía chủ vườn sẽ có trách nhiệm bảo quản,chăm sóc cho cây bông không bị sâu bệnh,còn vấn đề bông nở kịp tết hay sớm là do yếu tố thời tiết (nhưng nhìn chung ngoại trừ hoa Ly ra thì đầu tháng 12 âm lịch dân chuyên bông các loại nhìn nụ là biết được rồi).
Cách thứ hai là Lái bông khi đã đi xem bông ưng ý,thì sẽ đặt số lượng với nhà vườn bao nhiêu cành hoặc số thùng bông,với phương thức này thì Lái và nhà vườn sẽ ăn theo giá thị trường,nghĩa là đến thời điểm thu hoạch bông giá thị trường bao nhiêu Lái sẽ mua bấy nhiêu,số lượng Lái đặt ban đầu nhà vườn phải giao đủ và Lái phải lấy đủ dù giá đắt hay rẻ.
Bên Lái sẽ đặt cọc 20% cho chủ vườn để chủ vườn giữ số lượng hàng cho Lái,đến thời điểm cắt hàng trước 2 ngày Lái có trách nhiệm thanh toán hết số tiền còn lại cho chủ vườn.
Cái này về vấn đề chăm sóc hoa thì chủ vườn nặng trách nhiệm hơn,vì sản phẩm và giá cả tùy theo thị trường,nên tài sản vẫn là của chủ vườn.
Như vậy có thể thấy ở cách thứ nhất là chủ vườn sẽ đồng ý bán với giá nào để khi trừ đi tiền cây giống,thuốc BVTV,nhân công chăm sóc để có lời,cái này giống đánh bạc không Loan nhỉ? Nếu chốt giá thời điểm này thì dù sau này giá bông có cao hơn gấp 3,4 lần thì tất nhiên nhà vườn phải chịu thôi,nhưng ngược lại nếu giá bông sau này hạ thê thảm,thì so với cách thứ 2,chủ vườn sẽ trúng và đỡ mệt cái đầu hơn.
Còn cách thứ hai thì nhà vườn như ngồi trên đống lửa,một là trúng đậm,hai là lỗ nặng vì đã bán theo giá thị trường ở thời điểm sau này.
Còn về Lái thì hướng hàng về đâu và điều chỉnh mức giá thế nào cho có lời hay lỗ thì là chuyện của Lái rồi.
Vậy nếu Loan là nhà vườn Loan sẽ chọn phương án nào?
Anh chỉ nói về Lái bông thôi,còn Lái khác anh không biết phương thức như thế nào,nhưng nhìn chung Lái mặt hàng nào về nông sản cũng đều có đặt cọc,chốt giá trước thời điểm thu hoạch thì Lái mới ổn định nguồn hàng để phân phối ra thị trường.
Còn nói về nhà vườn thì đúng như em nói là mệt đủ đường,lo giá đầu vào của vật tư nông nghiệp,giá đầu ra của sản phẩm,lo thời tiết xấu,lo chăm sóc,nói chung là nhiều thứ để lo lắm,nên thương lắm người nông dân Việt nam mình,phải tự bơi nhiều quá em nhỉ?.
 
Back
Top