C
ca heo
Guest
Mình đã có thời gian 3 năm lăn lộn với nghề trồng rau, thu mua và phân phối rau cho Hà nộ. Đến giờ đã bỏ không làm nữa, mình sẽ nói các lý do thất bại để các bạn cùng suy nghĩ nhé :
1. Qui mô sản xuất : việc này rất quan trọng vì nếu trồng ở một nơi với diện tích không đủ lớn thì sẽ không trồng được nhiều loại rau với sản lượng đủ để cung cấp cho thị trường. Trồng nhiều loại trên một diện tích nhỏ, quay vòng liên tục sẽ làm chi phí sản xuất cao, mất nhiều công và rất khó trong việc chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh
2. Vốn : vốn cần thiết trong khâu đầu tư máy móc thiết bị, cơ sở hạ tầng, tưới tiêu và vốn lưu động. Khi làm phân phối các bạn sẽ gặp phải vấn đề nợ gối đầu, làm càng lớn thì dư nợ càng nhiều
3. Nhân công : là một vấn đề đau đầu nhất. Làm rau yêu cầu lao động phải có tay nghề cao và chịu khó. Chi phí nhân công sẽ rất lớn nếu mình đứng ra tổ chức. Nếu làm theo kiểu cung cấp giống và công nghệ, thu mua lại sản phẩm sẽ gặp phải rau "không sạch" vì bị bón nhiều đạm quá hoặc dùng các loại kích tích sinh trưởng
4. Chi phí sơ chế, lưu thông, phân phối : cực kỳ cao, nhiều khi chiếm đến 40% giá bán
5. Hao hụt : rau quả là loại dễ hư hỏng, khó bảo quản, vận chuyển nên hao hụt rất lớn trong quá trình lưu thông
6. Uy tín, chất lượng : các bạn đã đầu tư rất nhiều tiền của, công sức, thời gian... để có sản phẩm lưu thông trên thị trường nhưng tất cả các cố gắng của bạn sẽ nhanh chóng là con số không tròn trĩnh nếu trong một mẫu rau có các chỉ số không đạt. Chỉ cần có một bài báo nói về chuyện đo thì tự động rau của bạn sẽ bị ế ngay. Việc này có thể do chủ quan của bạn, do đối thủ chơi đểu, do không có chi phí bôi trơn...
Đấy là một vài kinh nghiệm cho các bạn suy ngẫm, cân nhắc. Ai cần tư vấn mình rất sẵn sàng chia sẻ. Khó khăn nhưng cũng không có nghĩa là không làm được nếu gặp " thiên thời, địa lợi, nhân hoà".
1. Qui mô sản xuất : việc này rất quan trọng vì nếu trồng ở một nơi với diện tích không đủ lớn thì sẽ không trồng được nhiều loại rau với sản lượng đủ để cung cấp cho thị trường. Trồng nhiều loại trên một diện tích nhỏ, quay vòng liên tục sẽ làm chi phí sản xuất cao, mất nhiều công và rất khó trong việc chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh
2. Vốn : vốn cần thiết trong khâu đầu tư máy móc thiết bị, cơ sở hạ tầng, tưới tiêu và vốn lưu động. Khi làm phân phối các bạn sẽ gặp phải vấn đề nợ gối đầu, làm càng lớn thì dư nợ càng nhiều
3. Nhân công : là một vấn đề đau đầu nhất. Làm rau yêu cầu lao động phải có tay nghề cao và chịu khó. Chi phí nhân công sẽ rất lớn nếu mình đứng ra tổ chức. Nếu làm theo kiểu cung cấp giống và công nghệ, thu mua lại sản phẩm sẽ gặp phải rau "không sạch" vì bị bón nhiều đạm quá hoặc dùng các loại kích tích sinh trưởng
4. Chi phí sơ chế, lưu thông, phân phối : cực kỳ cao, nhiều khi chiếm đến 40% giá bán
5. Hao hụt : rau quả là loại dễ hư hỏng, khó bảo quản, vận chuyển nên hao hụt rất lớn trong quá trình lưu thông
6. Uy tín, chất lượng : các bạn đã đầu tư rất nhiều tiền của, công sức, thời gian... để có sản phẩm lưu thông trên thị trường nhưng tất cả các cố gắng của bạn sẽ nhanh chóng là con số không tròn trĩnh nếu trong một mẫu rau có các chỉ số không đạt. Chỉ cần có một bài báo nói về chuyện đo thì tự động rau của bạn sẽ bị ế ngay. Việc này có thể do chủ quan của bạn, do đối thủ chơi đểu, do không có chi phí bôi trơn...
Đấy là một vài kinh nghiệm cho các bạn suy ngẫm, cân nhắc. Ai cần tư vấn mình rất sẵn sàng chia sẻ. Khó khăn nhưng cũng không có nghĩa là không làm được nếu gặp " thiên thời, địa lợi, nhân hoà".