- Con dông ở Bình Thuận sống ở vùng đất cát, rất dễ nuôi và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Dông đào hang sống trong những đồi cát, động cát ven biển ở các huyện Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc,tuy phong… tập trung nhiều nhất ở Hồng Phong, Hoà Thắng (Bắc Bình)…nơi đang phát triển các khu du lịch ven biển Bình Thuận.
- <TABLE border=0 cellSpacing=1 cellPadding=1 hasbox="2"><TBODY hasbox="2"><TR hasbox="2"><TD align=middle hasbox="2"> </TD></TR><TR bgColor=#f0f0f0 hasbox="2"><TD style="FONT-STYLE: italic; PADDING-RIGHT: 7px; FONT-SIZE: 12px" align=right hasbox="2">Nghề nuôi dông - một loài bò sát vùng</TD></TR></TBODY></TABLE>
* Phục vụ du khách
Những năm gần đây, khách du lịch về vùng biển Phan Thiết (Bình Thuận), ngoài được ăn các món hải sản như: ghẹ, ốc, tôm, cua, sò… còn được thưởng thức món ăn đặc trưng của xứ cát, đó là thịt con dông. Thịt dông được chế biến nhiều món ăn như: dông nướng chao, dông nướng xả ớt, dông nướng mọi, dông bằm trộn lá me, dông nấu cháo… Trước đây, con dông sống hoang dã, được bắt đem về chế biến dùng trong những bữa của gia đình ở nông thôn, nhất là ở Chiến khu Lê. Dông còn là thực phẩm hàng ngày của bộ đội. Khi du lịch phát triển, những món ăn được chế biến từ con dông đã lan toả đến các quán ăn, nhà hàng, các khu du lịch ở tỉnh. Vì thế, con dông ở Bình Thuận đã chiếm được vị thế của mình. Hiện tại, giá bán mỗi kg dông dao động từ >200.000 đồng/ký, với số lượng khoảng từ 5 con/ký. Ở Bình Thuận, nguồn dông tự nhiên nhiều, đào bắt dông không khó, đã góp phần cải thiện cuộc sống cho nhiều hộ nông dân vùng khô hạn. Chính vì thế, nguồn dông tự nhiên đã bị con người săn bắt bằng mọi hình thức từ dông mẹ đến dông con, kể cả mùa dông sinh sản để cung cấp cho nhà hàng, quán nhậu.... Với lượng khách du lịch hàng năm đến Bình Thuận ngày càng nhiều (hơn triệu lượt người như hiện nay), con dông đã trở thành nạn nhân của khẩu vị con người. Theo đó, nguồn dông tự nhiên ngày càng bị cạn kiệt dần, theo tỷ lệ nghịch với các dự án du lịch phát triển ở các vùng ven biển.
Thịt dông ngày càng được ưa chuộng nên nghề săn dông càng phát triển
Hiện nay, chưa có ngành chức năng nào nghiêm cấm việc săn bắt dông. Nhưng vì nhu cầu của xã hội ngày một tăng nên nhiều hộ ở các huyện Bắc Bình, Tuy Phong ... đã bắt đầu khoanh vùng diện tích vài trăm mét vuông để nuôi dông cung cấp cho thị trường. Do chưa có biện pháp khoa học nào được áp dụng để nuôi dông và thiếu kinh nghiệm nên tỷ lệ hao hụt nhiều. Một số hộ nuôi dông bước đầu tuy có lãi, nhưng còn thấp. Theo những người khởi nghiệp nuôi dông ở bắc bình cho biết, do đặc tính của con dông là đào hang sống trong cát, có độ thấm nước tốt, tránh tình trạng nước bị ứ đọng và làm vách bao xung quanh để dông khỏi bị thất thoát. Dông dễ nuôi, hàng ngày cho dông ăn bằng các loại phụ phẩm nông nghiệp...
.....................