Giới thiệu chung về Canh tác tự nhiên
Việt Nam là một nước nông nghiệp, khi công cuộc cạnh mạng công nghiệp ra đời hàng loạt các tiến bộ khoa học kỹ thuật đã được áp dụng nhằm nâng cao năng suất nông nghiệp. Hàng loạt các loại phân bón và thuộc trừ sâu hoá học ra đời.
Ngày nay, tại Việt nam rất nhiều loại phân bón và thuốc trừ sâu đang lưu hành trên thì trường bao gồm cả những loại cấn sử dụng nhập lậu không rõ nguồn gốc. Cùng với nhận thức của người dân chưa cao do vậy việc sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu đã gây ra rất nhiều vụ ngộ độc thực phẩm vấn đề đang được toàn quốc quan tâm. Ngày nay, nhiều chương trình rau sạch và rau an toàn đã được thực hiện trên cả nước nhằm cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm an toàn và có chất lượng cao.
>
Thực tế của sản xuất rau hiện nay:
Hiện nay việc sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu hoá học (hoá chất nông nghiệp) rất phổ biến trong hoạt động sản xuất rau của người dân cung như trong các trang trại. Việc sử dụng như vậy cũng đa mang lại năng suất và thu nhập cho người dân và cũng có một số thuận lợi nhất định như:
Tiện lợi khi vận chuyển và sử dụng vì cần số lượng ít
Công lao động ít
Nhìn thấy hiệu quả ngay sau khi sử dụng nhất là thuốc trừ sâu.
Hình thức sản phẩm đẹp
Tuy nhiên bên canh những thuận lợi đó còn nhiều những tác hại mà người dân có thể biết hoặc không biết nhưng:
Tồn dư lượng hoá chất trong sản phẩm nông nghiệp cao
Chi phí sản xuất cao
Mất đa dạng sinh học và ô nhiễm môi trường
Suy thoái đất canh tác
Ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động
Việc sử dụng hoá chất nông nghiệp hiện nay còn mất cân đối và không hợp lý cho từng loại cây trồng hay các thời kỳ sinh trưởng, phát triển của cây do người dân không thể tính toán được nhu cầu sử dụng phân bón và họ sử dụng theo kinh nghiệm của họ. Thông thường thì dư lượng Nitrat (NO3) trong rau rất cao do việc sử dụng phâm đạm không hợp lý, đây cũng là một chỉ tiêu rất quan trong của rau sạch. Bên cạnh việc sử dụng phân bón thì việc sử dụng thuốc trừ sâu bệnh, thuốc diệt chuột đang được quan tâm hàng đầu. Người dân đôi khi không hiểu rõ về các loaị thuốc cũng như cách sử dụng mà lựa chọn và sử dụng theo nhưng người bán hoặc truyền miệng. Do vậy việc sự dụng thuốc cấm, sử dụng quá liều lường và thời gian cách ly không đảm bảo thì không thể kiểm soát được đó là nguyên nhân chính của các vụ ngộ độc rau quả.
Canh tác tự nhiên là một trong những phương pháp liên quan đến vấn đề này. Canh tác tự nhiên được đề xướng và phát triển tại Hàn Quốc, đến nay phương pháp này đã được áp dụng rất thành công không những tại Hàn Quốc mà còn ở một số nước trong khu vực Châu á như Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản…
Sản xuất theo phương pháp canh tác tự nhiên sẽ kiểm soát được toàn bộ quá trình sản xuất từ nguyên liệu đầu vào để tạo ra các chế phẩm, quá trình làm đất, bón phân, chăm sóc (sử dụng hợp lý chất dinh dưỡng cho cây trồng) do vậy sản phẩm mang tính an toàn cao.
Tập huấn kỹ thuật Canh tác tự nhiên tại Bắc Giang<img src='http://www.vpc.org.vn/nf/images/taphuanBG.jpg' border='2' align='right' alt='user posted image' class='attach'/>
Trong chương trình hợp tác của VPC với APO và các nước thành viên của APO.
Tháng 9 năm 2000 chuyên gia của Hiệp hội Canh tác Tự nhiện Hàn Quốc, ông Cho Han Kyu chủ tịch hiệp hội và là chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực canh tác tự nhiên đã đến Việt nam. Trong chuyến làm việc nay ông Cho Han Kyu đã khảo sát điều kiện tự nhiên và nông nghiệp Việt nam, phổ biến những kiến thức về phương pháp Canh tác tự nhiên áp dụng trong lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi. Mục đích của phương pháp này là nâng cao năng suất, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp sạch và đặc biệt là không gây ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất.
VPC đã và đang hợp tác với trường Đại học Nông nghiệp I Hà nội và trường Đại học Lâm nghiệp nghiên cứu ứng dụng phương pháp này, xây dựng mô hình điểm để người dân có thể học tập và chia sẻ kinh nghiệm,đào tạo đội ngũ cán bộ hướng dẫn áp dụng canh tác tự nhiên, biên soạn các tài liệu hướng dẫn áp dụng.
Khái niệm về canh tác tự nhiên
Với mục tiêu là tăng năng suất và bảo vệ môi trường do đó phương pháp canh tác tự nhiên quan tâm nhiều đến việc tận dụng các chất hữu cơ phụ phẩm nông nghiệp (như thân cây chuối, ngải cứu, rau muống) có sẵn tại địa phương qua quá trình lên men đơn giản tạo ra sản phẩn thực vật lên men (FPJ) và hoa quả lên men (FFJ) cùng với vai trò của vi sinh vật bản địa để tự tạo ra phân bón hữu cơ để thay thế việc sử dụng phận hoá học.
Hoạt động của vi sinh vật trong đất là yếu tố vô cùng quan trọng quyết định độ xốp của đất và giúp chuyển đổi các chất khó hấp thu thành các chất dạng dễ hấp thu cho cây trồng. Độ xốp của đất ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triện của rễ cây, khi độ xốp của đất được cải thiện sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho rễ cây phát triển, tăng diện tích tiếp súc của bền mặt rễ với các chất dinh dưỡng dẫn đến tăng khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng, cây cối phát triển tốt hơn.
Trong chăn nuôi vi sinh vật được sử dụng để lên men các thức ăn tạo ra các thức ăn giầu chất dinh dưỡng ở dạng dễ hấp thụ qua đó tăng khả năng hấp thụ thức ăn của hệ thống tiêu hoá. Bên cạnh đó các vi sinh vật bản địa còn được sử dụng trong việc phận huỷ các chất thải trong chăn nuôi, đẩy nhanh quá trình phân huỷ không gây ô nhiễm môi trường do các chất thải này.
Lợi ích của canh tác tự nhiên
Canh tác tự nhiên quan niệm rằng không có chất thải từ vật nuôi và cây trồng mà chúng được trở lại như nguồn phân bón hoặc thức ăn cho vật nuôi. Từ những quan niệm đó khi thực hiện canh tác tự nhiên sẽ đem lại được các lợi ích sau:
Giảm chi phí nguyên liệu đầu vào cho sản xuất nông nghiệp
Tận dụng và nâng cao hiệu quả sử dụng các chất thải nông nghiệp
Giảm ô nhiễm môi trường thông qua việc giảm thiểu việc sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu hoá học
Tạo ra các sản phẩm nông nghiệp sạch
Không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao động
(sưu tầm)
Việt Nam là một nước nông nghiệp, khi công cuộc cạnh mạng công nghiệp ra đời hàng loạt các tiến bộ khoa học kỹ thuật đã được áp dụng nhằm nâng cao năng suất nông nghiệp. Hàng loạt các loại phân bón và thuộc trừ sâu hoá học ra đời.
Ngày nay, tại Việt nam rất nhiều loại phân bón và thuốc trừ sâu đang lưu hành trên thì trường bao gồm cả những loại cấn sử dụng nhập lậu không rõ nguồn gốc. Cùng với nhận thức của người dân chưa cao do vậy việc sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu đã gây ra rất nhiều vụ ngộ độc thực phẩm vấn đề đang được toàn quốc quan tâm. Ngày nay, nhiều chương trình rau sạch và rau an toàn đã được thực hiện trên cả nước nhằm cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm an toàn và có chất lượng cao.
>
Thực tế của sản xuất rau hiện nay:
Hiện nay việc sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu hoá học (hoá chất nông nghiệp) rất phổ biến trong hoạt động sản xuất rau của người dân cung như trong các trang trại. Việc sử dụng như vậy cũng đa mang lại năng suất và thu nhập cho người dân và cũng có một số thuận lợi nhất định như:
Tiện lợi khi vận chuyển và sử dụng vì cần số lượng ít
Công lao động ít
Nhìn thấy hiệu quả ngay sau khi sử dụng nhất là thuốc trừ sâu.
Hình thức sản phẩm đẹp
Tuy nhiên bên canh những thuận lợi đó còn nhiều những tác hại mà người dân có thể biết hoặc không biết nhưng:
Tồn dư lượng hoá chất trong sản phẩm nông nghiệp cao
Chi phí sản xuất cao
Mất đa dạng sinh học và ô nhiễm môi trường
Suy thoái đất canh tác
Ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động
Việc sử dụng hoá chất nông nghiệp hiện nay còn mất cân đối và không hợp lý cho từng loại cây trồng hay các thời kỳ sinh trưởng, phát triển của cây do người dân không thể tính toán được nhu cầu sử dụng phân bón và họ sử dụng theo kinh nghiệm của họ. Thông thường thì dư lượng Nitrat (NO3) trong rau rất cao do việc sử dụng phâm đạm không hợp lý, đây cũng là một chỉ tiêu rất quan trong của rau sạch. Bên cạnh việc sử dụng phân bón thì việc sử dụng thuốc trừ sâu bệnh, thuốc diệt chuột đang được quan tâm hàng đầu. Người dân đôi khi không hiểu rõ về các loaị thuốc cũng như cách sử dụng mà lựa chọn và sử dụng theo nhưng người bán hoặc truyền miệng. Do vậy việc sự dụng thuốc cấm, sử dụng quá liều lường và thời gian cách ly không đảm bảo thì không thể kiểm soát được đó là nguyên nhân chính của các vụ ngộ độc rau quả.
Canh tác tự nhiên là một trong những phương pháp liên quan đến vấn đề này. Canh tác tự nhiên được đề xướng và phát triển tại Hàn Quốc, đến nay phương pháp này đã được áp dụng rất thành công không những tại Hàn Quốc mà còn ở một số nước trong khu vực Châu á như Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản…
Sản xuất theo phương pháp canh tác tự nhiên sẽ kiểm soát được toàn bộ quá trình sản xuất từ nguyên liệu đầu vào để tạo ra các chế phẩm, quá trình làm đất, bón phân, chăm sóc (sử dụng hợp lý chất dinh dưỡng cho cây trồng) do vậy sản phẩm mang tính an toàn cao.
Tập huấn kỹ thuật Canh tác tự nhiên tại Bắc Giang<img src='http://www.vpc.org.vn/nf/images/taphuanBG.jpg' border='2' align='right' alt='user posted image' class='attach'/>
Trong chương trình hợp tác của VPC với APO và các nước thành viên của APO.
Tháng 9 năm 2000 chuyên gia của Hiệp hội Canh tác Tự nhiện Hàn Quốc, ông Cho Han Kyu chủ tịch hiệp hội và là chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực canh tác tự nhiên đã đến Việt nam. Trong chuyến làm việc nay ông Cho Han Kyu đã khảo sát điều kiện tự nhiên và nông nghiệp Việt nam, phổ biến những kiến thức về phương pháp Canh tác tự nhiên áp dụng trong lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi. Mục đích của phương pháp này là nâng cao năng suất, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp sạch và đặc biệt là không gây ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất.
VPC đã và đang hợp tác với trường Đại học Nông nghiệp I Hà nội và trường Đại học Lâm nghiệp nghiên cứu ứng dụng phương pháp này, xây dựng mô hình điểm để người dân có thể học tập và chia sẻ kinh nghiệm,đào tạo đội ngũ cán bộ hướng dẫn áp dụng canh tác tự nhiên, biên soạn các tài liệu hướng dẫn áp dụng.
Khái niệm về canh tác tự nhiên
Với mục tiêu là tăng năng suất và bảo vệ môi trường do đó phương pháp canh tác tự nhiên quan tâm nhiều đến việc tận dụng các chất hữu cơ phụ phẩm nông nghiệp (như thân cây chuối, ngải cứu, rau muống) có sẵn tại địa phương qua quá trình lên men đơn giản tạo ra sản phẩn thực vật lên men (FPJ) và hoa quả lên men (FFJ) cùng với vai trò của vi sinh vật bản địa để tự tạo ra phân bón hữu cơ để thay thế việc sử dụng phận hoá học.
Hoạt động của vi sinh vật trong đất là yếu tố vô cùng quan trọng quyết định độ xốp của đất và giúp chuyển đổi các chất khó hấp thu thành các chất dạng dễ hấp thu cho cây trồng. Độ xốp của đất ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triện của rễ cây, khi độ xốp của đất được cải thiện sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho rễ cây phát triển, tăng diện tích tiếp súc của bền mặt rễ với các chất dinh dưỡng dẫn đến tăng khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng, cây cối phát triển tốt hơn.
Trong chăn nuôi vi sinh vật được sử dụng để lên men các thức ăn tạo ra các thức ăn giầu chất dinh dưỡng ở dạng dễ hấp thụ qua đó tăng khả năng hấp thụ thức ăn của hệ thống tiêu hoá. Bên cạnh đó các vi sinh vật bản địa còn được sử dụng trong việc phận huỷ các chất thải trong chăn nuôi, đẩy nhanh quá trình phân huỷ không gây ô nhiễm môi trường do các chất thải này.
Lợi ích của canh tác tự nhiên
Canh tác tự nhiên quan niệm rằng không có chất thải từ vật nuôi và cây trồng mà chúng được trở lại như nguồn phân bón hoặc thức ăn cho vật nuôi. Từ những quan niệm đó khi thực hiện canh tác tự nhiên sẽ đem lại được các lợi ích sau:
Giảm chi phí nguyên liệu đầu vào cho sản xuất nông nghiệp
Tận dụng và nâng cao hiệu quả sử dụng các chất thải nông nghiệp
Giảm ô nhiễm môi trường thông qua việc giảm thiểu việc sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu hoá học
Tạo ra các sản phẩm nông nghiệp sạch
Không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao động
(sưu tầm)